1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài:" TRIẾT HỌC MÁC TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI " ppt

17 413 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 387,39 KB

Nội dung

Nghiên cứu triết học Đề tài:" TRIẾT HỌC MÁC TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI " TRIẾT HỌC MÁC TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI LƯƠNG ĐÌNH HẢI (*) Vấn đề số phận của chủ nghĩa Mác trong bối cảnh đã xuất hiện các xu hướng phát triển mới của nền văn minh thế giới ở những năm đầu thế kỷ XXI đang trở thành một vấn đề phức tạp và là chủ đề của nhiều hội thảo khoa học quốc tế, khu vực và quốc gia. Nhu cầu tổng hợp lý luận toàn bộ tiến trình phát triển của khoa học, công nghệ, thực tiễn lịch sử trong cả thế kỷ XX – thập niên đầu thế kỷ XXI và những đòi hỏi về nguyên tắc, về định hướng mới cho hoạt động của cả cộng đồng nhân loại trong bối cảnh toàn cầu hoá sẽ không thể giải quyết được một cách trọn vẹn, đầy đủ, chính xác nếu không dựa vào triết học Mác với tư cách lý luận, quan điểm thế giới quan luôn có sự tác động qua lại với các học thuyết và lý luận xã hội khác trong nền văn hoá thế giới đang phát triển. Thế kỷ XX mà chúng ta vừa trải qua là thế kỷ đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng trên quy mô toàn cầu, gây ảnh hưởng lớn đến tiến trình phát triển của nhân loại. Đó là Chiến tranh thế giới thứ II, là sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa cả kiểu cũ lẫn kiểu mới, là sự xuất hiện của Liên hợp quốc, là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và sự hình thành những nền tảng công nghệ đầu tiên của thời kỳ phát triển hậu công nghiệp, là kỷ nguyên chinh phục vũ trụ, là việc xây dựng hệ thống viễn thông toàn cầu, v.v. và v.v Có thể kể ra khá nhiều những sự kiện lớn kiểu như vậy. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được một thực tế lịch sử là thế kỷ XX đã đi vào lịch sử nhân loại với tư cách thế kỷ của Cách mạng Tháng Mười Nga - cuộc cách mạng xứng đáng nhất với tính từ vĩ đại trong lịch sử loài người. Nhiều học giả đã nhận định, Cách mạng Tháng Mười Nga là sản phẩm thực tiễn của chủ nghĩa Mác. Không những thế, có thể nói, toàn bộ những thành tựu lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội hiện thực, của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và nói chung, những thành tựu trong sự phát triển của nhân loại ở thế kỷ XX, đều trực tiếp hoặc gián tiếp gắn liền với chủ nghĩa xã hội hiện thực, với chủ nghĩa Mác. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên, nhiều học giả ở các nước phương Tây đã đánh giá rằng, trong lịch sử nhân loại, đặc biệt là ở thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác là học thuyết, là lý luận có ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống xã hội nhân loại. Trước những năm 90 của thế kỷ XX không mấy ai phản bác điều này và cũng không mấy ai có đủ luận chứng và luận giải để bác bỏ. Tuy nhiên, sau khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hiện thực sụp đổ, nhiều người lại hoài nghi về điều này. Trên các diễn đàn lý luận, trong nhiều công trình đã công bố, người ta nói nhiều không chỉ đến số phận của chủ nghĩa xã hội, mà cả số phận của chủ nghĩa Mác. Khi bàn về diện mạo triết học thế giới thế kỷ XXI, người ta cũng khẳng định sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác. Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Nhưng, tình hình chung trên diễn đàn lý luận thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, là sau một quãng thời gian không dài, khoảng xấp xỉ một thập kỷ, sau khi chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đổ, nhiều người không sáng suốt, đánh mất thái độ khách quan, khoa học, đã phủ nhận chủ nghĩa xã hội hiện thực với những thành tựu của nó và từ đó, phủ nhận toàn bộ chủ nghĩa Mác. Một bộ phận khác có thái độ hoài nghi, không thấy được những nội dung lý luận, khoa học sâu sắc trong chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng và do vậy, đã đồng nhất chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa xã hội hiện thực của hệ thống xã hội chủ nghĩa để từ đó, đi đến phủ nhận toàn bộ chủ nghĩa Mác(1). Sang những năm đầu thế kỷ XXI, ở các nước phương Tây, tình hình đã có những thay đổi rõ nét. Thái độ bình tĩnh, khách quan, lý tính, khoa học và công minh đã dần nổi trội hơn trước đó. Đã xuất hiện hàng loạt các công trình, báo cáo khoa học, bài báo phân tích với thái độ khách quan hơn, toàn diện hơn và khoa học hơn, đánh giá đúng đắn hơn về chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trên diễn đàn lý luận của các nước mà trước đây, thuộc khối xã hội chủ nghĩa châu Âu. Người ta đã thoát ra khỏi sai lầm lớn trước đây khi quy không chỉ tất cả những gì xấu xa trong chủ nghĩa xã hội, mà cả nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực cho chủ nghĩa Mác. Quan điểm đó xuất phát từ cách nghĩ giáo điều rằng, mọi vấn đề của xã hội hiện đại đều có trong triết học Mác và trong chủ nghĩa Mác, do đó mọi khuyết tật của hiện thực là xuất phát từ những sai lầm nhất định trong lý luận. Một học giả mácxít nổi tiếng người Nga - V.X.Stepin đã nói: Lịch sử luôn phát triển, truyền bá và vận dụng học thuyết Mác là đa dạng và nhiều vẻ; nó như một cái cây có nhiều cành mà mỗi cành là một trào lưu, một phương diện, một kiểu nhận thức, một cách giải thích riêng các tư tưởng và nguyên lý của chủ nghĩa Mác. Thực tế là, có chủ nghĩa Mác kinh điển, thể hiện trong các tác phẩm do C.Mác và Ph.Ăngghen viết. Cũng có một thực tế khác, đó là V.I.Lênin đã giải thích và hoàn thiện chủ nghĩa Mác, vận dụng nó vào điều kiện và hiện thực nước Nga. Cũng lại có một thực tế nữa là, phương án lý luận mà I.V.Xtalin đưa ra là phương án dựa trên thực tiễn quyền uy. Hiện cũng lại đang có sự kiến giải chủ nghĩa Mác theo kiểu dân chủ - xã hội, dựa trên kinh nghiệm châu Âu về nền quản lý dân chủ – xã hội (Thuỵ Điển, Phần Lan ). Gần gũi với cái đó nhưng cũng đồng thời với nó và cũng là phương án đặc thù của khuynh hướng dân chủ – xã hội là chủ nghĩa Mensêvích Nga (Plêkhanốp, Martốp, Acxelrốd…). Có sự vận dụng chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, ở Việt Nam,… Và đương nhiên, hiện đang tồn tại chủ nghĩa Mác mới, hiện đại. Trường phái Frankfuork cũng đã xuất phát từ chủ nghĩa Mác. Nhiều đại biểu của trường phái này đã nhấn mạnh đến mối liên hệ với các tư tưởng của C.Mác. Như vậy, trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, chủ nghĩa Mác được nhiều trào lưu khác nhau diễn giải, nhận thức, vận dụng một cách khác nhau. Trào lưu nào cũng nhận mình là mácxít. Mỗi trào lưu một vẻ. Vì thế, theo nhiều học giả, khi nói kinh nghiệm và những bài học lịch sử đang chứng tỏ tính chất vô căn cứ của học thuyết ấy thì điều quan trọng là phải hiểu rằng, đó là cái nào trong số này. Nếu như đó là hệ thống các tư tưởng đã giáo điều hoá và thần thánh hoá, làm cơ sở tư tưởng hệ cho chủ nghĩa Xtalin và chủ nghĩa quyền uy thì rõ ràng là cần phải phê phán. Càng phê phán triệt để bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Thực tế cho thấy, đã và đang có một vết mòn, một thói quen trong suy nghĩ, tư duy của nhiều người là dường như, mọi điều tệ hại trong xã hội hôm nay đều có nguyên nhân từ lý luận hoặc từ việc thực hiện trên thực tiễn lý luận ấy. Vì vậy, điều quan trọng là phải phân tích một cách thực sự khoa học thực chất của lý luận và với mỗi lý luận, cần phải làm rõ cái gì còn giá trị đối với thời đại và cái gì đã bị thời đại vượt qua. Với chủ nghĩa Mác cũng có tình hình tương tự. Đã như một thói quen, trong cả thời gian dài, người ta cho rằng, mọi cái trong xã hội đều đã được ghi sẵn trong lý luận của Mác; rằng hoạt động của đảng và nhà nước dựa trên cơ sở học thuyết Mác nên luôn có căn cứ khoa học và đúng đắn. Hơn nữa, loại tư duy, thói quen ấy còn cho rằng, lý luận xã hội được tiếp nhận trong ý thức quần chúng cũng tương tự như các lý luận khoa học tự nhiên chặt chẽ, nó cho phép chúng ta tính toán, nghĩ đến và nhìn thấy trước mọi thứ. Thứ tư duy, thói quen ấy có xuất phát điểm là cái có thể tạm gọi là tư duy kỹ nghệ hay tư duy kỹ trị. Tư duy này đi liền với lối giảng dạy và tuyên truyền quái đản về tính khoa học trong chính sách của đảng và nhà nước đã tạo ra sự ngộ nhận quái dị nói trên. Trong khi đó thì lý luận xã hội nói chung, học thuyết Mác nói riêng lại bao hàm trong nó nhiều mức độ và phương diện khác nhau. Không thể áp đặt một cách máy móc cho các lý luận xã hội này những tiêu chuẩn về tính khoa học lấy từ lĩnh vực khoa học tự nhiên. Triết học không thể xây dựng theo sơ đồ lôgíc toán, mặc dù không loại trừ việc sử dụng các thủ thuật lập luận có trong lôgíc học. Triết học không chỉ dựa trên các thành tựu khoa học, mặc dù nó bao hàm việc khái quát các thành tựu khoa học như là một trong những phương diện quan trọng. Nếu như triết học được tạo ra như là khoa học theo kiểu phương pháp khoa học tự nhiên thì có lẽ, nó đã không còn là triết học nữa. Điều này thể hiện đặc biệt rõ khi nói về các dự báo dài hạn có liên quan đến những xu thế chung của tiến bộ xã hội. Những dự báo như vậy không thể là những tiên đoán mang tính quyết định, mà mang tính xác suất. Sẽ là sai lầm nghiêm trọng, nếu xem chúng như những kết quả tính toán chính xác. Cách nhìn quái dị nói trên vẫn thường được không ít người dùng để áp dụng cho các tiên đoán của C.Mác và khi không tìm ra được minh chứng thực tế thì đi đến kết luận rằng, những tiên đoán ấy là không tưởng. Mặc dù mọi dự báo về tương lai dài hạn đều bao chứa tính chất không tưởng, song điều tai hại không phải là ở đó, mà là ở chỗ, những dự báo ấy được người ta xem như những nét vẽ cụ thể, chính xác về xã hội tương lai, được hiểu giống như một dự án kỹ thuật về một cỗ máy cụ thể, cần phải được thực hiện. Không một học thuyết nào trong lịch sử lại có thể đúng ở tất cả các bộ phận của nó và không bị bác bỏ, dù chỉ là một nguyên lý hay tiên đoán. Điều quan trọng là chỉ ra được một cách cụ thể cái gì trong nó vẫn còn có ý nghĩa, còn cái gì đã bị vượt qua do tính lịch sử của thời đại đã sản sinh ra nó. Với chủ nghĩa Mác cũng vậy. Trên góc độ này, những tranh luận về số phận của chủ nghĩa Mác trong những thập kỷ qua dường như đang xoay giữa hai thái cực. Một thái cực xem sự phụ thuộc “lý luận – hệ tư tưởng – thực tiễn” như là cái bị quy định một cách nghiêm ngặt. Theo cách tiếp cận này thì thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở từng nước cũng như trong phe xã hội chủ nghĩa trước đây được hiểu như là cái đã được quy định nghiêm ngặt trong chủ nghĩa Mác. Thái cực thứ hai phủ nhận mối liên quan giữa học thuyết Mác và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo quan điểm của những người thuộc thái cực này thì chủ nghĩa Xtalin, chủ nghĩa Mao,… được xem như không có liên hệ gốc rễ gì về hệ tư tưởng và lý luận với chủ nghĩa Mác và không phù hợp với những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác. Tuy nhiên, như đã biết, quan hệ giữa lý luận xã hội, hệ tư tưởng và thực tiễn không bao giờ là một chiều và càng không thể bị quy định một cách nghiêm ngặt. Hệ tư tưởng luôn là mắt xích trung gian giữa lý luận xã hội và thực tiễn. Nó có thể được khẳng định là khoa học, đặt mục đích thực hiện lý luận nào đó trong thực tiễn. Nhưng, mục tiêu của hệ tư tưởng không phải chỉ là động viên được cộng đồng các học giả nhỏ hẹp, mà chính là ý thức quần chúng. Ý thức quần chúng thì không thể thẩm thấu hết các tư tưởng khoa học, mà thường tạo dựng nên xung quanh những tư tưởng ấy một loạt niềm tin và huyền thoại. Ngay cả quan niệm của C.Mác về vai trò của lý luận khi trở thành lực lượng vật chất cũng không nên hiểu một cách máy móc, bởi quần chúng chưa bao giờ là những người hiểu biết học thuyết Mác một cách đầy đủ, trọn vẹn, sâu sắc và chính xác. Nói chung, cách diễn giải chủ nghĩa Mác một cách đơn giản và rập khuôn là cách diễn giải đặc biệt riêng có của ý thức quần chúng. Việc hệ tư tưởng hoá chủ nghĩa Mác trong lịch sử, đặc biệt là ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, đã càng làm cho quần chúng nhận thức chủ nghĩa Mác một cách giáo điều hơn. Học thuyết Mác gồm nhiều phức hệ, có nhiều tầng bậc, thể hiện tâm thức của nhiều thời đại. Hàng loạt định đề tạo nên nền tảng của chủ nghĩa Mác là sự khái quát thực tiễn các giai đoạn công nghiệp và tiền công nghiệp của sự phát triển tư bản chủ nghĩa, song việc hệ tư tưởng hoá đã biến các định đề này thành giáo điều và làm cho chúng vượt ra khỏi mọi sự phê phán, mặc dù phương pháp mà C.Mác sử dụng không chỉ cho phép, mà còn đòi hỏi một thái độ phê phán đối với những tư tưởng và nguyên tắc của C.Mác. Học thuyết Mác có thể được xem như một hiện tượng của ý thức xã hội, trong đó có in dấu của hoàn cảnh xã hội, của văn hoá thế kỷ XIX. Mâu thuẫn giữa phương pháp khoa học của C.Mác và việc giáo điều hoá sau đó các nguyên lý của học thuyết Mác gắn liền với việc hệ tư tưởng hoá các kết luận và định đề của học thuyết ấy. Người ta đã đơn giản hoá quá mức khi xem chủ nghĩa Mác là học thuyết về bạo lực cách mạng và C.Mác trước hết chỉ là nhà cách mạng. Nhưng cũng là đơn giản hoá quá mức khi xem chủ nghĩa Mác chỉ như một hệ thống các tư tưởng lý thuyết thuần tuý. Chủ nghĩa Mác không chỉ là một học thuyết, mà còn là một hệ thống các nguyên tắc thế giới quan… Nếu không lưu ý đến các mối quan hệ lý luận, hệ tư tưởng và thực tiễn, chúng ta có thể rút ra được sợi chỉ xuyên suốt toàn bộ các mối liên hệ lịch sử, đơn giản hoá con đường phát triển của học thuyết và nhờ đó, có thể đánh giá số phận lịch sử của nó dễ dàng hơn. Nhưng, trên thực tế, theo nhiều học giả Nga, một trong những cái có ảnh hưởng đến việc đánh giá chủ nghĩa Mác là, chế độ quyền uy Xtalin và hậu Xtalin đã sử dụng rộng rãi những luận điểm của C.Mác để biện hộ cho chế độ đó. Song, nếu khẳng định rằng, chỉ chủ nghĩa Mác có mối liên hệ với chế độ quyền uy thì cũng lại là vội vàng và không chính xác. Thực tiễn lịch sử thế kỷ XX đã chứng tỏ rằng, chế độ quyền uy sử dụng cả chủ nghĩa Mác (chủ nghĩa Xtalin, chủ nghĩa Mao) lẫn chủ nghĩa phi mácxít (chủ nghĩa Phátxít). Do vậy, vấn đề lại trở nên không đơn giản. Khi đó, việc hệ tư tưởng hoá trước hết là nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động lý luận và biến chủ nghĩa Mác thành công thức giáo điều, chết cứng. Lý luận Mác bị biến dạng thành một tập hợp những nguyên lý giáo điều, còn những ý định giải thích Mác theo cách khác thì được cho là “xét lại” và bị loại bỏ một cách không thương tiếc. Xem tiếp>>> TRIẾT HỌC MÁC TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI (Tiếp theo) LƯƠNG ĐÌNH HẢI (*) Vào những năm 30-50 của thế kỷ XX, ở Liên Xô, với khẩu hiệu biến chủ nghĩa Mác thành hệ tư tưởng của quần chúng nhân dân, triết học Mác đã bị tầm thường hoá với mức độ và quy mô khá lớn. Việc hệ tư tưởng hoá chủ nghĩa Mác để chống chủ nghĩa duy tâm Mensêvích (những năm 30), cuộc đấu tranh vì tính đảng chiến đấu (những năm 40), sự kiểm soát nhà nước - đảng phái một cách chặt chẽ đối với khoa học xã hội, việc tuyên truyền chính thống các tác phẩm của I.V.Xtalin như một đỉnh cao của tư tưởng triết học và đòi hỏi các nghiên cứu triết học phải minh hoạ cho chúng đã từng bước thủ tiêu tiềm năng sáng tạo của triết học Mác, loại bỏ tính chuyên nghiệp của tư tưởng triết học, cắt đứt mối liên hệ của triết học mácxít với các thành tựu khoa học, văn hoá và lịch sử tư tưởng triết học thế giới. Triết học bị biến thành con dấu tư tưởng hệ phục vụ chính trị. Tất cả những cái đó đã dẫn đến việc vứt bỏ những tư tưởng có giá trị và mang tính gợi mở nhất của chủ nghĩa Mác cổ điển. Vấn đề số phận chủ nghĩa Mác trong bối cảnh đã xuất hiện các xu hướng phát triển mới của nền văn minh thế giới hiện nay đang trở nên phức tạp hơn. Chủ nghĩa Mác xuất hiện trong nền văn hoá của văn minh công nghệ. Đặc trưng của văn minh công nghệ là sự thay đổi thường xuyên các mối liên hệ xã hội và lối sống. Điều đó được tạo nên do những sáng tạo kỹ thuật - công nghệ và đến lượt mình, những sáng tạo này làm thay đổi định hướng của sự phát triển là hướng vào tương lai. Đặc trưng văn hoá cho xã hội kỹ trị là quan niệm về tính không thể đảo ngược của thời gian, đi từ quá khứ đến tưong lai: cái tốt đẹp hơn đang ở phía trước, trong tương lai. Tư tưởng [...]... nhân loại trong thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI cũng như việc giải quyết hàng loạt những vấn đề hiện đại của triết học và của sự phát triển xã hội nói chung, ít nhất trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI, không thể không lấy chủ nghĩa Mác làm một trong những nguồn gốc lý luận Không thể hoàn thiện và phát triển những tư tưởng mới, những nguyên tắc thế giới quan mới nếu phủ nhận hoặc bỏ qua triết học Mác. / (*)... và toàn cầu hoá đang trở nên cấp thiết trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI Nhu cầu ấy không thể giải quyết trọn vẹn, đầy đủ, chính xác, nếu không dựa vào triết học Mác Sơ lược một số điểm tổng quát như vậy cũng đã có thể thấy rằng, chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng không thể mất vị thế chủ đạo trong nền triết học đương đại của thế giới đầu thế kỷ XXI Cái sẽ mất đi là việc hệ tư tưởng hoá... với nó là giáo điều hoá chủ nghĩa Mác Tại Hội nghị triết học Braitơn (1988), nhà triết học Pháp nổi tiếng P.Piker đã nói rằng, trong triết học phương Tây hiện đại có 3 trào lưu chính Đó là siêu hình học mới (kể cả triết học đời sống, triết học hiện sinh,…), triết học phân tích và chủ nghĩa Mác Sự tương tác giữa ba trào lưu này sẽ quyết định bộ mặt triết học thế kỷ XXI Nhưng, điều đó, theo tôi, chưa... thời đại, khó có một học thuyết hoặc hệ thống quan điểm nào đó hình thành trong quá khứ lại có thể là chân lý vượt trội duy nhất về tương lai Nhu cầu tổng hợp lý luận toàn bộ tiến trình phát triển khoa học, công nghệ, thực tiễn lịch sử trong cả thế kỷ XX - thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI và những đòi hỏi về nguyên tắc, về định hướng mới cho hoạt động trong thời đại cách mạng khoa học, công nghệ và toàn... Hội trường lớn của Đại học Tổng hợp Lômônôxốp ở Mátxcơva, Nga, nhà triết học Pháp nổi tiếng thế giới - J.Đêrriđa thuyết trình trước khoảng hơn một ngàn người về một trong ba nguồn gốc lý luận mà ông ta dựa vào để xây dựng hệ thống các quan điểm triết học của mình là triết học Mác Khi ông đang phân tích những quan điểm triết học của C .Mác mà mình tâm đắc nhất thì một phụ nữ cầm micrô bước lên nói rất... càng trở thành một trong những nền tảng quan trọng cho quan niệm duy vật về lịch sử Vấn đề về tồn tại xã hội thống nhất với ý thức xã hội là một trong những vấn đề quan trọng trong triết học Mác Nhưng, theo sự vận động của xã hội, việc hệ tư tưởng hoá chủ nghĩa Mác càng mạnh bao nhiêu thì càng xuất hiện những vấn đề và khó khăn về việc phân định rạch ròi và chính xác lĩnh vực vật chất với lĩnh vực tinh... được nói đến chủ nghĩa Mác và triết học Mác nữa; chủ nghĩa Mác đã đem lại cho chúng tôi nhiều khổ đau; chủ nghĩa Mác là một tai hoạ đối với loài người,… J.Đêrriđa rất bình tĩnh trả lời, đại ý như sau: chủ nghĩa Mác là một thành tựu vĩ đại của tư tưởng loài người; C .Mác là một nhà triết học vĩ đại; không phải chỉ có tôi mà có rất nhiều người đã, đang và sẽ tiếp tục nói về chủ nghĩa Mác, không chỉ ở Mátxcơva,... nhân đạo hoá tiến bộ khoa học - kỹ thuật; tổng hợp các khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thành một khoa học duy nhất về con người Thời kỳ hệ tư tưởng hoá chủ nghĩa Mác theo kiểu cũ đã kết thúc và bắt đầu một thời kỳ mới - thời kỳ nhận thức nó với tính cách một lý luận và quan điểm thế giới quan có tác động lẫn nhau với các học thuyết và lý luận xã hội khác trong nền văn hoá thế giới đang phát triển... sư, tiến sĩ khoa học, Phó viện trưởng Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1) Thậm chí, có những kẻ cực đoan còn phủ nhận sạch trơn chủ nghĩa Mác, gán thêm cho chủ nghĩa Mác những điều vốn không có và không bao giờ có thể có ở chủ nghĩa Mác Có thể kể ra đây một câu chuyện nhỏ mà tôi được chứng kiến để minh hoạ cho điều này Vào khoảng năm 1994, tại Hội trường lớn của Đại học Tổng hợp Lômônôxốp... nhau,… Những cái đó đang làm thay đổi định hướng thế giới quan của con người(3) Nhưng, có lẽ, việc giải quyết những vấn đề toàn cầu hiện đại chỉ có thể có khi con người bước sang một giai đoạn phát triển mới dựa trên một hệ thống giá trị khác với văn minh kỹ nghệ?! Như vậy, có thể thấy, trong quan niệm của C .Mác có nhiều nội dung gắn liền với triển vọng tiếp theo của học thuyết Mác Thứ nhất, đó là những . triết học Đề tài:" TRIẾT HỌC MÁC TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI " TRIẾT HỌC MÁC TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI LƯƠNG ĐÌNH HẢI (*) Vấn đề số phận của chủ nghĩa Mác. loại trong thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI cũng như việc giải quyết hàng loạt những vấn đề hiện đại của triết học và của sự phát triển xã hội nói chung, ít nhất trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI, . tiếp>>> TRIẾT HỌC MÁC TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI (Tiếp theo) LƯƠNG ĐÌNH HẢI (*) Vào những năm 30-50 của thế kỷ XX, ở Liên Xô, với khẩu hiệu biến chủ nghĩa Mác thành hệ tư

Ngày đăng: 11/08/2014, 03:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN