Cá nhân, hộ gia đình không thực hiện đúng quy chế thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu BÁO cáo đề dẫn tại hội nghị chuyên đề bàn về nếp sông văn minh trong việc cưới; việc tang, lễ hội năm 2015 (Trang 38)

- Các đồng chí lãnh đạo huyện Thưa các đồng chí dự hội nghị

14. Cá nhân, hộ gia đình không thực hiện đúng quy chế thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

theo quy định của pháp luật.

Chương III

QUY ĐỊNH CỤ THỂ TRONG VIỆC TANG

Điều 5:Nguyên tắc chung

Việc tang là ngi thức bày tỏ lòng đau buồn thương tiếc, tưởng nhớ chân thành của người đang sống đối với người đã chết. Tổ chức việc tang phải thực hiện theo

đúng quy định của pháp luật về hộ tịch, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, việc tang cần tổ được chức chu đáo, trang nghiêm, tiết kiệm. Khi đưa tang phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông và trật tự an toàn cộng đồng. Xoá bỏ những nghi lễ tục lệ phiền phức, gia đình có người chết phải kịp thời báo cáo với trưởng thôn, trưởng thôn có trách nhiệm đến UBND xã báo cao với chính quyền và có trách nhiệm khai tử tại Ban tư pháp xã.

Điều 6:

1. Lập Ban tổ chức tang lễ.

- Khi gia đình co yêu cầu giúp đỡ thì chính quyền cơ sở, hội người cao tuổi, đoàn thể thôn, xóm phối kết hợp lập ban tổ chức tang lễ, đồng chí Trưởng thôn là trưởng ban tang lễ.

- Nếu người qua đời là đảng viên Đảng cộng sản thì trưởng ban tang lễ là đ/c Bí thư chi bộ làm trưởng ban, các ban ngành, đoàn thể và đại diện gia đình có người quá cố là ban viên. Ban tổ chức tang lễ có trách nhiệm chỉ đạo chặt chẽ tang chủ tổ chức chu đáo việc tang trên tinh thần trang nghiêm, tiết kiệm, tương trợ đoàn kết cộng đồng.

- Nếu người qua đời không co gia đình hoặc không có người thân đứng ra lo liệu thì các ban ngành, đoàn thể ở thôn, cấp uỷ chi bộ, chính quyền địa phương phối kết hợp tổ chức đám tang chu đáo.

- Nếu người qua đời là chức sắc của xã, đảng viên 40 năm, 50 năm tuổi đảng thì Thường trực Đảng uỷ- UBND chủ trì phối hợp với ban tang lễ tổ chức chu đáo trang trọng. Ban tổ chức tang lễ phân công người viết tiểu sử thống nhất nghi thức, chương trình sau đố thông báo tin buồn trên hệ thống loa truyền thanh.

1. Thời gian tang lễ được tính từ khi tắt thở đến thời gian đưa tang không qua 48 giờ.

Sau khi người qua đời tắt thở không được để quá 24 giờ mới chuẩn bị khiêm liệm. Nếu gia đình có người đi xa chưa kịp về được gia đình cũng không nên chờ hoặc chọn giờ tốt mới khiêm liệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng. Nhất là người bị mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh dịch thì sau khi tắt thở

phải đưa ngay vào quan tài và tổ chức tang lễ chôn cất kịp thời không được để kéo dài.

3. Phát tang và phúng viếng

- Tổ chức phúng viếng phải theo điều hành của Ban tổ chức tang lễ gọn gàng, vệ sinh, văn minh, tiết kiệm. Con cháu tập trung trước linh hồn của người chết làm lễ phát tang một cách thành kính, lúc này mới dùng khăn tang tránh mọi biểu hiện hình thức rườm rà, không được chốn gậy đội mũ rơm, thắt lưng bằng dây chuối, tổ chức phúng viếng theo thứ tự nội tộc, tập thể, cá nhân xa trước gần sau người đến phúng viếng không được dùng rượu, không được phúng viếng bằng thức ăn chín như xôi gà, hạn chế viếng vòng hoa và đối trướng đắt tiền mang tính phô trương, lãng phí, tuyệt đối không được dùng loa để chèo đò, tế ngu, khóc mướn chỉ được dùng loa khi ban tổ chức làm việc điều hành tang lễ.

4. Đưa tang và an táng được tiến hành theo các bước: - Giới thiệu các thành phần đưa tiễn

- Đọc tiểu sử người qua cố

- Lần lượt dâng hương tưởng niệm sau đó rê linh cửu ra nhà hiếu. Nếu người quá cố là Đảng viên hoặc thành viên của tổ chức Cựu chiến binh thì thành viên của các tổ chức đó trực tiếp vào rê linh cửu. Trên đường đưa tang không được rãi vàng, tiền âm phủ, không được dừng lại ở ngã ba đường để cúng tế, không được mời rượu dọc đường đảm bảo an ninh giao thông. Sau khi hoàn thành phần mộ, trưởng ban tang lễ giới thiệu thành phần dâng hương, hoa lần cuối trưởng ban tang lễ phát biểu cảm ơn rồi kết thúc.

Điều 7. Tổ chức cúng giỗ và ăn uống :

Gia đình tang chủ tổ chức ăn uống cho con cháu trong nội tộc và khách ở xa đến, không được tổ chức ăn uống linh đình kéo dài và tốn kém. Viịec cúng 3 ngày, 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu, hết việc nên tổ chức nội bộ gia đình, họ tộc, bạn thân.

Điều 8:Những quy định ở khu nghĩa địa

Xây dựng nghĩa địa theo quy hoạch của UBND. Khu cát táng và khu an táng phải được quy định rõ và dưới sự chỉ dẫn của người quản trang.

Khu an táng phải được phân chia theo dòng họ, sắp xếp mộ phải khoa học, mộ cách mộ = 2m

Khu cát táng gia đình phải san lấp theo quy định của Bộ y tế đảm bảo vệ sinh chung.

Nếu hộ gia đình nào không thực hiện đúng quy chế về việc tang thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Việc xây dựng lăng mộ phải theo hướng dẫn của người quản trang và theo quy định của địa phương, mỗi cá nhân xây dựng lăng không quá 1.5m2. Nếu xây dựng tập thể dòng họ cứ tính theo mức quy định của cá nhân, nhân lên ra tổng diện tích lăng mộ tập thể. Nghiêm cấm việc xây bao để chiếm đất, nếu cá nhân, dòng họ vi phạm theo quy định phải tự tháo gỡ và bị xử phạt hành chính và quy ước của làng văn hoá đã quy định.

Chương IV

KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9:

Một phần của tài liệu BÁO cáo đề dẫn tại hội nghị chuyên đề bàn về nếp sông văn minh trong việc cưới; việc tang, lễ hội năm 2015 (Trang 38)

w