1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo đề dẫn

3 386 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 45,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG THCS TÂN THẠNH Số: /KH-THCSTT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tân Thạnh, ngày 06 tháng 4 năm 2011 DỰ THẢO BÁO CÁO ĐỀ DẪN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY

Trang 1

TRƯỜNG THCS TÂN THẠNH

Số: /KH-THCSTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tân Thạnh, ngày 06 tháng 4 năm 2011

DỰ THẢO

BÁO CÁO ĐỀ DẪN

VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC LỚP 6

Trong những gần đây chất lượng dạy và học, đặc biệt là chất lượng dạy và học các lớp đầu cấp

là vấn đề được quan tâm được sự quan tâm toàn xã hội và ngành giáo dục

Thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội Khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, bắt đầu từ năm học 2002-2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo thay sách giáo khoa lớp 1 và lớp 6 Đến năm học 2007-2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thành việc thay sách từ lớp 1 đến lớp 12

Đánh giá chung, sách giáo khoa mới đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội nói chung và Việt Nam nói riêng nhất là trong giai đoạn khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, cần thiết để chương trình giáo dục của chúng ta không lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới Chương trình nhằm phát triển học sinh một cách toàn diện Học sinh được phát huy nhiều kỹ năng qua việc mạnh dạn trong giao tiếp, phát biểu ý kiến và tăng cường khả năng tư duy sáng tạo, các em năng động hơn, tích cực hơn

Bên cạnh đó nhìn vào chất lượng tổng thể thì thấy còn nhiều điều đáng lo ngại chất lượng không đồng đều Bên cạnh những học sinh khá giỏi thì còn rất nhiều học sinh yếu kém, đang tồn tại một bộ phận không nhỏ học sinh thiếu tích cực, coi nhẹ việc học Những tồn tại trên do nhiều nguyên nhân: do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, do ý thức học tập của từng học sinh, nhận thức về việc học của từng gia đình, việc đổi mới phương pháp dạy học của từng giáo viên … Song khẳng định một điều rằng việc đổi mới phương pháp dạy và học còn chậm, chưa hiệu quả, khập khiễng giữa SGK, CSVC và trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của người thầy

I THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC LỚP 6

Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm: chất lượng toàn trường từ trung bình trở lên Môn văn 35,16%, Môn Toán 34,38% Khối 6: Môn văn chất lượng từ trung bình trở lên 23,19%, Môn Toán 20,83%

Nhìn vào chất chất lượng theo khảo sát đầu năm ở các khối lớp nói chung đếu rất thấp, riêng chất lượng khối 6 thấp hơn mặt bằng chung của toàn trường Đây là vấn đề đã được các cấp quản lý quan tâm và tìm giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học lớp 6

Điều đáng quan tâm là chất lượng của học sinh không đồng đều, bên cạnh một số em có học lực khá giỏi, học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh thì số học sinh yếu kém còn khá cao, một bộ phận không nhỏ học sinh học tập không tích cực có chiều hướng đi xuống, không theo kịp chương trình

II NGUYÊN NHÂN CHẤT LƯỢNG THẤP

* Về phía học sinh:

- Là do các em có học lực yếu kém do đó trên lớp chưa theo kịp bạn bè, chưa theo kịp chương trình dẫn đến thiếu tự tin trong học tập

- Học sinh yếu kém thường thiếu sự quan tâm của gia đình, học ở nhà không có người kèm cặp, hướng dẫn các em học dẫn đến học ở nhà không hiệu quả

Trang 2

- Học sinh chuyển từ lớp 5 lên lớp 6 có nhiều sự khác biệt :

+ Trường học xa hơn (ở lớp 5 học gần nhà hơn)

+ Học sinh bước qua lứa tuổi dậy thì, muốn làm người lớn do đó diễn biến tâm sinh lý phức tạp, thiếu tính ổn định

+ Học sinh tiếp xúc với nhiều thầy cô bộ môn, tính thích nghi đòi hỏi cao hơn

+ Môn Anh văn ở Tiểu học học sinh chưa được làm quen

+ Thời gian học, các mối quan hệ bạn bè, xã hội phức tạp đòi hỏi gia đình cần quan tâm hơn + Học sinh dễ bị thu hút vào các chò chơi điện tử, các loại hình giải trí khác

* Về phía giáo viên

- Thời gian đầu năm học rất khó khăn để dạy cho các em thích nghi với cách dạy, cách học của môn học mình đảm nhiệm Khi các em hoàn toàn mới với cách học ở THCS thì phải có thời gian nhất định đẻ thích nghi

- Lên lớp 6 thêm các môn học mới, chương trình kiến thức đa dạng, đòi hỏi học sinh phải cố gắng nỗ lực hơn, tư duy cao hơn Do đó giáo viên phải đầu tư về bài giảng nhiều hơn, thời gian chuẩn bị cho tiết dạy nhiều hơn trong khi đó chưa có giáo viên trợ giảng

- Chương trình sách giáo khoa mới đòi hỏi phải sự hỗ trợ của cơ sở vật chất đầy đủ và trình độ người thầy phải đáp ứng được, để ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đạt hiệu quả thì người thầy phải nỗ lực hết mình để cập nhật kiến thức mới, sử dụng đồ dùng dạy học, các phần mền dạy học thuần thục, phối hợp tốt các phương pháp dạy học và phải có kỹ năng sử dụng vi tính, máy chiếu

- Sự phát triển của xã hội, chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học đã làm giảm vị thế và uy tín của người thầy, ảnh hưởng của người thầy đối với học sinh bị giảm

* Về phía ngành

Kết quả mà thay đổi chương trình sách giáo khoa, các cuộc vận động, các phong trào của ngành đã triển khai trong những năm gần đây và sự đầu tư về cơ sở vật chất là không thể phủ nhận

đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, tạo được niềm tin trong nhân dân, học sinh năng động hơn, cảnh quan trường học xanh – sạch- đẹp hơn Song vẫn chưa đap ứng được nhu cầu phát triển hiện nay, sự đầu tư csvc, trang thiết bị thiếu đồng bộ, đồ dùng dạy học kém chất lượng Mặt trái của các phong trào như duy trì sĩ số học sinh, công tác phổ cập đã làm cho một bộ phận nhân nhân và học sinh ỉ lại, phó mặc việc giáo dục con em mình cho nhà trường

III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Muốn nâng cao chất lượng dạy và học lớp 6 cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

Đối với Hiệu trưởng:

- Chỉ đạo tốt việc sàng lọc, phân loại đối tượng học sinh, chỉ đạo xây dựng kế hoạch phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, xây dựng giải pháp cụ thể khả thi và triển khai thực hiện đến toàn thể cán bộ, giáo viên trong đơn vị

- Tăng cường giáo dục ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề trong giáo viên và chỉ đạo giáo viên thường xuyên giáo dục ý thức tự học trong học sinh

Đối với Phó Hiệu trưởng:

- Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn: Xây dựng các kế hoạch chi tiết cụ thể về hoạt động chuyên môn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và theo dõi các hoạt động chuyên môn, đặc biệt quan tâm kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng Tổ chức, quản lý, chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn một cách có nền nếp, khoa học và hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Đối với Tổ trưởng chuyên môn:

Trang 3

- Xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể về hoạt động chuyên môn của tổ, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và theo dõi hoạt động chuyên môn của các thành viên trong tổ

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn thiết thực có hiệu quả theo tinh thần đổi mới

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, trao đổi về việc dạy và đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng

Đối với Tổng Phụ trách Đội:

- Thường xuyên giáo dục động cơ, thái độ học tập cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt chào

cờ đầu tuần, phối hợp tốt với các tổ chuyên môn,bộ phận trong nhà trường, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa…

- Phát động và mở rộng phong trào đọc sách, phong trào “Xây dựng tủ sách dùng chung”, mỗi học sinh góp một đầu sách tham khảo để nâng cấp Thư viện nhà trường

Đối với giáo viên:

- Phân loại chính xác: học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu kém Học sinh yếu kém gia đình quan tâm, học sinh yếu kém gia đình không quan tâm, học sinh có hoàn cảnh khó khăn … để đề ra kế hoạch giáo dục và giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh

- Thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình, nghiên cứu và thực hiện giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng bộ môn Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy có hiệu quả Tích cực đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh, đổi mới phương pháp dạy và học theo phương châm “thầy chủ đạo, trò chủ động”

- Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn đặc biệt chú ý đến việc soạn, giảng, chấm sửa bài cho học sinh 100% giáo viên lên lớp có giáo án, giáo án phải thể hiện rõ nội dung hoạt động của thầy và trò, thể hiện đổi mới PPDH phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng Tạo sự cân đối hài hòa giữa hoạt động của thầy và trò theo đặc trưng bài dạy và đặc trưng bộ môn

- Phải thật sự thương yêu và có trách nhiệm với học sinh, sẵn sàng giúp đỡ học sinh, bồi dưỡng động cơ, thái độ học tập cho các em, thường xuyên động viên và tạo cơ hội cho các em vươn lên trong học tập Hãy khen học sinh, cho điểm học sinh xứng đáng dù đó là một sự tiến bộ rất nhỏ của các em

Thực trạng về chất lượng học sinh đã đòi hỏi sự quan tâm và hành động cụ thể của các nhà quản lý, những người làm công tác giáo dục, thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy Trong buổi phối hợp liên trường tổ chức hội thảo hôm nay quý Đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, cởi mở, thẳng thắn trong trong trao đổi, thảo luận, không né tránh các vấn đề thực tiễn Từ đó đề xuất các giải pháp, biện pháp khả thi để nâng cao chất lượng dạy và học lớp 6

HIỆU TRƯỞNG

Ngày đăng: 16/06/2015, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w