1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tổng hợp câu hỏi ôn tập kinh tế vĩ mô có đáp án

33 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 377,5 KB

Nội dung

Đường IS* sẽ dịch chuyển khi chính phủ thực hiện chính sách kích cầu như tăng chi tiêu khu vực chính phủ.., điều này sẽ tác động đến lượng cầu tiền, lãi suất, và tỷ giá e - Đường LM* thẳ

Trang 1

Câu 2:

GNI (Gross National Income - tạm dịch là tổng thu nhập quốc gia Trước đây họ gọi là GNP [Gross National Product] nhưng sau năm 2003 thì đổi thành GNI)GNI=GDP+NIA

Trong đó NIA là Net Income Abroad - thu nhập ròng từ nước ngoài bằng các khoản thu từ ngoài đổ vào và ngoài đổ ra!

GDP tính trong lãnh thổ 1 nước Trong khi GNI còn tính cả phần thu đc từ công nhân nước đó nhưng làm việc ở nước khác

Cách ngân hàng tạo ra tiền:

Chức năng tạo tiền của NHTM: Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phảnánh rõ bản chất của ngân NHTM Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinhdoanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế

Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM

là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận củatiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền

Trang 2

kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với nhtm do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn.

Phân biệt cơ sở tiền và cung tiền:

Cung tiền là tổng số cung tiền hiện có trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hang hóa, sp, d.vụ của hộ gia đình và các doanh nghiệp (M1)

H= Cp + R

Cung tiền = cơ sở tiền x số nhân tiền

Các cách để NH trung ương tăng cơ sở tiền là:

 Thay đổi lượng tiền trong lưu thong: VD muốn tăng lượng tiền,

bằng nghiệp vụ thị trường mở mua vào (ngân hàng trung ương mua công trái vào để bơm tiền mặt ra lưu thông), hay đơn giản là in thêm tiền giấy, đúc thêm tiền kim loại và đưa vào lưu thông.aa

 Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc

 Can thiệp để điều chỉnh lãi suất huy động tiền gửi của các ngân hàng

thương mại bằng cách như điều chỉnh lãi suất chiết khấu

Câu 7:

Đô la hóa: Đô la hóa là tình trạng mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm trên 30% trong tổng khối tiền tệ mở rộng bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ

Đô la hóa được phân ra làm 3 loại như sau:

1 Đô la hóa không chính thức là trường hợp đồng đô la được sử dụng rộng rãitrong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa nhận Ở những nước có nền kinh tế bị đô la hóa không chính thức, phần lớn người dân đã quen với việc sử dụng đồng đô la nhưng Chính phủ vẫn cấm niêm

Trang 3

yết giá hàng hóa bằng đô la, cấm dùng đô la đối với hầu hết giao dịch trong nước.

2 Đô la hóa bán chính thức hay còn gọi là đô la hóa từng phần là tình trạng đồng đô la ưđược sử dụng như một đơn vị kế toán, phương tiện trao đổi, dựtrữ giá trị và phương tiện thanh toán trong khi đồng nội tệ vẫn tồn tại và lưuthông Đồng đô la có  chức năng như một đồng tiền hợp pháp thứ hai của nền kinh tế Các nước ở tình trạng này vẫn duy trì một Ngân hàng Trung ương để thực hiện chính sách tiền tệ của họ

3 Đô la hóa chính thức hay còn gọi là đô la hóa hoàn toàn xảy ra khi đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành Nghĩa là đồng ngoại tệ không chỉ được sẻ dụng hợp pháp trong các hợp đồng giữa các bên

tư nhân mà còn hợp pháp trong các khoản thanh toán của Chính phủ Nếu đồng ngoại tệ còn tồn tại thì nó chỉ có vai trò thứ yếu và thường chỉ là đồng tiền xu hay các đồng tiền mệnh giá nhỏ Thông thường, các nước chỉ áp dụng đô la hóa chính thức khi đã thất bại trong việc thực thi các chương trình ổn định kinh tế

Khi lạm phát tăng cao, người dân thường có xu hướng tích trữ ngoại tệ để bảo toàn giá trị

Đặc quyền thu lợi từ việc phát hành tiền: Lợi ích mà ngân hàng trung ương (hoặc

cơ quan chính phủ có quyền phát hành tiền) có được nhờ phát hành tiền tệ được gọi là đặc lợi phát hành tiền tệ Đây là phần giá trị chênh lệch giữa giá trị danh nghĩa (hay giá trị quy định) căn cứ vào con số của tờ bạc hoặc đồng xu và chi phí sản xuất, đưa vào lưu thông cũng như thu hồi các đồng tiền đó

Thuế lạm phát (là một thuật ngữ) khi lạm phát làm thu nhập của cá nhân giảm tương đối giống như khi bị đánh thuế, nên có thuật ngữ "thuế lạm phát" hàm ý mộttrong những hậu quả của lạm phát

Chính sách vô hiệu hóa:

Chính sách thanh khoản đối ứng, còn gọi theo cách khác là chính sách vô hiệu hóa, là chính sách thu hồi bớt nội tệ từ lưu thông nhằm vô hiệu hóa hoặc giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của việc thu mua ngoại tệ tới giá trị nội tệ

Trong một số trường hợp, Nhà nước có thể quyết định thu mua ngoại tệ trên thị trường Chẳng hạn, khi nội tệ lên giá so với ngoại tệ, Nhà nước có thể thấy cần ngăn chặn hoặc giảm tốc độ của hiện tượng này, thì Nhà nước sẽ mua ngoại tệ vào Hoặc chẳng hạn như, khi đầu tư nước ngoài đổ vào nền kinh tế, các nhà đầu

tư được yêu cầu mang vốn bằng ngoại tệ vào và gửi vào tài khoản mở trong nước

và rút ra để mua máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và nhân công bằng nội tệ Nhà nước sẽ phải thu mua số ngoại tệ đó để nhà đầu tư có nội tệ sử dụng Trong những trường hợp như vậy, lượng cung nội tệ đều tăng lên và tạo ra áp lực tăng mức giá chung, tức là làm tăng tốc lạm phát

Trang 4

Để chống lại ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực của các quyết định thu mua ngoại tệ nhưthế, Nhà nước có thể triển khai đồng thời biện pháp thu nội tệ về, thông thường là bằng cách bán ra một lượng trái phiếu chính phủ trung và dài hạn.

Có thể tạm hiểu chung chung là đó là các chính sách nghịch chu kỳ của hiện tượng, vô hiệu hóa hiện tượng

Chính sách bù trừ: Cái này chưa tìm hiểu được Nhưng theo ý kiến cá nhân: từ “bùtrừ” đó chắc cũng chính là chính sách vô hiệu hóa Bù trừ là cân đối qua lại cho cân bằng, cũng là một dạng của vô hiệu hóa hiện tượng…

Câu 20: (Thọ) Phương trình đường IS trong một nền kinh tế đóng thay đổi như thế

nào khi chuyển thành một nền kinh tế mở nhỏ?

- Phương trình IS trong nền kinh tế đóng là: Y = C(y-t) + I(r)+ G

- Phương trình IS trong nền kinh tế mở nhỏ: Y = C(y-t) + I(r)+ G+ X - M

Cung –cầu của nền kinh tế sẽ chịu thêm ảnh hưởng của hoạt động xuất nhập khẩu

1 Cách giải thích về mặt kinh tế cho đường IS*? Cho độ dốc của đường LM*?

- Phương trình IS*: Y = C(y-t) + I(r*)+ G + TB (e), trong đó r* lãi suất nước ngoài,

e là tỷ giá hối đoái Đường IS* sẽ dịch chuyển khi chính phủ thực hiện chính sách kích cầu như tăng chi tiêu khu vực chính phủ , điều này sẽ tác động đến lượng cầu tiền, lãi suất, và tỷ giá e

- Đường LM* thẳng đứng vì tỷ giá hối đoái không được xét trong phương trình do vậy sự thay đổi của lãi suất không ảnh hưởng tới đường LM* Sự thay đổi của lượng cung tiền sẽ làm dịch chuyển đường LM*

Câu 21: (Thọ) Hãy xét một nền kinh tế mở nhỏ có tỷ giá hối đoái thả nổi Hãy giải

thích về mặt kinh tế tại sao tăng thâm hụt ngân sách chính phủ (chính sách thu chi ngân sách) không làm dịch chuyển đường AD sang phải? Hãy giải thích về mặt kinh tế, tại sao tăng cung tiền (chính sách tiền tệ) làm dịch chuyển đường AD sang phải?

- Để tăng sản lượng Y, chính phủ có thể sử dụng chính sách tài chính mở rộng (tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế) hay tăng thâm hụt ngạn sách Trong ngắn hạn, chi tiêuchính phủ tăng làm tăng chi tiêu hàng hóa trong nước (đường IS dịch chuyển sang phải trong khi đường LM đứng yên), dẫn đến đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ (do nhu cầu

về đồng nội tệ lớn) Đồng nội tệ lên giá làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu Trong dàihạn, sự gia tăng của tỷ giá hối đoái làm giảm xuất khẩu ròng, là nguyên nhân làm mất ảnh hưởng của sự mở rộng tổng cầu trong nước về hàng hóa và dịch vụ Điều này làm triệt tiêu ảnh hưởng mở rộng ban đầu của chính sách tài chính và đưa lãi suất trong nước

về mức lãi suất thế giới Vì vậy đường tổng cầu AD sẽ dịch chuyển trở về vị trí ban đầu tức không dịch chuyển sang phải nửa

Do vậy: trong ngắn hạn, dưới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi và vốn chu chuyển hoàn hảo thì chính sách tài chính hoàn toàn không có hiệu lực trong việc điều tiết tổng cầu của nền kinh tế

Trang 5

- Để tăng sản lượng Y thì chính phủ tăng cung tiền làm lãi suất trong nước tạm thời giảm xuống so với lãi suất nước ngoài, tạo ra một dòng vốn lớn chảy ra nước ngoài Chính sách tiền tệ mở rộng làm đường LM dịch chuyển sang phải, còn đường IS thì đứngyên Nhà đầu tư trong nước tìm cách chuyển từ đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ, làm giá của đồng nội tệ giảm Trong dài hạn, tỷ giá hối đoái giảm làm tăng xuất khẩu và làm giảm nhập khẩu Việc chuyển đổi đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ diễn ra cho đến khi tỷ giá hối đoái tăng đủ để lãi suất trong nước tăng ngang bằng với lãi suất nước ngoài Tức lúc này đường AD sẽ phải dịch chuyển sang phải để r=r*

Do vậy: Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái thả nổi và vốn chu chuyển hoàn hảo thì chính sách tiền tệ là có hiệu quả

Câu 22: (Thọ) Hãy xét một nền kinh tế mở nhỏ có tỷ giá hối đoái cố định Hãy giải

thích về mặt kinh tế tại sao tăng thâm hụt ngân sách chính phủ (chính sách thu chi ngân sách) làm dịch chuyển đường AD sang phải? Hãy giải thích về mặt kinh tế, tại sao tăng cung tiền (chính sách tiền tệ) không làm dịch chuyển đường AD sang phải?

- Trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách mở rộng tài chính của chính phủ sẽ làm dịch chuyển đường IS sang phải Để duy trì tỷ giá hối đoái cố định thì ngân hàng trung ương phải tăng cung tiền, làm dịch chuyển đường LM sang phải với quy mô tương ứng

Do vậy: Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách tài chính mở rộng

sẽ làm tăng sản lượng Y

- Khi chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng bằng việc tăng cung tiền sẽ tạo áplực làm giảm tỷ giá hối đoái, đường LM dịch chuyển sang phải Để giữ cho tỷ giá hối đoái cố định thì cung tiền phải giảm dẫn đến đường LM phải dịch chuyển sang trái về vị trí ban đầu

Do vậy: Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách tiền tệ không có hiệu quả

Câu 23: (Thọ) Hãy xét một nền kinh tế mở nhỏ trong đó mức giá trong nước và nước

ngoài không đổi Điều gì xảy ra cho tiết kiệm quốc dân (S), lãi suất thực (r), đầu tư (I), xuất khẩu ròng (NX), tỷ giá hối đoái danh nghĩa (e), và cung tiền (M) khi mỗi sự kiện sauđây xảy ra nếu tỷ giá hối đoái thả nổi? Điều gì xảy ra nếu tỷ giá hối đoái cố định?

a) Chính phủ tăng thuế T

- Với tỷ giá hối đối thả nổi: không tác dụng trong dài hạn

Trang 6

- Với tỷ giá hối đối cố định: thì khi tăng thuế T làm cho S giảm, r tăng, I giảm, NX giảm, tỷ giá e giảm, cung tiền M giảm

b) Ngân hàng trung ương tăng cung tiền M

- Với tỷ giá hối đối cố định: không tác dụng trong dài hạn

- Với tỷ giá hối đối thả nổi: thì khi tăng M làm cho r giảm, I tăng, NX tăng, tỷ giá e tăng, S tăng

c) Chính phủ tăng thuế nhập khẩu để ngăn chặn bớt nhập khẩu

- Với tỷ giá hối đối thả nổi: không tác dụng trong dài hạn

- Với tỷ giá hối đối cố định: thì khi tăng thuế nhập khẩu làm cho S giảm, r giảm, I tăng, NX tăng,

d) Chính phủ các nước lớn tăng thâm hụt ngân sách của họ (tăng chi tiêu G)

- Với tỷ giá hối đối thả nổi: khi nước ngoài tăng chi tiêu làm s tăng, r tăng, I giảm,

NX tăng

- Với tỷ giá hối đối cố định: khi nước ngoài tăng chi tiêu làm cho S tăng, r giảm, I tăng, NX tăng

Câu 24: (Thọ) Mối quan hệ giữa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn (tài khoản

chính) trong cán cân thanh toán của một quốc gia là gì?

Cán cân thanh toán ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định Trong đó

Tài khoản vãng lai ghi lại các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và một số chuyển khoản

Tài khoản vốn ghi lại các giao dịch về tài sản thực và tài sản tài chính

Thông thường đối với một quốc gia thì tài khoản CA và KA là ngược nhau Cụ thể nếu quốc gia có TB (cán cân thương mại) là thâm hụt thì thường CA sẽ <0 thì KA sẽ thường là > 0 do chính phủ phải vay mượn nhiều từ nước ngoài hoặc nhận được nhiều phần kiều hoái chuyển về để bù vào phần thâm hụt do thu không đả chi Tuy nhiên đối với một số quốc gia như Trung Quốc chẳng hạn thì cả CA và KA đều là >0, điều này thể hiện ngoài thế mạnh là đất nước xuất khẩu lớn Trung Quốc còn nhận được nhiều sự đầu

tư từ nước ngoài, lượng kều hoái… mà Trung Quốc không phải vay nợ từ nước ngoài

Câu 25: (Thọ) Đường cong Phillips giúp chúng ta hiểu gì về chi phí của việc giảm tỷ

lệ lạm phát?

Đường cong Phillips biểu thị quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát (đường cong Phillips phiên bản lạm phát) hoặc giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP (đường cong Phillips phiên bản GDP)

Trang 7

Lý luận của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp

Kinh tế Mỹ thập niên 1960 có hiện tượng tỷ lệ lạm phát khá cao mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP cũng cao Để giải thích hiện tượng đó, các nhà kinh tế của trường phái kinh

tế học vĩ mô tổng hợp đã sử dụng kết quả nghiên cứu của Phillips và dựng nên đường cong Phillips dốc xuống phía phải trên một đồ thị hai chiều với trục hoành là các mức tỷ

lệ thất nghiệp và trục tung là các mức tỷ lệ lạm phát Trên đường này là các kết hợp giữa

tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp Dọc theo đường cong Phillips, hễ tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống thì tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên; và ngược lại

Từ đó, trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp lý luận rằng để giảm tỷ lệ thất nghiệp chính phủ đã sử dụng chính sách quản lý tổng cầu, song do tỷ lệ thất nghiệp có quan hệ ngược chiều bền vững với tỷ lệ lạm phát, nên tăng trưởng kinh tế cao đương nhiên gây ra lạm phát Lạm phát là cái giá phải trả để giảm tỷ lệ thất nghiệp

Lý luận của chủ nghĩa tiền tệ

Chủ nghĩa tiền tệ đã bác bỏ lý luận nói trên của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp

Họ cho rằng đường cong Phillips như trên chỉ là đường cong Phillips ngắn hạn Friedman

đã đưa ra khái niệm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, theo đó khi thị trường lao động ở trạng tháicân bằng vẫn có thất nghiệp Đây là dạng thất nghiệp tự nguyện Vì thế, ở trạng thái cân bằng, tỷ lệ thất nghiệp vẫn là một số dương Và khi nền kinh tế cân bằng, thì lạm phát không xảy ra Đường cong Phillips ngắn hạn dốc xuống phía phải và cắt trục hoành ở giá trị của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Hễ chính phủ áp dụng các biện pháp nhằm đưa tỷ lệ thấtnghiệp xuống dưới mức này, thì giá cả sẽ tăng lên (lạm phát), và có sự dịch chuyển lên

Trang 8

phía trái dọc theo đường cong Phillips ngắn hạn.

Sau khi lạm phát tăng tốc, cá nhân với hành vi kinh tế điển hình (hành vi duy lý) sẽ dự tính lạm phát tiếp tục tăng tốc Trong khi tiền công danh nghĩa không đổi, lạm phát tăng nghĩa là tiền công thực tế trả cho họ giảm đi Họ sẽ giảm cung cấp lao động, thậm chí tự nguyện thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp lại tăng lên đến mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, trong khi tỷ lệ lạm phát vẫn giữ ở mức cao

Nếu nhà nước vẫn cố gắng giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức tự nhiên, cơ chế như trên lại xảy ra Hậu quả là, trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức tự nhiên mà tỷ lệ lạm phát lại bị nâng lên liên tục Chính sách của nhà nước như vậy là chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, còn về dài hạn là thất bại

Tập hợp các điểm tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và các mức tỷ lệ lạm phát liên

tục bị đẩy lên cao tạo thành một đường thẳng đứng Đường này được gọi là đường Phillips dài hạn.

Câu 21 (Chung) Cách giải thích về mặt kinh tế cho đường IS*:

Đường IS chỉ ra các điểm mà tại đó tổng sản lượng được sản xuất bằng với tổng lượng cầu hàng hóa Nói cách khác, nó mô tả các điểm mà tại đó thị trường hàng hóa nằm trongtrạng thái cân bằng Đối với mỗi mức lại suất nhất định, đường IS nói cho chúng ta biết tổng sản lượng phải cao bằng bao nhiêu để cho thị trường hàng hóa đạt trạng thái cân bằng Khi lãi suất tăng, chi tiêu cho đầu tư dự kiến và xuất khẩu ròng giảm Điều mà đến lượt nó sẽ làm cho tổng cầu giảm

Sản lượng của nền kinh tế có xu hướng dịch chuyển tới các điểm nằm trên đường IS thỏa mãn điều kiện cân bằng của thị trường hàng hóa Nếu nền kinh tế nằm ở phần diện tích bên phải của đường IS, nó sẽ có tình trạng dư cung về hàng hóa Tình trạng dư cung này

sẽ gây ra hiện tượng tích lũy hàng tồn kho ngoài dự kiến, làm cho sản lượng giảm theo hướng bị hút về đường IS Sự giảm sút này chỉ dừng lại khi sản lượng trở lại mức cân bằng của nó trên đường IS

Khi nền kinh tế nằm ở phần diện tích bên trái đường IS thì nó sẽ có tình trạng dư cầu về hàng hóa Điều này sẽ dẫn tới hiện tượng cạn kiệt hàng tồn kho ngoài dự kiến, làm cho sản lượng tăng theo hướng đường IS và điều này chỉ dừng lại khi sản lượng trở lại mức cân bằng của nó trên đường IS

Cách giải thích về mặt kinh tế cho độ dốc đường LM*:

Đường LM có độ dốc dương và phụ thuộc và độ nhạy của cầu tiền theo thu nhập và độ nhạy của cầu tiền theo lãi suất Độ dốc LM thể hiện, khi sản lượng hàng hóa tăng, nhu cầu về tiền tệ cũng tăng theo, điều này làm cho lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng lên

LM có độ dốc lớn, khi độ nhạy của cầu tiền theo thu nhập càng lớn, làm cho cầu tiền L lớn hơn Điều này có nghĩa, sự thay đổi của tổng sản lượng có tác động lớn hơn đối với lãi suất

Trang 9

LM có độ dốc nhỏ, khi độ nhạy của cầu tiền theo lãi suất càng lớn (nằm ngang), làm cho cầu tiền L tăng lên nhưng không nhiều Điều này có nghĩa, sự thay đổi của tổng sản lượng có tác đọng nhỏ hơn đối với lãi suất

Câu 22 Một nền kinh tế mở có tỷ giá hối đoái thả nổi.

Tăng thâm hụt ngân sách chính phủ ( chính sách thu chi chính phủ) không làm dịch chuyển đường AD sang phải, vì:

Khi chính phủ tăng chí tiêu ngân sách, tăng thâm hụt ngân sách, chính phủ cắt giảm thuế hoặc gia tăng tự động trong xuất khẩu ròng, tất cả làm dịch chuyển đường IS sang phải vàcũng làm dịch chuyển đường AD sang phải

Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ giá thực có thể thay đổi  thay đổixuất khẩu ròng Xuất khẩu ròng có một phần tự định vì phụ thuộc vào diễn biến của thị trường thể giới và một phần nghịch biến với thu nhập thực và tỷ giá hối đoái thực Tỉ giá hối đoái thực có xu hướng biến động cùng chiều với lãi suất Như vậy, khi chính phủ tăngchỉ tiêu làm cho tăng lãi suất Lãi suất tăng làm cho đồng nội tệ lên giá Đồng nội tệ lên giá làm giảm xuất khẩu ròng, giảm hiệu lực kích cầu của chính sách tài khóa Đây được gọi là tác động “hất ra” làm cho tổng sản lượng không tăng lên  AD không dịch chuyểnsang phải

Tăng cung tiền ( chính sách tiền tệ) làm dịch chuyển AD sang phải, vì:

Cùng với giải thích trên đây, khi tăng cung tiền, lãi suất trên thị trường tiền tệ giảm xuống Điều này tác động tới nền kinh tế, thu hút khu vực tư nhân tăng chi tiêu/ đầu tư

tăng tổng sản lượng  Làm AD dịch chuyển sang phải

(xuấtnhậpkhẩu, kiềuhối, việntrợbằnghànghóa )

KA:cáncânvốnvàtàichính – ghichépcáchoạtđộngvềvốn&tàichính (FDI, FII, ODA )

EO:saivàsót

ΔFR:thayđổidựtrữngoạitệ

Cáncânthanhtoánthâmhụt =>dòngngoạitệđivào<dòngngoạitệđira =>thiếungoạitệ

=>tỷgiáhốiđoáibiếnđộng => NHNN xuấtdựtrữngoạitệđể can thiệpvàosựthiếuhụtngoạitệ, bìnhổntỷgiáhốiđoái =>dựtrữngoạitệgiảm

Trang 10

Cáncânthanhtốnthặngdư =>dịngngoạitệđivào>dịngngoạitệđira =>dưthừangoạitệ

=>sứcéplêntỷgiá => NHNN muangoạitệdưthừa =>dựtrữngoạitệtăng

dịngđầutưvàotrongnướcdừnglại (KA < 0) =>thiếuhụtngoạitệtrầmtrọng

=>sứcéptỷgiáhốiđối =>xuấtdựtrữngoạitệ can thiệpvàkocịnngoạitệ =>đồng bath rơitự do

CÂU26 : Đườngcong Phillips biểuthịquanhệgiữa tỷlệthấtnghiệp và  tỷlệlạmphát  (đườngcong Phillips phiênbảnlạmphát)

 1.Đường cong Phillips ngắnhạn(SP)

 Trongngắnhạn:

Trang 11

 giữa If (tỉlệlạmphát) do cầuvàU (tỉ lệ thất nghiệp)cómốiquanhệnghịchbiếnnghĩalàkhi

Trang 12

Thất nghiệp sẽ ảnh hưởng :

 Đốivớixãhội:

 tệnạnxãhộivàtộiphạmgiatăng

 chitrợcấpthấtnghiệpgiatăng

 Tổnthấtvềsảnlượng:theođịnhluậtOkun :khi U tăngthêm

1%thì Y giảm 2% so vớiYp (sản lượng tiềm năng)

Vậy đường cong Phillips trong ngắn hạn cho ta thấy nếu muốn giảm tỉ lệ lạm phát thì tỉ

lệ thất nghiệp phải gia tăng  sản lượng cũng giảm Và chính phủ phải tốn các khoản chiphí cho vấn đề này như việc chi trợ cấp thất nghiệp gia tăng, chi phí cho việc ngăn chặn

tệ nạn xã hội và tội phạm gia tăng Mặt khác, khi sản lượng giảm chính phủ cũng thất thu về ngân sách

* Điều kiện ngang bằng lãi suất (danh nghĩa): Là điều kiện để đảm bảo cho dịng vốn ngưng di chuyển giữa các quốc gia.

Cơng thức : i = i* + %Δe e hay i = i* + [ - e t ] / e t

Trang 13

i : lãi suất trong nước

i* : lãi suất nước ngoài

e: tỷ giá hối đoái [ ?DC/1FC]

[ - et ] / et : điều chỉnh kỳ vọng % của tỷ giá

* Điều kiện này có ý nghĩa gì đối với quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa của các nước khác nhau và những dự đoán (kỳ vọng) về tỷ giá hối đoái danh nghĩa tương lai?

Khi có ngang bằng lãi suất danh nghĩa  dòng vốn ngưng di chuyển giữa các quốc gia.Khi có chênh lệch về lãi suất trong nước với lãi suất nước ngoài, dòng vốn sẽ di chuyểncho đến khi tạo ra sự cân bằng, và khi đó dòng vốn ngưng di chuyển

Nếu i > i* + [ - et ] / et : dòng vốn đổ vào trong nước và ngược lại

Khi , tức người ta kỳ vọng đồng tiền nước mình bị mất giá (do lạm phát, thâm hụt

CA, tình hình kinh tế đang suy giảm, dự trữ ngoại tệ yếu )  i < i* + [ - et ] / et dòng vốn di chuyển ra nước ngoài hay người ta nắm giữ ngoại tệ nhiều hơn  chính phủtăng i, thay đổi tỷ gía hối đoái hiện hành để đưa về ngang bằng lãi suất danh nghĩa

Vd: nếu i = 8%, i* = 5%  [ - et ] / et = 3%  lãi suất nước nào cao hơn thì đồng tiền nước đó bị kỳ vọng mất giá.

* Điều gì xảy ra với lãi suất trong nước nếu chính phủ muốn duy trì tỷ giá cố định nhưng thị trường dự đoán có sự mất giá nội tệ?

Thị trường dự đoán có sự mất giá nội tệ  

Chính phủ giữ tỷ giá cố định  et ko đổi

 [ - et ] / et   i < i* + [ - et ] / et  dòng vốn chạy ra bên ngoài  muốnngăn dòng vốn chạy ra bên ngoài thì chính phủ phải tăng i để đưa về ngang bằnglãi suất danh nghĩa

Câu 28:

Trang 14

Những yếu tố gì thể hiện khó khăn đối với một quốc gia muốn duy trì tỷ giá hối đoái cố định và do đó khiến cho thị trường dự đoán có sự mất giá? Tại sao một vài quốc gia trải qua “cuộc khủng hoảng tiền tệ” và sự mất giá “ép buộc”?

* Những yếu tố gì thể hiện khó khăn đối với một quốc gia muốn duy trì tỷ giá hối

đoái cố định và do đó khiến cho thị trường dự đoán có sự mất giá?

Chính phủ giữ tỷ giá cố định  et ko đổi

Thị trường dự đoán có sự mất giá nội tệ  

 [ - et ] / et   i < i* + [ - et ] / et  dòng vốn chạy ra bên ngoài  muốnngăn dòng vốn chạy ra bên ngoài thì chính phủ phải tăng i để đưa về ngang bằnglãi suất danh nghĩa

Hệ lụy khi lãi suất thay đổi

Lãi suất có liên quan đến hành vi đầu tư, tiêu dùng  nếu lãi suất quá cao thì nền kinh tế

sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt khi kinh tế đang khó khăn mà tăng lãi suất thì sẽ dẫn đến 1 hệlụy rất xấu

Phản ứng của chính phủ

- Trấn an

- Tăng i để giữ chân các nha đầu tư, giữ dòng vốn

- Dùng dự trữ ngoai tệ để can thiệp

- Quy định các quyền sử dụng ngoại tệ, kiểm soát dòng vốn

- Điều chỉnh tỷ giá hối đoái

- Thả nổi tỷ giá hối đoái

* Tại sao một vài quốc gia trải qua “cuộc khủng hoảng tiền tệ” và sự mất giá “ép buộc”?

(Khủng hoảng tiền tệ hay khủng hoảng cán cân thanh toán liên quan đến việc chính phủ không còn đủ dự trữ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngoại tệ của các khu vực khác nhau trong nền kinh tế và buộc phải phá giá đồng nội tệ Mọi chuyện thường bắt đầu từ việc chính phủduy trì tỷ giá hối đoái cố định Chính phủ có thể bảo vệ tỷ giá này bằng

Trang 15

cách can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối (tức là trực tiếp mua hoặc bán ngoại tệ) Nếu có một thị trường tài chính phát triển, nhiệm vụ này có thể được thực hiện bằng các hoạt động thị trường mởhay can thiệp vào thị trường ngoại hối kỳ hạn Tuy nhiên, việc bảo vệ tỷ giá cũng có giới hạn của nó Trước các sức ép giảm giá trị đồng nội tệ (thường thì do chính phủ in tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách), chính phủ liên tục phải bán ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá Dự trữ ngoại hối giảm và cuối cùng thì chính phủ buộc phải chấm dứt tỷ giá cố định và chuyển sang thả nổi tỷgiá Điểm đặc biệt là ngay trước khi dự trữ cạn kiệt, sự suy yếu của các yếu tố kinh tế vĩ môcăn bản trở thành tín hiệu cho các cuộc tấn công mang tính đầu cơ vào đồng tiền nội tệ và đẩy nhanh khủng hoảng)

Thị trường có kỳ vọng phá giá do:

- Nội tệ bị định giá cao (tỉ lệ lạm phát trong nước cao hơn nước ngoài) (tỉ giá hốiđoái thực nhỏ hơn giá trị cân bằng dài hạn)

- Ngang bằng sức mua bị bóp méo

- CA< 0 lớn, kéo dài (nợ, đòi hỏi TB>0 trong tương lai)

- Điều kiện trong nước đòi hỏi i thấp (suy thoái kỳ vọng, khó khăn tài chính (ngânhàng yếu kém))

- Thiếu thiện chí và khả năng bảo vệ tỉ giá cố định (dự trữ ngoại tệ yếu, nợ ngoại tệquá cao)

Câu 29 Phá giá tiền tệ: là việc giảm giá trị đồng nội tệ so với các ngoại tệ so với định

mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định Về lý thuyết,phá giá tiền tệ thường được thực hiện để làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nội địanhằm cải thiện cán cân thanh toán vãng lai Tuy nhiên điểm yếu của phá giá là sẽ làmtăng giá hàng hóa trong nước, ảnh hưởng lên lạm phát

 Một nước đang trong tình trạng suy thoái với một khoản thâm hụt ngoại thươnglớn vì đồng tiền bị định giá khá cao, việc phá giá tiền tệ có thể mang lại hữu ích

Vì việc phá giá đồng tiền sẽ làm giảm bớt tình trạng lạm phát âm ( giảm phát ) và

kỳ vọng tỷ lệ lạm phát sẽ dương Việc phá giá sẽ làm hàng hóa của nước này trởnên hấp dẫn hơn, tăng cường sức cạnh tranh hàng nội địa, qua đó sẽ cải thiệnđược tình trạng nhập khẩu  cải thiện được cán cân thương mại

 Một nước đang ở trạng thái cân bằng dài hạn nhưng cán cân ngoại thương lạithâm hụt kéo dài thì việc phá giá đồng tiền có thể mang lại hữu ích Do các nguồnlực không thể huy động thêm nhiều, tổng cầu chỉ tăng lên rất ít dẫn đến việc giá

cả và tiền lương tăng theo nên lợi thế cạnh tranh của phá giá không cao Vì vậy

Trang 16

muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và đạt mục tiêu xuất khẩu ròng thì chính phủ phải

sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt (tăng thuế hoặc giảm mua hàng của chínhphủ) để tổng cầu không tăng nhằm ngăn chặn sự tăng lên của giá cả trong nước

Câu 30 Hoạt động của ủy ban tiền tệ để duy trì tỷ giá hối đoái cố định:

Ủy ban tiền tệ quốc gia có nhiệm vụ thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điềuhòa lãi suất dài hạn Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống cóthể phát sinh trên thị trường tài chính

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái:

1 Lạm phát: tỷ giá hối đoái cân bằng sẽ thay đổi theo thời gian khi cung-cầu các

đồng tiền thay đổi Sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát tương đối sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại, từ đó tác động đến cung-cầu tiền, và vì thế tác động đến tỷ giá hối đoái

2 Lãi suất: lãi suất còn là công cụ được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên

thị trường, điều chỉnh giá trị đối ngoại của nôi tệ Chính sách lãi suất cao có xu hướng hỗ trợ sự lên giá của nội tệ, bởi vì nó hấp dẫn các luồng vốn nước ngoài chảy vào trong nước, nếu lãi suất trong nước cao hơn so với lãi suất nước ngoài hay lãi suất ngoại tệ sẽ dẫn đến những dòng vốn chảy vào hay sẽ làm chuyển lượng hóa ngoại tệ trong nền kinh tế sang đồng nội tệ để hưởng lãi suất cao hơn

3 Cán cân thanh toán quốc tế: Cung cầu ngoại tệ chịu sự ảnh hưởng của nhiều

yếu tố khác nhau trong đó có cán cân thanh toán quốc tế Nếu cán cân thanh toán quốc tế thặng dư có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại

Để duy trì tỷ giá hối đoái cố định, ủy ban tiền tệ quốc gia phải kiểm soát việc cung tiền vàthực hiện các chính sách tiền tệ:

1 Can thiệp trực tiếp: Các NHTW có thể tác động đến tỷ giá bằng cách trực tiếp muavào ngoại tệ hoặc bán nội tệ ra thị trường Khi NHTW can thiệp vào thị trường hối đoái

mà có sự điều chỉnh sự thay đổi trong mức cung tiền tệ, điều này gọi là chính sách không

vô hiệu hóa Ngược lại, nếu muốn can thiệp vào thị trường hối đoái, trong khi vẫn duy trì mức cung tiền tệ, NHTW sẽ sử dụng chính sách vô hiệu hoá bằng cách áp dụng các giao

dịch trên thị trường ngoại hối đồng thời với các hoạt động trên thị trường mở

2 Can thiệp gián tiếp: NHTW có thể tác động đến đồng nội tệ một cách gián tiếp bằngcách tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến đồng nội tệ; như lãi suất, các biện pháp kiềmchế lạm phát… Một chính phủ cũng có thể tác động đến đến các tỷ giá hối đoái bằngcách áp đặt các hàng rào đối với tài chính và mậu dịch quốc tế; như thuế nhập khẩu, hạn

Ngày đăng: 15/06/2015, 22:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w