Thực trạng thu hút FDI theo cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49 - 51)

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc theo 3 nhóm ngành lớn: Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Dịch vụ thể

hiện dưới nhiều loại hình khác nhau như: khách sạn, nhà hàng, vận tải, bưu điện, ngân hàng, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, văn hoá, y tế, giáo dục và rất nhiều các loại dịch vụ khác.

Hình 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ 1995 đến tháng 6/2008

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc hầu hết tập trung vào ngành công nghiệp và xây dựng với số vốn lên đến 1,98 tỷ USD chiếm 97,42% tổng số vốn FDI đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc. Trong khi đó FDI vào ngành công nghiệp và xây dựng của cả nước chỉ gần 60%. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ của tỉnh Vĩnh Phúc chỉ chiếm 1,35% tổng số vốn FDI, với số vốn chỉ là 0,027 tỷ USD. Thế nhưng FDI vào ngành dịch vụ của cả nước là 34%. FDI đầu tư vào lĩnh vực nông -

lâm - thuỷ sản chiếm con số rất nhỏ, chỉ 0,93% với số vốn 0,019 tỷ USD. Điều đáng mừng là trong số vốn đầu tư vào ngành dịch vụ có lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao là kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, tuy rất nhỏ chỉ chiếm 0,49% số vốn là 0,01 tỷ USD nhưng đó là lĩnh vực mới rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều đó phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, bằng việc ưu tiên cho công nghiệp, công nghiệp với hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao như sản xuất ô tô, xe máy, điện tử, tin học,... tiếp đến là chuyển hướng và tiến tới là cơ cấu dịch vụ - công nghiệp. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung quá lớn vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, trong khi đó nguồn vốn này đổ vào lĩnh vực dịch vụ còn quá thấp, chưa xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh. Như vậy, một yêu cầu cần đạt ra cho Đảng bộ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc là làm sao để tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ, mà đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w