Hệ thống đảm bảo chất lượng thi công là một chỉnh thể hữu cơ nhằm đảm bảo sản phẩm xây dựng có thểđáp ứng yêu cầu chất lượng của thiết kế kỹ thuật và các tiêu chuẩn có liên qua quy định, tạo lên bởi tổ chức, cơ cấu, chức trách, trình tự, hoạt động, năng lực và nguồn vốn. Chỉnh thể này gồm hai hệ thống lớn: Hệ thống khống chế chất lượng của nhà thầu và hệ thống khống chế chất lượng của đơn vị giám sát. Hai hệ thống này bổ trợcho nhau đểđảm bảo chất lượng công trình.
2.3.2.1. Nguyên tắc của hệ thống đảm bảo chất lượng
1. Tính kế hoạch:
Quá trình hình thành chất lượng sản phẩm xây dựng là quá trình vô cùng phức tạp và chịu ràng buộc của nhiều nhân tố, quy luật tự thân của nó đòi hỏi có tính kế hoạch nghiêm túc. Kỹ sư giám sát phải khống chế chất lượng ở trạng thái tĩnh và trạng thái động.
Chất lượng đi lên trong khống chế kế hoạch P. Kế hoạch; D Thực thi; C Kiểm tra; A Xử lý 2. Tính khoa học:
Đặc tính của sản phẩm xây dựng là một thể thống nhất đòi hỏi mỹ quan, phù hợp, an toàn, tin cậy, kinh tế, khoa học tiến bộ. Vì vậy, hệ thống khống chế chất lượng, không chỉ cần khâu thẩm định bản vẽ thiết kế kỹ thuật, thiết kế tổ chức thi công khoa học, mà còn phải có phương pháp quản lý khoa học và công cụ kiểm tra có kỹ thuật cao đồng bộ. Các phương pháp thống kê số học, bảng biểu chuyên dụng giám sát, tiêu chuẩn, quy phạm hóa của “Sổ tay khống chế chất lượng”.
3. Tính hệ thống:
a) Hệ thống đảm bảo chất lượng nhìn từhướng dọc:
- Giai đoạn khống chế chất lượng của thời kỳtrước: bao gồm đánh giá chất lượng nghiên cứu khả thi, luận chứng chất lượng quyết định công trình.
- Giai đoạn khống chế thực thi chất lượng: bao gồm khống chế chất lượng khảo sát thiết kế, khống chế chất lượng giai đoạn chuẩn bị thi công, khống chế chất lượng quá trình thi công.
- Giai đoạn khống chế nghiệm thu: khống chế chất lượng thi công gồm chứng nhận chất lượng nghiệm thu hoàn thành, kiểm tra đo đạc chất lượng giai đoạn bảo dưỡng công trình.
b) Hệ thống đảm bảo chất lượng nhìn từphương ngang: A P C D A P C D A P C D A A P C D D C
- Có bốtrí cơ cấu, chức trách công tác, trình tự công việc, phương pháp hoạt động, nguồn vốn của cả hai hệ thống đảm bảo chất lượng.
4. Tính uy quyền:
Hệ thống đảm bảo chất lượng là trung tâm quyền lực thực thi phương châm “chất lượng là số 1”, đặc biệt là kỹsư giám sát trong quá trình khống chế giám sát chất lượng có quyền chứng nhận và quyền phủ quyết đối với sản phẩm, đấy cũng là tính quyền uy mà pháp luật liên quan của nhà nước xác nhận.
2.3.2.2. Kết cấu và trình tự của hệ thống đảm bảo chất lượng
Hệ thống đảm bảo chất lượng thi công, cơ cấu tổ chức của nó, thông thường đảm nhiệm năm công năng: vạch định kế hoạch, kiểm nghiệm, khống chế, cải tiến, cân đối và đảm bảo.