1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ 12

31 7,8K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 4,17 MB

Nội dung

A Cấu trúc đề thi học sinh giỏi I Kiến thức Địa lí đại cương Địa lí tự nhiên Việt Nam Địa lí KTXH Việt Nam II Cấu trúc đề thi 1 ĐL tự nhiên đại cương: (3 đ) 2 ĐL kinh tế xã hội đại cương: (2 đ) 3 Đặc điểm, thành phần tự nhiên Việt Nam: (3 đ) 4 Các miền tự nhiên Việt Nam: (3 đ) 5 Dân cư Việt Nam: (3 đ) 6 Các ngành kinh tế Việt Nam: (3 đ) 7 Các vùng kinh tế Việt Nam: (3 đ) III Một số lưu ý Đọc kỹ đề, xác định yêu cầu của đề Làm đề cương hình cây Chia quỹ thời gian Không bỏ câu Nếu vẽ 2 biểu đồ hoặc có thêm nhân tố ( vai trò ) thì để nguyên hoặc viết thêm vào. B Nội dung ôn tập I Kiến thức 1 Địa lí đại cương a Địa lí tự nhiên đại cương Các chuyển động chính của trái đất và hệ quả của chúng + Hệ quả tự quay xung quanh trục cúa trái đất + Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất Khí quyển Dòng biển, thủy triều. b Địa lí kinh tế xã hội đại cương. Đại lí dân cư: + Sự phân bố dân cư + Một số công thức tính tỷ lệ gia tăng dân số 2 Địa lí tự nhiên Việt Nam Đặc điểm đất Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Các miền tự nhiên

Trang 1

- Địa lí đại cương

- Địa lí tự nhiên Việt Nam

- Địa lí KTXH Việt Nam

II/ Cấu trúc đề thi

1/ ĐL tự nhiên đại cương: (3 đ)

2/ ĐL kinh tế xã hội đại cương: (2 đ)

3/ Đặc điểm, thành phần tự nhiên Việt Nam: (3 đ)

4/ Các miền tự nhiên Việt Nam: (3 đ)

5/ Dân cư Việt Nam: (3 đ)

6/ Các ngành kinh tế Việt Nam: (3 đ)

7/ Các vùng kinh tế Việt Nam: (3 đ)

1- Địa lí đại cương

a- Địa lí tự nhiên đại cương

- Các chuyển động chính của trái đất và hệ quả của chúng

+ Hệ quả tự quay xung quanh trục cúa trái đất

+ Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất

- Khí quyển

- Dòng biển, thủy triều

b- Địa lí kinh tế xã hội đại cương

- Đại lí dân cư:

+ Sự phân bố dân cư

+ Một số công thức tính tỷ lệ gia tăng dân số

2- Địa lí tự nhiên Việt Nam

- Đặc điểm đất

- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

- Các miền tự nhiên

Trang 2

3- Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam

- Địa lí Dân cư

- Cơ cấu ngành kinh tế, đặc điểm các ngành kinh tế

- Các vùng kinh tế

II/ Kỹ năng

1- Vẽ đồ thị, biểu đồ các loại với các bảng số liệu cho sẵn

2- Đọc và phân tích: Atlats Địa lí việt Nam, bản đồ, lược đồ, lát cắt, biểu

đồ, đồ thị, số liệu thống kê, sơ đồ

3- Điền bản đồ câm(trống)

4- So sánh các sự vật, hiện tượng địa lí để rút ra những điểm giống nhau

và khác nhau của các sự vật cũng như các hiện tượng địa lí, tìm ra đặcđiểm bản chất của sự vật, hiện tượng

5- Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố tự nhiên, giữa các yếu

tố kinh tế xã hội, giữa các yếu tố tự nhiên với các yếu tố kinh tế xã hội

C/ Đề cương chi tiết

Tiết 2

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG

1- CÁC CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ CỦA CHÚNG

1.1/ Chuyển động tự quay quanh trục của trái đất

- Sự luân phiên ngày đêm

- Giờ trên trái đất, đường chuyển ngày quố tế

- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

Tiết 3+ Tiết 4

1.2/ chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời

* Đặc điểm chung:

- Trong khi chuyển động quanh mặt trời, trục trái đất bao giờ cũng

nghiêngmột góc không đổi bằng 66033' và cũng không đổi hướng Như vậy trogn suốt quá trình chuyển động quanh mặt trời, trục trái đất không đổi hướng , nghĩa là luôn song song với nhau chuyển động đó gọi là chuyển động tịnh tiến của trái đất quanh mặt trời

- Hướng: Từ tây sang đông, theo quỹ đạo hình elip

Trang 3

- Thời gian: 365 ngày 6 giờ/ vòng.

* Hệ quả:

- Đường chuyển động biểu kiến hằng năm của mặt trời

- Các mùa trong năm

- Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ

hB = 90o - B - 

b) Trường hợp vĩ độ () của địa điểm cần tính góc nhập xạ nhỏ hơn

Xích vĩ () của Mặt Trời hoặc bằng ( < )

+ Tại bán cầu mùa hạ:

hA = 90o + A -  + Tại bán cầu mùa đông:

hB = 90o - B - 

- Vấn đề cần là phải biết 

Muốn biết, có thể tra Địa cầu đồ Các

trị số trên trục tung của Địa cầu đồ là vĩ

độ ( ) của địa điểm mà tại đó tia sáng

mặt trời chiếu thẳng góc vào những ngày

tương ứng, đồng thời cũng chính là độ

Xích vĩ của Mặt Trời vào ngày đó Ví dụ:

tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào vĩ

- Khối khí là bộ phận không khí trong

tầng đối lưu, bao phủ những vùng đất đai

Trang 4

rộng lớn, tuỳ thuộc vào vĩ độ và chịu ảnh

hưởng của bề mặt tiếp xúc, nên có những

- Trên Trái Đất có bốn khối khí chính: cực, ôn đới chí tuyến, xích đạo

Khối khí bắc cực và nam cực (A), hình thành trên các vùng cưc Bắc

và cực Nam, tính chất: rất lạnh, chia ra hai kiểu: khối khí cực hải dương(Am) và khối khí cực lục địa (Ac)

Khối khí ôn đới (P), hình thành ở các vùng ôn đới, chia ra hai kiểu:

khối khí ôn đới hải dương (Pm) và khối khí ôn đới lục địa (Pc)

Khối khí chí tuyến (T), hình thành ở các vùng chí tuyến, tính chất:

rất nóng, chia ra hai kiểu: khối khí chí tuyến hải dương (Tm) và khối khí chítuyến lục địa (Tc)

Khối khí xích đạo (E), hình thành ở vùng xích đạo, tính chất: nóng

ẩm, chỉ có một kiểu là khối khí hải dương (Em)

b) Các frông

- Mặt ngăn cách giữa các khối khí nằm ở các vĩ độ khác nhau, có sự khácbiệt về nhiệt độ và hướng gió gọi là diện khí hay frông ( kí hiệu là F)

- Trên mỗi bán cầu có hai cơ bản:

Frông địa cực (FA) ngăn cách giữa các khối khí cực và ôn đới

Frông ôn đới (FP) ngăn cách giữa các khối khí ôn đới và chí tuyến

- Giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo, do sự chênh lệch về nhiệt độkhông lớn lắm, bởi chúng đều là những khối khí nóng và có cùng một chế độgió nên sự hình thành frông không rõ rệt

Ở khu vực xích đạo giữa các khối khí xích đạo Bắc bán cầu và Nambán cầu hình thành dải hội tụ nhiệt đới vì chúng đề là những khối khí nóng

ẩm, chỉ có hướng gió khác nhau

- Trong một frông, nếu khối khí lạnh chiếm ưu thế, lấn át, đẩy lùi khốikhí lạnh thì đó là frông lạnh Ngược lại, khối khí nóng chiểm ưu thế, đẩy lùikhối khí lạnh thì đó là frông nóng

- Thời tiết ở các vùng có frông đi qua thường có nhiều biến chuyển độtngột và phức tạp, tuỳ theo sự giằng co và hướng di chuyển của các khối khíchiếm ưu thế

Trang 5

Tiết 9+ Tiết 10

4 Bức xạ và nhiệt độ không khí.

Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho bề mặt đất là bức xạ mặt trời Ánhsáng Mặt Trời khi chiếu xuống mặt đất phải đi qua lớp khí quyển, không khíchỉ hấp thụ được một lượng nhiệt rất nhỏ, không đáng kể Chỉ sau khi mặtđất hấp thụ phần lớn lượng nhiệt của ánh sáng mặt trời thì không khí mớinóng lên nhờ lượng nhiệt từ mặt đất phát tán ra, gọi là bức xạ mặt đất ( bức

xạ sóng dài) Như vậy không khí nóng lên không phải do trực tiếp thu nhậnnhiệt từ ánh sáng Mặt Trời ( bức xạ sóng ngắn) mà gián tiếp qua bức xạ mặt

5 Khí áp Gió Hoàn lưu khí quyển

- Khí áp trên Trái Đất phân bố thành các vành đai áp cao và thấp đối

xứng

nhau qua đai áp thấp xích đạo Trên thực tế, các đai khí áp này không liêntục mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt do sự phân bố xen kẽ giữalục địa và đại dương

- Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí

áp thấp Vì vậy Sự phân bố các đai khí áp đã tạo nên các đới gió thổi

Trang 6

thường xuyên trên Trái Đất ( gió Tây ôn đới, gió Mặu dịch, gió Đông cực).Nhờ có gió, không khí được trao đổi từ vùng cực về vùng xích đạo, từ dướithấp lên cao và ngược lại, tạo nên vòng tuần hoàn của không khí trên bề mặtTrái Đất Do đó, gió không chỉ có trên mặt đất mà còn có cả ở trên cao Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất không thổi theo hướngkinh tuyến mà lệch về phía ta phảI ở bán cầu Bắc và về phía tay trái ở báncầu Nam ( nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động) Nguyên nhân là do vậnđộng tự quay quanh trục của Trái Đất đã làm sinh ra một lực, đó là lựcCôriôlit, lực này đã làm lệch hướng chuyển động của các khối khí.

Gió mùa là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược

nhau Nguyên nhân: chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lụcđịa và đại dương, hình thành các vùng khí áp cao và thấp theo mùa ở lục địa

và đại dương Từ các khu áp cao (theo mùa) có gió thổi đi và các khu ápthấp ( theo mùa) hút gió từ các khu áp cao thổi đến đã hình thành nên giómùa

Gió mùa thường có ở một số khu vực thuộc đới nóng và một số nơithuộc vĩ độ trung bình Ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, mùa hè có giómùa tây nam mang theo nhiều hơi ẩm và mưa, mùa đông có gió mùa đôngbắc lạnh và khô

Trang 7

Tiết 11

ĐỊA LÍ KINH TẾ XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG 1- Địa lí dân cư

1.1- Gia tăng dân số

GIA TĂNG DÂN SỐ

Tỷ suất sinh thô

T: Tỷ suất tử thôt: Số người chết Dtb: Dân số TB

Tỷ suất xuất thôXc=x/Dtbx 100%

Xc: Tỷ suất xuất cưx: Số người xuất cư

Tỷ suất nhập cưNc= n/Dtb x100%Nc: tỷ suất nhập cưn: số người nhập cư

Trang 8

Tiết 12 đến Tiết 20

3 a) Xác định vĩ độ địa lí của địa điểm A và giải thích, biết:

- Điểm A nằm ở Bắc bán cầu , vĩ độ của địa điểm A (A) lớn hơn độxích vĩ Mặt Trời()

- Ngày 20/ 11 ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc với bề mặt đất ở 20oN

và góc nhập xạ tại địa điểm A là 49o

b) Xác định kinh độ của địa điểm B và giải thích, biết:

- Giờ địa phương của địa điểm B là 9 h30’, cùng lúc đó giờ địa phươngcủa địa điểm A là 10 h

- Kinh độ của địa điểm A là 1050Đ

4 Xác định toạ độ địa lí của điểm A, biết:

- Điểm A nằm ở Nam bán cầu , vĩ độ của địa điểm A (A) lớn hơn độxích vĩ Mặt Trời ()

- Ngày 10/ 9 ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc với bề mặt đất ở 5oB

và góc nhập xạ tại địa điểm A là 74o

Trang 9

- Địa điểm B nằm trên kinh tuyến đi qua giữa múi giờ số 7, giờ địaphương của địa điểm là 10 h ngày 1 tháng 7, cùng lúc đó giờ địa phươngcủa địa điểm A ( cũng nằm trên kinh tuyến đi qua giữa múi giờ) là 20 h ngày

30 tháng 6

Phần khí quyển

6 Dựa vào kiến thức đã học và các hình dưới đây, hãy cho biết đặc điểm của khí hậu địa trung hải và giải thích vì sao

7 Dựa vào các hình trên, giải thích sự hình thành gió mùa ở châu Á

8 Sự khác nhau trong phân bố các đới và các kiểu khí hậu? Giải thích

Trang 10

ĐÁP ÁN

1 Muốn xác định phương hướng trên bản đồ phải dựa vào các đường kinh,

vĩ tuyến Đầu phía trên và phía dưới kinh tuyến chỉ các hướng bắc, nam.Đầu bên phải và bên trái vĩ tuyến chỉ các hướng đông, tây

Vì vậy hướng của điểm A là hướng bắc, C là hướng nam, B là hướngđông và D là hướng Tây

2 Ở múi giờ số 12 sẽ là 12 giờ ngày 2 tháng 7 ( nếu đi từ phía tây sang phíađông KT 180o ) và 12 giờ ngày 1 tháng 7 (nếu đi từ phía đông sang phía tây

Từ đó áp dụng công thức tính góc nhập xa:

h = 900 -  - 

để tính vĩ độ địa lí của địa điểm A

b) Xác định kinh độ của địa điểm B: 97o5 Đ

Giải thích:

Muốn xác định được kinh độ của địa điểm B khi biết kinh độ của địađiểm A và giờ địa phương của hai địa điểm A và B, phải dựa vào hiệu sốkinh độ giữa hai địa điểm bằng hiệu số giờ giữa hai địa điểm đó trong cùngmột thời điểm

Hiệu số giờ giữa hai địa điểm A và B là 0 h30’, tương ứng với 7,5o kinhtuyến

Từ đó có thể tính được độ chênh lệch về kinh độ giữa hai địa điểm A và

B là 7o5

- Do Trái Đất chuyển động tự quay từ Tây sang Đông, nên các địa điểm ởphía Đông bao giờ cũng có giờ sớm hơn các địa điểm ở phía Tây trong cùngmột thời điểm Từ đó suy ra địa điểm B sẽ nằm ở phía Tây của địa điểm A

và có kinh độ là 97o5 Đ

4 Áp dụng công thức:

hB = 90o - B -  => vĩ độ của điểm A là 21o N

- Địa điểm A nằm ở múi giờ số 17 => kinh độ của điểm A là 105o T

Vậy toạ độ địa lí của điểm A là: 105OT

Trang 11

- Các khu vực ngoài 2 chí tuyến không bao giờ có hiện tượng MT lênthiên đỉnh.

- Nguyên nhân: Trái Đất chuyển động quanh MT với độ nghiêng vàhướng nghiêng của trục không đổi khi chuyển động trên quỹ đạo

6 Địa Trung Hải nằm giữa các vĩ tuyến 30oB và 46oB, như vậy nằm giữađới cao áp cận nhiệt và đới gió Tây ôn đới Vào mùa hè, nơi đây có áp caobao phủ, không chịu ảnh hưởng của gió Tây ôn đới; mùa đông không chịuảnh hưởng của áp cao, lại ảnh hưởng của gió Tây ôn đới và frông ôn đới Vìvậy, khí hậu địa trung hải có đặc điểm là mùa đông ấm áp nhiều mưa; mùa

hè nóng nực và khô khan, trời luôn trong xanh, nhiều nắng

7 Gió mùa là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngượcnhau

Nguyên nhân: chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa

và đại dương, hình thành các vùng khí áp cao và thấp theo mùa ở lục địa vàđại dương Từ các khu áp cao (theo mùa) có gió thổi đi và các khu áp thấp( theo mùa) hút gió từ các khu áp cao thổi đến đã hình thành nên gió mùa

8 Các đới khí hậu phân bố theo chiều vĩ tuyến, trên cơ sở phân bố của cácđới nhiệt ( sự phân bố của các đới nhiệt mang tính địa đới)

Các kiểu khí hậu phân bố theo chiều kinh tuyến do ảnh hưởng của các

nhân tố phi địa đới( gió, dòng biển, địa hình…), vị trí gần hay xa biển

Tiết 21+ Tiết 25

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM

Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam

1 Một số khái niệm

- Nền cổ

Nền là một yếu tố cấu trúc cơ bản của vỏ Trái Đất Nền cổ là bộ phậncủa lục địa được hình thành cách đây hàng triệu năm Các loại đá cấu tạonên nền cổ đã bị biến chất rất mạnh, trở nên rắn chắc và không bị tác độnguốn nếp lại vào những thời kì tạo núi sau này Các hoạt động địa chất mạnhcũng chỉ có thể làm cho các nền cổ bị nứt vỡ thành từng mảng, có bộ phậnđược nâng cao, có bộ phận bị sụt xuống Các bộ phận được nâng cao thườngtrở thành các cao nguyên rộng lớn, còn các bộ phận sụt xuống thường bị cáclớp trầm tích dày phủ lên Các lớp trầm tích này có thể lại bị uốn nếp trongcác chu kì tạo núi trẻ hơn hoặc bị các khối măcma xâm nhập hoặc phún xuấttạo thành núi lửa

- Địa máng

địa máng cũng là một yếu tố cấu trúc của vỏ Trái Đất Đó là những bộphận trũng của vỏ Trái Đất bị nước biển phủ ngập Trải qua một thời gian rấtdài, trong địa máng có trầm tích lắng đọng Tiếp sau thời kì trầm tích là thời

kì hoạt động của địa máng Các lớp trầm tích được uốn nếp và nâng lên

Trang 12

trong các vận động tạo núi Ở vị trí địa máng bị nước biển phủ ngập trướckia, nay có các dãy núi nổi lên Độ cao của núi tuỳ thuộc vào cường độ nânglên mạnh hay yếu Như vậy, có thể coi địa máng là nơi sinh ra các dãy núiuốn nếp, còn vật liệu trầm tích trong địa máng là nguyên liệu hình thành cácloại đá cấu tạo nên các dãy núi.

II Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam

Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam có thể chia thành 3giai đoạn chính:

1 Giai đoạn Tiền Cambri

- Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát trển lãnh thổViệt Nam Giai đoạn này chỉ diễn ra ở một số nơi, tập trung ở khu vựcHoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ

- Trên lãnh thổ Việt Nam có các mảng nền cổ ( còn gọi là các địa khối):Vòm Sông Chảy ở phía Bắc và mảng nền cỏ Kontum ở phía Nam Ngoài ra,còn có các mảng nền cổ nhỏ hơn lộ ra như các khối Phanxipăng, Sông Mã,Puhuat, Rào Cỏ Mảng nền cổ Kontum là bộ phận phía đông của nền cổInđôxini, bao gồm cả vùng Hạ Lào, miền Đông Thái Lan và lãnh thổCămpuchia

Cùng với các nền cổ, các địa máng ở nước ta cũng được hình thành vàtồn tại trước khi có các vận động tạo núi xảy ra ( địa máng sông Đà…)

2 Giai đoạn Cổ kiến tạo

- Trong giai đoạn này, lãnh thổ nước ta hiện nay có nhiều khu vực chìmngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốnnếp của các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại cổ sinh, các

kì vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri thuộc đại Trung sinh

- Trong vận động tạo núi ở đầu Đại Cổ sinh, ở miền Bắc các khối nền cổVòm Sông Chảy, Phanxipăng và Sông Mã đã được nâng cao và mở rộngthêm; ở phía Nam, nền cổ Kontum cũng bị nứt vỡ mạn và nhiều bộ phận đã

bị sụt lún xuống sâu

- Trong vận động tạo núi Trung sinh, ở miền Bắc hình thành các dãy núi

có hướng tây bắc - đông nam ở Tây Bắc và BắcTrung Bộ, các dãy núi cánhcung ở Đông Bắc và các núi cao ở Nam Trung Bộ Kèm theo các hoạt độnguốn nếp, tạo núi là các đứt gãy, động đất, hiện tượng xâm nhập và phún xuấtmăcma cũng đã xảy ra

Trang 13

3 Giai đoạn Tân kiến tạo

- Sau khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta trải qua một thời

kì tương đối ổn định và tiếp tục hoàn thiện dưới chế độ lục địa, chủ yếu chịu

sự tác động của các quá trình ngoại lực

- Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử

hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta và chịu sự tác động mạnh mẽcủa vận động tạo núi An pơ- Himalaya

- Do ảnh hưởng của vận động tạo núi Himalaya nên địa hình nước ta đượctrẻ hoá lại ( hình dạng của núi trở nên sắc sảo, độ cao tăng thêm do đó cácsông ngòi có độ dốc lớn hơn, nước chảy xiết hơn) Do vận động diễn rathành nhiều đợt, nên địa hình cũng được nâng lên thành nhiều bậc có độ caokhác nhau

- Một ảnh hưởng quan trọng nữa của vận động Himalaya là hoạt độngphun trào măcma đã tạo nên những khu vực badan rải rác ( ở Điện Biên,Thanh Hoá, Phủ Quỳ, Vĩnh Linh…) Đặc biệt hiện tượng này xảy ra rất

Trang 14

mạnh ở phía Nam, đá badan trào ra đã phủ những diện tích rất rộng trên cáccao nguyên Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ.

- Ảnh hưởng của hoạt động Tân kiến tạo đã làm cho các quá trình địa mạonhư hoạt động xâm thực , bồi tụ được đẩy mạnh, hệ thống sông suối đã bồiđắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn ( đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộđược phù sa sông bồi lấp trên các khu vực bị sụt võng)

Tiết 26 đến Tiết 32

BÀI TẬP

1 Tại sao các dãy núi ở nước ta lại có hướng TB - ĐN và hướng vòng cung?

2 Tại sao địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại chủ yếu là đồi núi thấp

và thấp dần theo hướng TB - ĐN?

3 So với miền Bắc và Đông Bắc, địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộhết sức phức tạp và đa dạng.Hãy giải thích vì sao

4 So sánh dịa hình Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam Giải thích

5 Tại sao miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ mùa đông ngắn và ít sâu sắc hơnmiền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ? Mùa hạ ở đây lại đến sớm và không cómưa phùn?

ĐÁP ÁN

1 Các dãy núi của nước ta ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có hướng

TB-ĐN rõ rệt vì các dãy núi này đã được hình thành trong đầu mút của địa máng

cổ kéo dài từ phía Himalaya tới theo hướng TB - ĐN

Các núi có hướng vòng cung chủ yếu được hình thành từ rìa phía đôngcủa các mảng nền cổ, cho nên hình dạng của các mảng nền cổ này cũng cótác dụng định hướng cho các nếp uốn

2 Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chủ yếu là núi thấp và hướng núi vòng

cung chiếm ưu thế - Nguyên nhân: vùng nằm ở rìa nền Hoa Nam (Trung

Quốc), hoạt động kiến tạo xảy ra yếu, núi hình thành trong giai đoạn Cổ kiếntạo và được nâng lên yếu trong giai đoạn Tân kiến tạo nên chủ yếu là núithấp; khối nền cổ vòm sông Chảy đã định hướng cho việc hình thành cácdãy núi cánh cung trong vùng

Trong toàn miền, cường độ nâng lên không đều Ở Việt Bắc, về phía biêngiới Việt-Trung cường độ nâng có thể tới 1000m, trong khi đó bờ biển chỉnâng trong phạm vi 200 - 500m Do vậy miền này có hướng nghiêng về phíabiển

3 Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình đa dạng và phức tạp, biểuhiện: có dủ núi thấp, trung bình và cả núi cao; có cả thung lũng sâu, vựcthẳm, sườn dốc lẫn thung lũng mở rộng; có cả các cao nguyên đá vôI lẫnđồng bằng giữa núi

Nguyên nhân: sự phức tạp của địa hình là kết quả của một lịch sử pháttriển đầy biến động của một địa tào điển hình trải qua hàng chục triệu năm

Trang 15

và gần đây là vận động tạo sơn Himalya Là khu vực địa máng, hoạt độngkiến tạo xảy ra mạnh và được nâng lên mạnh trong giai đoạn Tân kiến tạo,nên đây là vùng núi cao và trung bình; hướng của các mảnh nền cổ và địamáng theo hướng tây bắc - đông nam đã định hướng cho việc hình thành cácdãy núi và cao nguyên chạy theo hướng tây bắc - đông nam Vận động nàynâng mạnh ở phần phía tây sâu trong lục địa và càng phía ngoài ven biểncàng yếu, do vậy về phía biên giới Việt – Trung có rất nhiều núi cao ( nhiềuđỉnh vượt quá 3000 m), càng về phía châu thổ sông Mã - Chu càng thấp dần.

Từ phía nam sông Cả, vận động nâng cao nhất là ở gần biên giới ViệtLào, sau đó giảm dần cả về hai phía Tuy nhiên, phía đông dốc nhiều, phíatây thoải dần, tạo nên dãy Trường Sơn có hai sườn không đối xứng

Vận động tạo sơn Himalya lại có tính chất không liên tụccho nên sinh racác bậc địa hình khác nhau

4 So sánh:

- Vùng núi Trường Sơn Bắc: nằm từ phía nam sông Cả tới đèo Hải Vân,

là vùng núi thấp, bao gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướngTây Bắc - Đông Nam

Nguyên nhân: núi hình thành trong giai đoạn Cổ kiến tạo, được nâng lên

yếu trong giai đoạn Tân kiến tạo nên chủ yếu là núi thấp; hướng của cácmảnh nền cổ và địa máng theo hướng tây bắc - đông nam đã định hướng choviệc hình thành các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc -đông nam

- Vùng núi Trường Sơn Nam: nằm từ phía nam đèo Hải Vân đến Cực NamTrung Bộ, bao gồm các dãy núi chạy theo hướng tây bắc- đông nam, hướngbắc- nam, hướng đông bắc- tây nam tạo nên vòng cung Trường Sơn Nam;phía tây Trường Sơn Nam là các cao nguyên ba dan xếp tầng

Nguyên nhân:

+ Vận động uốn nếp Hecxini trong giai đoạn Cổ kiến tạo xảy ra mạnh ởquanh khối nền Kon Tum, tạo nên vòng cung Trường Sơn Nam ( đường viềnHecxini)

+ Vận động Tân kiến tạo nâng khối nền Kon Tum làm phun trào măc

ma và vận động nâng lên không liên tục, tạo nên các cao nguyên badan xếptầng

5 Các điều kiện địa lí có liên quan mật thiết với vị trí địa lí và các đặc điểmđịa hình trong miền Do các khối núi cao chạy theo hướng TB - ĐN nên đãlàm số lần frông lạnh tràn đến chỉ bằng trên dưới 1/2 số lần của miền Bắc vàĐông Bắc Bắc Bộ; gió mùa ĐB và frông lạnh cuối mùa ít khi vượt qua đượcdãy HLS.; khi vượt qua được các dãy núi cao, không khí lạnh đã bị biếntính

Áp thấp Mianma có khi lấn sang Tây Bắc Việt Nam ngay cả trong mùađông, khi có áp thấp, thời tiết nóng Đây cũng là nguyên nhân làm cho mùađông ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có phần nóng và ngắn, mùa hạ đếnsớm và không có mưa phùn

Ngày đăng: 16/06/2015, 21:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w