Sau khi nghiệm thu sản phẩm xây dựng đạt yêu cầu, Kỹ sư giám sát ngoài việc dựa vào hợp đồng giám sát, đề cương công tác giám sát, giao cho chủ công trình toàn bộ bản vẽ, văn bản, tài liệu để lưu trữ những điểm cần chú ý khi sử dụng công trình.
Kết luận chương 2
Đểcông trình đảm bảo chất lượng thì trong công tác quản lý chất lượng xây dựng, Kỹsư Tư vấn quản lý dự án, Kỹsư tư vấn giám sát cần phải nắm vững những yêu cầu kỹ thuật thi công và chất lượng xây dựng, yêu cầu trong công tác quản lý chất lượng, cơ sở pháp lý trong quản lý chất lượng. Đồng thời Kỹsư Tư vấn quản lý dự án, Kỹsư tư vấn giám sát cũng cần phải nắm bắt quy trình thực hiện dự án, các tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng của Việt Nam và nước ngoài, các công nghệ thi công hiện đại. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng để khống chế chất lượng từgiai đoạn chuẩn bị thi công đến khi hoàn thành.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG CHO DỰ ÁN DI CHUYỂN,
NÂNG CẤP TRẠM BƠM ĐAN HOÀI 3.1. Giới thiệu về dự án di chuyển, nâng cấp trạm bơm Đan Hoài
3.1.1. Tổng quát
1. Tên dự án: Dự án di chuyển nâng cấp trạm bơm tưới Đan Hoài - TP Hà Nội. 2. Chủđầu tư: Sở NN&PTNT Thành phố Hà Nội.
3. Đơn vịtư vấn thiết kế: Công ty tư vấn 11(HEC 11). 4. Chủ nhiệm Dự án: Ths. Lê Nho Thịnh.
5. Nhà thầu thi công xây lắp: Liên danh Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển kinh doanh - Công ty cổ phần Hải Minh.
6. Tổng mức đầu tư: 121.288 triệu đồng (quyết định điều chỉnh dự án số 6525/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội ngày 31/12/2010).
7. Thời gian thực hiện dự án: 2011-2014. 8. Tóm tắt về dự án:
a) Vịtrí công trình đầu mối:
- Trạm bơm Đan Hoài nằm ngoài đê sông Hồng, trước cống số 1 (trạm bơm Đan Hoài cũ), thuộc huyện Đan Phượng (tỉnh Hà Tây cũ) nay là thành phố Hà Nội.
- Tọa độđịa lý:
+ Vĩ độ Bắc: 200 57’30’’ + Kinh độĐông: 1050
31’15’’ b) Qui mô công trình:
- Công trình đầu mối trạm bơm: diện tích tưới: 7076ha, lưu lượng thiết kế trạm Qtr=10,8m3/s, cấp công trình: cấp III, tần suất đảm bảo tưới: 85%.
- Cống qua đê: lưu lượng thiết kế Qtk=10,8m3/s, cấp công trình: theo cấp của đê, cấp I.
- Kênh dẫn sau cống qua đê: kênh dẫn lưu lượng đủ dẫn được Qtk=11m3/s, cấp công trình: cấp III.
c) Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính:
TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Ghi chú
1 Đầu mối (trạm bơm)
- Số tổ máy Tổ 5
- Loại máy bơm Bơm chìm đứng
- Công suất động cơ 1 tổ máy Kw 5x300
- Lưu lượng thiết kế m3/h 7780
- Mực nước thiết kế bể xả m 9,20
2 Cống qua đê (cống hộp BTCT có 2 khoang)
- Chiều rộng 1 khoang m 2
- Chiều cao m 3,4
- Cao trình đáy m 6,10
3 Nhà quản lý (2 tầng) m2 2x190
4 Kênh dẫn (kênh chữ nhật BTCT)
- Chiều dài kênh m 660
- Lưu lượng thiết kếđầu kênh m3/s 11
- Kích thước (bxh) m (4,8x3,4)
- Độ dốc đáy kênh i=1,26x10-4
d) Khối lượng thi công chính:
TT Hạng mục Đơn vị Tổng cộng 1 Bê tông cốt thép M200 m3 7000 2 Bê tông cốt thép M300 m3 400 3 Bê tông M150 m3 100 4 Đá xây VM100 m3 600 5 Cốt thép kg 65.000 6 Đất đào m3 37.000 7 Đất đắp m3 195.000 8 Khớp nối PVC m 195 9 Vải địa kỹ thuật m2 1193
3.1.2. Giải pháp kỹ thuật
1. Kết cấu công trình:
a) Đầu mối trạm bơm: kênh dẫn vào bể hút: rộng 8m, cao trình đáy -0,88m, sân trước bể hút: dài 16,82m, gia cố bằng BTCT M200.
b) Nhà trạm: kết cấu BTCT M200, gia cố cọc BTCT M300. - Cao trình đáy bể hút phía ngoài -0,88m, phía trong -1,38m. - Cao trình sàn bơm + 8,5m; cao trình sàn lắp ráp, sửa chữa +13m.
- Cao trình sàn điều khiển vận hành +16,15m; cao trình dầm cầu trục + 20,27m.
- Cao trình đỉnh trụ pin buồng hút +9,0m; cao trình tim ống xả +6,84m - Khoảng cách giữa 2 tổ máy 3,6m.
c) Bể xả và đoạn nối tiếp: kết cấu BTCT M200, chiều dài 12m, rộng từ 17,4m đến 4,8m, cao trình đáy +6,1m, cao trình đỉnh +12,5m.
d) Cống qua đê: kết cấu BTCT M200, gia cố cọc BTCT M300, chiều dài thân cống 36m, cao trình đáy +6,1m.
e) Kênh dẫn: kết cấu BTCT M200, chiều dài: 660m, kích thước (4,8x3,4m) 2. Thiết bị công nghệ:
a) Máy bơm: máy bơm 5 tổđộng cơ chìm đứng Q=7780m3/h.
- Đường kính ống cột bơm D=1200mm, đường kính ống xả D=1000mm. - Hiệu suất máy bơm ηb=86% Công suất N=275Kw, sốvòng quay n=590vg/ph.
b) Cửa van: (2bộ):hình thức; cửa van phẳng trượt, kết cấu thép. c) Thiết bị nâng hạ: kiểu vít me chạy điện, sức nâng 20 tấn.
d) Thiết bị điện: máy biến áp 1250kVA-35/0,4kv cấp cho máy 1,2,3; máy biến áp 750kVA-35/0,4kv cấp cho máy 4,5.
3.1.3. Giải pháp xây dựng
1. Dẫn dòng thi công: a) Năm thứ nhất:
- Mùa khô: đắp đê quai thượng lưu (bằng cừ thép). Đắp 2 hàng cừthép, đắp đất ở trong bề rộng 5m, cao trình đắp +7,5 và đắp đê quai hạ lưu kết hợp đường tránh phục vụ thi công cống số 1 và móng nhà trạm bề rộng 4m, mái m=1,50.
- Mùa mưa: tiến hành thi công kênh dẫn từ cống số 1 đến cống số 2 và tiếp tục thi công trạm bơm đến cao trình + 14,0.
b) Năm thứ hai:
- Mùa khô: tiến hành thi công kênh dẫn từ cống số 1 đến cống số 2 và tiếp tục thi công trạm bơm đến cao trình + 14,0. Dự kiến thi công xong trước 30/4/2014.
- Mùa mưa: hoàn thiện thủ tục nghiệm thu và bàn giao công trình đưa vào sử dụng. 2. Biện pháp thi công hạng mục chính:
a) Tiêu nước hốmóng: đào hệ thống rãnh tiêu nước lộthiên, dùng máy bơm bơm ra sông Hồng.
b) Phá dỡ công trình: phá dỡ bằng máy khoan cắt bê tông, vận chuyển ra bãi thải bằng ô tô tựđổ 7 tấn.
c) Đào và vận chuyển đất: đào bằng máy đào gầu 1,25m3, san bằng máy ủi 110CV, vận chuyển bằng ô tô tự đổ 7 tấn; đắp đất, cát : San bằng máy ủi 110CV, đầm bằng máy đầm 9 tấn và đầm cóc. Thi công và nghiệm thu theo TCVN 4447- 1987.
d) Công tác bê tông và bê tông cốt thép:
- Bê tông: dùng bê tông thương phẩm, đầm bằng đầm bàn, đầm dùi, vệ sinh, bảo dưỡng, sửa chữa bề mặt theo quy trình, quy phạm. Thi công và nghiệm thu theo TCVN 4453-1994.
- Thép cốt bê tông: tiêu chuẩn TCVN 1651(2,3,4)-2008.
- Ván khuôn: chủ yếu dùng cốt pha thép(loại thép có cường độ thấp), Cốt pha gỗ dùng gỗ nhóm V, VI.
- Xi măng: dùng xi măng lò quay. Tiêu chuẩn dùng 14 TCN 65-2002. - Cát: mô đun tối thiểu 2,1mm; tối đa 3,1mm. Tiêu chuẩn dùng 14 TCN 68-2002. - Đá dăm: cỡ hạt nhóm 1(5-20)mm ; nhóm 2 (20-40)mm. Tiêu chuẩn dùng 14 TCN 70-2002.
- Nước: tiêu chuẩn dùng 14 TCN 72-2002.
e) Công tác xây lát: máy trộn 150-200 lít. Tiêu chuẩn dùng 14 TCN 12-2002. f) Công tác thi công cọc: sử dụng phương pháp ép cọc, nhà trạm dùng phương pháp ép cọc âm từ cao trình +1,5m, máy ép thủy lực 180 tấn.
3. Thiết bị chủ yếu phục vụ thi công:
TT Loại thiết bị Đơn vị Sốlượng
1 Máy đào 1,25m3 cái 2
2 Máy đào 0,8m3 cái 2
3 Ô tô tựđổ 5 tấn, 7 tấn cái 8
4 Máy ủi cái 2
5 Đầm cóc cái 2
6 Máy bơm cái 2
7 Cần cẩu cái 2
8 Máy ép thủy lực 180 tấn cái 2
3.2. Tổ chức đấu thầu dự án
3.2.1. Công tác đấu thầu
3.2.1.1. Kế hoạch đấu thầu
- Chủ đầu tư lập kế hoạch đấu thầu và trình người quyết định đầu tư xem xét quyết định phê duyệt, đồng thời gửi cho cơ quan, tổ chức thẩm định.
- Cơ quan, tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu phải lập báo cáo kết quả thẩm định trình người quyết định đầu tư phê duyệt.
- Người quyết định đầu tư có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu trong thời hạn không quá 10 ngày khi nhận được báo cáo thẩm định.
3.2.1.2. Sơ tuyển nhà thầu
- Lập hồ sơ mời sơ tuyển: bên mời thầu lập hồsơ mời thầu, trình chủđầu tư phê duyệt. Hồ sơ mời thầu bao gồm các yêu cầu đối với nhà thầu (về năng lực kỹ thuật; vềnăng lực tài chính; về kinh nghiệm).
- Thông báo mời sơ tuyển: thông báo mời sơ tuyển phải được đăng tải trên tờ báo vềđấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử vềđấu thầu.
- Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển: bên mời thầu tiếp nhận hồ sơ do các nhà thầu nộp và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Hồ sơ dự sơ tuyển hợp lệ sẽđược mở công khai ngay sau thời điểm đóng sơ tuyển, nếu gửi đến sau hồ sơ sẽkhông được mởvà được bên mời thầu gửi trả lại nhà thầu nguyên trạng.
- Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển: việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển do bên mời thầu thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồsơ mời sơ tuyển.
- Phê duyệt kết quả sơ tuyển: bên mời thầu chịu trách nhiệm trình chủđầu tư phê duyệt kết quảsơ tuyển.
- Thông báo kết quả sơ tuyển: sau khi chủđầu tư phê duyệt kết quả sơ tuyển, bên mời thầu thông báo bằng văn bản kết quảsơ tuyển đến các nhà thầu tham dự sơ tuyển để mời tham gia đấu thầu.
3.2.2.Chuẩn bị đấu thầu
3.2.2.1. Lựa chọn danh sách nhà thầu để mời tham gia đấu thầu
1. Đối với đấu thầu rộng rãi:
- Chủđầu tư phê duyệt hồsơ mời quan tâm để yêu cầu nhà thầu quan tâm cung cấp: vềnăng lực và sốlượng chuyên gia; vềnăng lực tài chính; về kinh nghiệm.
- Tiêu chuẩn đánh giá hồsơ quan tâm được xây dựng theo tiêu chí “đạt”/ “không đạt” vềnăng lực và sốlượng chuyên gia; vềnăng lực tài chính; về kinh nghiệm và cần được nêu trong hồsơ mời quan tâm.
- Thông báo mời nộp hồsơ quan tâm phải được đăng tải trên tờ báo vềđấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử vềđấu thầu.
- Sau thời hạn 10 ngày kể từngày đăng tải đầu tiên thông báo mời nộp hồsơ quan tâm, bên mời thầu phát hành miễn phí hồsơ mời quan tâm cho các nhà thầu có nhu cầu tham dự thầu.
- Thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồsơ quan tâm tối thiểu là 5 ngày đối với đấu thầu trong nước và 10 ngày đối với đấu thầu Quốc tế.
- Bên mời thầu đánh giá hồsơ quan tâm do nhà thầu nộp theo tiêu chuẩn đánh giá, trình chủđầu tư phê duyệt danh sách nhà thầu mời tham gia đấu thầu.
- Chủđầu tư phê duyệt danh sách nhà thầu được coi là có đủ năng lực và kinh nghiệm để mời tham gia đấu thầu.
3.2.2.2. Lập hồ sơ mời thầu
Trách nhiệm của chủ đầu tư phải lập hồ, phê duyệt hồ sơ mời thầu. Trường hợp không đủ năng lực, chủ đầu tư phải thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu theo quy định của Luật đấu thầu.
1. Căn cứ lập hồsơ mời thầu:
- Quyết định đầu tư và các tài liệu là cơ sở để quyết định đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư.
- Kế hoạch đấu thầu được duyệt.
- Các quy định của pháp luật vềđấu thầu và các quy định khác có liên quan. - Các chính sách của Nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi trong đấu thầu.
2. Nội dung hồsơ mời thầu:
Hồ sơ mời thầu phải điều đáp ứng điều kiện tiên quyết để loại bỏ hồ sơ dự thầu, cụ thểnhư sau:
- Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu, không đăng ký tham gia đấu thầu.
- Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệtheo quy định của Luật Đấu thầu. - Nhà thầu không bảo đảm điều kiện năng lực theo quy định của Luật Xây dựng. - Không có bản gốc hồsơ dự thầu.
- Đơn dự thầu không hợp lệ.
- Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.
- Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhàthầu chính. - Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu.
Nhà thầu vi phạm chỉ một trong sốcác điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu sẽ bị loại và hồsơ dự thầu không được xem xét tiếp.
3.2.2.3. Phê duyệt hồ sơ mời thầu
Người quyết định đầu tư phê duyệt hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư phê duyệt hồsơ mời thầu trên cơ sở báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định.
3.2.2.4. Mời thầu
- Bên mời thầu gửi thư mời thầu tới các nhà thầu trong danh sách mời tham gia đấu thầu.
- Thời gian từ khi gửi thư mời thầu đến khi phát hành hồ sơ mời thầu tối thiểu là 5 ngày đối với đấu thầu trong nước và 7 ngày đối với đấu thầu Quốc tế.
3.2.3. Các tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu
Căn cứ nghị định 111/2006/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng:
3.2.3.1. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn
1. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật: sử dụng thang điểm (100,1000...) để đánh giá:
- Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 10% - 20% tổng sốđiểm.
- Giải pháp và phương pháp luận đối với yêu cầu của gói thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 30% - 40% tổng sốđiểm;
- Nhân sự của nhà thầu để thực hiện gói thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 50% - 60% tổng sốđiểm.
Mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật không được thấp hơn 70% tổng số điểm. Hồ sơ dự thầu có điểm về mặt kỹ thuậtkhông thấp hơn 70% là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật.
2. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt tài chính:
Sử dụng thang điểm (100, 1.000,...) thống nhất với thang điểm về mặt kỹ thuật. Điểm tài chính đối với từng hồsơ dự thầu được xác định như sau:
P thấp nhất x (100, 1.000,...) Điểm tài chính =
(Của hồsơ dự thầu đang xét) P đang xét Trong đó:
P thấp nhất: giá dự thầu thấp nhất sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch trong số các nhà thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật.
P đang xét: giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của hồsơ dự thầu. 3. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp:
- Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính, trong đó tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm và tỷ trọng điểm về mặt tài chính không cao hơn 30% tổng sốđiểm.
- Điểm tổng hợp đối với một hồsơ dự thầu được xác định theo công thức sau: Điểm tổng hợp = Đkỹ thuật x (K%) + Đtài chính x (G%)
Trong đó:
+ K%: tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật. + G%: tỷ trọng điểm về mặt tài chính.
+ Đkỹthuật: là số điểm của hồ sơ dự thầu được xác định tại bước đánh giá về mặt kỹ thuật.
+ Đtài chính: là sốđiểm của hồ sơ dự thầu được xác định tại bước đánh giá về mặt tài chính.