1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Tài QUÁ TRÌNH TRÙNG TU CHÙA BỬU LONG

14 390 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 645,5 KB

Nội dung

Đầu thế kỷ XVII, Bửu Long còn là vùng rừng núi hoang vu thuộc Chân Lạp. Năm 1616, một nhà sư người Việt theo sự bang giao Lạp – Việt đã đặt chân lên đất này, thấy cảnh núi non tươi đẹp, sư xin lập một am tranh đơn sơ, đặt tên là Bửu Phong tự. Ông tự xưng là Bửu Phong thiền sư. Từ khi có ngôi chùa, dân chúng các nơi tụ tập về sinh sống đông dần lên. Nhà sư đặt tên vùng đất này Bửu Long ngụ ý đây là vùng đất thiên có thế ẩn của rồng.

Quản Lí Di Sản Kiến Trúc Đô Thị Đề Tài: QUÁ TRÌNH TRÙNG TU CHÙA BỬU LONG GVHD : TRẦN ĐỨC PHI SV : NGUYỄN VĂN NHÂN MSSV : 071741c LỚP : 07QH1D 1 Phụ Lục: I Vị Trí II Lịch Sử Xây Dựng III Quá Trình Trùng Tu IV Nhận Xét 2 I Vị Trí - Chùa Bửu Phong nằm trên ngọn núi Bửu Long, thuộc phường Bửu Long, Tp. Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai. II Lịch Sử Xây Dựng - Đầu thế kỷ XVII, Bửu Long còn là vùng rừng núi hoang vu thuộc Chân Lạp. Năm 1616, một nhà sư người Việt theo sự bang giao Lạp – Việt đã đặt chân lên đất này, thấy cảnh núi non tươi đẹp, sư xin lập một am tranh đơn sơ, đặt tên là Bửu Phong tự. Ông tự xưng là Bửu Phong thiền sư. Từ khi có ngôi chùa, dân chúng các nơi tụ tập về sinh sống đông dần lên. Nhà sư đặt tên vùng đất này Bửu Long -ngụ ý đây là vùng đất thiên có thế ẩn của rồng. - Dân tụ về càng đông, xóm Bửu Long trở thành ấp Bửu Long rồi xã Bửu Long Về sau, một thầy địa lý đến thăm vùng đất này cho biết đây là nơi rồng ẩn. Ông giải thích rằng: chùa Bửu Phong tọa lạc trên trái châu của rồng (tức núi Bình Điện), núi kế bên hướng về trái châu là nơi rồng ẩn (núi Long Ẩn hiện nay). Rồng ẩn mình trong lòng đất, có khúc ẩn, khúc hiện, quả là đất lành muôn thuở. - Vào cuối thế kỷ XVIII, số người Hoa đến vùng đất này sinh sống ngày càng đông, trong đó có những người mộ đạo Phật đã xây cất lại ngôi 3 chùa bằng gạch ngói. Họ đã mời thiền sư Thành Trí, pháp danh Pháp Thông - Thiện Hỉ, thuộc Thiền phái Tào Động thế hệ thứ 36, đến trụ trì và tôn làm vị Tổ đầu tiên của chùa. Lúc này, ngôi chùa có kiến trúc kiểu chữ Tam , gồm ngôi chánh điện, giảng đường và nhà thờ tổ. - Theo tài liệu của ông Nguyễn Hiền Đức in trong sách Thiền sư Việt Nam của hoà thượng Thích Thanh Từ, thì hoà thượng Pháp Thông không có đệ tử thay thế, nên sau khi ngài viên tịch, thiền sư Viên Quang (người Minh Hương thuộc Thiền phái Lâm Tế đời thứ 36) được cử về trụ trì chùa Bửu Phong. - Năm 1679, thiền sư Viên Quang đã trùng tu chùa này - Năm 1829, Tham tướng Nguyễn Văn Hiệp và Hương bảo Nguyễn Văn Tâm đã tổ chức xây cất mở rộng ngôi chùa. - Năm 1898, hoà thượng Pháp Truyền tiếp tục trùng tu giảng đường, nhà tổ - Năm 1944, hoà thượng Huệ Quang tổ chức trùng tu và mở rộng hậu đường. - Năm 1963, yết ma Thiện Giáo cho xây đài Quan Thế Âm trước chùa. - Năm 1964, hoà thượng Huệ Thành cho xây đài Tam Thế Phật trên cụm tảng đá thiên nhiên 4 xếp chồng lên nhau ở phía bên trái của ngôi chùa. - Từ năm 1974 đến nay, chùa Bửu Phong trở thành chùa ni, chỉ có các sư cô ở tu tập. Ni sư Huệ Hương đã không ngừng sửa chữa và trang trí để ngôi chùa được trang nghiêm. - Giữa năm 2005, ni sư tiếp tục cho trùng tu nhà thờ tổ, chánh điện và xây dựng, sửa chữa thêm một số hạng mục trong khuôn viên chùa đã bị hư hỏng. Trong đó, có hai con rồng uốn mình phủ phục hai bên bậc thang lên chùa. kiến trúc Cổng tam quan chùa nằm dưới chân núi Bình Điện, bên trục lộ 24. Từ đây, du khách leo lên 99 bậc đá, vừa tới độ cao 30 m sẽ gặp Bửu Phong cổ tự nằm thấp thoáng sau cây bồ đề lớn. Chùa được xây dựng trên một mỏm đá khá bằng phẳng, kiến trúc theo kiểu chữ Tam - 三 , giống như hầu hết các chùa xưa ở miền Nam hay các chùa đời Trần ở miền Bắc. Chùa gồm có các hạng mục: chánh điện, giảng đường và nơi thờ tổ. Chùa được xây dựng bằng gạch thẻ, vôi hợp chất, mái lợp ngói âm dương. Nền lót gạch vuông tài và gạch bông. Bộ khung vì kèo làm bằng gỗ núi rất tốt. Mặt tiền chùa nhìn về hướng Đông Bắc, được trang trí các hoa văn đắp nổi bằng mảnh sành, mảnh sứ rất công phu và độc 5 đáo. Hai câu đối ở hai cột chính nói lên ý nghĩa của tên chùa Bửu nhạc phối đề y Thứu Lĩnh Phong sơn quần mỹ tự Kỳ Viên dịch: Bửu nhạc trập trùng như Thứu Lĩnh Phong sơn rạng rỡ tựa Kỳ Viên Trung tâm ngôi chánh điện thờ Phật Di Đà Tam Tôn, Đức Phật Thích Ca, Ngọc Hoàng thượng đế, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền. Hai bên tả hữu thờ Quan Công và Tổ sư Đạt Ma. Ngoài ra còn có hương án thờ Bồ Tát Di Lặc, Bồ Tát Địa Tạng và bàn thờ Thập Điện Diêm Vương. Ngôi bảo tháp sau chánh điện thờ Xá Lợi Phật. Trước chùa, dưới chân núi là những ô ruộng xanh mượt. Phía sau chùa 500 m có sông Đồng Nai uốn khúc. Bên trái có đá Thanh Long (còn gọi là Hàm Rồng), bên phải có hang Bạch Hổ và đài Tam thế Phật. Xung quanh chùa có nhiều cây cối mọc um tùm, rậm rạp. Nhiều tảng đá to nhỏ tạo hình kỳ dị. Tảng nhỏ có hình như voi, thấp như rùa, cá và nhiều pho tượng lộ thiên khá lớn. Đặc biệt, giếng nước phía sau chùa do vua Gia Long cho đào để lấy nước sử dụng trong thời gian trốn chạy do quân Tây Sơn đến nay vẫn còn. Chùa còn giữ lại nhiều bình hoa, 6 chén, đĩa, bát nhang cổ từ đời Thanh và một số tượng Phật nhỏ bằng đồng. III Trùng tu - lần trùng tu đầu tiên vào năm 1679,được một nhóm dân binh Trung Quốc thuộc hạ Tổng lãnh binh Trần Thượng Xuyên nhà Minh Chống Thanh triều đến chùa tỵ nạn trùng tu Chùa được xây dựng theo hình chữ "tam" gồm chính điện, giảng đường, nhà thờ tổ, ngoài ra còn có nhiều phòng Ni phái và nhà dưỡng tăng. Nét đặc sắc nhất trong chùa có lẽ là những pho tượng được điêu khắc theo phong cách Á Đông và nhiều cổ vật như cặp nai vàng đời Nguyễn, đầu "phường cổ"(Nhà Phật), tượng Phật nằm, tháp Bửu Phong rêu phong cổ kính và Xá Lợi - một báu vật nhà Phật. Xung quanh chùa có Long Đầu Thạch (còn gọi là Hàm Rồng, Hầm Hổ) và đài Tam Thế Phật, đã từng là hầm bí mật nuôi dấu cán bộ cách mạng hoạt động ven đô trong chiến tranh. - lần trùng tu thứ hai vào năm 1829 được khắc trên cột đá Tiền Điện do tham tướng Nguyễn Văn Hiệp và hương bảo Nguyễn Văn Tâm phụng cúng,đây là lần trùng tu lớn nhất mang lại diện mạo mới cho chùa, kiến trúc được tồn tại đến ngày nay. 7 Chùa vẫn giữ lại lối kiến trúc theo kiểu chữ Tam (=) gồm chính điện, giảng đường và nơi thờ Tổ. Ngoài ra còn có liêu phòng ni phái và nhà dưỡng tăng. Chất liệu xây dựng là gạch thẻ, vôi hợp chất, mái lợp ngói âm dương. Nền lót gạch tàu và gạch bông, bộ khung vì kèo làm bằng gỗ tốt. Mặt tiền nhìn về hướng đông bắc. Trang trí mặt tiền chùa là những bức phù điêu thể hiện hình ảnh cuốn thư, lân ngậm trái châu, nhật nguyệt, rồng chầu mặt trời, mây dây lá cách điệu theo lối chạm trổ, ghép sành công phu, tinh vi mang tính nghệ thuật cao. Tất cả các mảng trang trí này làm bằng chất liệu xi măng, bề mặt ghép những mảnh sứ nhiều màu tạo cho toàn cảnh ngôi chùa nét rực rỡ, trang nghiêm, cổ kính. Chánh điện chia làm ba gian thoáng rộng, trên hai hàng cột đắp rồng ẩn mây sơn son thếp vàng uy nghiêm. Gian chính giữa thờ Tam thế Phật, tả hữu thờ thập điện Minh Vương. Các tượng được tạc rất sống động. Ở giảng đường và nơi thờ Tổ các tấm liễn, hoành phi, bao lam được chạm khắc công phu, thể hiện nhiều đề tài phong phú được bố trí hài hòa. Trong chùa còn 8 lưu giữ được tượng cổ Phật Di Đà và một đầu phướn lục giác chạm rồng. Đặc biệt có một tượng đá cổ thể hiện một vị thần ảnh hưởng của Ấn giáo được gắn kết bền vững ở hậu điện. Tương truyền, tượng có từ khi lập chùa. Ở nơi thờ Tổ, sự hiện diện của pho tượng Tổ sư Đạt Ma, cùng với hơn chục bài vị sơn son thếp vàng của các sư trụ trì đã viên tịch được bài trí trang trọng trên bàn hương án. - Năm 1898, Hòa thượng Pháp Truyền tiếp tục trùng tu giảng đường, nhà tổ - Năm 1944, Hòa thượng Huệ Quang tổ chức trùng tu và mở rộng hậu đường. - Năm 1963, Yết ma Thiện Giáo cho xây đài Quan Thế Âm trước chùa. - Năm 1964, Hòa thượng Huệ Thành cho xây đài Tam Thế Phật trên cụm tảng đá thiên nhiên xếp chồng lên nhau ở phía bên trái của ngôi chùa. - Từ năm 1974 đến nay, chùa Bửu Phong được phân bố thành chùa Ni, chỉ có các sư cô ở tu tập. Ni sư Huệ Hương đã không ngừng sửa chữa và trang trí để ngôi chùa được trang nghiêm. - Giữa năm 2005, Ni sư tiếp tục cho trùng tu nhà thờ tổ, chánh điện và xây dựng, sửa chữa thêm một số hạng mục trong khuôn viên chùa 9 đã bị hư hỏng. Trong đó, có hai con rồng uốn mình phủ phục hai bên bậc thang lên chùa. Bàn thờ chính của ngôi chánh điện thờ Phật Di Đà Tam Tôn, Đức Phật Thích Ca, Ngọc Hoàng thượng đế, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền. Hai bên tả hữu thờ Quan Công và Tổ sư Đạt Ma. Ngoài ra còn có hương án thờ Bồ Tát Di Lặc, Bồ Tát Địa Tạng và bàn thờ Thập Điện Diêm Vương. Ngôi bảo tháp sau chánh điện thờ Xá Lợi Phật. IV Nhận Xét -chùa bửu long đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ lại được hình thức kiến trúc cổ được xây dựng lại vào năm 1829, trên hai hàng cột đắp rồng ẩn mây sơn son thếp vàng uy nghiêm không phai mờ. -kiến trúc gỗ bên trong như kèo,cột…do được làm từ gỗ quý nên vẫn chưa có dấu hiệu hư hỏng. -năm 2005 mái ngói đươc lợp lại bằng ngói âm dương giống như nguyên trạng, nhưng lần trùng tu này đến nay đã 6 năm nên lớp bụi thời gian đã phủ mái ngói cũ kỉ,cổ kính nên không có sự chênh lệch màu sắc giữa cũ và mới,tạo nên một thể thông nhất. 10 . Nhà sư đặt tên vùng đất này Bửu Long -ngụ ý đây là vùng đất thiên có thế ẩn của rồng. - Dân tụ về càng đông, xóm Bửu Long trở thành ấp Bửu Long rồi xã Bửu Long Về sau, một thầy địa lý đến. Trí - Chùa Bửu Phong nằm trên ngọn núi Bửu Long, thuộc phường Bửu Long, Tp. Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai. II Lịch Sử Xây Dựng - Đầu thế kỷ XVII, Bửu Long còn là vùng rừng núi hoang vu thuộc Chân. chùa Bửu Phong. - Năm 1679, thiền sư Viên Quang đã trùng tu chùa này - Năm 1829, Tham tướng Nguyễn Văn Hiệp và Hương bảo Nguyễn Văn Tâm đã tổ chức xây cất mở rộng ngôi chùa. - Năm 1898, hoà

Ngày đăng: 16/06/2015, 11:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w