1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tiêu chí Bộ Luật thuế Thu nhập cá nhân

37 893 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 394,57 KB

Nội dung

Phân tích tiêu chí Bộ Luật thuế Thu nhập cá nhân GVHD:PGS.TSKH Phạm Đức Chính Nhóm thuyết trình: nhóm 1A 1 LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam đang đi trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Những quy luật kinh tế khách quan và tất yếu đang từng giờ, từng phút điều chỉnh nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của từng khu vực, từng quốc gia và bản thân mỗi chúng ta. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn cầu hoá nền kinh tế đang dần chứng tỏ là một quy luật của loài người tiến bộ. Để bắt kịp với quá trình này thì mỗi quốc gia phải liên tục có những cải cách nhằm làm phù hợp và thích nghi với môi trường bên ngoài. Trong công cuộc cải cách đó, cải cách về thuế luôn đươc các quốc gia chú trọng. Trong thời gian gần đây hệ thống thuế nước ta đã có rất nhiều thay đổi nhằm thích nghi với điều kiện mới. Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân ra đời năm 1991, cho đến nay qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung và hiện nay chính phủ đã nghiên cứu xây dựng thành Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những minh chứng cho công cuộc cải cách thuế của Việt Nam. Thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế trực thu có vai trò hết sức quan trọng, đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân trong xã hội trong một khoảng thời gian nhất định. Nó đã ra đời tương đối sớm ở các nước phát triển và ngày nay thì phát triển rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự phát triển của nó đồng hành với sự phát triển của nền kinh tế và ngày càng khằng định được vai trò, chức năng là một nguồn thu quan trong trong ngân sách nhà nước và là công cụ góp phần đảm bảo công bằng xã hội một cách đắc lực. Bởi vậy, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của thuế TNCN, Nhóm thuyết trình đã chọn đề tài “ Phân tích tiêu chí Bộ Luật thuế Thu nhập cá nhân”. Phân tích tiêu chí Bộ Luật thuế Thu nhập cá nhân GVHD:PGS.TSKH Phạm Đức Chính Nhóm thuyết trình: nhóm 1A 2 VĂN BẢN PHÁP QUY Hiện nay chính sách thuế TNCN áp dụng các văn bản pháp quy sau: 1. Luật số: 04 /2007/QH12, ngày 21/11/2007 2. Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2012 3. Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 4. Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 5. Thông tư 119/2014-TT-BTC ngày 25/8/2014 Phân tích tiêu chí Bộ Luật thuế Thu nhập cá nhân GVHD:PGS.TSKH Phạm Đức Chính Nhóm thuyết trình: nhóm 1A 3 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN I-KHÁI QUÁT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN: 1.Khái niệm thuế thu nhập cá nhân: Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) là một loại thuế thực thu đánh trên thu nhập của các cá nhân trong từng thời kỳ. Thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế xuất hiện tương đối sớm. Lần đầu tiên nó xuất hiện ở Anh vào năm 1799. Ở Mỹ, thuế TNCN xuất hiện trong thời kỳ chiến tranh 1812. Sau năm 1815 nó bị xoá bỏ ở Mỹ do nhà nước không có nhu cầu tăng thu ngân sách. Nhưng đến năm 1862 thuế TNCN quay trở lại Mỹ nhằm mục đích cung cấp nguồn tài chính cho cuộc nội chiến. Thuế TNCN xuất hiện ở Nhật năm 1887, ở Trung Quốc năm 1936 còn ở Hàn Quốc năm 1974. 2.Đặc điểm của thuế TNCN: ● Thu nhập chịu điều tiết của thuế sẽ căn cứ vào cụ thể nguồn gốc phát sinh của các khoản thu nhập và căn cứ vào đặc điểm cư trú hay một số đặc điểm khác tuỳ theo luật của từng nước. ● Do đối tượng nộp thuế đồng thời cũng chính là đối tượng chịu thuế nên thuế TNCN được xếp vào loại thuế trực thu. Không giống các loại thuế gián thu (như thuế tiêu dùng…) khoản thuế được tính sẵn trong giá thanh toán nên nó không ảnh hưởng nhiều đến tâm lý người mua về khoản thuế mình phải nộp. Thuế trực thu có thể hiểu bóng bẩy là nhà nước trực tiếp thò tay vào túi chúng ta và lấy tiền của ta ra, điều đó chắc chắn có ảnh hưởng mạnh về tâm lý của người nộp thuế. Chính vì vậy mỗi khi chính phủ có những thay đổi trong chính sách thuế TNCN như việc điều chỉnh thuế suất hay thay đổi pham vi các đối tượng được miễn giảm thuế thì đều gây ra những phản ứng mạnh mẽ trong dân cư. ●Thuế TNCN thông thường là loại thuế luỹ tiến. Phân tích tiêu chí Bộ Luật thuế Thu nhập cá nhân GVHD:PGS.TSKH Phạm Đức Chính Nhóm thuyết trình: nhóm 1A 4 Các nước thường xây dựng một biểu thuế luỹ tiến, các bậc tương ứng với mức thu nhập càng cao thì mức thuế suất biên càng cao. Do đó những người có thu nhập càng cao thì phải chịu mức thuế đóng góp cao hơn so với những người có mức thu nhập thấp hơn. Nó góp phần đảm bảo tính công bằng trong xã hội (công bằng ở đây là công bằng theo chiều dọc). Khoảng cách tương đối giữa các bậc thuế suất sẽ quyết định tính chất luỹ tiến mạnh hay yếu của biểu thuế.  Thuế TNCN là một loại thuế phức tạp và mang tính trung lập đối với cơ cấu kinh tế: Do đặc điểm là điều tiết lên thu nhập của dân cư, phạm vi điều chỉnh rất rộng nên việc quản lý đối loại thuế này là hết sức khó khăn. Nó dễ gây phản ứng cho người nộp thuế. Đồng thờI do tính chất phân tán và động của đối tượng chịu thuế và nguồn thuế nên công tác quản lý thu thuế rất khó khăn. Chính vì đặc điểm này mà chi phí hành thu của thuế thu nhập cá nhân rất cao. 3.Cơ sở tính thuế: Để hướng tới mục tiêu công bằng dọc các nước thường quy định thu nhập bình quân làm căn cứ tính thuế theo hai cơ sở: Thu nhập bình quân chịu thuế được xác định theo từng cá nhân. Mỗi cá nhân được chọn làm cơ sở tính thuế. Cách tính này đơn giản, dễ áp dụng nhưng những mục tiêu công bằng đạt đựơc chưa cao. Các nước áp dụng theo nguyên tắc này thường kèm theo những quy định khấu trừ hay trước giảm theo gia cảnh một số chi phí nhất định cho việc thực hiện nghĩa vụ đối với gia đình. II – SỰ RA ĐỜI CỦA PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN: Ngày 27/12/1990, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (Income Tax on high - Income earner) và đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Ðể cho phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, từ đó đến nay đã có 06 lần sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: lần thứ nhất vào ngày 10/3/1992, lần thứ hai vào ngày 1/6/1994, lần thứ ba vào Phân tích tiêu chí Bộ Luật thuế Thu nhập cá nhân GVHD:PGS.TSKH Phạm Đức Chính Nhóm thuyết trình: nhóm 1A 5 ngày 6/2/1997, lần thứ 4 vào ngày 30/6/1999 và lần thứ năm vào ngày 13/6/2001(có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2001) và lần thứ 6 là Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung số 14/2004/PL-UBTVQH11ban hành năm 2004 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2004 đến nay). Việc thực hiện các quy định của Pháp lệnh số 14 này được hướng dẫn bởi thông tư 81/2004/TT-BTC và thông tư số 12/2005/TT- BTC. Để nâng cao hơn nữa tính chất quan trọng và phải có các biện pháp chế tài đủ mạnh để việc thực hiện thu thuế TNCN được đi vào ổn định, có hiệu quả, công bằng, tại kỳ họp Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật số 04/2007/QH12 - Luật thuế TNCN. Luật này đã có hiệu lực thi hành chính thức từ ngày 01/01/2009. Các thông tư số 81 và 12 đồng thời hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2009. Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực thay thế cho Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. . II – SỰ KHÁC BIỆT GIỮA LUẬT THUẾ TNCN VÀ PHÁP LỆNH THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO: 1. Bổ sung và quy định rõ hơn về đối tượng nộp thuế. - Điểm mới là việc đưa cá nhân kinh doanh vào diện nộp thuế TNCN. Việc điều tiết thu nhập của cá nhân kinh doanh theo Luật thuế TNCN thực hiện theo phương pháp luỹ tiến sẽ đảm bảo điều tiết hợp lý thu nhập dân cư, quy định này đảm bảo tính thông lệ quốc tế, vì hầu hết các nước đều đưa cá nhân kinh doanh vào diện nộp thuế TNCN. - Định nghĩa rõ hơn đối tượng cư trú, đó là "cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở lại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn". 2. Đổi mới cách phân loại thu nhập chịu thuế để xác định nghĩa vụ thuế. Luật thuế TNCN phân loại thu nhập chịu thuế theo nguồn phát sinh thu nhập. Theo đó, thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền Phân tích tiêu chí Bộ Luật thuế Thu nhập cá nhân GVHD:PGS.TSKH Phạm Đức Chính Nhóm thuyết trình: nhóm 1A 6 lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập khác (bao gồm: thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ thừa kế, quà tặng, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thương mại). Đây là cơ sở để tính thuế phù hợp với từng loại thu nhập. Từ cách phân loại này, việc áp dụng thuế suất được quy định theo hai hướng: đối với thu nhập từ kinh doanh và tiền lương, tiền công thì áp dụng biểu thuế suất luỹ tiến từng phần; đối với các khoản thu nhập còn lại thì áp dụng biểu thuế luỹ tiến toàn phần. 3. Mở rộng diện điều tiết một cách hợp lý trên cơ sở bổ sung một số khoản thu nhập chịu thuế. - Một số khoản thu nhập được quy định trong Luật thuế TNCN gồm: thu nhập từ chuyển nhượng quyền thương mại, thu nhập từ quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các cơ sở kinh doanh, bất động sản hoặc tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc sử dụng, thu nhập từ casino, thu nhập từ trúng thưởng các cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác. - Luật thuế TNCN quy định miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng giữa vợ với chồng; cha mẹ đẻ; cha mẹ nuôi; mẹ nuôi với con đẻ, con nuôi; cha chồng mẹ chồng với con dâu; cha vợ mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu nội, cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau. - Tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán. Tuy nhiên, phần thu nhập từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng và lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được miễn thuế TNCN. Mở rộng diện điều tiết như trên sẽ góp phần điều tiết công bằng thu nhập của các tầng lớp dân cư theo hướng mọi cá nhân có thu nhập (trừ trường hợp thu nhập rất thấp và một số trường hợp đặc biêt) đều phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Đồng thời, bằng quy định mới này, Luật thuế TNCN sẽ góp phần Phân tích tiêu chí Bộ Luật thuế Thu nhập cá nhân GVHD:PGS.TSKH Phạm Đức Chính Nhóm thuyết trình: nhóm 1A 7 tăng thu cho ngân sách Nhà nước một cách hợp lí trên cơ sở không bỏ sót nguồn thu của nền kinh tế. 4. Sử dụng thuật ngữ "thu nhập được miễn thuế" thay cho "thu nhập không chịu thuế" và bổ sung một số khoản thu nhập được miễn thuế. - Luật thuế TNCN đã gọi đúng bản chất là thu nhập được miễn thuế và bổ sung một số khoản thu nhập được miễn thuế khác, như: thu nhập từ tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn lương làm việc ban ngày, làm việc trong giờ; lương hưu; Tiền thưởng cho cá nhân về việc phát hiện, khai báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luât; học bổng nhận từ ngân sách Nhà nước và từ các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của Chính phủ; thu nhập từ viện trợ, từ thiện với điều kiện các quỹ từ thiện này phải được Nhà nước cho phép thành lập hoặc công nhận hoạt động vì mục đích nhân đạo không nhằm mục đích thu lợi nhuận; thu nhập từ lãi trái phiếu chính phủ. Việc bổ sung một số khoản thu nhập miễn thuế nêu trên thể hiện sự ưu đãi của Nhà nước đối với một số đối tượng được hưởng thu nhập trong những trường hợp gặp khó khăn. Điều này cũng thể hiện chính sách khuyến khích của nhà nước đối với một số hoạt động có lợi cho phát triển kinh tế- xã hội như tốt giác tội phạm, tăng cường lao động sản xuất… 5. Áp dụng giảm trừ gia cảnh khi xác định nghĩa vụ thuế. - Đây chính là vấn đề được ủng hộ của đông đảo nhân dân nhất song cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất khi dự thảo Luật được đưa ra lấy ý kiến nhân dân. Sự ủng hộ xuất phát từ cơ sở là, thay vì áp dụng mức khởi điểm chịu thuế chung cho mọi đối tượng nộp thuế thì chuyển sang áp dụng giảm trừ gia cảnh, tức là có tính đến hoàn cảnh cá nhân của đối tượng nộp thuế. Điều này làm cho việc xác định nghĩa vụ thuế của mỗi đối tượng nộp thuế được công bằng hơn. Mức giảm trừ cho bản thân đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng, cho mỗi người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng. Phân tích tiêu chí Bộ Luật thuế Thu nhập cá nhân GVHD:PGS.TSKH Phạm Đức Chính Nhóm thuyết trình: nhóm 1A 8 - Mức giảm trừ gia cảnh như trên là phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam trong những năm tới và phù hợp với quản điểm cải cách hệ thống thuế của Việt Nam. Chỉ những người có thu nhập từ trung bình khá trở lên mới phải nộp thuế, khi thu nhập tăng lên, mức giảm trừ này sẽ tiến gần đến với mức thu nhập trung bình trong xã hội và khi đó những người có thu nhập ở mức trung bình trở lên đều có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, từ đó đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của tầng lớp dân cư. Tất nhiên, đến một thời điểm nào đó, khi thu nhập và mức sống của dân cư đã tăng rất cao, Quốc hội sẽ xem xét điều chỉnh mức giảm trừ này cho phù hợp. - Việc giảm trừ cho người phụ thuộc được thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế. Luật cũng không khống chế mức giảm trừ tối đa cho người phụ thuộc. Việc mở rộng diện giảm trừ như trên cho những người phụ thuộc đảm bảo thực hiện công bằng trong điều tiết thu nhập và phù hợp với đạo lý xã hội của người Việt Nam, chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo nhân dân. 6. Áp dụng giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo. - Khoản đóng góp từ thiện nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế nhưng chỉ áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh; không áp dụng đối với cá khoản thu nhập khác. Với quy định này, Luật đã khuyến khích mọi công dân trong xã hội tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo. 7. Quy định giảm trừ chi phí cho cá nhân kinh doanh một cách hợp lý - Cùng với việc chuyển cá nhân kinh doanh từ diện nộp thuế TNDN sang nộp thuế TNCN, Luật thuế TNCN đã quy định các khoản chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của cá nhân kinh doanh. Về cơ bản, các khoản chi phí hợp lý được trừ này kế thừa cá quy định hiện hành của Luật thuế TNDN. . Phân tích tiêu chí Bộ Luật thuế Thu nhập cá nhân GVHD:PGS.TSKH Phạm Đức Chính Nhóm thuyết trình: nhóm 1A 9 8. Điều chỉnh thuế suất theo hướng giảm thuế suất cao nhất, thấp nhất, và tăng bậc thuế suất; thống nhất biểu thuế đối với người Việt Nam và người nước ngoài. - Luật thuế TNCN vẫn áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần nhưng mức thuế suất thấp nhất giảm xuống còn 5% và mức thuế suất cao nhất giảm xuống còn 35% với số lượng bậc thuế nâng lên thành bảy và áp dụng chung cho cả người Việt Nam và người nước ngoài. Với biểu thuế mới này, đảm bảo công bằng hơn trong điều tiết thu nhập do chênh lệch về thuế suất giữa các bậc thuế giảm đi. Việc hạ thuế suất cao nhất và thấp nhất xuống thể hiện tinh thần mở rộng diện đánh thuế nhưng mức độ điều tiết cũng giảm đi, việc giảm mức thuế suất cao nhất sẽ góp phần khuyến khích người lao động tích cực lao động và sản xuất, kinh doanh; khuyến khích người dân làm giàu chính đáng. - Đối với các khoản thu nhập còn lại. Luật thuế thu nhập cá nhân quy định biểu thuế luỹ tiến toàn phần. Ngoài ra, Luật còn quy định thuế suất cụ thể cho từng loại thu nhập áp dụng đối với cá nhân không cư trú với các mức thuế suất từ 1% đến 10% tính trên toàn bộ thu nhập phát sinh ở Việt Nam (không được trừ chi phí). Tóm lại, Luật thuế TNCN vừa được Quốc hội thông qua có nhiều điểm mới, phù hợp với tiến trình đổi mới quản lý kinh tế của nhà nước, với quá trình hội nhập kinh tế của đất nước và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay. Với việc ban hành Luật thuế quan trọng này, hệ thống thuế của chúng ta đang hướng đến phù hợp hơn với hệ thống thuế các nước, hướng tới một hệ thống thuế công bằng và hiện đại hơn. Phân tích tiêu chí Bộ Luật thuế Thu nhập cá nhân GVHD:PGS.TSKH Phạm Đức Chính Nhóm thuyết trình: nhóm 1A 10 CHƯƠNG II: TIÊU CHÍ CỦA BỘ LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1. Ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân là thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực tài chính. Nghị Quyết Đại hội Đảng IX và X đã xác định "Áp dụng thuế thu nhập cá nhân thống nhất và thuận lợi cho mọi đối tượng chịu thuế, bảo đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển" và “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ Điều chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lý thu nhập”. Cụ thể hoá nghị quyết đại hội Đảng, Bộ Chính trị đã thông qua Chiến lược cải cách thuế đến năm 2010, trong đó đặt ra yêu cầu: “Cần sớm xác định các bước đi thích hợp để tăng tỷ trọng các nguồn thu trong nuớc cho phù hợp với tiến trình hội nhập. Mở rộng diện thuế trực thu và tăng tỷ lệ thu từ thuế trực thu”. Chính phủ đã có Quyết định số 201/QĐ-TTg ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược cải cách thuế, trong đó xác định nghiên cứu xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân để trình Quốc hội thông qua vào năm 2007. 2. Ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân nhằm tăng cường công tác kiểm soát, phân phối thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế- xã hội. Để sử dụng hiệu quả công cụ thuế, về cơ bản hệ thống chính sách thuế gồm có thuế gián thu và thuế trực thu. Thuế gián thu như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, động viên thu nhập xã hội thông qua tiêu dùng của các tổ chức và cá nhân, không căn cứ vào thu nhập và gia cảnh của người nộp thuế. Đối với các nước đang phát triển, thu nhập dân cư còn thấp nên thuế gián thu thường là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Thuế trực thu như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, động viên trực tiếp vào thu nhập của doanh nghiệp, cá nhân; trong đó thuế thu [...]... rộng, thu nhập của cá nhân sẽ ngày càng đa dạng, việc ban hành Luật thu thu nhập cá nhân trên cơ sở thống nhất ba sắc thu : thu thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cá nhân kinh doanh ;thu thu nhập đối với người có thu nhập cao áp dụng Nhóm thuyết trình: nhóm 1A 35 Phân tích tiêu chí Bộ Luật thu Thu nhập cá nhân GVHD:PGS.TSKH Phạm Đức Chính cho người có thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu chuyển... gồm cả 3 sắc thu như đã nêu ở trên) tại Việt Nam hiện nay khoảng 4,1% Nhóm thuyết trình: nhóm 1A 13 Phân tích tiêu chí Bộ Luật thu Thu nhập cá nhân GVHD:PGS.TSKH Phạm Đức Chính II QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC XÂY DỰNG LUẬT THU THU NHẬP CÁ NHÂN 1 Quan điểm, mục tiêu xây dựng Luật Thu thu nhập cá nhân Việc xây dựng Luật thu thu nhập cá nhân phải đảm bảo các quan điểm, mục tiêu sau: - Thứ... CỦA LUẬT THU THU NHẬP CÁ NHÂN I - Quy định chung của Luật: Gồm 11 điều quy định về: -Phạm vi điều chỉnh, đối tượng nộp thu , giải thích thu t ngữ, đối tượng chịu thu , miễn thu , giảm thu , đối tượng không thu c diện chịu thu , quy đổi thu nhập không bằng tiền, kỳ tính thu , trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khấu trừ, nộp thu thay và thực hiện điều ước quốc tế về Thu thu nhập cá nhân - Luật thu Thu nhập. . .Phân tích tiêu chí Bộ Luật thu Thu nhập cá nhân GVHD:PGS.TSKH Phạm Đức Chính nhập doanh nghiệp điều tiết thu nhập của doanh nghiệp, thu thu nhập cá nhân điều tiết thu nhập của cá nhân Thu thu nhập cá nhân động viên trực tiếp vào thu nhập của cá nhân, thể hiện rõ nghĩa vụ của công dân đối với đất nước và được căn cứ trên các nguyên tắc "lợi ích", "công bằng" và "khả năng nộp thu " Theo... Nhóm thuyết trình: nhóm 1A 22 0.1 Phân tích tiêu chí Bộ Luật thu Thu nhập cá nhân GVHD:PGS.TSKH Phạm Đức Chính - Tính trên thu nhập tính thu 4 20 Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: - Tính trên giá chuyển nhượng 2 - Tính trên thu nhập tính thu 25 5 Thu nhập từ đầu tư vốn 5 6 Thu nhập từ trúng thưởng (tính thu từ phần thu nhập vượt trên 10 triệu) 7 Thu nhập từ thừa kế (tính thu từ phần thu nhập. .. 1A 28 Phân tích tiêu chí Bộ Luật thu Thu nhập cá nhân GVHD:PGS.TSKH Phạm Đức Chính Nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ cán bộ thu sẽ có tác động tích cực tới toàn bộ công tác quản lý thu nói chung và thu thu nhập cá nhân nói riêng Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thu trong thời gian tới phải đạt được những mục tiêu: - Tạo ra một đội ngũ cán bộ thu có năng lực nghiên cứu hoạch định chính... Những tích cực: - Phương pháp khấu trừ tại nguồn giúp cho công tác thu thu thu n lợi - Cấp mã số thu cá nhân trong vòng 1 giờ - Thực hiện thu thu nhập cá nhân đã góp phần phân phối lại thu nhập - Công tác tuyên truyền, phổ biến thu thu nhập cá nhân đã được thực hiện - Công tác thanh tra thu thu nhập cá nhân đã bắt đầu phát huy hiệu quả - Từng bước hoà nhập vào những quy định chung của luật thu thu. .. thu hiện đại, nghiên cứu, hoạch định chính sách thu , đề xuất các biện pháp quản lý thu Đó là đội ngũ cán bộ đầu ngành, đảm đương công việc mũi nhọn của ngành và các lĩnh vực quản lý thu phức tạp Đồng Nhóm thuyết trình: nhóm 1A 29 Phân tích tiêu chí Bộ Luật thu Thu nhập cá nhân GVHD:PGS.TSKH Phạm Đức Chính thời, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ thu đủ sức triển khai các chương trình hội nhập về thu . .. giảm bớt gành nặng cho cơ quan thu mà còn nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thu thu nhập cá nhân Nhóm thuyết trình: nhóm 1A 27 Phân tích tiêu chí Bộ Luật thu Thu nhập cá nhân GVHD:PGS.TSKH Phạm Đức Chính Để đảm bảo cho cơ quan thu có đầy đủ quyền hạn trong công tác quản lý thu thu nhập cá nhân thì Nhà nước cần có một số văn bản qui định rõ về quyền hạn của cơ quan thu Đồng thời cũng cần có những... những hành vi trên, một trong số các biện pháp ngăn chặn đó thì phải kể đến vai trò của thu thu nhập cá nhân 1.2 Đối với hệ thống thu : - Góp phần khắc phục nhược điểm của một số loại thu khác: Một số thu gián thu như thu giá trị gia tăng, thu tiêu thụ đặc biệt đều Nhóm thuyết trình: nhóm 1A 16 Phân tích tiêu chí Bộ Luật thu Thu nhập cá nhân GVHD:PGS.TSKH Phạm Đức Chính có nhược điểm là có tính . NHẬP CÁ NHÂN: 1.Khái niệm thu thu nhập cá nhân: Thu thu nhập cá nhân (thu TNCN) là một loại thu thực thu đánh trên thu nhập của các cá nhân trong từng thời kỳ. Thu thu nhập cá nhân là. Phân tích tiêu chí Bộ Luật thu Thu nhập cá nhân GVHD:PGS.TSKH Phạm Đức Chính Nhóm thuyết trình: nhóm 1A 3 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THU THU NHẬP CÁ NHÂN I-KHÁI QUÁT VỀ THU THU NHẬP CÁ. trình: nhóm 1A 10 CHƯƠNG II: TIÊU CHÍ CỦA BỘ LUẬT THU THU NHẬP CÁ NHÂN I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT THU THU NHẬP CÁ NHÂN 1. Ban hành Luật thu thu nhập cá nhân là thể chế hoá đường lối,

Ngày đăng: 15/06/2015, 15:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w