Từ thực tế nêu trên, để hạn chế và đẩy lùi các vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người lao động, tác giả chọn đề tà
Trang 1Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam – thực trạng và hướng hoàn
thiện
Khuất Văn Trung
Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50
Người hướng dẫn: TS Lê Thị Hoài Thu
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Làm rõ thực trạng
pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam Đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và việc thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt
Nam
Keywords: Luật lao động; Pháp luật Việt Nam; Thời giờ làm việc; Thời giờ nghỉ ngơi
Content
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những quy định quan trọng của pháp luật lao động, vì nó liên quan thiết thực đến đời sống và việc làm của người lao động Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này ngày càng nhiều và phổ biến, các vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu là vi phạm trong việc tăng thời giờ làm việc tiêu chuẩn, tăng số giờ làm thêm vượt quá mức cho phép, giảm và cắt bớt thời gian nghỉ ngơi của người lao động v.v Các hành vi vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp may mặc, thủy sản, da giày v.v Các vi phạm này không những xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động mà còn tác động tới gia đình và một phần tới xã hội nói chung Một trong những lý do chính dẫn tới các cuộc đình công trong thời gian gần đây là việc người lao động bị yêu cầu làm việc tăng ca, bị cắt bớt thời giờ nghỉ ngơi
Từ thực tế nêu trên, để hạn chế và đẩy lùi các vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi và nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người lao động, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thực trạng và một số kiến nghị” làm luận
văn thạc sĩ của mình với mong muốn góp phần làm hoàn thiện thêm các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và đưa ra một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trên thực tế
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian vừa qua, đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu về các quy định của pháp luật
về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Các công trình, bài viết trên mới chỉ đi sâu nghiên cứu các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi áp dụng cho một số đối tượng lao động đặc biệt như lao động chưa thành niên, lao động nữ, người cao tuổi hoặc chỉ tập trung vào liệt kê các hành
vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mà không đề cập đến tổng thể các quy
Trang 2định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực này, đồng thời thiếu sự so sánh đối chiếu với các quy định của pháp luật nước ngoài
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài được cụ thể hóa ở những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Làm rõ thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam;
- Đánh giá những ưu điển, nhược điểm của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam;
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Các quy định cụ thể của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong mối quan hệ so sánh với các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các nước trong khu vực và trên thế giới và các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong Dự thảo Bộ luật Lao động
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu về vấn đề này, Tác giả đã vận dụng những phương pháp của chủ nghĩa Mác- Lênin như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, tư tương Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển lực lượng lao động ở Việt
Nam trong giai đoạn mới
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp diễn giải và quy nạp
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được kết cấu thành 03 chương,cụ thể như sau:
Chương 1: Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và sự điều chỉnh của pháp
luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Chương 2: Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Trang 3NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
1.1 Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.1.1 Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Trong quan hệ lao động, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một chế định độc lập và không thể tách rời trong luật lao động Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được nghiên cứu dưới nhiều góc độ như khoa học, kinh tế - lao động …, về mặt pháp lý có thể hiểu thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Thời giờ làm việc: là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do sự thỏa thuận của các bên,
trong thời gian đó người lao động phải có mặt tại địa điểm để thực hiện những công việc, nhiệm vụ được giao phù hợp với các quy định của pháp luật và sự thỏa thuận trong hợp đồng lao động
Thời giờ nghỉ ngơi: là khoảng thời gian trong đó người lao động không phải thực hiện những
nghĩa vụ lao động và có quyền sử dụng thời gian đó theo ý muốn của mình
Tóm lại, dù thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có được nghiên cứu dưới góc độ gì đi nữa thì mục đích chính của việc nghiên cứu đó cũng là để tìm ra một thời giờ làm việc hợp lý, một thời gian nghỉ ngơi thích hợp nhằm tăng năng suất lao động đồng thời bảo vệ sức khỏe cho người lao động
1.1.2 Sự cần thiết phải có pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.1.2.1 Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ yêu cầu bảo vệ người lao động trong lĩnh vực lao động
1.1.2.2 Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ sự tác động của nền kinh tế thị trường
1.1.2.3 Pháp luật thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ bản chất nhà nước pháp quyền XHCN mà nước ta đang xây dựng
1.1.3 Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Đối với người lao động
Thứ nhất, việc quy định thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tạo điều kiện cho người lao động
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động trong quan hệ, đồng thời giúp người lao động bố trí, sử dụng quỹ
thời gian một cách hợp lý
Thứ hai, quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có ý nghĩa trong bảo hộ lao
động, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho người lao động
Đối với người sử dụng lao động
Thứ nhất, việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi giúp người sử dụng lao động xây
dựng kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh khoa học và hợp lý, sử dụng một cách tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp nhằm hoàn thiện tốt tất cả các mục tiêu đã đề ra
Thứ hai, những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ pháp lý cho việc người
sử dụng lao động thực hiện quyền quản lý, điều hành, giám sát lao động, đặc biệt trong xử lý kỷ luật lao động, từ đó tiến hành trả lương, thưởng… khen thưởng và xử phạt người lao động
Đối với Nhà nước
Quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thể hiện rõ thái độ của Nhà nước đối với lực lượng lao động - nguồn tài nguyên qúy giá nhất của quốc gia, đồng thời tạo ra hành lang pháp
lý để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình
Trang 41.2 Sự điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.2.1 Các nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.2.1.1 Nguyên tắc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do Nhà nước quy định
1.2.1.2 Nguyên tắc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do các bên trong quan hệ lao động thỏa thuận
1.2.1.3 Nguyên tắc rút ngắn thời gian làm việc đối với các đối tượng đặc biệt hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại
1.2.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Hệ thống pháp luật nuớc ta điều tiết thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bằng ba loại quy định:
- Quy định pháp luật của Nhà nước: pháp luật quy định mức tối đa thời giờ làm việc và mức tối thiểu thời giờ nghỉ ngơi mà không quy định cụ thể
- Quy định chung trong nội bộ doanh nghiệp: dựa vào những quy định về mức tối thiểu và mức tối đa của Nhà nước mà các doanh nghiệp có quy định cụ thể (trong nội quy của doanh nghiệp) về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thực hiện với những người lao động trong doanh nghiệp Những quy định đó phải phù hợp với quy định của Nhà nước và điều kiện thực tế của doanh nghiệp cũng như thỏa
ước lao động tập thể của doanh nghiệp
- Quy định cụ thể: Thông qua hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động thống nhất với nhau về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động
Cũng như các nước trên thế giới, nội dung pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được chia làm hai phần: thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
1.3 Sơ lƣợc về quá trình hình thành và phát triển pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.3.1 Trên thế giới
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được hình thành từ rất sớm ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có nền công nghiệp sản xuất phát triển sớm như Anh ban hành Luật Công Xưởng năm 1883 Năm 1866, tại Đại hội Đại biểu Đệ nhất Quốc tế họp ở Giơnevơ, lần đầu tiên
C Mác đề xướng khẩu hiệu “Ngày làm 8 giờ” Tiếp đó năm 1884, ở Mỹ và Canada, 8 tổ chức quyết
định công nhân thị ủy vào ngày 1 tháng 5 năm 1886 và bắt đầu làm việc 8 giờ
Ngày 11/4/1919, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) được thành lập theo Hiệp ước Vécxây, điều lệ của tổ chức được thông qua với tôn chỉ mục đích và nhiệm vụ là khẩn thiết cải thiện điều kiện lao động, nâng cao mức sống trên toàn thế giới trong đó có quy định số giờ làm việc cho người lao động ILO đã thông qua một loạt các công ước về vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
Quy định về thời giờ làm việc của ILO
Công ước số 1 (1919) quy định số giờ làm việc một tuần không quá 44 giờ và công ước số 3 (1930) quy định về ngày làm việc trong các xí nghiệp, trong các cơ sở thương mại, buôn bán 8 giờ hoặc 9 giờ hoặc 48 giờ một tuần;
Công ước số 47 (1935) về giảm thời giờ làm việc còn 40 giờ một tuần…
Quy định về thời giờ nghỉ ngơi của ILO
Đối với chế độ nghỉ hàng năm có hưởng lương, Công ước số 135 (1970) quy định về số ngày nghỉ có hưởng lương là do các thành viên quy định nhưng không dược dưới 3 tuần làm việc cho một năm làm việc;
Công ước số 14 (1931) quy định về ngày nghỉ hàng tuần trong công nghiệp; Công ước số 106 (1957) quy định về ngày nghỉ hàng tuần trong thương mại, văn phòng Theo đó, người lao động phải được làm tối thiểu 1 ngày trong mỗi kỳ 7 ngày
1.3.2 Ở Việt Nam
Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954: nhiều văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được
ban hành như Sắc lệnh số 55 ngày 20/11/1945 của Chính phủ quy định về việc nghỉ có lương ngày
Trang 51/5, ngày lễ, tết, kỷ niệm lịch sử và ngày lễ tôn giáo Hiến pháp năm 1946; Sắc lệnh số 29-SL ngày 12/3/1947 Sắc lệnh 29-SL đã có những quy định khá đầy đủ và tiến bộ mà các quy định sau này phải ghi nhận
Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975: đây là thời kỳ đất nước bị chia cắt làm hai miền, Nhà nước
đã ban hành nhiều văn bản quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như Thông tư số 05-LĐTT ngày 9 tháng 3 năm 1955 quy định về thời giờ làm việc tại các xí nghiệp quốc doanh và công trường Thông tư 06 năm 1971
Thời kỳ từ 1976 đến nay: Chính phủ đã có một số văn bản như Nghị định 233 của Hội đồng Bộ
trưởng ngày 22/6/1990 ban hành quy chế hoạt động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Ngày 23/6/1994, Quốc hội đã chính thức thông qua Bộ luật Lao động và có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 Đây là văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong điều chỉnh quan hệ lao động Trong
đó thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một chế định quan trọng của BLLĐ được quy định tai chương VII Sau các lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, và hiện nay là 2007, BLLĐ đã càng khẳng định được vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động đặc biệt trong việc bảo đảm giờ làm, nghỉ ngơi cho người lao động
Trang 6CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
2.1 Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc
2.1.1 Thời giờ làm việc tiêu chuẩn
Thời giờ làm việc tiêu chuẩn là loại thời giờ làm việc áp dụng cho đại bộ phận những người lao động làm việc trong điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường bao gồm các loại thời giờ được liệt kê tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 68 BLLĐ thì “thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần” Quy định này là cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi cho người lao
động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, ngăn chặn các hậu quả có thể xảy ra, đồng thời đảm bảo lợi ích lâu dài cho người sử dụng lao động Trên cơ sở quy định này, các bên thỏa thuận thời gian làm việc trong hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể không được cao hơn mức thời gian định Mức 40 giờ/tuần áp dụng cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp (Quyết định 188/1999/QĐ-TTg về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ) đã góp phần vào xu hướng khuyến khích giảm giờ làm cho
người lao động đảm bảo tăng cường sức khỏe cũng như đời sống tinh thần cho người lao động
Dự thảo BLLĐ quy định “Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm
việc 40 giờ” (Điều 109)
Các nước như Philippine “thời giờ làm việc không quá 8 giờ mỗi ngày”, Singapore quy định
“không được đòi hỏi người làm công làm việc quá 8 giờ một ngày hoặc quá 44 giờ một tuần”, Campuchia, Indonesia quy định “Người lao động không được phép làm quá 7 giờ một ngày hoặc 40 giờ một tuần”, Thái Lan quy định “giờ làm việc bình thường là không quá 48 giờ/ tuần trong các doanh nghiệp công nghiệp; không quá 8 giờ/ ngày trong các doanh nghiệp vận tải”, Nhật Bảnquy định “Nhà tuyển dụng không được quy định thời gian làm việc quá 8 tiếng một ngày, 40 tiếng một tuần”
2.1.2 Thời giờ làm việc rút ngắn
Thời giờ làm việc rút ngắn là loại thời giờ làm việc có độ dài ngắn hơn thời giờ làm việc bình thường mà vẫn hưởng đủ lương, áp dụng đối với một số lao động đặc biệt, đó là: người lao động làm các công việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người lao động nữ; lao
động chưa thành niên; lao động khuyết tật; và lao động cao tuổi
Nhìn chung, so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, pháp luật Việt Nam có những quy định khá tiến bộ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của những người lao động trong những hoàn cảnh đặc biệt như người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại, người lao động chưa thành niên, lao động nữ, người lao động cao tuổi
2.1.3 Thời giờ làm thêm
Thời giờ làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày đối với từng loại công việc Trong trường hợp quy định thời giờ làm việc theo tuần thì tổng cộng thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm trong một ngày không vượt quá 12 giờ Số giờ làm thêm tối đa không quá 200 giờ trong một năm, trường hợp đặc biệt không được quá 300 giờ trong một năm
(Khoản 2 Điều 1 Nghị định 109/2002/NĐ-CP)
BLLĐ cũng quy định hạn chế làm thêm đối với các đối tượng như lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi (Khoản 1 Điều 115 BLLĐ); lao động chưa thành niên trừ một số nghề Bộ Lao động-TBXH quy định (Khoản 2 Điều 122 BLLĐ); người tàn tật đã bị suy
giảm khả năng lao động từ 51% trở lên (Điều 127 BLLĐ)
Trên thực tế, để nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tránh việc phải tuyển thêm lao động, nhiều người sử
dụng lao động đã cố tình vi phạm các quy định về làm thêm giờ Tình trạng này diễn ra phổ biến ở hầu
hết các doanh nghiệp
Để khắc phục thực trạng trên, Điều 112 Dự thảo BLLĐ quy định mức giới hạn thời giờ làm thêm theo tháng và không quá 30 giờ trong một tháng Mức 30 giờ/ tháng là mức khá cao nên gây phản ứng không đồng thuận của quần chúng Vì thế, chỉ nên quy định thời giờ làm thêm tối đa mỗi tháng không
quá 15 giờ
Trên thế giới, pháp luật các nước cũng quy định chặt chẽ và cụ thể về làm thêm giờ từ việc giới hạn số giờ làm thêm tối đa như Malaysia giới hạn ở mức 64 giờ trong 1 tháng, Nhật bản mỗi ngày không được làm thêm quá 2 giờ, Liên Bang Nga quy định thời giờ làm thêm không được vượt quá 4
Trang 7giờ trong 2 ngày liên tục và 120 giờ trong một năm Một số nước còn hạn chế làm thêm giờ với một số đối tượng đặc biệt như Nhật Bản quy định số giờ làm thêm đối với lao động nữ không quá 2 giờ/ngày,
6 giờ/tuần, 150 giờ /năm
Thực tế, trong những năm qua, khoảng 90% những cuộc đình công ở Việt Nam đều có nguyên nhân từ sự vi phạm quyền lợi người lao động Trong đó, vi phạm về thời giờ làm việc, đặc biệt là vấn
đề làm thêm giờ khá phổ biến, xếp hàng thứ hai trong nguyên nhân đình công Theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, đối chiếu với các quy định của Luật lao động về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi thì hiện nay phần lớn các Doanh nghiệp đều vi phạm Luật lao động Thể hiện rõ nhất là các Doanh nghiệp đều kéo dài thời gian làm việc từ 12 đến 14 giờ/ngày, đối với lao động nữ tại Doanh nghiệp may mặc, thuỷ sản, da giày, thời gian làm thêm giờ từ 2 đến 5 giờ/ngày, khoảng 600 đến 1.000 giờ/năm, vượt quá xa mức quy định trong luật Số liệu khảo sát cho thấy, trong số lao động được hỏi có 35,8% người cho rằng ít nhất phải làm thêm 2 giờ/ngày, 18,8% người trả lời cho rằng phải làm 3 giờ/ngày, 7,5% trả lời phải làm thêm giờ từ 4 đến 5 giờ/ngày
2.1.4 Thời giờ làm việc ban đêm
Thời giờ làm việc ban đêm là thời giờ làm việc tính từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ tuỳ theo vùng khí hậu và được hưởng phụ cấp làm thêm Theo Điều 6 Nghị định 195/CP, thời giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ (đối với khu vực từ Thừa Thiên Huế trở ra Bắc) và từ 21 giờ đến 5 giờ (đối với khu vực từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở về phía Nam) Các đối tượng thuộc trường hợp cấm hoặc bị hạn chế làm thêm giờ cũng thuộc các đối tượng không được hoặc hạn chế làm
thêm ban đêm
Trên thế giới, thời giờ làm việc ban đêm ở nhiều nước chỉ quy định một độ dài chung cho các vùng miền từ 10 giờ tối đến 5 giờ hoặc 6 giờ sáng hôm sau (Liên Bang Nga – Điều 96, Philippine – Điều 86) Có nước quy định “đêm” là thời hạn tối thiểu 11 giờ liên tục bao gồm cả khoảng thời gian được quy định tối thiểu là 7 giờ liên tục từ 10 giờ đêm đến 7 giờ sáng
2.1.5 Thời giờ làm việc linh hoạt
Thời giờ làm việc linh hoạt là thời giờ làm việc cho phép người lao động lựa chọn số giờ làm việc trong một ngày, một tuần hoặc được giao việc làm ở nhà…Loại thời giờ làm việc này khó áp dụng trong điều kiện tổ chức sản xuất và lao động theo dây chuyền khép kín nhưng lại phù hợp với lao
động giản đơn thủ công trong thương mại và dịch vụ
Hiện nay, làm việc theo chế độ thời giờ làm việc linh hoạt đang được áp dụng phổ biến ở các nước phát triển như Hà Lan (chiếm 33% số người lao động), Nauy (chiếm 26%), Australia, Đan Mạch, Anh, Thụy Điển…chiếm trên 20% Ở Việt Nam, BLLĐ quy định về thời giờ làm việc linh hoạt áp
dụng cho một số đối tượng sau:
- Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của những người làm hợp đồng không trọn ngày, không
trọn tuần, làm khoán do người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận (Điều 81 BLLĐ)
- Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động
nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày, không trọn tuần, giao việc tại nhà (Khoản 1 Điều 109 BLLĐ)
- Năm cuối trước khi nghỉ hưu, người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn ngày, không trọn tuần (Điều 123 BLLĐ)
- Người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao có quyền kiếm việc làm hoặc kiêm chức trên cơ sở giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, với điều kiện đảm bảo thực hiện các hợp đồng đã kí kết hoặc phải bảo với người sử dụng lao động biết (Điều 129 BLLĐ)
2.2 Thực trạng pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi
2.2.1 Thời giờ nghỉ có hưởng lương
2.2.1 1 Thời giờ nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển ca
Điều 71 BLLĐ, Điều 7 Nghị định 195/CP quy định cụ thể về thời giờ nghỉ giữa ca làm việc của
người lao động, theo đó “người lao động làm việc 8 giờ liên tục trong điều kiện bình thường hoặc làm việc 7 giờ, 6 giờ liên tục trong trường hợp được rút ngắn thời giờ làm việc thì được nghỉ ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc người làm theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác Người làm việc ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc”
Trên thực tế, ở Việt Nam thời gian nghỉ giữa giờ của người lao động thường bị cắt xén, có nơi còn không được nghỉ giữa ca Tình trạng bớt xén thời giờ nghỉ giữa ca không chỉ diễn ra tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình trạng này có xảy ra ở phổ biến tại các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các công ty sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài
Trang 82 2.1.2 Nghỉ lễ, tết
Trong khu vực Đông Nam Á, Brunay quy định nghỉ lế, tết 8 ngày mỗi năm, Indonesia 14 ngày, Philippin 13 ngày, Malaysia 10 ngày Ở Việt Nam, Điều 73 BLLĐ quy định người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ, tết sau:
- Tết dương lịch: một ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch)
- Tết âm lịch: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch)
- Ngày giỗ tổ Hùng Vương: 1 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)
- Ngày chiến thắng: một ngày (ngày 30tháng 4 dương lịch)
- Ngày quốc tế lao động: một ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch)
- Ngày quốc khánh: một ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch)
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo
Gần đây, trong phiên thảo luận về dự án Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 10/2011, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đề xuất tăng ngày nghỉ lễ, tết Theo
đó, người lao động sẽ được nghỉ tết âm lịch 5 ngày, nâng tổng số ngày nghỉ lễ, tết lên 10 ngày trong một năm thay vì 9 ngày như quy định hiện hành Theo quan điểm cá nhân Tác giả thì việc tăng số ngày nghỉ trong dịp tết âm lịch cũng phù hợp
2.2.1.3 Nghỉ hàng năm
Hiện nay việc quy đinh điều kiện nghỉ hàng năm ở mỗi quốc gia là khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội Có nước quy định điều kiện theo năm làm việc như thời gian làm việc ít nhất 1 năm ở Trung Quốc, Đài Loan, Philippine hoặc dưới 5 năm làm việc ở Achentina; có nước lại quy định điều kiện dựa trên số ngày làm việc thực tế như ở Chi Lê quy định người lao động phải làm việc từ
220 ngày trong một năm trở lên
Ở Việt Nam, theo Điều 74 BLLĐ, người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương
+ 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường
+ 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi
+ 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt
Ngoài ra số ngày nghỉ hàng năm còn được tính theo thâm niên làm việc Cứ 5 năm làm việc cho doanh nghiệp hoặc một người SDLĐ thì được tính nghỉ thêm một ngày
Có thể nói, pháp luật về nghỉ hàng năm khá hoàn chỉnh Tuy nhiên, hiện nay tình trạng vi phạm
về nghỉ hàng năm ngày càng phổ biến, đặc biệt trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Thay vì được nghỉ hàng năm, người lao động phải làm việc liên tục các ngày trong tuần, trong năm
2.2.1.4 Nghỉ về việc riêng
Điều 78 BLLĐ quy định nghỉ về việc riêng khi có những sự biến động pháp lý nhất định mà vẫn hưởng nguyên lương gồm: Kết hôn, nghỉ 3 ngày Con kết hôn, nghỉ một ngày Bố, mẹ (kể cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ 3 ngày
2.2.2 Thời giờ nghỉ không hưởng lương
2.2.2.1 Nghỉ hàng tuần
Theo Công ước số 106 năm 1957 về nghỉ hàng tuần trong thương mại và văn phòng, mỗi tuần làm việc người lao động được nghỉ ít nhất là một ngày làm việc Hầu hết các nước trong khu vực ASEAN đều quy định người lao động được nghỉ ít nhất một ngày liên tục nhưng quy định ngày nghỉ khác nhau Ở Thái Lan ngày nghỉ hàng tuần có thể ấn định dựa trên sự thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động Ở Singapore, pháp luật quy định ngày nghỉ là chủ nhật nhưng các bên có quyền thỏa thuạn nghỉ vào ngày khác Một số quốc gia quy định ngày nghỉ tuần lớn hơn một ngày như Trung Quốc ngày nghỉ hàng tuần là 1 ngày rưỡi; ở Liên Bang Nga, một số nước Tây Âu, Canada ngày nghỉ hàng tuần là 02 ngày
Ở Việt Nam, chế độ nghỉ hàng tuần của người lao động cũng được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Theo quy định tại Điều 72 BLLĐ thì mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục) Thông thường, người sử dụng lao động sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần cho người lao động vào ngày cuối tuần (thứ 7, ngày chủ nhật hàng tuần) Tuy nhiên, nếu do yêu cầu của sản xuất, công tác thì người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào một ngày cố định khác trong tuần Đối
Trang 9với các cán bộ, công nhân viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thì được áp dụng chế độ tuần làm việc 40 giờ trong 5 ngày, nghỉ ngày thứ bảy và chủ nhật (Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg) Quyết định trên thể hiện sự quan tâm kịp thời, đúng đắn của Nhà nước ta Tuy nhiên, phạm vi áp dụng chỉ giới hạn trong khuôn khổ các cơ quan Nhà nước mà chưa áp dụng đỗi với các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh Nên chăng pháp luật cần phải có những quy định cụ thể hơn nữa bảo vệ người lao động ngoài quốc doanh về chế
độ nghỉ hàng tuần
2.2.2.2 Nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận
Điều 74 BLLĐ và Điều 121 Khoản 2 Dự thảo BLLĐ đều quy định: “Người lao động có thể thỏa thuận với Người sử dụng lao động đề nghị không hưởng lương” Quy định về chế độ nghỉ không
hưởng lương đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi của người lao động
2.3 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với những người làm công việc có tính chất đặc biệt
2.3.1 Đối với các đối tượng là những người lao động làm công việc bức xạ, hạt nhân
Về thời giờ làm việc
Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn 02 giờ đối với nhân viên bức xạ làm nghề, công việc quy định tại Nhóm 1, 01 giờ đối với công nhân thuộc nhóm 2 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư
31/2007/TT-BKHCN (“Thông tư 31”) và không được phép làm thêm giờ
Về thời giờ nghỉ ngơi
Nhân viên bức xạ được nghỉ ít nhất 30 phút nếu làm việc vào ban ngày và 45 phút nếu làm việc vào ban đêm, tính vào giờ làm việc
Số ngày nghỉ hàng năm của nhân viên bức xạ từ 14 đến 16 ngày
2.3.2 Đối với người lao động làm việc trong các trang trại
Theo Thông tư số 23/2000/TT-BLĐTBXH:
- Trường hợp khoán theo khối lượng công việc, khối lượng sản phẩm thì người lao động tự bố trí
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nhưng phải hoàn thành công việc theo thời hạn mà hai bên đã cam kết
- Trường hợp chủ trang trại quản lý thời giờ làm việc để trả công thì thời giờ làm việc do hai bên
thỏa thuận nhưng không quá 8 giờ/ngày
- Trường hợp làm việc 30 ngày/tháng thì cứ sau 6 ngày làm việc người lao động được nghỉ 1
ngày, nhưng ngày nghỉ không nhất thiết vào ngày chủ nhật mà do hai bên thoả thuận
- Trường hợp thời hạn làm việc liên tục từ 1 năm trở lên thì cứ 1 năm làm việc người lao động được nghỉ phép 12 ngày có hưởng tiền công
2.3.3 Đối với người lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng
Thông tư 33/2011/TT-BLĐTBXH quy định số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày ít hơn 8 giờ; hoặc ít hơn 6 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, nếu đã được lập kế hoạch xác định theo trường hợp thứ ba, thư tư trên thì không phải trả lương ngừng việc
Hàng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục) Trong những tháng thời vụ hoặc phải gấp rút gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hàng tuần thì phải bảo đảm hàng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao động
2.3.4 Các đối tượng đặc biệt khác
2.3.4.1 Đối với các đối tượng là lao động nữ
Điều 115 BLLĐ quy định:
- Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa
- Người lao động nữ làm công việc nặng nhọc, khi có thai đến tháng thứ bảy, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt một giờ hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương
- Người lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn hưởng đủ lương Thời giờ làm việc của lao động nữ trong một số hoàn cảnh đặc biệt được quy định tại Điều 159
Dự thảo BLLĐ:
Trang 10- Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy (ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì từ tháng thứ sáu) hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa
- Người lao động nữ làm công việc nặng nhọc, khi có thai đến tháng thứ bảy, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt một giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương
- Người lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc, mà vẫn hưởng đủ lương Trường hợp làm việc xa nơi cư trú thì thỏa thuận với người sử dụng lao động để giải quyết hợp lý thời gian được nghỉ
Dự thảo BLLĐ quy định thời gian nghỉ thai sản của phụ nữ trước và sau khi sinh con là từ 5-6 tháng tùy từng loại công việc Ngày 15/12, Thường vụ Quốc hội đã thống nhất tăng thời gian nghỉ thai sản và được quyền hưởng chính sách thai sản cho tất cả nhóm lao động nữ lên 6 tháng
2.3.4.2 Đối với lao động chưa thành niên
Điều 122 BLLĐ quy định:
- Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần
- Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong một số nghề và công việc do Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội quy định Theo kết quả kiểm tra của Thanh tra sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh đối với 173 cơ sở sản xuất trên địa bàn, có 62 cơ sở sử dụng 150 lao động là trẻ em dưới 16 tuổi (chiếm gần một nửa số lao động là trẻ thuộc độ tuổi từ 13 đến 15) vi phạm Luật Lao động, tập trung nhiều nhất ở quận Bình Tân và Tân Bình Trong số các cơ sở vi phạm, nhiều nơi áp dụng thời gian làm việc quá mức Bình quân mỗi em phải lao động hơn 10 giờ/ngày, có nơi lên đến 14 giờ/ngày và hầu hết phải làm thêm giờ nhưng rất ít chủ cơ sở trả tiền, coi đây là giờ làm bắt buộc, nếu không làm, các
em sẽ bị đuổi việc
2.3.4.3 Đối với lao động là người tàn tật
Khoản 2 Điều 127 BLLĐ quy định: “Cấm sử dụng người tàn tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm thêm ban đêm”
Dự thảo BLLĐ quy định cấm “sử dụng người lao động khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên làm thêm giờ, làm việc ban đêm” (Điều 188)
2.3.4.4 Đối với lao động là người cao tuổi
Điều 123 BLLĐ và Điều 173 Dự thảo BLLĐ quy định: “Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn ngày, trọn tuần theo quy định của Chính phủ”
2.4 Một số nhận xét về thực trạng áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 2.4.1 Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
2.4.1.1 Những kết quả đạt đƣợc
Từ 1/1/1995 – thời điểm BLLĐ có hiệu lực – đến nay, một môi trường pháp lý về lao động mới
đã được thiết lập Là một chế định quan trọng và cũng là một trong những chế định mang tính hoàn thiện nhất của Bộ luật Lao động, chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần tạo ra khung pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan
hệ lạo động; người lao động được quyền làm việc không quá 8 tiếng/ ngày hoặc 48 tiếng/ tuần Trong khối các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị sự nghiệp Nhà nước, người lao động còn được hưởng chế độ làm việc không quá 40 giờ/ tuần Bên cạnh thời giờ làm việc, người lao động còn được hưởng chế độ nghỉ ngơi hợp lý với ít nhất 01 ngày nghỉ mỗi tuần và chế
độ nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển ca Các quy định về nghỉ lễ tết, nghỉ hàng năm và nghỉ việc riêng cũng tạo điều kiện cho người lao động có thêm thời gian nghỉ ngơi Chính những quy định này đã giúp bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động
2.4.1.2 Những điểm hạn chế
Bên cạnh các thành tựu mà chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã đạt được thì chế định này qua một thời gian áp dụng cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định
Thứ nhất, Khi người lao động ký kết nhiều hợp đồng lao động thì thời gian làm việc của người
lao động được tính như thế nào? Sẽ là không quá 8 giờ/ngày làm việc đối với một hợp đồng lao động hay đối với tất cả các hợp đồng lao động