2.3.6.1. Phân chia các hạng mục đánh giá chất lượng công trình
1. Hạng mục, bộ phận công trình:
Hình thành một công trình xây dựng và kiến trúc, bắt đầu từ công tác chuẩn bịthi công đến, bàn giao sử dụng, phải qua sự phối hợp thi công của một số trình tự, một số công việc. Vì vậy, sự tốt xấu của chất lượng một công trình, có thể nghiệm thu được hay không, quyết định ở các trình tự thi công và chất lượng thao tác công việc. Chất lượng của các phần việc công trình là cơ sở để đánh giá chất lượng bộ phận công trình, đơn vị công trình, cũng là cơ sởđể đánh giá có thể nghiệm thu hay không.
- Phần việc công trình: thông thường chia theo loại công việc chủ yếu như công trình xây gạch, công trình cốt thép, công trình bê tông.
- Bộ phận công trình: dựa theo các bộ phận chủ yếu gồm sáu bộ phận công trình, đó là: công trình nền và móng, công trình chính, công trình nền và mặt sàn, công trình cửa, công trình trang trí, công trình mái.
2. Phần việc công trình, bộ phận công trình của công trình lắp đặt thiết bị: - Phần việc công trình: thường chia theo công dụng, chủng loại và tổ hợp thiết bị.
- Bộ phận công trình: dựa theo công dụng chia công trình thành bố bộ phận: công trình vệ sinh, công trình điện nước, công trình thông gió điều hòa, công trình lắp đặt thiết bị khác.
3. Đơn vị công trình:
Công trình xây dựng và công trình lắp đặt thiết bị xây dựng cùng tạo thành một đơn vịcông trình, như vậy có thể nổi lên chất lượng tổng thể của công trình xây dựng, tuy nhiên mỗi công trình riêng biệt cũng là đơn vị công trình.
2.3.6.2. Tiêu chuẩn đánh giá cấp bậc chất lượng công trình
Dựa theo tiêu chuẩn hiện hành, cấp bậc đánh giá chất lượng phần việc công trình, bộ phận công trình, đơn vị công trình chia làm hai loại “đạt yêu cầu” và “tốt”.
1. Tiêu chuẩn cấp bậc chất lượng phần việc công trình:
- Đạt yêu cầu: đảm bảo hạng mục phải phù hợp theo quy định của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng. Nơi lấy kiểm nghiệm của mỗi hạng mục cơ bản phải phù hợp với quy định đánh giá chất lượng đạt yêu cầu tương ứng. Điểm kiểm tra đạt yêu cầu sai số trong phạm vi cho phép, đối với công trình xây dựng đạt 70% trở lên; công trình lắp đặt 80% trở lên.
- Tốt: đảm bảo hạng mục phải phù hợp với quy định của tiêu chuẩn đánh giá kiểm nghiệm chất lượng. Nơi lấy kiểm nghiệm của mỗi hạng mục cơ bản phải phù hợp với quy định đánh giá chất lượng đạt yêu cầu tương ứng, trong đó 50% trở lên phù hợp với quy định tốt.
2. Tiêu chuẩn cấp bậc chất lượng bộ phận công trình:
- Đạt yêu cầu: tất cả chất lượng của phần việc trong đó đạt yêu cầu.
3. Tiêu chuẩn cấp bậc chất lượng đơn vị công trình:
- Đạt yêu cầu: tất cả chất lượng của các bộ phận đạt yêu cầu. Tài liệu chứng nhận đảm bảo chất lượng phải phù hợp với quy định. Tỷ lệ điểm đánh giá chất lượng cảm quan đạt 70% trở lên.
- Tốt: chất lượng tất cả các bộ phận đều đạt yêu cầu, trong đó 50% trởlên đạt tốt. Tài liêu chất lượng phải phù hợp với quy định tỉ lệ được điểm theo cảm quan đạt 85% trở lên.
2.3.6.3. Phương pháp nghiệm thu chất lượng công trình
1. Nghiệm thu công trình khuất:
Trước khi tiến hành nghiệm thu, Kỹ sư giám sát hiện trường phải dựa vào yêu cầu thiết kế, quy phạm thi công, dùng các công cụ kiểm tra cần thiết để tiến hành kiểm tra nghiệm thu.
Nội dung nghiệm thu gồm:
- Công trình móng: địa chất, chất đất, cốt cao độ, vị trí, sốlượng cọc.
- Công trình bê tông: chủng loại, quy cách, số lượng, vị trí, hình dạng, vị trí mối hàn của thép, sốlượng vị trí chi tiết chôn sẵn.
- Công trình chống thấm: số lớp chống thấm, vị trí, biện pháp chống thấm. 2. Nghiệm thu phần việc công trình:
Đối với phần việc quan trọng, Kỹsư giám sát phải dựa vào yêu cầu của hợp đồng, dựa vào quy phạm nghiệm thu, tình hình thực tế, dựa vào tiêu chuẩn đánh giá chất lượng để nghiệm thu.
3. Nghiệm thu bộ phận công trình:
Dựa vào kết luận nghiệm thu chất lượng phần việc, tham khảo tiêu chuẩn chất lượng bộ phận, có thểxác định cấp bậc chất lượng bộ phận công trình để quyết định có nghiệm thu hay không.
4. Nghiệm thu hoàn thành công trình:
Dựa vào thống kê cấp bậc chất lượng phần việc công trình và bộ phận công trình để phán đoán, kết hợp kiểm tra tài liệu đảm bảo chất lượng và đánh giá cảm quan chất lượng đơn vị công trình, có thể tổng hợp toàn diện một cách hệ thống đối
với toàn bộ chất lượng công trình. Từ đó quyết định đạt hay không đạt yêu cầu của hợp đồng để có thể nghiệm thu được hay không.
5. Nghiệm thu hoàn công hạng mục công trình:
Nghiệm thu hoàn công công trình phải căn cứ vào các tiêu chuẩn nghiệm thi tương ứng như: tiêu chuẩn nghiệm thu công trình đất, công trình bê tông, công trình lắp đặt. Nếu có vấn đề tồn tại cần phải đôn đốc nhà thầu làm lại hoặc xử lý để xác định ngày bàn giao.
2.3.6.4. Nghiệm thu tài liệu công trình
Tài liệu công trình là một trong những chỗ dựa quan trọng nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, nhà thầu cung cấp toàn bộ tài liệu công trình cần thiết cho nghiệm thu theo yêu cầu của hợp đồng, sau khi được Kỹsư giám sát thẩm tra, xác nhận không sai sót, mới có thểđồng ý nghiệm thu.