Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 123 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
123
Dung lượng
1,23 MB
Nội dung
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT KHUẤT VĂN TRUNG PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2012 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT KHUẤT VĂN TRUNG PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Hoài Thu Hà Nội – 2012 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI MỞ ĐẦU 7 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI 11 1.1. Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 11 1.1.1. Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 11 1.1.2. Sự cần thiết phải có pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 13 1.1.3. Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 16 1.2. Sự điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 20 1.2.1. Các nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 20 1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 22 1.3. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 25 1.3.1. Trên thế giới 25 1.3.2. Ở Việt Nam 28 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI 35 2.1. Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc 35 2.1.1. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn 35 2.1.2. Thời giờ làm việc rút ngắn. 38 2.1.3. Thời giờ làm thêm 39 2.1.4. Thời giờ làm việc ban đêm 43 4 2.1.5. Thời giờ làm việc linh hoạt 45 2.2. Thực trạng pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi 46 2.2.1. Thời giờ nghỉ có hưởng lương 46 2.2.2. Thời giờ nghỉ không hưởng lương 54 2.3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với những người làm công việc có tính chất đặc biệt 57 2.3.1. Đối với các đối tượng là những người lao động làm công việc bức xạ, hạt nhân 58 2.3.2. Đối với người lao động làm việc trong các trang trại 59 2.3.3. Đối với người lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng 60 2.3.4. Các đối tượng đặc biệt khác 62 2.4. Một số nhận xét về thực trạng áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 72 2.4.1. Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 72 2.4.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 75 2.4.2.1. Trong các cơ quan, đơn vị thuộc Nhà nước 75 2.4.2.2. Đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế 79 CHƢƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI 86 3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 86 3.1.1. Về mặt kinh tế - xã hội 86 3.1.2. Về chính trị 87 3.1.3. Về mặt pháp lý 89 3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 92 3.2.1. Tăng cường tính hoàn thiện của các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 92 3.2.2. Tăng cường đảm bảo việc thực thi các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 93 5 3.2.3. Tăng cường ý thức chấp hành tốt các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 95 3.2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 97 3.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 99 3.3.1. Về các quy định của pháp luật 99 3.3.2. Về quá trình tổ chức thực hiện 104 KẾT LUẬN 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 7 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó không chỉ tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người, cải tạo xã hội mà nó còn mang lại những giá trị tinh thần làm phong phú thêm cho đời sống con người. Tuy nhiên, để các sản phẩm của lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao không phải là chuyện dễ dàng. Sức lao động của con người không phải là vô tận, mà nó sẽ cạn kiệt nếu không được kịp thời phục hồi. Vì thế, việc quy định một thời giờ làm việc hợp lý, thời giờ nghỉ ngơi thích hợp sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng lao động. Quyền lao động và nghỉ ngơi là các quyền cơ bản củangười lao động được các nước trên thế giới coi trọng. Ở Việt Nam, ngay sau khi dành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến quyền lợi của người lao động. Điều này được thể hiện trong các bản Hiến pháp, Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những quy định quan trọng của pháp luật lao động, vì nó liên quan thiết thực đến đời sống và việc làm của người lao động. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này ngày càng nhiều và phổ biến, các vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu là vi phạm trong việc tăng thời giờ làm việc tiêu chuẩn, tăng số giờ làm thêm vượt quá mức cho phép, giảm và cắt bớt thời gian nghỉ ngơi của người lao động v.v.Các hành vi vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủyếu tập trung ở các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như các doanh nghiệp may mặc, thủy sản, da giày v.v. Các vi phạm này không những xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động mà còn tác động tới gia đình và một phần tới xã hội nói chung. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì từ năm 1995 đến năm 2006 trong cả nước đã xảy ra 1.250 cuộc đình công [42]; trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước xảy ra 67 cuộc, chiếm 7%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xảy ra 838 cuộc, chiếm 67%; khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nướcxảy ra 325 cuộc, chiếm 26%. Chỉ tính riêng năm 2009, 8 cả nước đã diễn ra 216 cuộc đình công, hầu hêt diễn ra tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 157 cuộc, chiếm 72,6% [42]. Một trong những lý do chính dẫn tới các cuộc đình công nói trên là việc người lao động bị yêu cầu làm việc tăng ca, bị cắt bớt thời giờ nghỉ ngơi. Từ thực tế nêu trên, để hạn chế và đẩy lùi các vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm giảm các cuộc đình công của người lao động và nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người lao động, vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu sâu sắc các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại Việt Nam, từ đó thấy được thực trạng và nguyên nhân của các hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định đó. Vì những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thực trạng và một số kiến nghị” làm luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn góp phần làm hoàn thiện thêm các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và đưa ra một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trên thực tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những quy định quan trọng của pháp luật lao động, vì nó liên quan thiết thực đến đời sống và việc làm của người lao động. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này ngày càng nhiều và phổ biến. Trong thời gian vừa qua, đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu về các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như: Đặng Xuân Lợi (2000), Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo Bộ luật lao động Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội0; Nguyễn Thị Thanh (2010), Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, thực trạng và một số kiến nghị, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội; Đỗ Thị Hằng (2009), Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi - Quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện ở một số doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Giang, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội; và một số bài báo đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý…. Các công trình, bài viết và bài nghiên cứu trên mới chỉ đi sâu nghiên cứu các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi áp dụng cho một số đối tượng lao động đặc biệt như lao động chưa thành niên, lao động nữ, người cao tuổi 9 hoặc chỉ tập trung vào liệt kê một phần nào đó các quy định cơ bản của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơimà không đề cập đến tổng thể các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, thực trạng; đồng thời thiếu sự so sánh đối chiếu với các quy định của pháp luật nước ngoài để từ đó có thể đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về vấn đề: “Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thực trạng và một số kiến nghị” là việc làm mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. Luận văn sẽ đi phân tích và làm sáng tỏ về mặt lý luận những quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại Việt Nam và so sánh đối chiếu với các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của một sốnước trong khu vực và trên thế giới. Nêu ra thực trạng việc áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trên thực tế tại các doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốcmà chủ yếu là các thành phố lớn, tập trung đông các doanh nghiệp và khu công nghiệp như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh v.v và một số hạn chế, tồn tại trong các quy định hiện hành của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động. Mục đích nghiên cứu của luận văn được cụ thể hóa ở những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. - Làm rõ thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam. - Đánh giá những ưu điển, nhược điểm của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và việc thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam. 10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật hiện hành và các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong Dự thảo Bộ luật Lao động đang được Quốc hội nước ta xem xét thông qua vàCác quy định cụ thể của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong mối quan hệ so sánh với các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở đó, kết hợp với việc tham khảo tổng hợp thực trạng thực hiện các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trên thực tế. Từ đó bước đầu đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu về vấn đề này, Tác giả đã vận dụng những phương pháp của chủ nghĩa Mác- Lênin như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, tư tương Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển lực lượng lao động ở Việt Nam trong giai đoạn mới. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp diễn giải và quy nạp. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 03 chương,cụ thể như sau: Chương 1: Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và sự điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Chương 2: Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi [...]... QUÁT CHUNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI 1.1 Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 1.1.1 Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Trong quan hệ lao động, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một chế định độc lập và không thể... Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện 34 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI 2.1 Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc 2.1.1 Thời giờ làm việc tiêu chuẩn Thời giờ làm việc tiêu chuẩn là loại thời giờ làm việc áp dụng cho đại bộ phận những người lao động làm việc trong điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường Khái niệm thời giờ làm việc trong luật. .. kinh tế Trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung, pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã được đưa vào nội dung của luật lao động Trong cơ chế kinh tế thị trường, pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ngoài những lý do truyền thống còn có lý do khác do cơ chế thị trường mang đến 1.1.2.1 Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ yêu cầu bảo vệ người lao động... của Nhà nước, với quy định nội bộ của doanh nghiệp và phù hợp với yêu cầu thực tế của các bên trong quan hệ lao động Cũng như các nước trên thế giới, nội dung pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được chia làm hai phần: thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi 1.2.2.1 Quy định về thời giờ làm việc Pháp luật Việt Nam quy định thời giờ làm việc bằng việc giới hạn khung tối đa mà không được... định của pháp luật lao động Việt Nam nói chung và các quy định của chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nói riêng cũng tương đối phát triển Các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển chung của đất nước trong từng thời kỳ Chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong Bộ luật Lao động là một chế định khá hoàn thiện, nó không chỉ bảo vệ... làm việc tối đa và số giờ nghỉ ngơi tối thiểu Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật nuớc ta điều tiết thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bằng ba loại quy định: - Quy định pháp luật của Nhà nước: pháp luật quy định mức tối đa thời giờ làm việc và mức tối thiểu thời giờ nghỉ ngơi mà không quy định cụ thể - Quy định chung trong nội bộ doanh nghiệp: dựa vào những quy định về mức tối thiểu và mức tối đa của... phải trên cơ sở luật pháp, với tư cách là công cụ của Nhà nước pháp quyền Các quyền và lợi ích của người lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phải được pháp luật hóa, đảm bảo thực hiện trên các cơ sở của pháp luật 1.1.3 Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền rất cơ bản của con người, trước... không nhỏ vào sự phát triển của xã hội ở tùng thời kỳ đặc biệt là việc bảo vệ có hiệu quả lợi ích chính đáng của người lao động 1.3.2 .Ở Việt Nam Cũng giống như các nước trên thế giới, ở Việt Nam, vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cuãng được Đảng và Nhà nước quan tâm, điều này thể hiện ở một hệ thống các văn bản pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi khá lớn có phạm vi rộng kể từ... nhận về quyền làm việc nghỉ ngơi cho người lao động Văn bản đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho pháp luật quốc tế về việc bảo đảm thời giờ làm việc , nghỉ ngơi, đồng thời thể hiện sự quan tâm đối với người lao động Nhìn chung, pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được hình thành từ rất sớm ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có nền công nghiệp sản xuất phát triển sớm Thời. .. là khoảng thời gian mà người lao động bỏ công sức ra mà theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (Nghị định số 195/CP) thì thời giờ sau được tính vào thời giờ làm việc: - Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc; - Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất của công việc; - Thời giờ nghỉ cần . về thực trạng áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 72 2.4.1. Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 72 2.4.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về thời. pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và việc thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về. thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Chương 2: Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 11