1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn tài chính công TRỢ CẤP CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

6 482 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 195,73 KB

Nội dung

1 TRỢ CẤP CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC I. CƠ SỞ KHOA HỌC: Hàng hóa GD có ngoại tác tích cực. Việc nâng cao chất lượng GD không chỉ làm tăng lợi ích cho riêng một cá nhân hay một nhóm người riêng lẻ mà điều đó còn làm tăng lợi ích cho cả cộng đồng xã hội. Như vậy, khi cá nhân tham gia vào học đại học như công cụ đem lại lợi ích cho cá nhân thì vô tình anh ta cũng đồng thời đáp ứng cho lợi ích xã h ội. Nghĩa là lợi ích xã hội do GD tạo ra luôn luôn lớn hơn lợi ích cá nhân nhận được. Nhưng giá thành tạo ra chúng cao hơn nhiều so với giá người mua sẵn sàng trả, cho nên, n ếu để cho thuận mua vừa bán trên thị trường, tức là người mua phải trả chi phí bằng với chi phí xã h ội, mà lợi ích cá nhân lại ít hơn thì có nhiều người sẽ không mua chúng, hoặc mua ít hơn mức cần thiết của xã hội. Khi nói rằng, GD biến con người tự nhiên thành con người xã hội, có tố chất và năng lực nhất định, thành con người tạo nên giá trị - yếu tố của s ức sản xuất. Hay nói cách khác, GD đã hình thành nên “vốn nhân lực”. Đặc biệt là trong n ền sản xuất xã hội hiện đại, vốn nhân lực là nhân tố cực kỳ quan trọng của sự tăng trưở ng kinh tế quốc dân. Đầu tư vào vốn con người có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc đầu tư vốn cho sự vật. Cho nên, đầu tư cho GD không thể là một loại đầu tư mang tính tiêu dùng thuần túy, mà là một loại đầu tư sản xuất tiềm tàng, tức chính là đầu tư cho tương lai. Xét trên bình diện quốc gia, GD có một vai trò rất lớn, lớn tới mức, nó có th ể ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả một dân tộc. Bởi vì, GD chính là trụ cột của m ột đất nước để tạo dựng, giữ gìn và phát triển hệ giá trị xã hội. Nền GD có tốt thì mới góp ph ần tạo dựng, bảo vệ được một hệ giá trị nhân bản, phù hợp với đặc trưng tốt đẹp c ủa dân tộc đó và vì vậy mới có đủ sức mạnh làm nền tảng cho xã hội phát triển, hưng thịnh. Ngược lại, với một nền GD kém và hệ quả đi kèm với nó, hệ giá trị yếu thì dân tộc đó khó có sức bật đi lên. Chính vì vậy, trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay, nhiều quốc gia phát tri ển phương Tây lại càng chú trọng đến phát triển GD, coi đấy như một nhiệm v ụ quan trọng của Nhà nước trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Các quốc gia ý thức rất rõ r ằng, trong thế giới ngày càng trở nên “phẳng” và mọi thứ đều giống nhau, một dân tộc mu ốn “nhận diện” được so với các dân tộc khác chỉ có thể dựa vào bản sắc dân tộc và nếu b ản sắc dân tộc không còn thì điều đó đồng nghĩa với thảm họa dân tộc ấy sẽ bị xóa sổ, bị hòa tan. Chính yếu tố lợi ích ngoại tác đem đến cho cộng đồng của GD đại học là một trong các y ếu tố quan trọng trong hình thành cơ sở cho việc Chính phủ tham gia vào đầu tư cho GD đại học. Hay nói một cách đầy đủ, điểm khác biệt cơ bản của GD (hàng hóa công) so v ới các loại hàng hóa cá nhân bình thường khác, là lợi ích ngoại sinh của nó. GD là công cụ quan trọng để thực hiện phân phối lại thu nhập. Thị trường không có trách nhi ệm và không thể phân phối thu nhập theo nguyên tắc công bằng cho tất c ả mọi người. Khả năng tiếp cận GD đại học của từng cá nhân là không giống nhau, trong đó có tác động từ yếu tố thu nhập cá nhân. Việc hình thành thị trường GD hoàn toàn vận động theo quy luật của thị trường sẽ làm cho số đông không thể tiếp cận được với hàng hóa. Nh ất là khi thị trường hoàn toàn tự quyết định vấn đề cung cấp thì khả năng những cá nhân được học đại học chỉ là những người có thu nhập cao và mới có thể chi trả hoàn toàn chi phí cho GD đại học. Yếu tố thu nhập của gia đình làm cho mỗi cá nhân có cơ hội ti ếp cận GD sớm hay muộn, chất lượng của việc học tập ra sao, hay trang thiết bị đồ dùng h ọc tập khác nhau cũng ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân đó nhận được từ nền GD cũng khác nhau. Chính điều này làm cho cơ hộ i tiếp cận được GD đại học của cá nhân thu nhập 2 thấp, - ít hơn nhiều so với cá nhân có thu nhập cao. Để giảm thiểu tối đa mức chênh lệch l ợi ích thụ hưởng giữa người giàu và nghèo trong GD, các quốc gia khác nhau sẽ có nh ững phương cách vận dụng khác nhau trong trợ cấp cho GD đại học nhằm tạo điều kiện cho sinh viên thu ộc diện nghèo khó khăn có thêm nhiều cơ hội nhận được chất lượng học t ốt nhất so với các sinh viên khá giả. Việc phân phối lại lợi ích trong GD đại học không th ể do thị trường điều tiết mà phải có sự can thiệp của Chính phủ. Điểm khác biệt nổi trội c ủa GD đại học so với các loại hàng hóa cá nhân khác chính là ở chỗ, thực hiện được nhi ệm vụ phân phối lại thu nhập thông qua sản xuất và tiêu dùng II. BIỆN PHÁP TRỢ CẤP CỦA CHÍNH PHỦ CHO GIÁO DỤC: 1. C ấp đất miễn phí, không thu phí sử dụng hàng năm: Đối với các trường đại học công l ập thì được nhà nước giao đất; được thuê đất, vay vốn; được miễn, giảm thuế theo quy định của nhà nước. Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học; ưu tiên về đất đai, thuế, tín dụng, đào tạo cán bộ để khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; ưu tiên cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục có vốn đầu tư lớn, bảo đảm các điều kiện thành lập theo quy định của pháp luật; cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục đại học vì mục đích vụ lợi. 2. Miễn thuế đối với học phí: thực hiện chính sách ưu tiên đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và đối tượng theo học các ngành đặc thù đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục đại học. Chính sách thuế, phí đối với giáo dục đại học: Giáo dục đại học (GDĐH) nói riêng, giáo dục và đào tạo nói chung là lĩnh vực được xếp vào diện “đầu tư cho tương lai”, luôn được ngân sách nhà nước (NSNN) quan tâm chăm lo trên cả 2 khía cạnh: Một là, cơ bản không thu thuế hoặc chỉ động viên ở mức “tượng trưng”; Hai là, bảo đảm ưu tiên chi ở mức cao, cơ bản đáp ứng nhu cầu theo dự toán được duyệt. Chính sách, pháp luật về thuế được thiết kế thuận lợi, ưu đãi cao đối với cả đầu vào và sản phẩm, dịch vụ đầu ra của GDĐH, cụ thể như sau: - Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu là: Tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học, giáo trình, sách giáo khoa và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ dùng cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập; Công nghệ trong nước chưa tạo ra được, trang thiết bị, máy móc (kể cả phụ tùng, linh kiện vật tư để sản xuất, chế tạo ra chúng) thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được (trừ xe ô tô du lịch dưới 24 chỗ ngồi) dành cho các dự án đầu tư phát triển GDĐH; Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nguồn viện trợ không hoàn lại, việc trợ nhân đạo, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho GDĐH. - Không thu thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với đầu vào của GDĐH là sách, báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu kỹ thuật; Không thu thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động dạy học, dạy nghề của các cơ sở đào tạo (bao gồm cả tiền học, tiền ở ký túc xá, suất ăn tập thể thu của sinh viên). Các loại giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, trang thiết bị dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, dịch vụ khoa học và công nghệ, dịch vụ thông tin, phổ biến ứng dụng 3 tri thức khoa học và công nghệ theo các hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ… được áp dụng mức thuế suất thấp là 5%. - Miễn tiền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư xây dựng trường đại học, cao đẳng. Hàng năm, các cơ sở GDĐH sử dụng đất làm trụ sở, giảng đường cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu, ký túc xá cho sinh viên được miễn tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp, miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (trước đây là thuế nhà đất). - Không thu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với nguồn thu sự nghiệp, các khoản tài trợ nhận được của các cơ sở GDĐH có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (NSNN) chi trả, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân dành cho cơ sở GDĐH. - Ưu đãi thuế ở mức cao nhất dành cho các cơ sở GDĐH mới thành lập theo diện xã hội hoá như: Miễn tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất; Miễn tiền thuê đất trong trường hợp được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư dự án; Miễn tiền thuế sử dụng đất hàng năm; Áp dụng mức ưu đãi cao nhất về thuế TNDN (thuế suất 10% suốt dự án, miễn thuế TNDN trong 4 năm, giảm thuế 50% trong 5 năm hoặc 9 năm tiếp theo, tùy thuộc địa bàn thực hiện dự án). Đối với các cơ sở GDĐH đang hoạt động, DN thuộc các thành phần kinh tế nếu có hoạt động trong lĩnh vực GDĐH thì được chuyển sang áp dụng mức thuế 10% (thay vì mức chung 25%) khi hoạt động này đáp ứng được các tiêu chí về xã hội hóa theo quy định. 3. Hỗ trợ dựa trên chỉ số xếp hạng: Cơ sở giáo dục đại học được phân tầng nhằm ph ục vụ công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu phát tri ển kinh tế - xã hội và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển, nâng cao năng lực đào tạo và nghiên c ứu khoa học của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện quản lý nhà nước. Cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng nhằm đánh giá uy tín và chất lượng đào tạo; ph ục vụ công tác quản lý nhà nước và ưu tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước. Chính ph ủ quy định tiêu chuẩn phân tầng cơ sở giáo dục đại học; ban hành khung xếp h ạng các cơ sở giáo dục đại học theo mỗi tầng và tiêu chuẩn của từng hạng trong khung ph ục vụ công tác quản lý nhà nước và ưu tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học. Th ủ tướng Chính phủ công nhận xếp hạng đối với đại học, trường đại học; Bộ trưởng B ộ Giáo dục và Đào tạo công nhận xếp hạng đối với trường cao đẳng; căn cứ kết quả xếp h ạng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định kế hoạch ưu tiên đầu tư, giao nhiệm vụ và cơ chế quản lý đặc thù đối với các cơ sở giáo dục đại học phù hợp với nhu c ầu nhân lực và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong từng giai đoạn. Căn cứ kết quả xếp hạng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành ph ố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo để hỗ trợ cơ sở giáo dục đại học tư thục về đất đai, tín dụng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. 4. Các đề tài nghiên cứu khoa học : Tăng ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục đại học; đầu tư có trọng điểm để hình thành một số cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao, theo định hướng nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản, các ngành công nghệ cao và ngành kinh t ế - xã hội then chốt đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. 4 Gắn đào tạo với nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh h ợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với tổ chức nghiên cứu khoa học và với doanh nghi ệp. Nhà nước đặt hàng và bảo đảm kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công ngh ệ đối với cơ sở giáo dục đại học có tiềm lực mạnh về khoa học và công nghệ. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền và trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để ngườ i học, giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công ngh ệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Có ch ế độ thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ và chức danh phó giáo sư, giáo sư của các cơ sở giáo dục đại học. III. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI H ỌC Tiêu chu ẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học 1. Sứ mạng của trường đại học được xác định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, các ngu ồn lực và định hướng phát triển của nhà trường; phù hợp và gắn kết với chiến lược phát tri ển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. 2. M ục tiêu của trường đại học được xác định phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ đại h ọc quy định tại Luật Giáo dục và sứ mạng đã tuyên bố của nhà trường; được định kỳ rà soát, b ổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện. Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý 1. Cơ cấu tổ chức của trường đại học được thực hiện theo quy định của Điều lệ trường đại học và các quyết định khác của pháp luật có liên quan. Chức năng, trách nhiệm và quy ền hạn của các bộ phận, cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được phân định rõ ràng. 2. Có t ổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, bao gồm trung tâm hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộ có năng lực để triển khai các hoạt động đánh giá nhằm duy trì, nâng cao ch ất lượng các hoạt động của nhà trường. Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo 1. Chương trình đào tạo của trường đại học được xây dựng theo các quy định hiện hành do B ộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; có sự tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học có uy tín trong nước hoặc trên thế giới; có sự tham gia của các nhà khoa h ọc chuyên môn, giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, nhà tuyển dụng lao động và người đã tốt nghiệp. 2. Chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách h ệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ đại học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. 3. Chương trình đào tạo được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên k ết quả đánh giá. 5 Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo 1. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, đáp ứng yêu cầu học tập của người học theo quy định. 2. Có k ế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lý các hoạt động giảng dạy của giảng viên; chú tr ọng việc triển khai đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm vi ệc theo nhóm của người học. 3. Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá được đa dạng hoá, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công b ằng và phù hợp với hình thức đào tạo, hình thức học tập, m ục tiêu môn học và đảm bảo mặt bằng chất lượng giữa các hình thức đào tạo; đánh giá đượ c mức độ tích luỹ của người học về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề. 4. Có cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của nhà trường, tình hình sinh viên tốt nghiệp, tình hình vi ệc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp. Có kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau khi ra trường và kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù h ợp với yêu cầu của xã hội. Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên 1. Có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên; Có chính sách, bi ện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia các ho ạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước. 2. Có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình giáo dục và nghiên cứu khoa h ọc; đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục nhằm giảm tỷ lệ trung bình sinh viên/ gi ảng viên. 3. Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định. Giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo; đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định; có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên c ứu khoa học. Tiêu chuẩn 6: Người học 1. Người học được hướng dẫn đầy đủ về chương trình giáo dục, kiểm tra đánh giá và các quy đị nh trong quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Công tác rèn luy ện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho người học được thực hi ện có hiệu quả. Có các biện pháp cụ thể, có tác dụng tích cực để hỗ trợ việc học tập và sinh ho ạt của người học. 3. Có các ho ạt động hỗ trợ hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ người tốt nghiệp có việc làm phù h ợp với ngành nghề đào tạo. 4. Người học có khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp. Trong năm đầu sau khi tốt nghiệp, trên 50% người tốt nghiệp tìm được việc làm đúng ngành 6 được đào tạo. Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công ngh ệ 1. Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ, các đề tài, dự án được thực hiện và nghiệm thu theo kế hoạch. 2. S ố lượng bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế tương ứ ng với số đề tài nghiên cứu khoa học và phù hợp với định hướng nghiên cứu và phát tri ển của trường đại học. 3. Ho ạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trường đại học có nh ững đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng thực tế để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. Tiêu chuẩn 8: Hoạt động hợp tác quốc tế 1. Thực hiện các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật; các chương trình trao đổ i giảng viên và người học, các hoạt động tham quan khảo sát, hỗ trợ, nâng cấp cơ sở vật ch ất, trang thiết bị của trường đại học. 2. Th ực hiện dự án, đề án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các chương trình áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào thực tiễn, tổ chức h ội nghị, hội thảo khoa học chung, công bố các công trình khoa học, hoạt động hợp tác qu ốc tế về nghiên cứu khoa học có hiệu quả. Tiêu chuẩn 9: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác 1. Thư viện của trường đại học có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và ti ếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và người học. Có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học có hiệu quả. 2. S ố lượng phòng học, giảng đường lớn, phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ cho d ạy, học và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của từng ngành đào tạo. 3. Trang thi ết bị dạy và học để hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa h ọc, được đảm bảo về chất lượng và sử dụng có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của các ngành đang đào tạo. Tiêu chuẩn 10: Tài chính và quản lý tài chính 1. Có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được các nguồn tài chính h ợp pháp, đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường đại học. 2. Công tác l ập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính trong trường đại học được chu ẩn hoá, công khai hoá, minh bạch và theo quy định. 3. Đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch và hiệu quả cho các bộ phận và các hoạt động của trường đại học. . theo học các ngành đặc thù đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục đại học. Chính sách thuế, phí đối với giáo dục đại học: Giáo dục đại. tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học. Th ủ tướng Chính phủ công nhận xếp hạng đối với đại học, trường đại học; Bộ trưởng B ộ Giáo dục và Đào tạo công nhận xếp hạng đối với trường. nước. Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học; ưu tiên về đất đai, thuế, tín dụng, đào tạo cán bộ để khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài

Ngày đăng: 15/06/2015, 16:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w