MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỰ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ

16 708 2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỰ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỰ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm đầu của thế kỷ 21, các ngành nghề thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên đang chiếm ưu thế; xu hướng đó đang tác động mạnh mẽ đến tâm lí phụ huynh và các em học sinh. Chính vì vậy mỗi khi đến trường các em học sinh thường đưa ra mục tiêu là “phải học tốt môn khoa học tự nhiên”, còn các môn khoa học xã hội trong đó có môn Địa lí đa phần đều bị xem nhẹ, học Địa lí chỉ mang hình thức đối phó, còn tâm lí giáo viên giảng dạy bị hụt hẫng. Trong những năm qua ở trường trung học phổ thông Lê Hồng Phong, môn Địa lí vẫn chưa có vị trí đáng kể, vẫn như là một môn phụ; phần lớn các em học sinh chỉ quan tâm nhiều đến các môn khoa học tự nhiên. Ngoài ra môn Địa lí thuộc khối C mà khối thi này thì ngày càng có xu hướng giảm số lượng thí sinh đăng ký do ngành thi hạn chế, cơ hội việc làm trong tương lai cũng khó khăn hơn các ngành khác, cho nên cả học sinh và xã hội ít quan tâm. Thực tế cho thấy Địa lí lớp 12 là một môn học rất sinh động và hấp dẫn ; môn học Địa lí sẽ cung cấp cho học sinh các kiến thức về tự nhiên và kinh tế xã hội của Việt Nam; từ đó hình thành cho các em kĩ năng sống như bảo vệ môi trường, tình yêu quê hương đất nước, định hướng nghề nghiệp... Hằng năm Sở Giáo dục và đào tạo Đồng Nai thường tổ chức kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó có môn Địa lí khối 12; kết quả của kỳ thi này không chỉ khẳng định uy tín chất lượng đào tạo của các trường trung học phổ thông, mà còn thể hiện vai trò, nổ lực của từng giáo viên. Từ năm học 20012010 được Ban giám hiệu nhà trường tin tưởng giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí khối 12, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để áp dụng cho bản thân cũng như qua đó trao đổi với đồng nghiệptrong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Chính vì vậy tìm ra giải pháp thu hút học sinh tích cực tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh có tầm quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc dạy và học môn Địa lí ở trường trung học phổ thông nói chung, ở trường THPT Lê Hồng Phong nói riêng. Cho nên tôi quyết định chọn đề tài này vì nó sẽ giúp tôi trên con đường giảng dạy của mình cũng như thông qua đó góp phần nâng cao vị thế của môn Địa lí đối với các em học sinh, đồng thời triển khai có hiệu quả các giải pháp của đề tài này với các đồng nghiệp. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ MỤC LỤC Tiêu mục Trang MỤC LỤC 1 SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC 2 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỰ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ 1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi theo ý đồ riêng. 2. Giải pháp 2: Cách thức thành lập đội tuyển 3. Giải pháp 3: Phương pháp làm công tác tư tưởng để học sinh không rời bỏ đội tuyển 4. Giải pháp 4: Tạo dựng niềm tin để học sinh học tập say mê và đạt hiệu quả khi đi thi 6 6 6 8 8 9 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 13 V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 15 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 GVTH: MẠNH TRỌNG THUẬN Trang 1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Mạnh Trọng Thuận 2. Ngày tháng năm sinh: ngày 18 tháng 8 năm 1983 3. Giới tính : Nam 4. Địa chỉ: Tổ 14 - khu phố IV - P Trảng Dài - TP Biên Hòa - Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613883001 (CQ) / ĐTDĐ: 0976411340 (Cá nhân) 6. Email: manhtrongthuan@gmail.com 7. Chức vụ: Bí thư Đoàn trường 8. Nhiệm vụ được giao: - Bí thư Đoàn trường - Giảng dạy môn Địa lí khối 12 - Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí khối 12 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hồng Phong - Biên Hòa - Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Trình độ: Đại học - Năm nhận bằng: 2006 - Chuyên ngành đào tạo: ngành Địa lí Đại học sư phạm TPHCM III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn Địa lí - Số năm có kinh nghiệm: 9 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm trở lại đây: + Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ + Hướng dẫn sử dụng át lát để ôn luyện Địa lí 12 + Hướng dẫn kĩ năng nhận xét bảng số liệu GVTH: MẠNH TRỌNG THUẬN Trang 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỰ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm đầu của thế kỷ 21, các ngành nghề thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên đang chiếm ưu thế; xu hướng đó đang tác động mạnh mẽ đến tâm lí phụ huynh và các em học sinh. Chính vì vậy mỗi khi đến trường các em học sinh thường đưa ra mục tiêu là “phải học tốt môn khoa học tự nhiên”, còn các môn khoa học xã hội trong đó có môn Địa lí đa phần đều bị xem nhẹ, học Địa lí chỉ mang hình thức đối phó, còn tâm lí giáo viên giảng dạy bị hụt hẫng. Trong những năm qua ở trường trung học phổ thông Lê Hồng Phong, môn Địa lí vẫn chưa có vị trí đáng kể, vẫn như là một môn phụ; phần lớn các em học sinh chỉ quan tâm nhiều đến các môn khoa học tự nhiên. Ngoài ra môn Địa lí thuộc khối C mà khối thi này thì ngày càng có xu hướng giảm số lượng thí sinh đăng ký do ngành thi hạn chế, cơ hội việc làm trong tương lai cũng khó khăn hơn các ngành khác, cho nên cả học sinh và xã hội ít quan tâm. Thực tế cho thấy Địa lí lớp 12 là một môn học rất sinh động và hấp dẫn ; môn học Địa lí sẽ cung cấp cho học sinh các kiến thức về tự nhiên và kinh tế xã hội của Việt Nam; từ đó hình thành cho các em kĩ năng sống như bảo vệ môi trường, tình yêu quê hương đất nước, định hướng nghề nghiệp Hằng năm Sở Giáo dục và đào tạo Đồng Nai thường tổ chức kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó có môn Địa lí khối 12; kết quả của kỳ thi này không chỉ khẳng định uy tín chất lượng đào tạo của các trường trung học phổ thông, mà còn thể hiện vai trò, nổ lực của từng giáo viên. Từ năm học 2001-2010 được Ban giám hiệu nhà trường tin tưởng giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí khối 12, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để áp dụng cho bản thân cũng như qua đó trao đổi với đồng nghiệptrong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Chính vì vậy tìm ra giải pháp thu hút học sinh tích cực tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh có tầm quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc dạy và học môn Địa lí ở trường trung học phổ thông nói chung, ở trường THPT Lê Hồng Phong nói riêng. Cho nên tôi quyết định chọn đề tài này vì nó sẽ giúp tôi trên con đường giảng dạy của mình cũng như thông qua đó góp phần nâng cao vị thế của môn Địa lí đối với các em học sinh, đồng thời triển khai có hiệu quả các giải pháp của đề tài này với các đồng nghiệp. GVTH: MẠNH TRỌNG THUẬN Trang 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Các quan điểm, những việc làm của các nhà khoa học, các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.” (Điều 23- luật giáo dục). Muốn đạt được mục tiêu đó trong quá trình học tập học sinh phải có hứng thú học tập, có nhu cầu được học và học tập một cách tích cực, phải có niềm đam mê với các môn học. Tháng 1/1995 hội thảo “Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí” do Khoa Địa ĐHSP TPHCM tổ chức tại TP Hồ Chí Minh. Ngày 20-22/10/1999 hội thảo “Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở bậc phổ thông trung học” do Vụ Phổ thông thực hiện tại Hà Nội. Số 8326/THPT ngày 7/9/1999 của Bộ giáo dục và đào tạo v/v dạy học môn Địa lí bậc THPT, “Đẩy mạnh cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học tạo sự chuyển biến về phương pháp giảng dạy, học tập. Môn Địa lí cần tập trung giảm tối đa những yêu cầu ghi nhớ máy móc, đồng thời tăng cường các yêu cầu phân tích sự vật hiện tượng Địa lí trong quá trình dạy và học”. Cơ sở pháp lý của đổi mới phương pháp giảng dạy đã được khẳng định ở những văn bản của Đảng và Nhà nước về chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 ghi rõ “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức,…” Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI cũng đề cập: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhập và đổi mới tri thức kỹ năng, phát triển năng lực….”. Trong những thời gian gần đây, Sở giáo dục đào tạo Đồng Nai đã tổ chức nhiều chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học khoa học xã hội; Ví dụ: vào năm học 2011-2012 chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội được tổ chức tại trường THPT Lê Hồng Phong, với sự tham gia của gần 40 trường THPT trong tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, Ban giám hiệu trường THPT Lê Hồng Phong đã có nhiều chiến lược nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Đặc biệt đối với các môn học khoa học xã hội luôn được Ban giám hiệu Nhà trường quan tâm và đầu tư; trong đó có môn Địa lí như: mua trang thiết bị dạy học, tìm nguồn kinh GVTH: MẠNH TRỌNG THUẬN Trang 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ phí để thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích tốt trong kỳ thi học sinh giỏi, tốt nghiệp và đại học; đặc biệt từ năm học 2012-2013 Ban giám hiệu Nhà trường đã có chủ trương hình thành một lớp ban C luyện thi đại học tại trường. Đội ngũ giáo viên môn Địa lí của Nhà trường gồm 5 người, hầu hết là giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề, luôn phấn đấu hết mình vì chất lượng đào tạo của nhà trường. 2. Hạn chế của các giải pháp đã có trong thực tế của đơn vị, địa phương Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Lê Hồng Phong với mục tiêu: “Để thu hút học sinh tích cực tham dự kỳ thi học sinh cấp tỉnh môn Địa lí khối 12 có hiệu quả”, tôi thấy còn tồn tại một số hạn chế:  Rất nhiều học sinh và gia đình các em học sinh còn quan niệm: “Địa lí là môn học phụ”; đặc biệt những học sinh ở các lớp có xu hướng thi đại học khối A, B, D nên không đầu tư nhiều thời gian cho môn học Địa lí.  Giáo viên bộ môn Địa lí của trường tuy nhiệt tình, nhưng đều là giáo viên trẻ nên kinh nghiệm tích lũy chưa nhiều vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng các hình thức dạy học tạo được sự thu hút học sinh say mê học môn Địa lí.  Thực hiện một tiết dạy có vận dụng những hình thức và phương pháp dạy học để thu hút được học sinh thì phải mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị giáo án, nhất là khâu phương pháp và nghệ thuật dạy của người thầy.  Giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, kênh hình trong môn Địa lí chưa được khai thác nhiều. Giờ học Địa lí chưa mang lại nhiều hứng thú cho học sinh  Việc tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh và các hình thức khen thưởng, động viên người học chưa được giáo viên quan tâm nhiều.  Ngoài ra phương tiện dạy học, băng đĩa tư liệu ….để giảng dạy môn Địa lí của Nhà trường còn hạn chế. Từ thực trạng nói trên đã đặt ra nhiều yêu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy để giúp học sinh say mê học môn Địa lí, đồng thời nâng cao vị thế và chất lượng của môn học này. Chính vì vậy mà tôi đã nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp thu hút học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn địa lí khối 12 có hiệu quả”. Đây là giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có và được tôi áp dụng ở trường THPT Lê Hồng Phong từ năm học 2010-2011, bước đầu đã mang lại nhiều hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường. Trong phạm vi của đề tài này, tôi chỉ tập trung vào nội dung: “Một số giải pháp thu hút học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí khối 12 có hiệu quả”. GVTH: MẠNH TRỌNG THUẬN Trang 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH TÍCH CỰC THAM DỰ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ Trong từng năm học, Sở giáo dục & đào tạo Đồng Nai thường tổ chức kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh dành cho các em học sinh khối 12. Từ năm học 2010-2011 Trường THPT Lê Hồng Phong đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm là “chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và ôn thi đại học”. Tôi được tổ nhóm chuyên môn phân công nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí khối 12 liên tục từ năm học 2009 đến nay. Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm mà bước đầu đã có những thành công nhất định. Để có được thành công như vậy tôi đã tiến hành các giải pháp như sau: 1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi theo ý đồ riêng Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi là rất cần thiết đối với giáo viên bộ môn; có kế hoạch thì quá trình bồi dưỡng mới trôi chảy và có kết quả tốt.Thời gian để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này ít nhất là 4 tháng; vì thường là tháng 9 bắt đầu công việc và kết thúc là đầu tháng 2 năm sau khi các em học sinh đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Lên kế hoạch làm việc cho từng tuần và tháng.Ví dụ năm học 2014-2015: Tháng Tuần Nội dung công việc Ghi chú 10/2014 Tuần 1 - Lên kế hoạch làm việc. - Đi tuyển học sinh (8-10 học sinh) - Tổ chức thi vòng sơ loại (nếu số lượng học sinh quá đông (>15 học sinh). - Gặp mặt học sinh và ổn định lớp. Tuần 2 - Dạy các kỹ năng Địa lí. - Dạy lí thuyết Tuần 3 - Dạy một số phép tính. - Hướng dẫn vẽ biểu đồ cột, tròn. - Dạy lí thuyết Tuần 4 - Hướng dẫn vẽ biểu đồ miền, đường, kết hợp. - Thi thử lần 1 28/10/2014 11/2014 Tuần 1 - Chấm và trả bài thi thử cho học sinh. GVTH: MẠNH TRỌNG THUẬN Trang 6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ - Hướng dẫn cách nhận xét và giải thích bảng số liệu. Tuần 2 - Dạy kiến thức lý thuyết - Giải một số đề thi học sinh giỏi môn Địa lí năm 2011, 2010, 2009,… Tuần 3 - Dạy kiến thức lý thuyết - Cho học sinh tự khảo bài theo cặp. Tuần 4 - Thi thử lần 2. - Chấm và trả bài thi thử lần 2. - Chọn 8 học sinh tốt nhất (Quy định của kỳ thi là mỗi môn không được quá 8 học sinh). 27/11/2014 12/2014 Tuần 1 - Dạy kiến thức lý thuyết. - Cho học sinh tự khảo bài theo cặp. Tuần 2 - Động viên học sinh và đánh giá ưu điểm, nhược điểm của từng thành viên trong đội tuyển. Tuần 3 Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng át lát Địa lí có hiệu quả. Tuần 4 - Thi thử lần 3. - Chấm và trả bài thi thử lần 3. 28/12/2014 1/2015 Tuần 1 Cho học sinh khảo bài theo nhóm. Tuần 2 Cho học sinh khảo bài theo nhóm. Tuần 3 Giáo viên hướng dẫn cách làm bài thi, ổn định tâm lí cho học sinh. Tuần 4 Trả lời các câu hỏi thắc mắc về kiến thức của các em trong đội tuyển. Lên kế hoạch tuyển học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi: đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả đào tạo sau này; giáo viên cần tiến hành các bước như sau:  Dán thông báo lên bảng tin hoặc qua hệ thống phát thanh nhà trường về việc tuyển học sinh giỏi môn Địa lí để các em đăng kí tham gia.  Tham khảo ý kiến một số giáo viên đã giảng dạy môn Địa lí của các em ở năm lớp 11 để có thể chủ động lựa chọn đối tượng học sinh giỏi. GVTH: MẠNH TRỌNG THUẬN Trang 7 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ  Tiến hành khảo sát sơ qua kết quả học tập năm lớp 11 (giáo viên phải trực tiếp khảo sát ở sổ điểm lớn của nhà trường). 2. Giải pháp 2: Cách thức thành lập đội tuyển Việc phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi là một vấn đề quan trọng; vì công việc này sẽ liên quan đến chất lượng, hiệu quả của đội tuyển trong quá trình bồi dưỡng và tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Bằng nhiều hình thức tuyển chọn, tôi sẽ chọn từ 8 - 10 học sinh tốt nhất, các em phải đạt các tiêu chí như:  Học sinh phải có học lực khá, hạnh kiểm khá trở lên, để tạo nền chung cho sự tiếp thu kiến thức, kỹ năng.  Điểm trung bình môn Địa lí năm học lớp 11 phải từ 7,5 điểm trở lên.  Học sinh phải có niềm đam mê, yêu thích môn Địa lí, cần cù trong học tập, có ý chí để đạt được mục đích; nếu không có đam mê, không có ý chí thì rất khó đạt được đến thành công.  Học sinh phải có khả năng học tập bộ môn; đó là khả năng chủ động tích tụ kiến thức, khả năng liên hệ thực tế, khả năng thực hiện các kỹ năng như xử lý số liệu, phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ Trong trường hợp số lượng đăng kí tham gia đội tuyển học sinh giỏi quá đông (>10 học sinh) thì giáo viên có thể tổ chức thi vòng sơ loại (với kiến thức cơ bản) và dành một buổi để phỏng vấn các em; để từ đó chọn ra được một đội tuyển khoảng từ 8 đến 10 học sinh tốt nhất để tiến hành công tác bồi dưỡng. Trong trường hợp học sinh đăng kí tham gia quá ít về số lượng (<8 học sinh), thì tôi tiếp tục đi đến các lớp để tư vấn thêm về ưu điểm khi các em chọn môn Địa lí; Ví dụ như: Địa lí là môn dễ học, có khả năng mang lại thành tích cao nếu các em chịu khó… 3. Giải pháp 3: Phương pháp làm công tác tư tưởng để học sinh không rời bỏ đội tuyển Trong những năm học trước, mỗi khi thành lập đội tuyển để bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí thì giáo viên luôn gặp nhiều khó khăn, nhất là tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng hoặc xin rút lui khỏi đội tuyển; điều đó sẽ làm làm cho đội tuyển thiếu hụt lực lượng trầm trọng, ngoài ra còn ảnh hưởng không tốt tới tâm lí của các thành viên còn lại. Vì vậy rút kinh nghiệm năm học trước, tôi đã chuẩn bị chu đáo giải pháp “nghệ thuật làm công tác tư tưởng để học sinh không rời bỏ đội tuyển” với cách làm như sau: 3.1. Bước 1: Tập trung học sinh buổi đầu tiên để gặp mặt giữa thầy và trò  Trao đổi với các em về tầm quan trọng của kỳ thi học sinh giỏi.  Lợi ích của học sinh khi tham gia thi học sinh giỏi. GVTH: MẠNH TRỌNG THUẬN Trang 8 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ  Kích thích học sinh say mê học tập môn học.  Sắp xếp lịch học: 2 buổi/ tuần (thường là buổi chiều, vì buổi sáng các em học chính khóa).  Thông báo chương trình học để các em trong đội tuyển chuẩn bị chủ động thích nghi. 3.2. Bước 2: Trong các giờ lên lớp giáo viên phải luôn quan tâm học sinh  Quan tâm tới tâm lí của từng thành viên trong đội tuyển; Khi giáo viên quan tâm đến các em học sinh thì ngược lại học sinh sẽ quý mến thầy cô và yêu thích môn địa lí nhiều hơn.  Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng học sinh để có định hướng giúp đỡ; Ví dụ: “Từng thành viên cư trú có xa trường học không? Hoặc gia đình có ủng hộ việc các em vào đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí không? ” 3.3. Bước 3: Giáo viên đưa ra nội quy chung cho đội tuyển trong quá trình học  Trong quá trình bồi dưỡng giáo viên vừa phải mềm mỏng nhưng cũng cần phải cứng rắn, đặc biệt là phải có nội quy riêng đối với môn học. Ví dụ: Học sinh không được nghỉ học quá 2 buổi/ 3 tháng, khi nghỉ học phải gọi điện xin phép giáo viên và học sinh đó phải có kế hoạch tự học để theo kịp các thành viên khác.  Học sinh phải khắc phục những khó khăn, có ý chí phấn đấu học tập để đi đến thành công vì danh dự của bản thân và cả đội tuyển. 4. Giải pháp 4: Tạo dựng niềm tin để học sinh học tập say mê và đạt hiệu quả khi đi thi 4.1. Bước 1: Động viên và “truyền lửa” cho học sinh  Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải liên tục động viên và “truyền lửa” cho các thành viên trong đội tuyển. Giáo viên phải truyền được những đam mê, ý chí của bản thân về môn địa lí đến với các em học sinh.Ví dụ: thông qua những câu chuyện kể, những lời động viên, những lời khen tới học sinh….  Động viên và “truyền lửa” là một giải pháp cần thiết, vì nó sẽ thúc đẩy tinh thần học tập của các em; qua đó rèn luyện ý chí, lòng quyết tâm để đạt được mục đích (đạt học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí). 4.2. Bước 2: Thiết kế nội dung chương trình dạy để thu hút học sinh 4.2.1. Về nội dung lí thuyết * Phần lí thuyết Địa lí Việt Nam lớp 12: do thời điểm thi học sinh giỏi cấp tỉnh khối 12 (vòng 1) đang là đầu học kỳ II nên chỉ gồm có các nội dung: − Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. − Đất nước nhiều đồi núi. GVTH: MẠNH TRỌNG THUẬN Trang 9 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ − Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. − Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. − Thiên nhiên phân hoá đa dạng. − Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. − Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. − Dân cư, lao động, đô thị hóa. − Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. − Địa lí ngành nông nghiệp: cây lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, các vùng nông nghiệp… − Địa lí công nghiệp: cơ cấu ngành công nghiệp, một số ngành công nghiệp trọng điểm, tổ chức lãnh thổ công nghiệp,… − Địa lí dịch vụ: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, du lịch 4.2.2. Về phần kỹ năng Địa lí − Xử lí số liệu: tính tỉ trọng cơ cấu, tính tốc độ tăng trưởng, − Vẽ biểu đồ: cột, tròn, miền, đường, kết hợp. − Phân tích, so sánh, nhận xét bảng số liệu thống kê. − Giải thích các vấn đề địa lí có liên quan. − Kỹ năng sử dụng át lát. − Kỹ năng liên hệ thực tế. 4.3. Bước 3: Tổ chức thi thử đánh giá năng lực Số lần thi thử : ít nhất là khoảng 3 lần/4 tháng. Thời gian thi thử: (cuối tháng 11, 12, 1). Mục đích:  Làm cho học sinh làm quen với tâm lí thi, cách thi.  Giáo viên đánh giá được khả năng và sự tiến bộ của từng em, tìm ra được mặt mạnh để phát huy, những hạn chế cần khắc phục.  Động viên, khích lệ kịp thời các em trong đội tuyển. Ví dụ 1: ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG KHỐI 12 MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2014-2015 (Lần 1) Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1: (4Đ) a. Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng nước ta? (1,5Đ) GVTH: MẠNH TRỌNG THUẬN Trang 10 [...]... THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ nguyên nhân, phương hướng khắc phục để học sinh khắc phục được nhược điểm và tiến bộ hơn IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 1 Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi qua các năm 1.1 Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2010-2011 môn Địa lí khối 12: có 7/8 học sinh dự thi đạt học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí 12, chiếm tỉ lệ... khuyến khích 1.4 Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí khối 12 năm học 2013-2014: có 8/8 học sinh đi dự thi và đều đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, với tỉ lệ 100% STT GVTH: Họ tên MẠNH TRỌNG THU N Điểm Giải Trang 13 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ 01 02 03 04 05 06 07 08 Đào Trần Ngọc Quân Nguyễn Chí Khang Nguyễn Anh Pháp Nguyễn Thị... 2011-2 012 môn Địa lí khối 12: có 4/5 học sinh dự thi đạt học sinh giỏi cấp tỉnh: đạt tỉ lệ 80% STT 01 02 03 04 Họ và tên Nguyễn Hoàng Nhật Linh Lê Thị Hồng Loan Nguyễn Thị Ngọc Tươi Nguyễn Thị Ánh Tuyết Điểm 12, 75 10,25 10,50 10,25 Giải Giải Ba Giải khuyến khích Giải khuyến khích Giải khuyến khích 1.3 Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2 012- 2013 môn Địa lí khối 12: có 7/8 học sinh dự thi. .. Có nhiều biện pháp khuyến khích giáo viên tích cực áp dụng những hình thức dạy học mang lại cảm hứng học tập cho học sinh  Tìm thêm nguồn kinh phí để hỗ trợ giáo viên và phát thưởng cho cho sinh đạt thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh Giải pháp thu hút học sinh tích cực tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn địa lí khối 12 là rất cần thi t; giải pháp này không chỉ mang lại hiệu quả. .. cho học sinh mà còn khơi dậy được ở các em những tiềm năng vốn có, giúp học sinh biết đánh giá được khả năng học tập của bản thân Đặc biệt đối với học sinh khối 12, giải pháp thu hút học sinh học môn Địa lí còn góp phần tạo định hướng đúng đắn về sự lựa chọn nghề nghiệp của các em Trên đây là một vài ý kiến của tôi về giải pháp thu hút học sinh tích cực tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn địa lí. .. Thị Thu Hằng Nguyễn Việt Hoàng Nguyễn Thị Thùy Dương Nguyễn Ngọc Uyên Vy Điểm 16,00 14,00 13,50 13,00 11,75 11,25 10,50 10,00 Giải Giải Nhất Giải Ba Giải Ba Giải Ba Giải khuyến khích Giải khuyến khích Giải khuyến khích Không đạt Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh ngày 06/02/2015 Trường THPT Lê Hồng Phong có 8 học sinh dự thi môn địa lí; kết quả có 7/8 học sinh đạt giải học sinh giỏi ở môn Địa lí khối 12; ... TRỌNG THU N Trang 14 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1 Đối với giáo viên giảng dạy bộ môn  Giáo viên phải trang bị cho mình một lượng kiến thức cơ bản để đáp ứng nhu cầu học của học sinh  Giáo viên giảng dạy môn Địa lí luôn phải suy nghĩ và tìm ra những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. .. Dung Nguyễn Trịnh Bảo Giang Lương Nguyễn Thu Ngân Đinh Thị Bích Ngọc Bùi Thị Tâm 14,75 14,00 11,75 9,75 10,00 10,50 10,75 9,75 Giải Nhất Giải Nhì Giải Ba Giải khuyến khích Giải khuyến khích Giải khuyến khích Giải khuyến khích Giải khuyến khích 1.5 Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí khối 12 năm học 2014-2015: có 7/8 học sinh đi dự thi đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, với tỉ lệ 87,5% STT 01 02 03 04... GVTH: MẠNH TRỌNG THU N Trang 15 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Át lát Địa lí Việt Nam- Nhà xuất bản giáo dục việt Nam 2014 2 Tâm lí học đại cương - Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy - Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 2002 3 Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trường THPT - Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen -...MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ b Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta? (1,5Đ) c Giải thích nguyên nhân hình thành gió mùa Đông Bắc ở nước ta (1,0Đ) Câu 2: (4Đ) a So sánh sự khác nhau về thi n nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam? Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự . đa dạng. − Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. − Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. − Dân cư, lao động, đô thị hóa. − Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. − Địa lí ngành nông nghiệp: cây

Ngày đăng: 16/07/2015, 21:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan