Chính sách và hệ thống luật pháp đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 38)

trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc

Môi trường chính trị và xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc được đánh giá là ổn định và lành mạnh nhất của cả nước. Tại tỉnh Vĩnh Phúc độ an toàn của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được đảm bảo tuyệt đối vấn đề liên quan đến tôn giáo, ngôn ngữ hay xung đột sắc tộc. Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật, chính sách về thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã được cải thiện theo hướng ngày càng thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.

Với quan điểm cải cách hành chính trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được Đảng bộ, UBND tỉnh xác định là một trong những giải pháp quan trọng để tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Quán triệt sâu sắc các chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính, UBND tỉnh đã kịp thời cụ thể hoá các chính sách, cơ chế bằng việc ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện các thủ tục đầu tư, bồi thường, giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện dự án.

Thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg1 ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành quyết định số 34/2007/QĐ-UBND ngày 29/6/2007 về thực hiện cơ chế

“một cửa liên thông” trong giải quyết các thủ tục đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc. Theo đó, các nhà đầu tư khi đến đầu tư tại Vĩnh Phúc, trong quá trình từ tư vấn ban đầu đến giải quyết các thủ tục hành chính chỉ thông qua một đầu mối duy nhất là bộ phận “một cửa liên thông” đặt tại Ban quản lý các KCN. Hiện đang triển khai xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan để cơ chế “một cửa liên thông” đi vào hoạt động. Khi cơ chế này đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong giải quyết các thủ tục hành chính, giảm bót chi phí và thời gian đi lại, giảm bớt phiền hà đồng thời tạo môi trường thông thoáng để thu hút thêm nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội từ các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.

Ngày 10/8/2007, UBND tỉnh ban hành quyết định số 47/2007/QĐ- UBND quy định về việc tiếp nhận, xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính. Trong đó, quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tiếp nhận, xử lý các vướng mắc, kiến nghị, trình tự thủ tục và thời hạn giải quyết kiến nghị, đồng thời cũng quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong việc kiến nghị về thủ tục hành chính. Qua đó đã phát hiện những thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây khó khăn, cản trở cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực hiện Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, các cơ quan đã tiến hành rà soát nhằm sửa đổi, bãi bỏ các quy định nội bộ về quy trình, thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây phiền hà cho việc tiếp nhận và xử lý công việc của người dân và doanh nghiệp, thiết lập cơ chế kiểm tra giám sát nội bộ tại các cơ quan, tổ chức có chức năng, thẩm quyền trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, công khai số điện thoại đường dây nóng của cơ quan có thẩm quyền cũng như của người có trách nhiệm trong

việc giải quyết các khiếu nại tố cáo liên quan đến việc thực hiện thủ tục hành chính1. Từ đó, phát hiện các cán bộ, công chức có hành vi vi phạm, nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời.

Kết quả của việc cải cách hành chính trong thu hút đầu tư đã làm cho môi trường đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc được đánh giá cao. Qua bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh (PCI) của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), tỉnh Vĩnh Phúc luôn đứng trong tốp đầu của cả nước. Năm 2005 đứng thứ 5/44 tỉnh thành, năm 2006 đứng thứ 8/64 tỉnh thành và năm 2008 đứng thứ 3/64 tỉnh thành, thành phố. Các chỉ tiêu về tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, tính minh bạch và tiếp cận thông tin, chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước,... đều được đánh giá cao.

Hệ thống các văn bản có liên quan đến hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện với việc Quốc hội thông qua các luật: Luật đầu tư nước ngoài, luật đất đai, luật xây dựng,... Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định danh mục lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư cũng như thuế suất và các mức ưu đãi thống nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đồng thời bổ sung một số tiêu chí áp dụng ưu đãi mới nhằm khuyến khích các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao và sử dụng nhiều lao động.

Được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã chủ động, tích cực giải quyết các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư thực hiện dự án. Trong khi cả nước mới bắt đầu triển khai thực hiện cải cách hành chính, chưa thực thi cơ chế “một cửa, một đầu mối” thì tỉnh Vĩnh Phúc đã đi tiên phong làm được điều này. Tháng 12/2002, Ban quản lý các KCN được tách ra từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, trở thành đầu mối trong

công tác thu hút đầu tư, thực hiện các nhiệm vụ về xúc tiến đầu tư, hướng dẫn, tư vấn, thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư, giúp đỡ các nhà đầu tư khi đến với tỉnh Vĩnh Phúc đã rút ngắn được 2/3 thời gian theo quy định của Trung ương khi làm các thủ tục xin cấp phép đầu tư. Các hồ sơ, trình tự giải quyết các thủ tục đầu tư được niêm yết công khai, đảm bảo minh bạch hoá, công khai hoá các thủ tục hành chính, hạn chế tối đa phiền hà cho nhà đầu tư. Các thủ tục sau khi được cấp phép như giới thiệu địa điểm, thu hồi đất, cấp phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường,... đều được thực hiện qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” tại các sở, ngành liên quan. Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” ở các cơ quan nhà nước đã thực hiện niêm yết công khai toàn bộ quy trình thủ tục, hồ sơ, phí và lệ phí, quyền và nghĩa vụ của người dân và doanh nghiệp cũng như trách nhiệm giải quyết khiếu nại về thực hiện thủ tục hành chính.

Tuy lợi thế của tỉnh Vĩnh Phúc là tạo ra được sự ổn định về chính trị và kinh tế, nhưng lại mất khả năng cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài về nguồn nhân lực có trình độ, nguồn nhân lực có trình độ thường ở lại Thủ đô Hà Nội nơi mà có nhiều chính sách ưu đãi hơn, tỉnh mà đứng đầu trong công tác thu hút nhiều lao động có trình độ, chất xám cao là Bình Dương và Thành phố Đà Nẵng bởi vì họ có nhiều ưu đãi hơn trong việc thu hút chất xám, như trả lương cao, cấp đất, cấp nhà,... Vì vậy các tỉnh thành này được xếp thứ 1/64 về chỉ số năng lực cạnh tranh do Phòng Công nghiệp và Thương mại (VCCI) đánh giá.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 38)