Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học cấp THCS từ năm học 2010-2011

6 437 1
Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học cấp THCS từ năm học 2010-2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH TÂY NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tây Ninh, ngày 31 tháng 8 năm 2010 Kính gửi: – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị; – Hiệu trưởng trường Thực nghiệm GDPT tỉnh. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Tây Ninh hướng dẫn các phòng GDĐT và trường Thực nghiệm GDPT tỉnh thực hiện một số nội dung như sau: I. Việc thực hiện chương trình cấp THCS 1. Về chương trình: – Thực hiện phân phối chương trình các môn học thống nhất của Sở Giáo dục và Đào tạo; – Chương trình các môn học thực hiện 37 tuần trên khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được khoán chương; – Thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức- kĩ năng chương trình giáo dục phổ thông (tài liệu cấp trong tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ hè 2010). 2. Về đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá: – Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường, thái độ học tập tích cực cho học sinh; – Trong quá trình dạy học, cần hạn chế ghi nhớ máy móc, học thuộc nhưng không nắm vững kiến thức, kĩ năng môn học, chú ý hướng dẫn, động viên và kiểm tra việc tự học của học sinh nhằm phát huy năng lực cá nhân; – Trong mỗi tiết học giáo viên phải tổ chức cho học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập; – Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá; – Đảm bảo cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn kĩ năng cho học sinh theo chuẩn kiến thức - kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông; – Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên; − Coi trọng việc phân tích kết quả kiểm tra qua đó các cấp quản lí, giáo viên, học sinh có cơ sở điều chỉnh kế hoạch dạy và học để phát huy thế mạnh và khắc phục điểm yếu cho học sinh; − Không lạm dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan, bám sát chuẩn kiến thức- kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, khai thác các ưu điểm của hình thức kiểm tra tự luận để biết được mức độ kiến thức và kĩ năng học sinh, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dạy học với nội dung và phương pháp thích hợp để 1 Số: 1500 / SGDĐT− GDTrH V/v: Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học cấp THCS từ năm học 2010-2011. loại trừ những lệch lạc, tháo gỡ những khó khăn trở ngại, thúc đẩy quá trình học tập và nâng cao chất lượng giảng dạy; – Thực hiện đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra học kì cả lí thuyết và thực hành; − Bài kiểm tra 45 phút thực hiện ở hình thức tự luận, nếu có kết hợp với trắc nghiệm khách quan thì tỉ lệ nội dung kiến thức và điểm phần trắc nghiệm khách quan tối đa là 30%. − Bài kiểm tra cuối học kì của lớp 6, 7, 8 và 9 tiến hành dưới hình thức 100% tự luận. Các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học đề kiểm tra tự luận chú ý cho nhiều câu hỏi nhỏ, tránh tình trạng ”dạy tủ, học tủ”. Đối với môn Tiếng Anh có hướng dẫn riêng. − Bài kiểm tra cuối học kì của lớp 9 thực hiện theo hướng dẫn của Sở GDĐT. 3. Về điểm số của các tiết thực hành, thí nghiệm: – Các bài thực hành trong chương trình học sinh phải thực hiện và viết báo cáo. – Đánh giá bài thực hành của học sinh gồm hai phần: + Phần đánh giá kĩ năng thực hành và kết quả thực hành; + Phần đánh giá báo cáo thực hành (tường trình thí nghiệm, thực hành). Điểm của bài thực hành bằng trung bình cộng điểm của hai phần trên. – Điểm số của bài thực hành đối với các môn cụ thể như sau: + Môn Vật lí: Trong mỗi học kì, chỉ đánh giá tối đa 1 bài thực hành lấy điểm hệ số 2. Việc chọn các bài thực hành để đánh giá điểm hệ số 2 là do tổ chuyên môn qui định. Các bài thực hành khác có thể đánh giá cho điểm hệ số 1. + Môn Hóa học: Trong mỗi học kì lấy một điểm hệ số 1. + Môn Sinh học: Trong mỗi học kì, giáo viên có thể tính điểm bình quân các bài thực hành hoặc lấy điểm bài đạt điểm cao nhất của học sinh nhưng phải đảm bảo mỗi học kì có một điểm hệ số 1. + Môn Công nghệ: Trong mỗi học kì lấy một điểm hệ số 1. 4. Về thực hiện nội dung dạy học – Nên chọn hình thức giáo án hai cột (mẫu kèm theo); – Nếu một bài phân phối 2 tiết, thì có thể soạn chung một giáo án nhưng phải thể hiện rõ phần ngắt tiết từ nội dung nào. Nếu một bài phân phối nhiều hơn 2 tiết, thì giáo viên nghiên cứu chia thành nhiều giáo án (không ghép một giáo án nhiều hơn 2 tiết). – Soạn giáo án đầy đủ, chi tiết, nhưng bài lên lớp không nhất thiết phải tiến hành toàn bộ các phần của sách giáo khoa. Để đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên tập trung vào phần trọng tâm của bài và chú ý hướng dẫn học sinh tự học theo sách giáo khoa; – Hình thức giáo án không quy định cứng nhắc (tùy theo khả năng của giáo viên và trình độ của học sinh). Nội dung giáo án phải nêu rõ các bước tiến hành của giáo viên và các hoạt động của học sinh. Kiến thức trong giáo án và khi lên trên lớp phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình; – Khi tiến hành bài lên lớp theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, nhất thiết phải dựa vào các hoạt động, hệ thống câu hỏi (đặc biệt, cần có các hoạt động dẫn dắt vào bài, chuyển phần sao cho tạo được hứng thú học tập cho học sinh), tránh chép nội dung của sách giáo khoa lên bảng; 2 –Tận dụng tối đa các thiết bị thí nghiệm và các phương tiện hỗ trợ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong bài lên lớp (máy vi tính, phần mềm, dữ liệu mô phỏng, thí nghiệm ảo, tranh, ảnh, sơ đồ trực quan…). II. Việc phân chia thời lượng các môn học cho từng học kì Trưởng phòng GDĐT chỉ đạo sắp xếp thống nhất như sau: MÔN TOÁN LÝ HÓA SINH C.NGHỆ TIN HỌC HỌC KỲ I II I II I II I II I II I II LỚP 6 (tiết/tuần) 4 4 1 1 / / 2 2 2 2 2 2 LỚP 7 (tiết/tuần) 4 4 1 1 / / 2 2 1,0 2,0 2 2 LỚP 8 (tiết/tuần) 4 4 1 1 2 2 2 2 2,0 1,0 2 2 LỚP 9 (tiết/tuần) 4 4 2 2 2 2 2 2 1 1 2 2 MÔN VĂN SỬ ĐỊA T. ANH GDCD TH. DỤC HỌC KỲ I II I II I II I II I II I II LỚP 6 (tiết/tuần) 4 4 1 1 1 1 3 3 1 1 2 2 LỚP 7 (tiết/tuần) 4 4 2 2 2 2 3 3 1 1 2 2 LỚP 8 (tiết/tuần) 4 4 2 1 1 2 3 3 1 1 2 2 LỚP 9 (tiết/tuần) 5 5 1 2 2 1 2 2 1 1 2 2 MÔN MĨ THUẬT ÂM NHẠC Tổng số tiết chính khóa/tuần GHI CHÚ HỌC KỲ I II I II I II LỚP 6 (tiết) 1 1 1 1 25t 25t LỚP 7 (tiết) 1 1 1 1 26t 27t LỚP 8 (tiết) 1 1 1 1 28t 27t LỚP 9 (tiết) 1 / 1 / 28t 26t III. Việc thực hiện dạy học tự chọn 1. Thời lượng: 2 tiết/tuần, dạy học chung cho cả lớp. 2. Tổ chức dạy học tự chọn: theo 1 trong 2 cách sau đây: – Cách 1: Thực hiện môn tự chọn: Tin học, ngoại ngữ 2. – Cách 2: Thực việc chủ đề tự chọn bám sát (CĐBS) để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng cho học sinh (không bổ sung kiến thức nâng cao mới). 3. Phân phối chi tiết kế hoạch thực hiện chủ đề tự chọn của từng trường THCS do hiệu trưởng trường THCS ấn định (có kí duyệt của phòng GDĐT). 3 4. Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học tự chọn: – Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chủ đề tự chọn của môn học thực hiện theo quy định tại “Qui chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông”. – Các bài dạy CĐBS có thể có điểm kiểm tra dưới 1 tiết riêng nhưng không có điểm kiểm tra 1 tiết riêng, chủ đề tự chọn môn học nào tính cho môn học đó. Nhận được công văn này, Sở yêu cầu thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn trên./. KT.GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: VP, KT&KĐCL, GDTrH. Đổng Ngọc Lập 4 GỢI Ý HÌNH THỨC GIÁO ÁN 2 CỘT (kèm theo công văn số 1500 /SGDĐT-GDTrH) Bài: . . . . . . – tiết: . . . . . . Tuần dạy: . . . . . . . TÊN BÀI DẠY 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: – HS biết: – HS hiểu: 1.2. Kĩ năng: – – 1.3. Thái độ: – – 2. TRỌNG TÂM – – 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên: (chỉ ghi những đồ dùng, thiết bị và phương tiện dạy học riêng của bài học này như: projector, bảng phụ, bản đồ, overhead, …. ; những đồ dùng, thiết bị và phương tiện dạy học thông thường như: giáo án, phấn, sách giáo khoa, … thì không cần ghi ra) – – 3.2. Học sinh: – – 4. TIẾN TRÌNH 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2. Kiểm tra miệng Câu 1: Câu hỏi kiểm tra bài cũ (chủ yếu là câu hỏi ở mức độ thông hiểu và vận dụng) Câu 2: Câu hỏi kiểm tra các nội dung tự học, gồm cả phần tự nghiên cứu bài mới (theo hướng dẫn tự học của giáo viên ở tiết trước, chủ yếu là câu hỏi ở mức độ nhận biết, dễ hiểu) . . . . . 4.3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Vào bài GV: . . . . . . HS: . . . . . . . . . . Hoạt động 2: GV: . . . . . . HS: . . . . . . . . . . Hoạt động 3: GV: . . . . . . HS: . . . . . . . . . . . . . . 5 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố – Câu 1: . . . . . . Đáp án câu 1: . . . . . . . – Câu 2: . . . . . . Đáp án câu 2: . . . . . . . – . . . . . . . 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học – Đối với bài học ở tiết học này: + + – Đối với bài học ở tiết học tiết theo: + + + 5. RÚT KINH NGHIỆM Cần rút kinh nghiệm về: – Nội dung; – Phương pháp; – Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học. 6 . hướng dẫn các phòng GDĐT và trường Thực nghiệm GDPT tỉnh thực hiện một số nội dung như sau: I. Việc thực hiện chương trình cấp THCS 1. Về chương trình: – Thực hiện phân phối chương trình các. SGDĐT− GDTrH V/v: Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học cấp THCS từ năm học 2010-2011. loại trừ những lệch lạc, tháo gỡ những khó khăn trở ngại, thúc đẩy quá trình học tập và nâng cao. các môn học thống nhất của Sở Giáo dục và Đào tạo; – Chương trình các môn học thực hiện 37 tuần trên khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được khoán chương; – Thực hiện dạy học theo

Ngày đăng: 16/06/2015, 14:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

  • CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  • Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

  • Tây Ninh, ngày 31 tháng 8 năm 2010

    • KT.GIÁM ĐỐC

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan