0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Khống chế chất lượng quá trình thi công

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN THI CÔNG CHO DỰ ÁN DI CHUYỂN, NÂNG CẤP TRẠM BƠM ĐAN HOÀI (Trang 45 -45 )

2.3.5.1. Điểm cơ bản của khống chế chất lượng quá trình thi công

1. Yêu cầu của khống chế chất lượng:

a) Yêu cầu của khống chế chất lượng trong quá trình thi công:

- Kiên quyết lấy dự phòng làm chính, tiến hành khống chế sự việc trước đối với các trọng điểm, phòng tránh khi chưa xảy ra, loại trừ vấn đề chất lượng khi còn ở trạng thái manh nha.

- Vừa phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, kiểm tra nghiêm túc, vừa phải giúp đỡ tận tình.

- Phạm vi công việc, phạm vi độsâu, dùng phương thức công tác nào khống chế chất lượng quá trình thi công, phải căn cứ các nhân tố như yêu cầu thực tế, kết hợp đặc điểm công trình, năng lực kỹ thuật và trình độ quản lý của nhà thầu.

- Trong quá trình xử lý vấn đề chất lượng, phải tôn trọng sự thực, tôn trong khoa học, lập trường công bằng, khiêm tốn cẩn thận, thuyết phục người bằng lý, làm tốt công tác hòa giải, lấy được tình cảm của nhà thầu, giành được tín nhiệm, xác lập được uy quyền của giám sát.

b) Yêu cầu khống chế chất lượng trình tự công việc:

- Quy trình thao tác có liên quan đến công tác lắp đặt. Quy trình thao tác là quy phạm kỹ thuật thao tác được lập ra đểđảm bảo chất lượng trình tự công việc.

- Quy trình công nghệ thi công và quy phạm nghiệm thu có liên quan.

- Nếu dùng công nghệ mới, kỹ thuật mới, vật liệu mới, công trình kết cấu mới, trước khi dùng phải tiến hành thí nghiệm, quy trình công nghệ thi công được lập ra trên cơ sởđó, phải tiến hành kiểm định kỹ thuật cần thiết.

2. Nội dung và phương pháp khống chế chất lượng:

Trong giai đoạn thi công, kỹ sư giám sát thực hiện chức trách trong không chế chất lượng: chủ yếu là thông qua phương thức thẩm tra tài liệu kỹ thuật, thẩm tra các báo cáo có liên quan và trực tiếp tiến hành kiểm tra hiện trường hoặc thí nghiệm cần thiết.

a) Thẩm tra tài liệu kỹ thuật, báo cáo hoặc bảng biểu có liên quan:

- Thẩm tra các tài liệu chứng chỉ trình độ kỹ thuật của các đơn vị thầu phụ vào hiện trường thi công.

- Thẩm tra báo cáo khởi công chính thức của nhà thầu, sau khi xem xét hiện trường, ra lệnh khởi công.

- Thẩm tra phương án thi công và thiết kế tổ chức thi công mà nhà thầu giao nộp. - Thẩm tra báo cáo kiểm nghiệp chất lượng vật liệu, bán thành phẩm có liên quan mà nhà thầu giao nộp.

- Thẩm tra thay đổi thiết kế, bản vẽ sửa đổi và bản thẩm tra quyết định kỹ thuật. -Báo cáo sự cố chất lượng công trình có liên quan:

- Kiểm tra tài liệu kiểm định ứng dụng kỹ thuật mới, công nghệ mới, vật liệu mới, kết cấu mới có liên quan.

- Thẩm tra và ký chứng chỉ, hồ sơ kỹ thuật có liên quan đến chất lượng ở hiện trường.

b) Nội dung kiểm tra chất lượng:

- Kiểm tra trước lúc khởi công. Mục đích là kiểm tra có đủ điều kiện khởi công hay không, sau khi khởi công có đảm bảo chất lượng công trình hay không.

- Kiểm tra bàn giao nối tiếp công việc. - Kiểm tra các công trình bị che khuất.

- Kiểm tra trước lúc thi công trở lại những công việc mà có thời gian ngừng thi công.

- Sau khi thi công xong công việc và xong bộ phận công trình và đã được nhân viên giám sát kiểm tra xác nhận đạt yêu cầu, mới ký vào sổ nghiệm thu.

c) Phương pháp kiểm tra chất lượng:

Có ba phương pháp kiểm tra chất lượng tại hiện trường:

- Phương pháp kiểm tra bằng mắt: Biện pháp kiểm tra bằng mắt có thể quy nạp thành bốn chữ (xem, sờ mó, gõ, soi).

+ Xem: Là dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật kiểm tra bằng mắt ở bên ngoài.

+ Sờ mó: Là kiểm tra bằng cảm giác của tay, chủ yếu là kiểm tra các bộ phận

trang trí, vật liêu thô.

+ Gõ: Là dùng công cụ tiến hành kiểm tra bằng cảm giác âm, thông qua âm

thanh đểxác định độ cứng vật liệu có bị bộp hay không.

+ Soi: Là đối với bộ phận khó nhìn thấy hoặc tối, có thểdùng ánh sáng đèn

chiếu hoặc kính phản chiếu để kiểm tra.

- Phương pháp đo thực tế: là thông qua số liệu đo thực tếđối chiếu với sai số cho phép mà quy phạm, tiêu chuẩn quy định, để phán đoán chất lượng có đạt yêu cầu hay không.

- Phương pháp thí nghiệm: là thông qua những phương tiện thí nghiệm, mới có thểphán đoán đoán được chất lượng.

Kỹ sư giám sát khi kiểm tra chất lượng, nếu có nghi ngờ tài liệu chất lượng thi yêu cầu đơn vị thi công làm rõ thêm. Nếu phát hiện công trình có vấn đề về chất lượng, thì đầu tiên phải ra lệnh dựng việc, thông báo nhà thầu dừng thi công hạng mục đó, tiến hành đánh giá, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý đảm bảo chất lượng. Sau khi xử lý chất lượng, được kỹsư giám sát kiểm chứng, mới ra lệnh tiếp tục thi công tiếp.

3. Tổ chức khống chế chất lượng:

a) Hình thức tổ chức khống chế chất lượng trong giai đoạn thi công:

- Mỗi hạng mục bố trí kỹ sư giám sát trưởng, mỗi hạng mục nhỏ đặt kỹ sư giám sát chất lượng chuyên ngành hoặc giám sát viên chất lượng.

- Mỗi hạng mục bố trí kỹ sư giám sát trưởng, mỗi công trình chuyên ngành đặt kỹsư giám sát chất lượng chuyên ngành hoặc giám sát viên chất lượng.

- Đối với công trình đặc biệt phức tạp hoặc công trình chuyên ngành, có thể giao thầu giám sát chất lượng hoặc ủy thác cho các cơ quan chuyên ngành thực hiện.

b) Chức trách chủ yếu của kỹsư giám sát hiện trường là:

- Phụ trách khống chế và kiểm soát chất lượng công trình của hạng mục, tổ chức nghiệm thu công việc riêng rẽ, công trình khuất, tham gia nghiệm thu từng giai đoạn của công trình và nghiệm thu hoàn công.

- Thẩm tra kết quả thí nghiệm vật liệu công nghệ, ký xác nhận đạt yêu cầu. - Thẩm tra khối lượng và chất lượng công trình tạm ứng theo tiến độ tháng, đồng thời ghi ý kiến.

- Thẩm tra và khống chếphương án thi công, tiến độ thi công của công trình, đồng thời báo cáo kịp thời.

- Phát thông báo hiện trường và thông báo sai phạm của hạng mục công trình. - Tổ chức thẩm tra đối với các yêu cầu của nhà thầu và đề xuất ý kiến xử lý. - Thẩm tra ghi chép, nhật ký thi công của nhà thầu về chất lượng công trình. - Chỉđạo và quản lý công tác của kiểm soát viên chất lượng.

Thông thường chế độ giám sát khống chế chất lượng được lập gồm; chế độ hội thẩm học tập bản vẽ, chếđộ bàn giao kỹ thuật, chếđộ kiểm nghiệm vật liệu, chế độ nghiệm thu công trình khuất, chếđộ chỉnh lý cải tiến chất lượng, chếđộ kiểm tra thay đổi thiết kế, chế độ chứng nhận thay đổi cốt thép, chế độ nghiệm thu công trình, chếđộ học tập nghiệp vụ và chếđộ hội nghị.

2.3.5.2. Khống chế trước chất lượng trong quá trình thi công

1. Nội dung của công việc khống chế trước chất lượng quá trình thi công: - Kiểm tra chất lượng chuẩn bịđiều kiện công việc thi công của nhà thầu. - Kiểm tra chất lượng thiết bị, vật liệu, cấu kiện, bán thành phẩm gồm (đặt hàng, gia công, vận chuyển, nghiệm thu, kiểm nghiệm, lưu kho, bảo quản, gia công) theo tiêu chuẩn mà hợp đồng quy định.

- Kiểm tra tình hình thực hiện của nhà thầu đối với chất lượng hợp đồng, kiểm tra việc chấp hành kế hoạch chất lượng, mục tiêu chất lượng, việc vận hành hệ thống chất lượng.

- Đi sát hiện trường thi công, đôn đốc nhà thầu tăng cường khống chế trình tự công việc theo tiêu chuẩn chất lượng, bản vẽ, kế hoạch, mục tiêu, thao tác tiêu chuẩn công nghệ, quy trình thao tác, kiểm tra nghiệm thu công trình khuất, kiểm tra dựphòng trước hoặc kiểm tra nghiệm thu giữa chừng.

- Thẩm tra xử lý vấn đề kỹ thuật lớn, kiểm tra biện pháp an toàn lao động, thẩm tra quyết định báo cáo thí nghiệm và nhật ký thi công.

- Thẩm tra, chứng nhận các thí nghiệm áp lực, chạy thử có tải và chạy thử không tải.

2. Nội dung của công việc khống chế dự phòng chất lượng nghiệm thu:

- Đề xuất báo cáo xin nghiệm thu giai đoạn, đồng thời tham gia nghiệm thu, chúng nhận chất lượng từng giai đoạn.

- Đề xuất báo cáo xin nghiệm thu hoàn thành công trình, cùng nghiệm thu hoàn thành chính thức mà chủ công trình tổ chức.

- Thẩm tra bản vẽ hoàn công và tài liệu kỹ thuật thi công mà nhà thầu đưa ra, giao cho chủcông trình đểlưu trữ.

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN THI CÔNG CHO DỰ ÁN DI CHUYỂN, NÂNG CẤP TRẠM BƠM ĐAN HOÀI (Trang 45 -45 )

×