Cơ hội và thách thức đối với Vĩnh Phúc trong thu hút FDI 1 Cơ hội trong việc thu hút nguồn vốn FD

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62 - 67)

Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước ngày càng hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Vĩnh Phúc được đánh giá là một trong những tỉnh có môi trường đầu tư hấp dẫn, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2006 xếp thứ 8 trong cả nước, thế nhưng đến năm 2008 xếp thứ 3 trong cả nước.

Một số chính sách hỗ trợ cho nhân dân tại các khu vực dành đất cho phát triển công nghiệp đã từng bước đi vào cuộc sống là những điều kiện thuận lợi trong việc đẩy nhanh tiến độ bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh. Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo sát sao các cấp, các ngành cải thiện, tạo môi trường đầu tư của tỉnh ngày càng thông thoáng, hấp dẫn, nâng cấp các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, giải quyết các vướng mắc về bồi thường, GPMB,... đảm bảo cho các nhà đầu tư thực hiện, triển khai dự án nhanh chóng tiến độ.

Có sự phối hợp liên đới của các cấp, các ngành, sự nỗ lực của Ban quản lý các KCN, các Công ty phát triển hạ tầng, công tác quy hoạch, phát triển các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế - xã hội tập trung được xúc tiến và đẩy mạnh.

Cải cách hành chính trong thu hút đầu tư ngày càng được nâng cao đã phục vụ tốt hơn cho các nhà đầu tư trên địa bàn.

Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những địa phương có nền kinh tế phát triển vượt bậc, trong đó có sự đóng góp rất lớn của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Hoạt động kinh tế đối ngoại đạt được nhiều kết quả quan trọng giúp tỉnh Vĩnh Phúc sẵn sàng hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Khách quan: Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Vĩnh Phúc có cơ hội tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư mở rộng quan hệ quốc tế. Tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay đang có quan hệ bình thường với tất cả các nước và trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá lớn trên thế giới. Thành công trên mặt trận kinh tế

đối ngoại là một trong những tiền đề rất quan trọng để có thể thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các quốc gia khác trên thế giới.

Các nhà đầu tư đánh giá cao môi trường đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà an ninh toàn cầu bị đe doạ bởi nạn khủng bố thì sự ổn định về môi trường chính trị là một ưu thế rất lớn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc.

Chủ quan: Luật đầu tư nước ngoài đã và đang được hoàn thiện. Việc cải cách hành chính của tỉnh cũng đang dần được hoàn thiện hơn. Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế so sánh với các tỉnh, thành trong khu vực đặc biệt là về lao động và tài nguyên. Hội nhập với cơ chế mở cửa thông thoáng hơn hứa hẹn sẽ thu hút mạnh FDI vào khu vực dịch vụ. Lĩnh vực này đang trở nên đặc biệt hấp dẫn khi Việt Nam nói chung, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng phải thực thi các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ và phân phối cho các nhà đầu tư nước ngoài thuộc thành viên WTO.

Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tỉnh Vĩnh Phúc đã trải qua năm 2008 đầy ấn tượng, vượt qua hàng loạt khó khăn về thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng tài chính, lạm phát, suy giảm kinh tế thế giới, tăng giá vật tư, xăng dầu, mất điện luân phiên trên diện rộng, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự cạnh tranh gay gắt trong khu vực. Kết thúc năm 2008, tỉnh Vĩnh Phúc có quyền tự hào về những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế đạt 14,78%, GDP bình quân đầu người 21,1 triệu đồng, tăng 34,4% so với năm 2007, thu ngân sách đạt cao nhất từ trước đến nay, lên đên 9.228,2 tỷ đồng. Trong năm đã giải quyết việc làm cho 21,2 ngàn lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,4%. Đặc biệt, lĩnh vực thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đạt kết quả cao, với 30 dự án FDI số vốn lên đến gần 1 tỷ USD. Kết quả thu hút đầu tư trong năm qua đã tiếp tục đưa tỉnh Vĩnh Phúc vào tốp các tỉnh, thành dẫn đầu về thu hút đầu tư trong cả nước và xếp thứ 3

về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ sau Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bình Dương. Nhìn chung các dự án FDI đầu tư vào tỉnh đều triển khai xây dựng nhanh và đi vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, gia tăng thêm lượng vốn đầu tư. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng và an tâm của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư, kinh doanh tại Vĩnh Phúc. Niềm tin đó đã xuất phát từ việc tỉnh đã luôn sát cánh, cùng tháo gỡ khó khăn với doanh nghiệp, và doanh nghiệp chia sẻ khó khăn chung với tỉnh. Đó là câu trả lời cho sự nỗ lực không ngừng vượt qua khó khăn để có được thành tựu như ngày hôm nay của tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong năm 2008, tỉnh Vĩnh Phúc lấy lĩnh vực giao thông là khâu đột phá. Nhiều tuyến đường quan trọng đã và đang được khởi công phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là công nghiệp và đô thị, góp phần thu hút, mời gọi đầu tư. Bên cạnh việc chi trên 1.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển hạ tầng, tỉnh Vĩnh Phúc tích cực mời gọi các doanh nghiệp có năng lực đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng theo hình thức BOT, và BT. Đến nay, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp đến đầu tư. Con đường xương sống của tỉnh là quốc lộ 2A đoạn Vĩnh Yên - Nội Bài đã hoàn thành đưa vào sử dụng không chỉ giải quyết sự ùn tắc của lượng xe cộ lưu thông mà còn mở rộng hơn nữa cánh cửa thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tỉnh Vĩnh Phúc, bởi trước đây không ít nhà đầu tư ngại đến tỉnh Vĩnh Phúc vì đường xá bất tiện. Đường từ quốc lộ 2A nối khu công nghiệp Bình Xuyên với khu công nghiệp Bá Thiện đã hoàn thành, một loạt tuyến đường khác như đường Nguyễn Tất Thành nối 4 khu công nghiệp, quốc lộ 2B, 2C, Đại Lải – Đạo Tú cũng đang triển khai thi công phục vụ chủ trương đưa công nghiệp lên đồi. Về nguồn cung cấp nước sạch cho các KCN, CCN, KĐT, tỉnh đã có kế hoạch triển khai dự án nhà máy cung cấp nước từ nguồn nước mặt Sông Lô với quy mô lớn. Tình trạng khó khăn về điện, bên

cạnh việc xây mới, cải tạo mạng lưới, tỉnh Vĩnh Phúc đã làm việc với Tập đoàn Điện lực để bố trí cung cấp đủ điện cho việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hệ thống ngân hàng, liên lạc viễn thông cũng đáp ứng được nhu cầu đến tận chân hàng rào các KCN, CCN, KĐT,...

Tiếp tực đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển công nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2010, nguồn vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 2,5 tỷ USD đến 3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 50% đến 60% tổng nguồn vốn đầu tư. Kim ngạch suất khẩu từ các dự án đầu tư hàng năm chiếm 90% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh, đóng góp trên 80% tổng thu ngân sách, mỗi năm giải quyết việc làm cho từ 1,5 vạn đến 2 vạn lao động. Giai đoạn hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt chú trọng thu hút các dự án điện tử công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ nhằm từng bước hình thành một trung tâm sản xuất công nghệ cao tại tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời, tập trung khai thác các dự án đến từ các quốc gia, và vùng lãnh thổ truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, tiếp tục hướng tới các dự án đầu tư từ Mỹ và khối EU. Các lĩnh vực được ưu tiên thu hút là du lịch, dịch vụ và nông nghiệp nhằm đảm bảo sự phát triển đồng bộ, bền vững, khuyến khích các dự án công nghiệp sạch, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Năm 2009, dự báo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện rất nhiều khó khăn. Kinh tế thế giới diễn biến khó lường do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ tác động trực tiếp đến xuất nhập khẩu và dòng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, tiêu dùng trong nước đang có xu hướng giảm, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc làm của người lao động và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong bối cảnh đó, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục triển khai các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát đi đôi với chống giảm phát, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu

tư phát triển trên tinh thần tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững.

Bằng những hành động cụ thể, tỉnh Vĩnh Phúc đang nỗ lực hơn để cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh. Nhất là đẩy mạnh công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư, tập trung xây dựng hạ tầng thiết yếu đến hàng rào các KCN, CCN, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển các KĐT, dịch vụ, du lịch, giải quyết kịp thời kiến nghị và thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, tiếp tục hoàn thiện cơ chế ưu đãi đầu tư,... nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62 - 67)