VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG, LỄ HỘI . Ngay từ khi Cách mạng tháng Tám mới thành công. Hồ Chủ tịch đã viết cuốn “ Đời sống mới để hướng dẫn sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở đi lại, cách làm việc trong cán bộ và nhân dân nhằm xây dựng cuộc sống mới, trong đó chỉ rõ: “ Đời sông mới không phải cái gì cũ củng bỏ hết. Không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng nhiều phền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm.Cái gì mới mà hay thì phải làm. Làm thế nào cho đời sông của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó là mục đích đời sống mới” Những thập kỷ sau Cách mạng Tháng tám năm 1945, trong điều kiện đất nước hoà bình hay đang có chiến tranh. Đảng và Nhà nước ta vẫn kiên trì chỉ đạo thực hiện, Hướng dẫn Đời sống mới của Hồ Chủ tịch. Năm 1980 Ban Chỉ đạo Nếp sống mới của Trung ương được thành lập để chỉ đạo thực hiện phong trào vận động xây dựng Nếp sống mới. Gia đình văn hoá mới. Đây thực chất là cuộc vận động cách mạng lớn, sâu rộng, trong đó một nội dung được coi là quan trọng và thường xuyên là vận động xây dựng nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Phong tục tập quán từ năm 1980 đến trước thời kỳ đổi mới cơ bản là lành mạnh, nhiều hủ tục và tệ mê tín dị đoan bị đẩy lùi và xoá bỏ. Khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, do chuyển sang nền kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế nhưng có phần buông lỏng chỉ đạo, quản lý trên một số lĩnh vực văn hoá xã hôi, nhiều nơi đã phát sinh lối sống thực dụng , trục lợi, sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá và đạo lý của dân tộc, tình nghĩa cộng đồng mà biểu hiện rất rõ trong việc cưới, việc tang, lễ hội . Một bộ phận cán bộ công chức có chức quyền tổ chức đám cưới, đám tang linh đình. Nhiều lễ hội bị biến dạng có động cơ thương mại hoá. Nhiều hủ tục đã phục hồi và hình thành cả những hủ tục mới, cái lạ thiếu sự phê phán chọn lọc. Những hiện tượng đó đã phá hoại thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân, là thách thức mới trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong xu thế toàn cầu hoá. Trước tình hình đó Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ Thị 27 CTTW ngày 12 tháng 1 năm 1998 về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội để định hướng xây dựng nếp sống văn minh trong phong tục tập quán, xoá bỏ hủ tục lạc hậu, giữ gìn bản sắc dân tộc . Chỉ Thị 27 CTTW đã chỉ rõ : “ Bảo tồn có chọn lọc, cải tiến, đổi mới những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ dần trong cuộc sống những hình thức lỗi thời, lạc hậu, nghiên cứu xây dựng và hình thành dần những hình thức vừa văn minh, vừa gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong việc cưới, việc tang, lễ hội..theo hướng lành mạnh, tiết kiệm, tránh xa hoa lãng phí, phiền nhiễu; Chống khuynh hướng kinh doanh, vụ lợi; xoá bỏ hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan” Ngày 16 tháng 7 năm 1998, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết Trung ương 5 ( khoá VIII ) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó có đề cập đến nhiệm vụ xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nghị quyết Trung ương 5 của Đảng đã nhận định: “ Nhiều hủ tụ
BÁO CÁO ĐỀ DẪN Tại hội nghị chuyên đề bàn về nếp sông văn minh trong việc cưới; việc tang, lễ hội năm 2015 I- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NẾP SÔNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG, LỄ HỘI . Ngay từ khi Cách mạng tháng Tám mới thành công. Hồ Chủ tịch đã viết cuốn “ Đời sống mới để hướng dẫn sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở đi lại, cách làm việc trong cán bộ và nhân dân nhằm xây dựng cuộc sống mới, trong đó chỉ rõ: “ Đời sông mới không phải cái gì cũ củng bỏ hết. Không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng nhiều phền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm.Cái gì mới mà hay thì phải làm. Làm thế nào cho đời sông của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó là mục đích đời sống mới” Những thập kỷ sau Cách mạng Tháng tám năm 1945, trong điều kiện đất nước hoà bình hay đang có chiến tranh. Đảng và Nhà nước ta vẫn kiên trì chỉ đạo thực hiện, Hướng dẫn Đời sống mới của Hồ Chủ tịch. Năm 1980 Ban Chỉ đạo Nếp sống mới của Trung ương được thành lập để chỉ đạo thực hiện phong trào vận động xây dựng Nếp sống mới. Gia đình văn hoá mới. Đây thực chất là cuộc vận động cách mạng lớn, sâu rộng, trong đó một nội dung được coi là quan trọng và thường xuyên là vận động xây dựng nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Phong tục tập quán từ năm 1980 đến trước thời kỳ đổi mới cơ bản là lành mạnh, nhiều hủ tục và tệ mê tín dị đoan bị đẩy lùi và xoá bỏ. Khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, do chuyển sang nền kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế nhưng có phần buông lỏng chỉ đạo, quản lý trên một số lĩnh vực văn hoá xã hôi, nhiều nơi đã phát sinh lối sống thực dụng , trục lợi, sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá và đạo lý của dân tộc, tình nghĩa cộng đồng mà biểu hiện rất rõ trong việc cưới, việc tang, lễ hội . Một bộ phận cán bộ công chức có chức quyền tổ chức đám cưới, đám tang linh đình. Nhiều lễ hội bị biến dạng có động cơ thương mại hoá. Nhiều hủ tục đã phục hồi và hình thành cả những hủ tục mới, cái lạ thiếu sự phê phán chọn lọc. Những hiện tượng đó đã phá hoại thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân, là thách thức mới trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong xu thế toàn cầu hoá. Trước tình hình đó Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ Thị 27- CT/TW ngày 12 tháng 1 năm 1998 về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội để định hướng xây dựng nếp sống văn minh trong phong tục tập quán, xoá bỏ hủ tục lạc hậu, giữ gìn bản sắc dân tộc . Chỉ Thị 27- CT/TW đã chỉ rõ : “ Bảo tồn có chọn lọc, cải tiến, đổi mới những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ dần trong cuộc sống những hình thức lỗi thời, lạc hậu, nghiên cứu xây dựng và hình thành dần những hình thức vừa văn minh, vừa gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong việc cưới, việc tang, lễ hội theo hướng lành mạnh, tiết kiệm, tránh xa hoa lãng phí, phiền nhiễu; Chống khuynh hướng kinh doanh, vụ lợi; xoá bỏ hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan” Ngày 16 tháng 7 năm 1998, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết Trung ương 5 ( khoá VIII ) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó có đề cập đến nhiệm vụ xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nghị quyết Trung ương 5 của Đảng đã nhận định: “ Nhiều hủ tục cũ và mới lan tràn, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội” đồng thời nêu những quan điểm chỉ đạo cơ bản, trong đó chỉ rõ: “ Bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hoá các dân tộc khác, giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ” . Vấn đề truyền thống và cách tân, dân tộc và hiện đại, kế thừa và sáng tạo là những vấn đề mà Đảng ta đặt ra trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị của phong tục, tập quán, trong đó có việc cưới, việc tang, lễ hội. Nội dung cơ bản của nó bao gồm việc loại bỏ những tập tục lạc hậu, phát huy những truyền thống tốt đẹp, xây dựng những phong tục tập quán mới tiến bộ, văn minh và tiếp thu những yếu tố tiến bộ trong văn hoá tiên tiến của nhân loại, ngăn chặn sự xâm nhập của lối sống suy đồi. - Báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng lại tập trung nhấn mạnh một lần nữa về sứ mệnh và nhiệm vụ cao quý nhất của nền văn hoá, đó là “ Mọi hoạt động văn hoá nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội “ . Những phẩm chất về con người mới nêu trên được Đại hội IX nhấn mạnh vừa là sự nối tiếp các giá trị tuyền thống tốt đẹp và bền vững, vừa là những đòi hỏi mới đói với con người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chủ trương xây dựng nếp sống văn minh và luận điểm xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là thành tựu lý luận của Đảng ta trong lĩnh vực văn hoá. Đảng và Nhà nước ta đã luôn coi trọng việc cải tạo và xây dựng phong tục tập quán lành mạnh, văn minh, phù hợp với tình hình và điều kiện trong từng giai đoạn của đất nước. Đảng ta đã chỉ rõ tiên tiến và đậm đà bản sắc là một thể thống nhất, vừa tiếp cận trình độ phát triển văn minh của thời đại, vừa phải lấy nội lực là tinh hoa văn hoá dân tộc để tham gia vào quá trình giao lưu văn hoá nhân loại. Xây dựng nếp sông văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội là cuộc đấu tranh gay gắt trên mặt trận tư tưởng và văn hoá để góp phần xây dựng con người Việt nam mới, chống lại lối sống thực dụng, vị kỷ, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc. II. VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG NẾP SÔNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG, LỄ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC . Phong tục, tập quán là nhân tố quan trọng của một nền văn hoá, là bộ phận hợp thành bản sắc văn hoá dân tộc. Cha ông chúng ta trong lịch sử đã coi trọng giữ gìn và phát huy tác dụng của phong tục tập quán, coi đó là nhiệm vụ lớn bới có ý thức để không bị đồng hoá và đánh mất bản sắc dân tộc. Làm nên bản sắc văn hoá của dân tộc, ngoài các giá trị vật thể, hữu hình như đền, miếu, chùa, nhà thờ, thành quách, còn có những giá trị văn hoá phi vật thể như phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian Văn hoá phi vật thể thấm sâu vào nếp nghĩ, lối sống hàng ngày của cộng đồng, dân tộc, trong đó phong phú nhất, sâu đậm nhất, được mọi thời đại, mọi xã hội quan tâm, đó là văn hoá trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Người Việt Nam coi việc cưới, việc tang là sự chuyển đoạn hệ trọng của đời người, và lễ hội là gắn với nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng, hoà nhập cộng đồng. Việc cưới, việc tang và lễ hội là một bộ phận quan trọng, là nền tảng góp phần làm nên bản sắc văn hoá dân tộc. Nhìn vào việc tổ chức lễ tang, lễ cưới và các lễ hội có thể thấy được tính nhân văn, bản sắc văn hoá và trình độ văn minh của một dân tộc Việc cưới, việc tang, lễ hội tuy là việc riêng của từng người, từng gia đình, từng cộng đồng nhưng lại có ảnh hưởng chung đến xã hội, là lĩnh vực dễ. Con người mới, lối sống thể hiện rất ẽo trong việc ứng xử với cộng đồng thông qua việc cưới, việc tang, lễ hội. nẩy sinh tệ nạn, hủ tục, mê tín dịi đoan. Tổ chức việc cưới, việc tang, lễ hội phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội sẽ góp phần hoàn thiện nếp sống, phong tục của dân tộc, trong thời kỳ công nghệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chúng ta xây dựng đất nước Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội với thói quen của những người sản xuất nhỏ, cá thể. Cuộc sống công nghiệp hiện đại đòi hỏi con người Việt nam phải dũng cảm rũ bỏ những trở ngại do nếp tư duy cũ, thiếu hiểu biết và chưa quen sống và hành động theo luật pháp. Xây dựng nếp sông văn minh càng cần đến trình độ của văn hoá pháp luật. Xây dựng nếp sông văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và trong nếp sống nói chung là một bộ phận quan trọng của cách mạng tư tưởng và văn hoá ở nước ta hiện nay. V.l . Lê- nin đã nói “ Sức mạnh tập quán ở hàng triệu và hàng chục triệu người là sức mạnh ghê gớm nhất “ . Phát huy sức mạnh to lớn ấy để xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một mục tiêu chiến lược của Đảng ta. Vì vậy Xây dựng nếp sông văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và trong nếp sống nói chung là một yêu cầu tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghệp hoá, hiện đại hoá đất nước. III- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG, LỄ HỘI Ở HUYỆN QUẢNG XƯƠNG 1- Kết quả đạt được : * Việc cưới : Song song với việc mở các lớp tập huấn nhằm phổ biến quán triệt cho cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tìm hiểu và thực hiện tốt Luật hôn nhân và Gia đình. Cấp uỷ, Chính quyền các cấp đã có nhiều biện pháp chỉ đạo về thực hiện các hình thức tuyên truyền, đã từng bước nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về thực hiện tôt Luật Hôn nhân và Gia đình. các ban ngành chức năng đã làm tốt công tác phối hợp với các đơn vị xã, thị trấn để xây dựng quy chế về tổ chức cưới theo NSVM và xây dựng các mô hình điểm. Tuy bước đầu thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, song đến nay đã có một sô đơn vị dần dần đi vào nề nếp, điển hình như : Quảng Lợi , Quảng Đại, Quảng Trung, Quảng Vọng, Quảng Lộc… Qua khảo sát thực tế và báo cáo của cơ sở, có khoảng 50% số đám cướido đoàn thanh niên chủ trì tổ chức, trong đó có 20% số đám cưới được tổ chức tại nhà văn hoá thôn hoặc hội trường UBND xã, với hình thức tổ chức nàyđã tiết kiệm được cả thời gian và kinh phí, điều quan trong là từng bước giữ gìn và xây dựng được phong tục tập quán tốt đẹp ở từng địa phương, Nét mới trong thực hiện việc cưới theo NSVM ở huyện Quảng Xương là : - Không hút thuốc lá, Không tổ chức dài ngày, Không ăn uống linh đình, gây lãng phí tốn kém, Không trao quà cho cô dâu, chú rể của 2 bên gia đình có tính chất phô trương, chỉ mang tính đại diện và được diễn ra trong thời gian ngắn gọn, mang tính trang trọng. Từ những việc làm cụ thể trong thực hiện NSVM trong việc cưới đã từng bước tạo được tâm lý ổn định cho các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, từng bước xoá đi mặc cảm giầu nghèo. * Việc tang : Nhìn chung các địa phương trong cả huyện đã thực hiện và thu được những kết quả đáng khích lệ. Điển hình trong tổ chức tang lễ, nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của từng địa phương được bảo tồn, kế thừa và phát huy, thực tế trên địa bàn huyện trong những năm qua đã có nhiều mô hình tốt, kinh nghiệm hay, các hoạt động nhân đạo từ thiện xuất hiện ngày càng nhiều trong tang lễ, chính quyền địa phương cùng với các đoàn thể đã tổ chức các hội hiếu, hội tang, các ban tang lễ ở các cộng đồng dân cư, giúp đỡ những gia đình có việc tang bớt đi những khó khăn trong việc hiếu, xây dựng tình cảm gắn bó cộng đồng tương thân, tương ái. Sự chuyển biến tích cực trong việc tang những năm trở lại đây đã thực sự góp phần đẩy lùi những hủ tục tập quan lạc hậu ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Các lễ thức rườm rà như : lăn đường, rải vàng mã, đi lùi trước quan tài, linh cữu, hiện tượng ăn uống linh đình, phúng viếng bằng thức ăn chín, bằng đối trướng đã giảm hẳn và hình thành một số lễ thức lành mạnh. văn minh, tiến bộ được nhân dân đồng tình hưởng ứng thực hiện. . * Về lễ hội : Quảng Xương là huyện có nhiều di tích lịch sử văn hoá( gần 50 di tích đã được xếp hạng ) nhìn chung hầu hết các lễ hội được tổ chức theo Quy chế tổ chức lễ hội của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin. Các Lễ hội trong huyện đã thể hiện khá sinh động bản sắc riêng, thể hiện nội dung, ý nghĩ của từng di tích, góp phần tôn vinh các bậc tiền nhân, giáo dục lòng tự hào dân tộc; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt nam, bởi lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hoá đã trở thành phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam, là nhu cầu lớn và không thể thiếu được trong đời sống văn hoá hiện nay của nhân dân. Hoạt động lễ hội đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân và nâng cao đời sống văn hoá ở cơ sở. Trong quá trình tổ chức lễ hội, lễ kỷ niêm, lễ dâng hương, lễ báo công tại các di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng; khu tưởng niệm đã thực hiện tốt nếp sông văn minh, đảm bảo tính thiết thực về hình thức và nội dung. 2- TỒN TẠI HẠN CHẾ: * Về việc cưới.: Việc cưới là việc lớn và quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người được Nhà nước ta và xã hội rất coi trọng. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới là vấn đề khó khăn nhất trong việc thực hiện nếp sống văn minh Về thực hiện pháp luật, có nơi chấp hành luật hôn nhân và gia đình chưa nghiêm túc, nạn tảo hôn vẫn còn và thường diễn ra ở các xã ven biển. Một số gia đình việc cưới có biểu hiện đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc bởi mang nặng sự tính toán, thực dụng, thương mại hoá đám cưới là dịp trả nợ thông qua hình thức tiền mừng, quà cưới v.v Hiện nay ở một số địa phương trong huyện vẫn còn có những gia đình tổ chức cưới vẫn mang nặng xu hướng xa hoa, lãng phí, trong khi cuộc sống còn nhiều khó khăn. Đây là hủ tục mới chứ không chỉ là phục cổ. Trang phục dân tộc trong ngày cưới ở một số gia đình chưa được coi trọng ( kể cả các gia đình không có điều kiện về kinh tế ) .những phong tục mới như đặt hoa ở Đài tưởng niệm, trồng cây, cưới tập thể, báo hỷ sau ngày cưới còn chưa phổ biến. (Toàn huyện có khoảng 50% số đám cưới do đoàn thanh niên chủ trì tổ chức, trong đó có khoảng 20 % đám cưới được tổ chức tại nhà văn hoá ( thôn, xã ). Đối tượng phải gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh nhưng lại hay vi phạm là cán bộ, công chức . chưa gắn trách nhiệm của thủ trưởng, phụ trách cơ quan trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới. chưa có hình thức xử lý đối với cán bộ , công chức vi phạm Chỉ thị của Đảng , vì vậy dự cưới và tổ chức cưới đã trở thành mối lo cho người nghèo và công chức. xây dựng mô hình đủ mạnh để có tính thuyết phục trên địa bàn huyện còn quá ít, toàn huyện mới chỉ có 1/41 xã, thị trấn tổ chức thành công mô hình cưới tại hội trường UBND xã. * Việc tang: Tuy việc tang không có nhiều bức xúc như việc cưới nhưng hiện còn tồn tại một số hủ tục, mê tín dị đoan, lãng phí, đó là việc xây mộ to, lấn chiếm đất nghĩa địa hoặc xây sẵn dành phần cho người còn sống, vấn đề quy hoạch khu an táng và cải táng chưa được chú trọng. Một số địa phương chưa làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân đưa hài cốt người quá cố về nơi quy định, vì vậy hiện tượng các ngôi mộ còn nằm gần khu dân cư, thậm chí cả trong vườn, trong trường học. ảnh hưởng không tốt đến vệ sinh môi trường; Tệ nạn mê tín dị đoan, đốt, rắc vàng mả trên đường đưa ma vẫn chưa được thực hiên một cách nghiêm túc. . Nhạc tang ở nhiều địa phương hoạt động còn quá giờ quy định ảnh hưởng đến trật tự công đông. tệ nạn khóc mướn của các hội nhạc hiếu đã trở nên mối lo và đã gây bức xúc cho nhân dân, ở một số địa phương tỏ ra bất lực trước tình hình này. Các dịp tuần tiết như 3 ngày, 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu, giỗ hết , cải táng là dịp trả nợ miệng phiền phức và tốn kém, tình hình này đã và dang có nguy cơ “ Phát triển mạnh” ở một số địa phương. *Về lễ hội : Nhìn chung các lễ hội lịch sử cách mạng chưa được quan tâm tổ chức, Một số lễ hội ở những di tích lớn bị mai một chưa được khôi phục.Một số lễ hội còn do nhân dân tổ chức tự phát chưa có sự quản lý cụ thể của Nhà nước. 3- NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ : * Việc cưới : Việc thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình chưa nghiêm túc. Những mô hình mới, những phong tục mới chưa đủ sức thuyết phục và thay thế cái cũ trong phong tục tập quán. Một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu trong việc thực hiện nếp sống văn minh, tâm lý cá nhân chưa thắng nổi rào cản của dư luận trong việc thực hiện nếp sống văn minh * Việc tang : Chưa đình hình những nghi thức trong việc tang. trong đó có nhạc tang và tang phục. Hình thức mai táng văn minh chưa được phổ biến. Những người có điều kiện kinh tế, hoặc do mê tín dị đoan nên đã xây cất lăng mộ lớn cho thân nhân, tạo nên sự mất công bằng trong xã hội. * Lễ hội : Chính quyền một số địa phương chưa thực sự giữ vai trò quản lý, điều hành lễ hội .Do sự tác động của cơ chế thị trường một bộ phận cán bộ và nhân dân còn mang tư tưởng thương mại hoá lễ hội. ( ở một số di tích đã tự ý thỉnh sư, đưa đồ thờ, tượng pháp vào di tích không đúng quy định, xây dựng trái phép ở một số hạng mục trong khuôn viên di tích) . Việc tổ chức lễ họi chưa được khoa học, văn minh. IV. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG, LỄ HỘI. Việc thực hiện Chỉ Thị 27- CT/TW ngày 12 tháng 1 năm 1998 của Bộ Chính trị về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội ở huyện Quảng Xương trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần làm lành mạnh phong tục tập quán, góp phần thiết thực bảo vệ và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để giúp các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện một cách thuận lợi, trên cơ sở các văn bản quy định của nhà nước. Ban Chỉ đạo phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” huyện Quảng xây dựng một số nội dung có tính định hướng về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội như sau : .1. Nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới. Yêu cầu của việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới là đảm bảo đúng pháp luật, trang trọng, tiết kiệm nhưng không đơn giản hoá, tạo được ấn tượng tốt đẹp, phù hợp với cuộc sống hiện đại, tiết kiệm thời gian, không phục hồi hủ tục mê tín dị đoan. - Thực hiện đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân xã, Thị trấn, tổ chức trao giấy đăng ký kết hôn cho công dân. Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn do người đại diện cho chính quyền địa phương chủ trì. Đây là thủ tục bắt buộc và chính thức của việc kết hôn, thể hiện sự thừa nhận và bảo hộ của Nhà nước đối với việc kết hôn của công dân. - Trong việc tổ chức cưới ở gia đình và cộng đồng cần gìn giữ những nét đẹp trong phong tục tập quán của từng địa phương. để lại dấu ấn tốt đẹp cho đôi vợ chồng và khách mời tham dự. - Nhửng thủ tục rườm rà cần lược bớt, chỉ nên tiến hành các lễ thức cơ bản như dạm ngõ, lễ hỏi và lễ cưới, hoặc chỉ 2 lễ là lễ hỏi và lễ cưới. - Tổ chức lễ cưới có thể bằng hình thức mời dự tiệc trà, hình thức “ Tiệc trà” chỉ uống nước, ăn trầu và bánh kẹo, không được uống bia, rượu trong trong cuộc vui. hoặc mời dự tiệc mặn trong phạm vi gia đình, họ hàng bạn bè thân thích, không tổ chức phô trương, lãng phí, không thương mại hoá đám cưới. - Thực hiện những phong tục mới tốt đẹp trong việc cưới như báo hỷ, đặt vòng hoa ở Đài tưởng niệm nghĩa trang liệt sỹ, trồng cây ở vườn cây hạnh phúc. Một số mô hình cưới văn minh, tiết kiệm do đoàn viên thanh niên đi đầu thực hiện có thể nhân rộng ở nhiều nơi như cưới tập thể, tổ chức mời dự cưới bằng tiệc trà có khiêu vũ hoặc biểu diễn văn nghệ. - Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn , cần đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá phục vụ cho việc cưới như xây dựng phòng cưới, quan tâm thực hiện đăng ký kết hôn cho công dân, tu bổ Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ để các đôi tân hôn đang hương tưởng niệm. 2. Những nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang. Tổ chức việc tang là thể hiện mối quan hê tình cảm sâu sắc giữa người sống và người chết và cả mối quan hệ giữa những người đang sống.Vượt ra ngoài tình huyết thống gia tộc, việc tang còn mang tính xã hội rất sâu sắc, vì vậy yêu cầu của việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang là tổ chức chu đáo, trang nghiêm,khoa học - Khi có người chết, gia đình hoặc thân nhân thực hiện khai tử theo quy định. Việc chôn cất người chết phải thực hiện đúng những quy của Bộ Ytế hướng dẫn về thi hành Điều lệ giữ vệ sinh bảo vệ sức khoẻ, đặc biệt quy định về vệ sinh trong chôn cất và cải táng. Những kinh nghiệm dân gian nhưng có cơ sở khoa học trong mai táng để bảo vệ môi trường sống của con người cần lưu giữ. - Tổ chức việc tang vệ sinh, tiết kiệm, xoá bỏ mê tín dị đoan và các hủ tục lạc hậu như : khóc mướn; lăn đường, luồn cữu, trừ tà, bắt ma. Không phúng viếng [...]... về thực hiện nếp sống văn minh trong “ Việc cưới, việc tang, lễ hội Kính thưa: - Các đồng chí lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh hoá - Các đồng chí lãnh đạo huyện - Các đồng chí đại biểu về dự hội nghị Quảng Tân rất vinh dự được tham luận tại hội nghị chuyên đề bàn về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội Nội dung tham luận tại hội nghị hôm nay của chúng tôi... HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc XÃ QUẢNG ĐÔNG BÀI THAM LUẬN Tại hội nghị chuyên đề ban về thực hiện nếp sống văn minh trong “ Việc cưới, việc tang, lễ hội Kính thưa: - Các đồng chí lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh hoá - Các đồng chí lãnh đạo huyện - Các đồng chí đại biểu về dự hội nghị Sau khi nghe báo cáo đánh giá tình hình thực trang về việc cưới, việc tang, lễ. .. lưới Câu lạc bộ, Nhà văn hoá, Bưu điện văn hoá, hệ thống Thư viện, phòng đọc sách báo làng, các đội thông tin lưu động, các hội thi, hội diễn chuyên đề hoặc lồng ghép với nội dung tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và xây dựng đời sống văn hoá nói chung 4- Xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang, lễ hội Tổ chức để nhân... tưởng niệm tại các địa phương V- ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 1- Đề nghị Ban Thường vụ huyện uỷ có Nghị quyết chuyên đề về chỉ đạo các xã, thị trấn về thực hiện Chỉ Thị 27/CT-TW của Bộ Chính trị trong việc cưới, việc tang, lễ hội Gắn trách nhiệm thực hiện Chỉ thị với việc bình xét thi đua trong danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh hàng năm 2- Đề nghị UBND huyện có văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn trong việc thực... dựng nếp sông văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và trong nếp sống nói chung là một bộ phận quan trọng của cách mạng tư tưởng và văn hoá ở nước ta hiện nay là cuộc đấu tranh gay gắt trên mặt trận tư tưởng và văn hoá để góp phần xây dựng con người Việt nam mới, chống lại lối sống thực dụng, vị kỷ, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc Xây dựng nếp sông văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ. .. đề về việc cưới, việc tang, lễ hội theo nếp sống văn minh được tổ chức hôm nay, chúng tôi cho ràng đây là một hội nghị cần thiết và có ý nghĩa rất lớn đối với việc xây dựng nếp sống văn hoá ở mỗi cơ sở hiện nay Về dự hội nghị chuyên đề Cưới ,tang và lễ hội hôm nay thay mặt các Cấp uỷ, chính quyền và nhân dân xã Quảng Lợi tôi xin được tham luận về chuyên đề cưới theo nếp sống văn minh, với những nội dung... hợp vào nội dung của từng lễ hội IV-MỘT SỐ BIỆN PHÁP CÔNG TÁC XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, TANG, LỄ HỘI Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội trong những năm qua đã góp phần làm thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách làm , thói quen trong đời sống xã hội theo chiều hướng tích cực, góp phần làm lành mạnh phong tục tập quán và đời sống xã hội. Tuy nhiên, trước xu thế... thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, đặc biệt trong việc xây dựng mô hình cưới tập thể và quy hoạch nghĩa trang nhân dân 3- Đề nghị UBND các xã, thị trấn cần xây dựng kế hoạch chỉ đạo và thực hiện tốt Chỉ Thị 27/CT-TW của Bộ Chính trị trong việc cưới, việc tang, lễ hội Chỉ đạo điểm tại các thôn đã chọn để xây dựng làng văn hoá tiêu biểu việc tổ chức cưới tại nhà văn hoá thôn... hiện nếp sống văn minh trong tổ chức lễ hội Tổ chức lễ hội khoa học, văn minh là yêu cầu đặt ra đối với các lễ hội hiện nay Thực hiện quy chế tổ chức lễ hội gắn với thực hiện luật di sản văn hoá và thực hiện những văn bản quản lý nhà nước có liên quan đến việc tổ chức lễ hội Nội dung lễ hội phải đảm bảo nghi thức trang trọng, thành kính, các hoạt động VH trong lễ hội lành mạnh, hấp dẫn , thu hút đông đảo... hiện nếp sống văn minh trong việc cưới Xây dựng một nét đẹp văn hoá mới ở tất cả các xã trong vùng, trong huyện TM/UBND CHỦ TỊCH Nguyễn Thái Thời UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM XÃ QUẢNG TRUNG Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Quảng Trung, ngày 12/12/2008 THAM LUẬN Về thực hiện “ Cưới theo nếp sống văn minh Kính thưa các vị đại biểu về dự hội nghị Được về tham dự hội nghị chuyên đề về thực . BÁO CÁO ĐỀ DẪN Tại hội nghị chuyên đề bàn về nếp sông văn minh trong việc cưới; việc tang, lễ hội năm 2015 I- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NẾP SÔNG VĂN MINH TRONG VIỆC. những bước đi trong thời gian tới, đạt chất lượng cao trong thực hiện nếp sông văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội . Báo cáo đề dẫn và các bài tham luận tại hội nghị chuyên đề lần này. nếp sống văn minh trong việc tang như Mặt trận Tổ quốc, Hội bảo thọ, Hội người cao tuổi. 3-Những nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức lễ hội .Tổ chức lễ hội khoa học, văn minh