Với cách ra đề có nhiều đổi mới như hiện nay; vừa cho học sinh thể hiện được những kiến thức cơ bản của mình; vừa có những hướng mở để học sinh thể hiện được những hiểu biết thực tế địa
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ.
Thực tế nhiều năm qua, để có được học sinh ôn đội tuyển học sinh giỏi môn địa lý quả thực không hề đơn giản Đầu vào đã khó, thế nhưng trong quá trình ôn luyện vẫn còn rất nhiều lận đận và nhiều trăn trở, bởi vì các lý do sau:
- Thứ nhất: Nguồn học sinh để tuyển chọn rất hạn chế Do việc dạy học bộ môn này phải nói rằng đôi lúc vẫn chưa hấp dẫn học sinh, chưa làm cho học sinh thấy đây là một môn khoa học rất hấp dẫn, gắn bó thực tế với con người cả về tự nhiên và kinh tế-xã hội Mặt khác, việc học lệch cũng như sự định hướng nghề nghiệp của gia đình và trào lưu xã hội từ trước đến nay; sẽ có nhiều ảnh hưởng đến việc học lệch của các môn xã hội nói chung trong đó có môn địa lí nói riêng Nên việc lựa chọn học sinh vào đội tuyển địa lí lại phải đợi chọn ở tốp sau khi
mà tốp đầu là những học sinh học giỏi, khá đã lựa chọn và cũng được các thầy,
cô lựa chọn vào các môn theo theo tâm lí định hướng khối thi sau này, như môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, Anh văn Và nếu như việc ôn luyện các môn thi học sinh giỏi nói chung, các môn xã hội nói riêng và môn địa lí nói riêng nữa cứ mất nhiều thời gian(mỗi tuần 2-3 buổi, kéo dài 3-4 tháng) như thế; mà không có cách dạy và học, cũng như ôn luyện một cách khoa học, thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc học tập các môn khác của các em… Nên quá trình học tập cũng như ôn thi học sinh giỏi của các em cũng bị ảnh hưởng chưa tốt bởi yếu tố nói trên
- Thứ hai: Môn địa lý vẫn chưa có vị trí đáng kể trong một số nhà trường, vẫn coi như là một môn phụ, quan niệm chỉ cần học thuộc… là một thực tế không thể chối bỏ; cho nên cả học sinh, gia đình lẫn xã hội ít quan tâm
- Thứ ba: Các môn thi học sinh giỏi gắn với các môn thi định hướng nghề nghiệp sau này mới tạo nên sự hấp dẫn, gắn bó với học sinh Tuy vậy thì môn địa lý thuộc khối C; mà khối thi này lâu nay có xu hướng giảm sút số lượng thí sinh đăng ký do ngành thi hạn chế, cơ hội việc làm trong tương lai cũng có phần khó khăn hơn các ngành khác (như ngành kĩ thuật, kinh tế, dịch vụ…)
Khó khăn nhiều là vậy; tuy nhiên, môn địa lí vẫn là một trong những môn học và là môn thi học sinh giỏi ở các cấp huyện và tỉnh Với cách ra đề có nhiều đổi mới như hiện nay; vừa cho học sinh thể hiện được những kiến thức cơ bản của mình; vừa có những hướng mở để học sinh thể hiện được những hiểu biết thực tế địa lí trên cơ sở khoa học, cũng như yêu cầu các em phải thực hiện tốt việc rèn kĩ năng địa lí của mình Vì vậy đòi hỏi người thầy phải có nhiều thay đổi trong dạy học - ôn luyện, cũng như trao đổi và rèn kĩ năng cho học sinh ôn thi, thì mới có hiệu quả cao
Trang 2Là người thầy giáo cũng đã từng dạy và ôn luyện học sinh giỏi môn địa lí ở các trường cơ sở và cấp huyện; được phòng giáo dục Thiệu Hóa giao nhiệm vụ dạy
ôn cho đội học sinh giỏi cấp huyện dự thi cấp tỉnh Bản thân cũng chịu những ảnh hưởng nêu trên, nên có nhiều suy nghĩ và trăn trở, làm sao để khắc phục được những vấn đề khó khăn đó: Làm sao để hướng dẫn và cùng với các em ôn luyện đạt kết quả cao hơn những năm trước đây? Làm sao giúp các em học ôn với một tâm lí thoải mái nhất, vẫn có nhiều thời gian để học các môn khác theo nhu cầu? Làm sao để môn địa lí trở thành môn học yêu thích và là định hướng nghề nghiệp cho các em sau này?
Với suy nghĩ như trên, bằng sự học hỏi và rút kinh nghiệm của những thầy,
cô đi trước Bản thân tôi thấy rõ ràng rằng: “Cách dạy và định hướng cách học của người thầy trong quá trình ôn luyện cho các em là vô cùng quan trọng và cần thiết để có thể giải quyết được những khó khăn nêu trên” Kiên trì học hỏi
để thực hiện trong quá trình giảng dạy và ôn luyện, thầy trò chúng tôi đã nhanh chóng có những thành công ngay từ năm đầu tiên và nối tiếp thành công trong
nhiều năm nay Vì thế tôi xin chia sẻ “Một số kinh nghiệm trong việc ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí 9 dự thi cấp tỉnh, ở huyện Thiệu Hóa” của
mình với các bậc chuyên môn và đồng nghiệp; để một góp phần nhỏ bé của mình vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí ở các trường THCS trong huyện Thiệu Hóa nói riêng, cũng như được giao lưu chia sẻ kinh nghiệm với các trường huyện bạn trong tỉnh nói chung Rất mong được sự góp ý chân thành của các quý vị
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Cơ sở lý luận:
Qua thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý khối 9 trong những năm học qua tôi nhận thấy rằng vấn đề quan trọng là người giáo viên bồi dưỡng cần
có một quan niệm đúng về học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng Bên cạnh đó, cần trả lời cho câu hỏi: “Việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm mục tiêu gì?” để từ đó người giáo viên bồi dưỡng lựa chọn nội dung, chương trình và phương pháp bồi dưỡng sao cho thích hợp và đạt hiệu quả cao nhất
Một số suy nghĩ cho rằng: Học sinh giỏi môn Địa lý chỉ cần học thuộc, là chưa đủ, chưa chính xác Vì: “Địa lý là môn khoa học có đối tượng nghiên cứu phong phú, phức tạp Các hiện tượng địa lý không chỉ phân bố trên bề mặt đất
mà cả trong không gian và trong lòng đất Hơn nữa, các hiện tượng ấy ở đâu và
Trang 3bao giờ cũng phát sinh, tồn tại và phát triển một cách độc lập nhưng lại luôn có quan hệ hữu cơ với nhau Chính vì vậy, người dạy và học Địa lý cần có phương pháp tư duy, phân tích, xét đoán các hiện tượng địa lý theo quan điểm hệ thống”
Với quan niệm trên, chúng ta hiểu rằng học sinh giỏi môn Địa lý là những học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản của bộ môn và phải vận dụng được những hiểu biết; những kỹ năng địa lý để giải quyết những nội dung cơ bản theo yêu cầu của đề bài, của thực tiễn cuộc sống và học sinh giỏi môn Địa
lý là những học sinh có năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng tốt nhất những kiến thức, kỹ năng chắc chắn về địa lý
Về mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi, mặc dù có nhiều mục tiêu khác nhau tùy theo quan niệm của mỗi giáo viên, và tùy theo môn học nhưng dù quan niệm như thế nào chung quy lại có những điểm tương đồng:
- Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng nhằm phát triển tư duy ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của học sinh
- Bồi dưỡng sự lao động và hợp tác làm việc một cách sáng tạo
- Phát triển các phương pháp, kỹ năng và thái độ tự học một cách nghiêm túc, khoa học
- Nâng cao ý thức và khát vọng của học sinh
- Phát triển phẩm chất lãnh đạo
- Có ý thức trách nhiệm trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước
II Thực trạng của vấn đề:
- Qua nhiều năm tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý, bản thân nhận thấy chất lượng giải của môn địa lí cấp huyện chưa cao Trong số 15-20 em đạt giải cấp huyện được lựa vào đội dự tuyển ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh thường không có giải nhất(từ 18 điểm trở lên), rất ít giải nhì(khoảng 1-2 giải nhì, có năm không có), chủ yếu là giải ba và khuyến khích; cho dù mức độ kiến thức, kĩ năng của đề thi các năm là rất phù hợp với cấu trúc đề thi của cấp huyện Vì vậy, những học sinh vào đội dự tuyển chủ yếu là các em có thứ hạng giải không cao so với các môn tự nhiên Cho thấy, chất lượng học sinh vào đội dự tuyển địa
lí, để ôn luyện dự thi cấp tỉnh là chưa được yên tâm
- Trong thực tế, đầu vào của các đội tuyển môn địa lí 9, ngay ở các trường cơ sở gần như chất lượng không cao; phải lựa chọn sau cùng, và phải khéo động viên các em thì mới có đội tuyển dự thi môn địa lí Mặc dù, đội tuyển có thể được lựa chọn từ lớp 8 Song, kiến thức thi chủ yếu tập trung ở lớp 9 Đó là: Địa lí
Trang 4dân cư, địa lí kinh tế chung và địa lí vùng kinh tế Việt Nam Như vậy, cũng khá độc lập về kiến thức so với địa lí tự nhiên các châu lục, các khu vực và tự nhiên Việt Nam; đồng thời kĩ năng về vẽ và phân tích biểu đồ, cũng phức tạp hơn rất nhiều Vì vậy, việc ôn luyện địa lí cho các em trong đội tuyển cũng gặp rất nhiều khó khăn; cho nên, đa phần đều phải ôn luyện theo cách học thuộc theo bài, làm nhiều đề theo cấu trúc của đề thi học sinh giỏi các năm đã từng thi…
- Khảo sát tình hình một số năm cũng như trao đổi với các thầy , cô đã đảm nhận công việc ôn đội tuyển học sinh giỏi môn địa lí thi cấp tỉnh, trước khi tôi được giao nhiệm vụ này, thì thấy số lượng học sinh bỏ đội dự tuyển, hoặc đi học không đều, cũng như số lượng và chất lượng giải đạt được chưa cao, chưa xứng tầm với sự đầu tư và sự kì vọng của lãnh đạo huyện Thiệu Hóa, cũng như từ các gia đình, nhà trường và bản thân các em Thống kê trong 2 năm như sau:
Bảng theo dõi học sinh ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí từ năm học
2006-2007 đến năm học 2007-2008(huyện Thiệu Hóa).
Năm học Số học
sinh đội
dự tuyển
Số học sinh
đi học ôn không đều
Số học sinh bỏ học ôn
Số học sinh đội tuyển chính thức
Loại giải và
số lượng đạt được ở cấp tỉnh
khích
khích
- Nguyên nhân:
+ Các em bị thiếu hụt về kiến thức và kĩ năng học tập, ôn luyện cũng như sự cọ sát va chạm trong thi cử là nguyên nhân khách quan từ bên ngoài cũng như thầy cô dạy học và ôn luyện từ các trường, và cũng là nguyên nhân chủ quan chung của các em trong quá trình tiếp nhận và ôn luyện kiến thức với thực trạng chung của bộ môn lâu nay
Khi tiếp nhận đội dự tuyển môn địa lí, qua khảo sát và trao đổi với các em về cách thức học ôn thi, thấy các em còn thiếu rất nhiều về kiến thức cũng như kĩ năng làm bài Về cơ bản các em chỉ nhớ hoặc thuộc theo sách và đáp án mà thầy
cô cung cấp; khi thầy hỏi kĩ về bản chất địa lí thì các em thường không hiểu sâu
về bản chất cũng như chưa biết cách phân tích kiến thức địa lí một cách khoa
Trang 5học Cũng vì vậy mà ít có em đạt điểm cao ở cấp huyện; hoặc có những em đạt điểm cao ở cấp huyện, nhưng khi kiểm tra đầu vào trong đội dự tuyển với cấu trúc đề và thời lượng làm bài như thi cấp huyện, thì điểm không cao bằng điểm thi cấp huyện Cá biệt có em thuộc bài, nhớ số liệu và đọc vanh vách, nhưng khi thầy yêu cầu phân tích để hiểu và trình bầy thì bối rối không làm được
+ Một trong những nguyên nhân cũng ảnh hưởng rất quan trọng đến tinh thân và tâm lí học tập, ôn luyện của các em; là có sự coi nhẹ, lơ là, thậm chí không còn tiếp tục hướng dẫn ôn tập cho các em, khi mà đã được vào đội dự tuyển hoặc đội tuyển chính thức dự thi cấp tỉnh của các thầy cô giảng dạy và ôn luyện cho các em ở trường cơ sở Và ngay cả sự lãnh chỉ đạo giáo viên tiếp giúp
đỡ học sinh ôn thi tỉnh, của bộ phận chuyên môn ở nhiều nhà trường THCS vẫn chưa nghiêm túc và quyết liệt Vì vậy, đây cũng là vấn đề khó khăn từ các thầy
cô phụ trách đội tuyển ở các trường cơ sở; và cũng là trở ngại lớn cho giáo viên
ôn thi đội tuyển môn địa lí lớp 9, dự thi cấp tỉnh lâu nay
III Giải pháp và tổ chức thực hiện:
1 Xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:
Thường vào đầu đầu tháng 1(năm mới) của năm học, sau thi học sinh giỏi cấp huyện xong khoảng hai tuần, là huyện Thiệu Hóa thành lập ban chỉ đạo cho việc luyện thi học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh, và tỉnh sẽ tổ chức thi vào tuần thứ 3 trong tháng 3 Với đặc điểm học sinh và điều kiện ôn luyện như nêu ở trên, cùng với thời gian ôn luyện khoảng 7 tuần; các giáo viên được điều động bồi dưỡng học sinh giỏi, phải xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc giảng dạy của mình Vì vậy, bản thân cũng đã lên kế hoạch cụ thể về:
- Kế hoạch về thời gian ôn luyện đội tuyển: Theo kế hoạch của phòng giáo dục Thiệu Hóa thường từ đầu tháng một đến khoảng tuần thứ 3 của tháng ba Trừ thời gian nghỉ tết nguyên đán 2 tuần, thì có khoảng gần 9 tuần ôn luyện Thời gian 5 tuần đầu ôn cho đội dự tuyển sẽ có 2 buổi/tuần, học sinh sẽ làm 2 đề do giáo viên phụ trách ôn luyện ra theo đúng qui định, để lấy điểm làm cơ sở cho việc tuyến chọn Nghỉ tết nguyên đán song, các em sẽ làm đề số 3 do bộ phận chuyên môn của phòng giáo dục ra đề và đáp án … Và đội tuyển chính thức 10
em được lấy theo điểm từ cao đến thấp Khi đó sẽ ôn 3 buổi/ tuần đến khi thi cấp tỉnh
- Soạn nội dung dạy học theo chuyên đề, nghiên cứu kĩ kiến thức cơ bản ở sách giáo khoa địa lí THCS hiện hành và tài liệu tham khảo khác Tùy theo từng đối tượng học sinh từng năm để soạn và ôn luyện(có thể phải củng cố lại kiến thức
Trang 6quan trọng ở lớp 6, lớp 8; như hệ quả của các chuyển động của Trái Đất; khí áp
và sự hình thành các loại gió, nhất là gió mùa ở nước ta…)
- Giúp các em xây dựng kế hoạch học và ôn luyện ở nhà sao cho khoa học với tinh thân thoải mái nhất Thường thì với thời gian khoảng một tiếng rưỡi vào buổi sáng sớm; với thời gian trên sẽ giúp các em học, nhớ và hiểu bài hiệu quả nhất
- Chủ động phối hợp và thống nhất về nội dung kiến thức – kĩ năng, những “lỗ hổng” kiến thức của từng em với giáo viên phụ trách đội tuyển ở các trường cơ
sở, để tranh thủ sự giúp đỡ của các thầy cô đối với các em Như vậy các em sẽ tiến bộ nhanh và chất lượng đội dự tuyển được nâng lên rõ rệt, sẽ là nền tảng quan trọng cho đội tuyển chính thức dự thi cấp tỉnh đạt kết quả cao
- Động viên khuyến khích các em trong quá trình dạy học; và cùng các em xây dựng chỉ tiêu chỉ tiêu phấn đấu đạt giải cho từng cá nhân, theo năng lực học tập ngày càng tiến bộ của từng em một
- Tranh thủ sự lãnh chỉ đạo của lãnh đạo và chuyên viên phụ trách bộ môn của phòng giáo dục và đào tạo để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của huyện đạt được kết quả cao nhất
2 Một số kinh nghiệm trong công tác tuyển chọn học sinh trong đội dự
tuyển để có đội tuyển chính thức:
Phát hiện và tuyển chọn là một vấn đề rất quan trọng trong việc thành lập đội tuyển học sinh giỏi chính thức, vì liên quan đến chất lượng và hiệu quả của đội tuyển trong quá trình bồi dưỡng, rèn luyện và tham gia kỳ thi cấp tỉnh Mặc
dù, nguồn tuyển chọn đã được định lượng(gồm từ 15 đến 20 em đoạt giải xếp theo thứ tự từ giải trong kì thi học sinh giỏi khối 9 cấp huyện); vì vậy việc tuyển chọn đổi tuyển học sinh chính thức dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh(thường là 10 em
dự thi) phụ thuộc hoàn toàn thời gian tổ chức ôn luyện của huyện nhà, đặc biệt phụ thuộc vào kinh nghiệm giảng dạy và bồi dưỡng của thầy, khả năng tổ chức
ôn luyện, cách thức khuyến khích thu hút học sinh ham thích, tò mò và hăng hái học tập, nhưng không phải là sức ép với các em, trong khi các em vẫn còn phải học các môn khác trong trường của mình Quá trình tuyển chọn được thường xuyên thực hiện với một số kinh nghiệm sau:
* Người thầy thu hút học sinh ngay từ buổi học ban đầu bằng những
kiến thức địa lí của mình thông qua vốn sống và thực tế giảng dạy, đặt vấn đề và giải thích cho học sinh hiểu rõ những vấn đề địa lí mà lâu nay các em còn mơ
Trang 7hồ, hoặc còn hiểu hay giải thích chưa thấu đáo với thực tế khoa học(Ví dụ: Giải thích về sự thay đổi thời tiết trong ngày qua xem dự báo thời tiết trên truyền hình; hoặc phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí cũng như việc khai thác thế mạnh của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế hiện nay của một vùng kinh tế nào đó, liên hệ thực tế ở địa phương mình, gia đình mình…)
* Cùng với học sinh và tạo cho học sinh có hứng thú say mê, yêu
thích bộ môn, cần cù trong học tập, nếu không có sự ham mê thì khó đạt được đến thành công Cho nên giáo viên giảng dạy bộ môn rất quan trọng, cần thiết đó
là việc đồng hành đối với học sinh trong việc hình thành lòng yêu thích này Điều này được thực hiện từ việc thẩm định kiến thức-kĩ năng ngay từ địa lí đại cương
có liên quan như khối lớp 6; Tự nhiên khu vực Châu Á(nhất là khu vực Đông Nam Á), tự nhiên Việt Nam khối lớp 8; Địa lí dân cư, kinh tế chung Việt Nam, địa lí các vùng kinh tế Việt Nam ở khối 9… Thực ra đó hoàn toàn là những kiến thức các em đã được học và ôn luyện Tuy nhiên, qua thời gian dài(nhất là địa lí đại cương lớp 6) với cách học thuộc, học tủ để thi như nhiều năm trước thì bản chất của môn khoa học địa lí sẽ không có dấu ấn trong tâm trí của học sinh, chứ chưa nói đến việc học sinh ham thích bộ môn khoa học rất gắn liền với thực tế cuộc sống cũng như đây là một phần hành trang quan trọng để các em bước vào đời Qua thực tế đã dạy nhiều năm ôn luyện đội tuyển dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh, ban đầu trao đổi với các em về kiến thức đã học cũng như hiểu biết của các
em, thì cơ bản là các em chỉ nhớ, thuộc nhưng thể hiện cũng như giải thích còn
mơ màng…
Vì vậy, đặt ra cho người thầy trong quá trình ôn luyện vừa phải giúp cho học sinh nắm vững kiến thức kĩ năng cơ bản, vừa phải chuyên sâu nâng cao kiến thức và kĩ năng làm bài, không có gì hơn là cùng với học sinh và tạo cho học sinh có hứng thú say mê, yêu thích bộ môn Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp, chia sẻ, động viên cùng với giáo viên dạy bộ môn địa lí của các em ở
trường cơ sở; chính các thầy cô đã giúp và làm nền tảng cho đội tuyển dự thi cấp tỉnh Bằng cách như vậy, có thể vừa đạt được hiệu quả trong khi ôn luyện, hiệu quả trong việc hợp tác của các thầy cô, vừa mở ra chân trời tươi sáng cho các em, là một trong những hành trang hiểu biết quan trọng cho tương lai các
em trưởng thành và hội nhập
Đó là mục đích đề ra của bản thân chúng tôi khi nhận nhiệm vụ giảng dạy và ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí khối 9 dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh trong nhiêu năm nay
Trang 8* Tuyển chọn học sinh thông qua khả năng học tập bộ môn:
- Khả năng tích tụ kiến thức cần thiết một cách tích cực, chủ động thông minh sáng tạo trong tư duy, có trăn trở với các bài tập, lý thuyết từ đó tìm ra mối liên
hệ của bài giảng của các quy luật vốn có mà không phải học vẹt, nhớ bài một cách máy móc
- Khả năng thực hiện các kỹ năng: Xử lý, phân tích bảng số liệu, thống kê, đọc được bản đồ, biểu đồ từ đó tìm ra mối quan hệ giữa chúng với nhau Đó là các mối quan hệ nhân – quả giữa hiện tượng tự nhiên với kinh tế – xã hội, giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa kinh tế – xã hội với nhau Khi phân tích số liệu phải biết làm sinh động các con số đó thông qua việc so sánh, đánh giá nó để rút ra những nhận xét cần thiết
- Khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, đây là khả năng quan trọng thể hiện rõ nét để chọn học sinh giỏi địa lý
- Học sinh có khả năng tư duy, sáng tạo và nhanh nhạy trong tiếp thu kiến thức, phán đoán và xử lý vấn đề
- Phải có ý thức thu thập thêm tài liệu ở sách(có cả tài liệu nâng cao cần tham khảo như địa lí nâng cao lớp 12) báo, phương tiện thông tin đại chúng… Rồi
sau đó biết xử lý, phân tích tài liệu nhất là với các bài tập, trao đổi với thầy, với bạn để tìm ra kết quả tốt nhất
- Giáo viên thường xuyên chú ý bài làm kiểm tra của học sinh về cách trình bày, phải biết cách diễn đạt cho rõ ràng, chính xác, tránh tẩy xóa, trình bày câu chữ lộn xộn, không logic Từ đó, giáo viên đánh giá được khả năng biết, hiểu
và vận dụng kiến thức của học sinh
- Giáo viên chú ý đến học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, qua các bài kiểm tra Có nhiều bài kiểm tra để kiểm điịnh chất lượng học ôn của các em Song, thông thường có 3 bài kiểm tra có tính chất tuyển chọn với thời gian làm bài từ 120 phút đến 150 phút(Thường thì 2 bài đầu tiên, giáo viên tự kiểm tra, bài cuối cùng do chuyên viên phòng giáo dục ra đề và đáp án ) Qua mỗi bài học sinh đều được giáo viên trao đổi trực tiếp những thế mạnh cần phát huy, và khiếm khuyết cần khắc phục để vươn lên
- Cuối đợt tuyển chọn, dựa vào sự nổ lực cố gắng trong quá trình học tập của các em, cùng với các con điểm đạt được qua các lần kiểm tra; giáo viên dễ dàng lựa chọn được đội tuyển chính thức, một cách công bằng và hiệu quả cao
3 Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:
Trang 93.1 Về kiến thức:
Với tình hình thực tế về chất lượng của đội dự tuyển ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn địa lí hằng năm của huyện nhà Giáo viên cần phải chuẩn bị các nội dung về kiến thức ôn luyện như sau:
* Nội dung kiến thức chủ yếu bồi dưỡng đội tuyển bao gồm kiến thức đại cương
khối lớp 6; Tự nhiên khu vực Châu Á(nhất là khu vực Đông Nam Á), tự nhiên Việt Nam khối lớp 8; Địa lí dân cư, kinh tế chung Việt Nam, địa lí các vùng kinh tế Việt Nam… Đối với học sinh giỏi, cần nắm kiến thức cả theo chiều rộng lẫn chiều sâu để đến thời điểm thi học sinh giỏi cấp tỉnh là phải hoàn thành xong chương trình
* Trong quá trình bồi dưỡng, cần:
- Củng cố kiến thức cơ bản, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, kiến thức được vận dụng cho việc giải quyết các vấn đề mới, ngay cả những bài trong sách giáo khoa với những vấn đề mà học sinh còn mơ hồ, chưa hiểu
- Soạn các chuyên đề nâng cao như hệ quả các chuyển động của Trái đất, kinh
vĩ tuyến – tọa độ địa lí ở khối lớp 6; Địa lý khu vực Đông Nam Á, tự nhiên Việt Nam ở khối lớp 8(phần địa hình, khí hậu, thủy năng sông suối, đất đai và tài nguyên thiên nhiên); Địa lý dân cư, địa lí các ngành kinh tế chung và địa lí các vùng kinh tế của nước ta; Cách nhận dạng biểu đồ để vẽ và phân tích…ở khối lớp 9
Mặc dù, những năm gần đây các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh ở tỉnh ta chỉ tập trung vào nội dung của địa lí lớp 9 Tuy nhiên kiến thức cũng như kĩ năng sẽ tổng hợp và phức tạp hơn… Vì vậy, như đã nói ở phần thực trạng của bộ môn như trên; người thầy cần giúp học sinh nắm rõ kiến thức liên quan để để làm nền chuyên sâu kiến thức, đồng thời cũng để học sinh thấy được giá trị hơn về môn khoa học này Từ đó, khi ôn đến chương trình lớp 9, học sinh sẽ hiểu bản chất hơn, ham thích và biết cách học hơn, hiệu quả ôn luyện sẽ cao hơn nhiều
3.2 Về kĩ năng và thái độ:
Đây là yêu cầu quan trọng khi bồi dưỡng học sinh giỏi cho đội tuyển, nó thể hiện rõ tính đặc trưng của bộ môn Vì thế, trong đề thi học sinh giỏi rất chú trọng đến yêu cầu này Cho nên giáo viên cần rèn luyện học sinh có ý thức, thái
độ tự học cũng như hợp tác trong quá trình học, và thành thạo những kĩ năng sau:
- Kĩ năng sử dụng bản đồ, atlas.
+ Đọc và khai thác tốt các đối tượng, hiện tượng địa lý trên bản đồ(chủ yếu là
Trang 10trong sách giáo khoa và trong atlas địa lí Việt Nam)
+ Xác định được các mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng địa lý trên bản đồ
+ Trong việc khai thác bản đồ, atlas cần khả năng vận dụng kiến thức đã học với khả năng tư duy, sáng tạo để giải quyết vấn đề
* Đặc biệt là phải sử dụng thành thạo atlas địa lý Việt Nam Trong đề thi học sinh giỏi các năm thí sinh đều được sử dụng atlas, và có những câu trực tiếp liên quan đến atlas địa lý Việt Nam Ví dụ: Đề thi học sinh giỏi địa lí tỉnh Thanh Hóa năm học 2012-2013, thi ngày 25-3-2013
+ Ghi ở cuối tờ giấy thi (Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam từ năm
2008 đến nay)
+ Hay, ý 1 câu 3 là: Về kinh tế, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có những thế mạnh nào? Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của vùng này có ý nghĩa kinh tế-chính trị-xã hội sâu sắc? Thì việc sử dụng thành thạo atlas địa lý Việt
Nam thí sinh có thể tìm và khai thác nhanh được các thế mạnh theo từng nhóm ngành hay từng ngành kinh tế thể hiện trên aslat bởi các đối tượng địa lí như tên khoáng sản, loại cây công nghiệp và địa danh có các sản phẩm này…
- Kĩ năng phân tích bảng số liệu
+ Cần phân tích bảng số liệu theo hàng ngang, hàng dọc, không bỏ sót số liệu
để rút ra được nhận xét thể hiện được bản chất của hiện tượng, đồng thời sự biến động của đối tượng theo thời gian hoặc so sánh các đối tượng địa lý
+ Cần cho học sinh làm nhiều bài tập với nhiều dạng khác nhau để tạo được
kĩ năng thành thạo
- Kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ
+ Học sinh qua ôn thi học sinh giỏi cấp huyện đã có kiến thức cơ bản về biểu đồ; Giáo viên cũng phải cần kiểm tra lại và cung cấp kiến thức, cũng như rèn kĩ năng cho học sinh phân biệt cách nhận dạng các biểu đồ mà đề cho, kĩ năng lấy
tỉ lệ, kẽ, vẽ cho chính xác, khoa học và nhanh chóng
+ Phân biệt mỗi dạng biểu đồ đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nên phải biết cách chọn thích hợp Đồng thời, biết cách phân tích biểu đồ theo yêu cầu của đề bài, qua số liệu đề bài đã cho, và dựa vào biểu đồ vừa được vẽ chính xác nói trên
- Kĩ năng tính toán.
+ Đây là kĩ năng cần thiết và phổ biến nên đối với đội tuyển học sinh giỏi phải thành thạo kĩ năng này