3.3.1.1. Giám sát chất lượng vật liệu bê tông nặng thông thường
1. Căn cứ để giám sát: a) Yêu cầu thiết kế:
Các yêu cầu thiết kế chính thường được thể hiện trực tiếp trên bản vẽ. Yêu cầu của thiết kếđối với vật liệu bê tông bao gồm:
- Giá trịcường độ nén của bê tông tại thời điểm 7 ngày và 28 ngày. - Các chỉtiêu cơ lý khác của bê tông.
- Các yêu cầu riêng đối với vật liệu chế tạo bê tông. - Các yêu cầu liên quan đến công nghệ.
b) Tiêu chuẩn, quy phạm:
- Khi thiết kế chỉ định trực tiếp trên bản vẽ.
- Khi thiết kế không chỉ định trực tiếp trên bản vẽ.
+ Kích thước mẫu theo TCVN 3105-93: (150x150x150mm). + Thí nghiệm ép mẫu theo TCVN3118-93.
c) Tài liệu kỹ thuật được duyệt:
- Công trình lớn thiết kế soạn thảo chỉ dẫn kỹ thuật riêng.
- Công trình nhỏ thiết kế có thể ghi chỉ dẫn trong thuyết minh thiết kế. d) Yêu cầu khác của chủđầu tư:
Nhiệm vụ Ban quản lý dự án là đảm bảo việc giám sát thi công thực hiện theo thiết kếđược duyệt, phù hợp với tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành hoặc tài liệu kỹ thuật đã được phê duyệt.
Bên cạnh đó chủ đầu tư có thể đặt ra một số yêu cầu khác buộc công tác thi công phải tuân thủ. Các yêu cầu này thường căn cứ vào điều kiện thực tế của công trình, không trái với các văn bản pháp quy và yêu cầu thiết kế.
2. Trình tự và nội dung giám sát:
a) Kiểm tra chất lượng vật liệu trước khi thi công:
Kiểm tra vật liệu chế tạo bê tông (đối với công trình áp dụng TCVN):
- Xi măng: trong phiếu, kiểm tra cần có: Loại, lô sản phẩm, độ mịn, thời gian bắt đầu, thời gian ninh kết, tính ổn định, cường độ nén.
+ TCVN 2682-99 đối với xi măng pooclăng thường. + TCVN 6260-97 đối với xi măng hỗn hợp.
- Cát: trong phiếu kiểm tra cần có các chỉ tiêu: nguồn gốc, khối lượng riêng, khối lượng thể tích, lượng tạp chất hữu cơ, cấp phối hạt, mô đun độ lớn, lượng hạt trên sàng 5mm, độ bẩn TCVN 1770-86.
- Đá (sỏi): trong phiếu kiểm tra cần các chỉ tiêu: nguồn gốc, khối lượng thể tích, khối lượng thể xốp, đường kính hạt lớn nhất, độ bẩn, lượng hạt lõm dẹt, cấp phối, độ nén dập. TCVN 1771-87.
- Nước và bảo dưỡng: trong phiếu kiểm tra cần có các chỉ tiêu: loại, nguồn gốc độPH, lượng muối hòa tan, lượng ion CL, lượng SO4. TCVN 4506-87.
- Phụ gia bê tông: chứng chỉ của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm tra cần có các chỉ tiêu: loại, hãng sản xuất, năng lực và tính chất (khả năng giảm nước, khả năng kéo dài ninh kết...), tỷ lệ phụ gia khuyến cáo sử dụng theo % so với xi măng.
b) Kiểm tra thành phần bê tông thí nghiệm:
Mục tiêu cần đạt được: sự phù hợp vật liệu thí nghiệm và vật liệu thi công. Độ tin cậy của quá trình đúc, ép mẫu thí nghiệm và phiếu thành phần bê tông do phòng thí nghiệm lập.
Thành phần bê tông đảm bảo các yêu cầu sau:
- Vật liệu thí nghiệm được lấy từ nguồn vật tư đã được chuẩn bịđủ cung ứng cho một hạng mục công trình cần đổ, đạt chất lượng.
- Có độ sụt phù hợp dạng kết cấu và biện pháp thi công.
- Đủ sản lượng; thành phần bê tông thí nghiệm đảm bảo phải đủ thể tích cho 1,0 m3 bê tông sử dụng.
- Đạt mác trên thí nghiệm thành phần: cường độ chịu nén của thành phần bê tông thí nghiệm là trung bình số học của cường độ nén các viên mẫu.
- Đạt mác theo các chỉ tiêu khác nếu thiết kế yêu cầu: cường độ chịu uốn, mác chống thấm, cường độở các tuổi công nghệ.
3. Giám sát thi công:
Bao gồm giám sát công đoạn trộn, vận chuyển, đổ đầm, bảo dưỡng, lấy mẫu thửcơ lý và xử lý khuyết tật (nếu có).
a) Giám sát trộn hỗn hợp bê tông:
Mục tiêu cần đạt: sử dụng đúng vật liệu, phù hợp thành phần bê tông thí nghiệm đã chấp nhận.
Các nội dung giám sát: - Thành phần mẻ trộn. - Thể tích mẻ trộn.
- Năng lực máy trộn.
- Điều chỉnh thành phần mẻ trộn.
b) Giám sát vận chuyển hỗn hợp bê tông
Mục tiêu cần đạt: đảm bảo hỗn hợp bê tông tại cửa máy bơm và tại vị trí đổ bê tông có độ sụt phù hợp yêu cầu, tránh hiện tượng phân ly.
c) Giám sát đổ, đầm bê tông kết cấu:
Mục tiêu cần đạt được: không để bê tông kết cấu bị rỗ hoặc bị phân tầng. Giới hạn cho phép thi công không bị rỗ.
- Độ sụt.
- Kích thước đá.
- Đổđầm theo từng lớp, đúng quy định của TCVN 4453-95. - Chủđộng xử lý mạch ngừng.
- Có dự phòng thời tiết, nắng gắt, mưa, gió lớn... d) Giám sát bảo dưỡng bê tông:
Mục tiêu cần đạt: bê tông phát triển cường độ thuận lợi, chống nứt do co ngót. Hình thức bảo dưỡng. Thực hiện theo TCVN 5592-1991.
Khi bê tông không được bảo dưỡng cường độ nén, kéo của bê tông có thể bị suy c giảm 10-30%, các kết cấu bề mặt rộng, đổ bằng bê tông bơm dễ bị nứt do co ngót.
e) Giám sát thí nghiệm độ sụt, lấy mẫu thửcường độ:
- Thửđộ sụt: kiểm tra độ sụt của hỗn hợp bê tông nhằm giám sát sự phù hợp của chúng đối với công nghệ yêu cầu.
- Lấy mẫu thửcường độ:
+ Các mẫu kiểm tra cường độđược lấy tại nơi đổbê tông và được dưỡng ẩm tương tư kết cấu theo TCVN 3105-1993.
+ Yêu cầu: mẫu lấy đảm bảo không bị mất nước, không bịtác động của nhiệt độ. f) Chấp nhận bê tông đã đổ:
- Bê tông được sản xuất đúng vật liệu thành phần đã thiết kế (hoặc phù hợp nếu có điều chỉnh).
- Các công đoạn thi công vận chuyển, đổ, đầm, bảo dưỡng đã thực hiện đúng yêu cầu.
- Cốt pha, gông định vị, các chi tiết không bị xê dịch.
- Bề mặt bê tông sau khi đổ nhẵn phẳng, không bị rỗ, không bị phân tầng. 4. Nghiệm thu:
Công tác nghiệm thu vật liệu bê tông được dựa trên các căn cứ: - Chấp thuận vật liệu, thành phần trước khi thi công.
- Chấp thuận chất lượng bê tông đã sản xuất và đổ.
- Chấp nhận phiếu thử nghiệm cường độ (và một số chỉ tiêu khác thiết kế yêu cầu) bê tông của khối đổ.
- Bê tông được xử lý hết khuyết tật sau khi tháo cốt pha.
3.3.1.2. Giám sát chất lượng vật liệu bê tông đặc biệt
1. Bê tông chịu uốn:
Ngoài các yêu cầu như bê tông nặng thông thường, đối với bê tông cường độ cao chịu uốn cần lưu ý bổ sung các vấn đề sau:
a) Kiểm tra trước khi thi công:
- Ký hiệu Rn/Ru: cường độnén/cường độ uốn của bê tông cần thiết kế. - Tỷ lệ Cát/cát+ đá trong thành phần bê tông chịu nén/uốn thường tăng 10- 15% so với bê tông thông thường.
- Nên dùng bê tông có độ sụt thấp ( hợp lý từ 2-4cm, max = 8cm).
- Được khẳng định qua kết quả thí nghiệm Rn/Ru: theo TCVN 3118 và 3119-1993.
b) Giám sát thi công:
- Công tác đầm chặt cần được làm tốt. - Lấy mẫu thử nén, uốn đồng thời.
- Bảo dưỡng chu đáo đối với kết cấu bề mặt lớn. 2. Bê tông chống thấm nước:
a) Kiểm tra vật lý trước khi thi công:
- Độ chống thấm nước của bê tông được thử theo TCVN 3116-1993. b) Giám sát thi công:
- Độđồng chất của hỗn hợp. - Công tác đầm chặt.
- Mạch ngừng thi công cần được xử lý chủđộng.
- Công tác bảo dưỡng thực hiện theo TCVN 5592-1991. c) Nghiệm thu:
- Các yêu cầu như bê tông thường.
- Khi phiếu thử RN/W thực tếở tuổi thiết kếđạt yêu cầu. 3. Bê tông bơm:
a) Kiểm tra trước khi thi công:
- Độ sụt phù hợp khảnăng của máy bơm từ 12-18cm. - Yêu cầu vềkích thước lớn nhất của hạt cốt liệu lớn. - Yêu cầu vềlượng xi măng tối thiểu cho bơm bê tông. - Yêu cầu về phụ gia: phụ gia hóa dẻo.
b) Giám sát thi công:
- Độ sụt hỗn hợp bê tông tại phễu chứa ở cửa máy bơm.
- Di chuyển vòi bơm để rải đều bê tông, không dùng đầm để san hỗn hợp bê tông. - Bảo dưỡng chống nứt co ngót.
- Xoa lại mặt sau 1-2 giờ.
- Bảo dưỡng ban đầu ngay sau khi xoa mặt; - Bảo dưỡng tích cực sau 2-4 giờ xoa mặt. 4. Bê tông kéo dài thời gian ninh kết: a) Kiểm tra trước khi thi công:
- Cần biết mức kéo dài thời gian ninh kết của hỗn hợp bê tông để chọn phụ gia phù hợp.
- Khẳng định thông qua phiếu thử tổn thất độ sụt theo thời gian. b) Giám sát thi công:
- Hạn chếtác động của nắng, gió. 5. Bê tông tháo cốt pha, đà giáo sớm: a) Kiểm tra trước khi thi công:
- Thời gian cần tháo ván khuôn đà giáo phụ thuộc vào các thông số: dạng, khẩu độ, cường độ bê tông ở tại thời điểm tháo. Theo quy định của thiết kế hoặc chỉ dẫn của TCVN 4453-1995.
- Từcường độ bê tông yêu cầu tại thời điểm tháo ván khuôn xác định tuổi bê tông thích hợp có thể tháo ván khuôn.
b) Giám sát thi công:
- Chấp nhận thời điểm tháo cốt pha, đà giáo khi đúc mẫu từ khối đổ đạt cường độ phù hợp yêu cầu này.
3.3.1.3. Giám sát chất lượng thép cốt bê tông
1. Thông tin cần biết:
- Thép cốt bê tông do Việt Nam sản xuất: + Tiêu chuẩn sản phẩm: TCVN 1651-85
+ Phương pháp thử: TCVN 197-85 (thử kéo); TCVN 198-85 (thử uốn) - Thép nhập ngoại:
+ Khi cần có thể phân tích thành phần hóa học.
+ Một sốnước tiêu chuẩn phương pháp thửquy định trong tiêu chuẩn sản phẩm. 2. Thực tế thép cốt bê tông ở Việt Nam:
a) Thép trong nước:
- Cảnước có 56 doanh nghiệp sản xuất thép cốt bê tông. - Có 8 doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ ISO-9002. - Thép thủ công.
b) Thép nhập nước ngoài:
- Nhận biết: các ký hiệu trên cây thép. - Các chỉ tiêu chất lượng.
c) Kiểm tra chất lượng: - Tiêu chuẩn chất lượng.
- Tình trạng bảo quản, đánh giá bề mặt trước khi lắp đặt. - Chấp nhận cho phép sử dụng cốt thép để thi công. + Có chứng chỉ của nhà sản xuất.
+ Có bản lấy mẫu và niêm phong.
+ Có phiếu kết quả thử của phòng thí nghiệm.
+ Kiểm tra xuất xứ sản phẩm và kiểm tra bảo quản tại công trình.
3.3.1.4. Giám sát và nghiệm thu cốt pha
1. Yêu cầu của công tác:
- Cốt pha và đà giáo phải được thiết kế và thi công sao cho đúng vị trí của kết cấu, đúng kích thước hình học, đảm bảo độ cứng, độổn định, dễ tháo lắp, không cản trở công tác lắp dựng cốt thép và đổ, đầm bê tông.
- Trước khi lắp dựng Kỹsư giám sát cần phải yêu cầu nhà thầu phải tính toán ổn định của đà giáo, cốt pha, trình tự lắp tháo cốt pha. Đối với cốt pha sử dụng móng, cần kiểm tra các trường hợp tải trọng động khác nhau: khi chưa đổ bê tông và khi đổ bê tông.
- Cốt pha phải được ghép kín khít sao cho quá trình đổvà đầm bê tông, nước xi măng không bị chảy mất ra ngoài và bảo vệ được bê tông mới đổ. Trước khi lắp dựng cốt thép lên cốt pha cần kiểm tra độ kín khít của các khe cốt pha để xử lý.
- Quá trình kiểm tra công tác cốt pha gồm các bước: + Kiểm tra thiết kế cốt pha.
+ Kiểm tra vật liệu làm cốt pha. + Kiểm tra gia công chi tiết cốt pha.
+ Kiểm tra việc lắp dựng khuôn hộp cốt pha. + Kiểm tra sự chống đỡ.
1. Kiểm tra thiết kế cốt pha:
Kiểm tra thiết kế cốt pha là tải trọng động tác dụng lên cốt pha bao gồm tải trọng thẳng đứng và tải trọng ngang:
- Tải trọng thẳng đứng gồm có tải trọng bản thân, đà giáo: 600kg đối với cốt pha gỗ và 2500kg/m3 đối với cốt pha thép. Ngoài ra còn có tải trọng người và máy móc, tải trọng xe cải tiến, tải trọng do đầm dung.
- Tải trọng ngang là tải trọng gió lấy bằng 50% tải trọng gió của địa phương. Áp lực ngang có thể tính bằng công thức p=γ.H (chưa tính đến sựảnh hưởng của độ linh động của bê tông).
- Kiểm tra độ võng của các bộ phận cốt pha: độ võng phải nhỏ hơn 1/400 nhịp đối với cốt pha có bề mặt lộ ra ngoài và nhỏ hơn 1/250 đối với kết cấu bị che khuất.
2. Kiểm tra trong quá trình lắp dựng và khi lắp xong:
- Kiểm tra phương pháp dẫn trục tọa độ và cao độ, đường trục của kết cấu, đối chiếu với thiết kế.
- Kiểm tra sai lệch nằm trong dung sai cho phép, cần phải có giải pháp điều chỉnh kích thước cho phù hợp với kết cấu sắp làm.
Kiểm tra cốt pha - đà giáo
Yêu cầu kiểm tra Phương pháp kiểm tra Kết quả kiểm tra Cốt pha đã lắp
Hình dạng và kích thước Bằng mắt,bằng thước Phù hợp với kết cầu của thiết kế
Kết cấu cốt pha Bằng mắt Đủ chịu lực
Độ phẳng chỗ ghép Bằng mắt Độ gồ ghề <3mm
Độ kín khít khi ghép Bằng mắt Đảm bảo không chảy nước xi măng
Chi tiết chôn ngầm Kích thước, sốlượng Định vịđúng vịtrí, đủ sốlượng Chống dính cốt pha Bằng mắt Phủ kín bề mặt tiếp xúc với bê tông
Độ sạch Bằng mắt Sạch sẽ
Kích thước cao trình đáy Bằng mắt,bằng thước Trong phạm vi dung sai
Độẩm của cốt pha Bằng mắt Tưới ẩm sau khi đổ bê tông ½ giờ
Đà giáo lắp dựng
Kết cấu đà giáo Bằng mắt theo thiết kế Đảm bảo thiết kế
Cây chống đà giáo Lắc mạnh cây chống Kê, đệm, nêm, định vị chắc chắn
Độ cứng và ổn định Bằng mắt, thiết kế Đầy đủ và có giằng chắc chắn 3. Kiểm tra khi tháo cốt pha:
- Các bộ phận không chịu lực cho phép tháo dỡ khi bê tông đạt 50daN/cm2 (sau 48h).
- Đối với bản sàn cần tháo dỡ từng phần và giữ lại các cột chống đểđảm bảo an toàn công trình.
- Đối với dầm:
+ Dầm khẩu độ <2m, R28(%)=50 tương đương 7 ngày. + Dầm khẩu độ 2-8m, R28(%)=70 tương đương 10 ngày. + Dầm có khẩu độ >8m, R28(%)=90 tương đương 23 ngày.
- Cần hết sức chú ý đối với kết cấu hẫng như ô văng và côngxôn, senô.
3.3.1.5. Giám sát và nghiệm thu công tác cốt thép
1. Nội dụng kiểm tra:
- Kiểm tra chất lượng thép vật liệu. - Kiểm tra độ sạch của thanh thép.
- Kiểm tra sự gia công của thanh thép đảm bảo kích thước thiết kế. - Kiểm tra việc tạo thành khung cốt thép của cốt thép của kết cấu.
- Kiểm tra sựđảm bảo cốt thép đúng vị trí trong suốt quá trình đổ bê tông. - Kiểm tra các lỗ chôn trong kết cấu bê tông.
2. Tiến hành kiểm tra:
a) Kiểm tra vật liệu làm thép:
- Cần nắm vững nguồn gốc của thép: nơi chế tạo, nhà cung cấp, tiêu chuẩn dựa vào catalogue bán hàng. Với thép không rõ nguồn gốc, cần yêu cầu nhà thầu thí nghiệm cường độ chịu kéo, uốn.
- Thép (Việt Nam): AI, AII, AIII, AIV, cường độ tiêu chuẩn theo quy phạm.