Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 47 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
47
Dung lượng
477,5 KB
Nội dung
LUYỆN TẬP KIỂU BÀI SO SÁNH I/ Về Ngữ liệu đề ra dạng so sánh: theo chủ trương của Bộ, đề ra chủ yếu nằm trong chương trình ngữ văn 12. Trong đề minh hoạ ngày 31-3 vừa qua, Bộ GD cũng lấy ngữ liệu từ 2 đoạn thơ thuộc bài Tây Tiến và Việt Bắc, nghĩa là trong phần Đọc văn chương trình chính thức, chứ không lấy ngữ liệu phần đọc thêm, không lấy ngữ liệu ngữ văn 11, 10. Năm nay học sinh khối THPT thi chung đề với GDTX. Nếu lấy PPCT bậc GDTX làm chuẩn thì 2 tác phẩm Những đứa con trong gia đình và Đàn ghi ta của Lorca thuộc phần chính thức của khối THPT được chuyển sang đọc thêm của khối GDTX. Hy vọng 2 tác phẩm này không có mặt trong Ngữ liệu đề ra phần so sánh ở câu NLVH, vì nếu ra sẽ gây khó cho khối GDTX, trừ II/ Về cách giải quyết yêu cầu của đề văn đối sánh: có 2 cách: -Cách thứ nhất là phân tích lần lượt từng đối tượng rồi chỉ ra điểm giống nhau, điểm khác nhau và lí giải nguyên nhân. Trong đáp án đề minh hoạ, Bộ GD đã chọn cách này. -Cách thứ hai là tiến hành so sánh đồng thời với việc phân tích, phần thân bài của bài viết được chia làm ba luận điểm lớn: Luận điểm 1 là điểm giống nhau; luận điểm 2 là điểm khác nhau, (trong mỗi luận điểm lại có những phương diện so sánh phù hợp); luận điểm 3 là lí giải nguyên nhân. III/ Về các dạng bài so sánh: có 6 dạng sau đây 1/Với dạng bài đối sánh ở cấp độ tác phẩm Học sinh phải nắm chắc đặc trưng thể loại, từ đó mới có thể phân tách các đối tượng ra thành những bình diện tương ứng với đặc trưng thể loại để so sánh. a/Với thể loại thơ, khi phân tích, đối sánh, cần lưu ý đến các bình diện sau đây: -Bối cảnh trữ tình (hoàn cảnh thời gian, không gian khơi nguồn cho thi cảm); -Nội dung trữ tình (các cung bậc cảm xúc của chủ thể trữ tình); -Các phương thức nghệ thuật (thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, bút pháp ); -Phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những bài thơ đang phân tích. b/Với thể loại truyện ngắn, có thể phân tích, đối sánh theo các bình diện sau: -Nội dung hiện thực được phản ánh (bức tranh về đời sống và con người được khắc hoạ trong tác phẩm); -Nội dung tư tưởng (tư tưởng hiện thực, tư tưởng nhân đạo, các thông điệp nhân sinh được gửi vào tác phẩm); -Các phương thức nghệ thuật (nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, diễn tả tâm lí nhân vật, ngôn từ, giọng điệu ); -Phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những truyện ngắn đang phân tích. 2/Với dạng bài đối sánh ở cấp độ đoạn thơ, đoạn văn Đối với dạng bài này, học sinh vừa phải thâm nhập được vào các đoạn thơ, đoạn văn, xem xét chúng như những đơn vị nghệ thuật độc lập lại vừa phải đặt chúng trong mối liên hệ với chỉnh thể tác phẩm để việc phân tích, luận giải được xác thực, thoả đáng hơn. Học sinh cũng phải nắm được đặc trưng thể loại để lấy đó làm hệ quy chiếu cho quá trình giải quyết vấn đề. a/Với đoạn thơ, bám vào đặc trưng thể loại, có thể phân tích và chỉ ra điểm giống nhau, khác nhau theo các bình diện: Bối cảnh trữ tình được nói đến trong các đoạn thơ; nội dung cảm xúc của chủ thể trữ tình trong các đoạn thơ; các yếu tố nghệ thuật được sử dụng; phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những đoạn thơ đang phân tích. b/Với dạng đề cảm nhận về các đoạn văn, có thể phân tích, chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau theo các bình diện sau: Nội dung hiện thực được phản ánh trong các đoạn văn; nội dung tư tưởng của các đoạn văn; những yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong các đoạn văn; Ý nghĩa của các đoạn văn trong việc thể hiện giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những đoạn văn ấy. c/Riêng đối với các đoạn văn thuộc thể kí (chẳng hạn các đoạn văn trong Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông) thì ngoài những nội dung trên, học sinh còn phải chú ý đến phương diện cái “tôi” của người cầm bút được thể hiện trên những trang kí, vì sức hấp dẫn của thể loại này phụ thuộc rất nhiều vào sự thể hiện cái “tôi” của tác giả trên trang văn. 3/Dạng bài đối sánh cấp độ các vấn đề nội dung tư tưởng của tác phẩm a/Với dạng bài đối sánh tư tưởng hiện thực: Tư tưởng hiện thực của một nhà văn là cách nhìn, quan niệm của nhà văn ấy về hiện thực đời sống. Tư tưởng hiện thực thể hiện ở sự nhận thức, lí giải của người cầm bút về cuộc sống, khả năng phát hiện những mối quan hệ nhân sinh phức tạp, nhìn ra những mâu thuẫn trong lòng hiện thực Mỗi nhà văn có thể có cái nhìn khác nhau về cùng một hiện thực. Tư tưởng hiện thực chi phối việc xây dựng thế giới nghệ thuật của nhà văn trong tác phẩm vì hiện thực trong tác phẩm là hiện thực đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người cầm bút. Tư tưởng hiện thực thường gắn bó chặt chẽ với tấm lòng nhân đạo của tác giả. Khi phân tích, đối sánh tư tưởng hiện thực của các nhà văn, cần chú ý các bình diện sau: Cách nhìn nhận, quan niệm của các nhà văn ấy về cuộc sống và con người; tư tưởng hiện thực của các nhà văn ấy mang tính lạc quan hay bi quan, thể hiện được điều gì trong tấm lòng nhân đạo của tác giả; các phương thức, phương tiện nghệ thuật góp phần thể hiện tư tưởng hiện thực của các nhà văn ấy. Với dạng bài phân tích, so sánh tư tưởng nhân đạo, trên cơ sở nắm chắc khái niệm, các biểu hiện của phạm trù này, học sinh lưu ý đến các bình diện: Sự trân trọng, ngợi ca của các tác giả đối với những giá trị, vẻ đẹp, phẩm chất của con người; thái độ bênh vực, đồng tình của các tác giả đối với những khát vọng sống chính đáng của con người; Niềm cảm thương của các tác giả đối với những khổ đau, bất hạnh của con người; thái độ lên án, tố cáo của các tác giả với những đối tượng chà đạp lên quyền sống con người. b/Với dạng bài phân tích, đối sánh tư tưởng (hoặc cảm hứng, chủ nghĩa) yêu nước, học sinh chú ý đến các bình diện: Lòng tự hào dân tộc, ý thức tự tôn dân tộc (ý thức về chủ quyền đất nước, về phong tục, tập quán, cương vực lãnh thổ, truyền thống văn hoá ); tình yêu thương đồng bào, nhân dân; Lòng căm thù giặc, ý chí chiến đấu, tinh thần xả thân vì Tổ quốc; khát vọng dựng xây đất nước giàu mạnh; lòng yêu mến, gắn bó với cảnh trí non sông; các yếu tố nghệ thuật thể hiện lòng yêu nước. 4/Dạng bài đối sánh cấp độ các vấn đề hình thức nghệ thuật của tác phẩm a/Với vấn đề nghệ thuật xây dựng tình huống truyện ở các tác phẩm khác nhau, cần chú ý đến các bình diện dưới đây khi phân tích, đối sánh: Các tình huống truyện ấy thuộc loại nào? (tình huống hành động, tình huống tâm trạng hay tình huống nhận thức); Việc tổ chức tình tiết, tổ chức mối quan hệ giữa các nhân vật trong tình huống truyện được thực hiện như thế nào? Ngôn ngữ xây dựng tình huống truyện được sử dụng ra sao? Tình huống truyện được xây dựng như vậy góp phần thể hiện các giá trị nội dung như thế nào? b/Với nghệ thuật phân tích và diễn tả và tâm lý nhân vật, cần chú ý đến các bình diện sau đây khi phân tích, đối sánh: Các yếu tố bên ngoài góp phần thể hiện nội tâm (cử chỉ, điệu bộ, diện mạo, hành động, ngôn ngữ đối thoại); yếu tố bên trong thể hiện nội tâm (độc thoại nội tâm); Tương quan giữa các yếu tố trên (mức độ sử dụng các yếu tố ấy - yếu tố nào được sử dụng nhiều hơn, yếu tố nào được sử dụng ít hơn); Phương thức diễn tả tâm lý theo hình thức tuyến tính hoặc hồi cố (nhân vật suy nghĩ trong hiện tại theo mạch thời gian tuyến tính hoặc hồi tưởng lại những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ). c/Với nghệ thuật sử dụng ngôn từ, cần chú ý các bình diện dưới đây khi phân tích, đối sánh: Mô hình ngữ pháp của ngôn từ (các kiểu câu theo chức năng ngữ pháp được sử dụng; thể thức cấu tạo của câu văn, câu thơ; cách thức liên kết giữa các câu văn, câu thơ ); Tính tạo hình của ngôn từ (qua việc sử dụng hình ảnh, các từ ngữ gợi đường nét, màu sắc ); Tính nhạc của ngôn từ (qua sự tổ chức nhịp điệu, phối hợp thanh điệu của câu văn, câu thơ); Các phương tiện, biện pháp tu từ được sử dụng; tính cổ điển, tính hiện đại (nếu có) của ngôn từ. Tất nhiên, ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ văn xuôi, học sinh cần tuỳ theo đối tượng so sánh mà ứng biến cho phù hợp. Nếu đề bài yêu cầu so sánh toàn bộ các yếu tố hình thức nghệ thuật giữa hai tác phẩm (hay hai đoạn văn, đoạn thơ) thì học sinh phải linh hoạt, dựa vào đặc trưng thể loại để phân tích, đối sánh một cách hợp lý. 5/Dạng bài đối sánh ở cấp độ hình tượng a/Với hình tượng nhân vật trong tác phẩm tự sự, cần lưu ý các bình diện sau đây khi phân tích, đối sánh : Loại hình của các nhân vật (đó là nhân vật hành động hay nhân vật tư tưởng ); lai lịch, ngoại hình, hoàn cảnh sinh sống của các nhân vật; số phận của các nhân vật; Đặc điểm tính cách, phẩm chất của nhân vật; ý nghĩa của các nhân vật trong việc thể hiện giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm; nghệ thuật xây dựng nhân vật. b/Với hình tượng cái “tôi” trong tác phẩm trữ tình hoặc tác phẩm kí, cần chú ý các bình diện sau đây khi phân tích, đối sánh: Hoàn cảnh xuất hiện của cái “tôi” (không gian, thời gian); cảm xúc, suy tư của cái “tôi” , quan niệm, cảm nhận của cái “tôi” về thế giới khách quan; các yếu tố nghệ thuật góp phần thể hiện cái “tôi”; Hình tượng cái “tôi” nói lên được đặc điểm gì trong phong cách nghệ thuật của các tác giả? c/Với hình tượng thiên nhiên, có thể chú ý các bình diện sau đây khi phân tích, đối sánh: Hình tượng thiên nhiên được thể hiện qua những yếu tố không gian, thời gian như thế nào? Hình tượng thiên nhiên đặc trưng cho miền đất nào, vùng quê nào? Sắc diện, tính chất của hình tượng thiên nhiên (hùng vĩ, dữ dội hay thơ mộng, trữ tình; lớn lao, kì vĩ hay bình dị, gần gũi ). Hình tượng thiên nhiên thể hiện điều gì trong cách nhìn, quan niệm của người cầm bút về thế giới khách quan, thể hiện vẻ đẹp gì trong tâm hồn tác giả, trong mối quan hệ của tác giả với quê hương đất nước? Các yếu tố nghệ thuật góp phần xây dựng, khắc tả hình tượng thiên nhiên? Hình tượng thiên nhiên cho thấy điều gì trong phong cách nghệ thuật của người cầm bút? 6/Dạng bài đối sánh ở cấp độ chi tiết Cần chú ý đến các bình diện sau đây khi phân tích, đối sánh các chi tiết: Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết; chi tiết thể hiện điều gì trong số phận, tính cách, tâm hồn của nhân vật? Chi tiết thể hiện điều gì trong giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm và trong quan niệm nhân sinh của người cầm bút? Chi tiết được thể hiện qua một ngôn ngữ, giọng điệu như thế nào? Việc sử dụng chi tiết như vậy có phản ánh điều gì trong phong cách nghệ thuật của nhà văn không? Như vậy, với các đối tượng so sánh khác nhau, học sinh nên lưu ý những bình diện tương ứng để hệ thống ý được triển khai thoả đáng và đầy đủ. DÀN BÀI CHUNG KIỂU BÀI SO SÁNH THƠ VÀ BÌNH LUẬN 1.Kiểu bài so sánh. a.MB: +Dẫn dắt vấn đề. +Giới thiệu vấn đề. b.TB: -Làm rõ đối tượng thứ nhất: +Phân tích nội dung. +Nghệ thuật. +Đánh giá chung: -Làm rõ đối tượng thứ hai. +Phân tích nội dung. +Nghệ thuật. +Đánh giá chung: -So sánh: +Giống nhau: +Khác nhau: -Lí giải sự giống và khác nhau. (Nế có) c.KL: 2.Kiểu bài bình luận. a.MB: +Dẫn dắt vấn đề. +Giới thiệu vấn đề. b.TB: -Giải thích ý kiến. -Cảm nhận hoặc phân tích vấn đề theo yêu cầu của đề. -Bình luận:Khẳng định vấn đề. +Nếu một ý kiến thì nó đúng hay sai. Có giải thích, chứng minh. +Nếu hai ý kiến thì: *Hai ý kiến đúng một phần và bổ sung cho nhau. *Hai ý kiến có môt sai một đúng, phải khẳng định mặt đúng và phủ nhận mặt sai. c.KL: Khẳng định lại vấn đề. 1. Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. …… Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung. Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, Tập 2 – NXB Giáo dục ). Từ cảm nhận về hai đoạn thơ trên, anh/chị hãy khái quát lên đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ TốHữu. Vài nét về Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc và vị trí của hai đoạn trích Cảm nhận về đoạn 1: Bộ tranh tứ bình bằng thơ vẽ cảnh Việt Bắc qua bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đoạn thơ có cấu trúc độc đáo, rất cân chỉnh nhịp nhàng. Cặp lục bát mở đầu là lời ướm hỏi, cũng là cái cớ của những lời bộc bạch, giãi bày. Tám câu còn lại là bốn cặp lục bát vẽ cảnh bốn mùa. Trong mỗi cặp câu, cứ câu lục nói cảnh lại đến câu bát nói người. Thiên nhiên và con người hài hòa. Bức họa mùa đông với rừng xanh hoa chuối đỏ, nắng vàng ngời lên sức sống thiên nhiên. Con người hiện lên trong tư thế lao động khỏe khoắn. Bức tranh mùa xuân tươi tắn với hình ảnh vềloài hoa đặc trưng của núi rừng và vẻ đẹp của con người với động tác làm việcmềm mại, tỉ mỉ, khéo léo: chuốt từng sợi giang. Khung cảnh mùa hạ rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh. Sự hiện diện lặng lẽ của con người như một nốt trầm xaoxuyến giữa bản hòa ca của đất trời. Bức họa mùa thu tươi sáng với âm thanh đầy ý nghĩa: tiếng hát ân tình thủy chung của người Việt Bắc Điệp từ “nhớ” trở đi trở lại 5 lần, cặp đại từ xưng hô “mình-ta” tình tứ, giọng hồi tưởng sâu lắng, thiết tha, ngọt ngào… là những yếu tố nghệ thuật cơ bản góp phần làm nên thành công cho đoạn thơ này. Cảm nhận về đoạn 2: Đoạn thơ tái hiện hình ảnh hào hùng của một Việt Bắc kháng chiến. -Ở đó, khôngkhí ra trận là sự kết tinh của lòng yêu nước, tinh thần lạc quan, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta. -Tiết tấu nhịp nhàng, du dương như lời ru của Việt Bắc đến đây bị phá vỡ. Thay vào đó là những câu thơ ngắt nhịp ngắn, đều và nhanh mô phỏng nhịp của những bước chân hành quân thần tốc. - Hình ảnh thơ kỳ vĩ, lớn lao. Phép so sánh, ví von được sử dụng hiệu quả. Sự đối lập tương phản giữa ánh sáng và bóng tối được tạo ra và duy trì trong suốt đoạn thơ. Phụ âm Đ xuất hiện dày đặc, rải đều khắp đoạn thơ góp phần tạo nên âm hưởng mạnh mẽ, hào hùng. Đây là một trong những đoạn thơ mang đậm dấu ấn sử thi. Khái quát về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu: - Việt Bắc là một trong những khúc trữ tình chính trị hay nhất của đời thơ Tố Hữu. Nhà thơ có biệt tài thơ hóa những vấn đề chính trị. Đoạn trích là một minh chứng rằng Tố Hữu “đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ rất đỗi trữ tình”. - Hai đoạn thơ cũng cho thấy thơ Tố Hữu có giọng điệu riêng, giọng tâm tình ngọt ngào. Đó là lời của người thương nói với người thương… - Tính dân tộc đậm đà là một đặc điểm của phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.Điều này thể hiện rõ nét qua hai đoạn thơ trên của phương diện nội dung và nghệ thuật. - Thơ Tố Hữu từ cuối Việt Bắc mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Đặc điểm này rõ nét ở đoạn trích thứ hai. Bình luận, đánh giá: - Hai đoạn thơ là những đoạn đặc sắc nhất của bài Việt Bắc, thể hiện rõ phong cách thơ Tố Hữu. - Với phong cách nghệ thuật nổi bật, Tố Hữu xứng đang là một nhà thơ lớn, là lá cờ đầu của thi ca cách mạng Việt Nam. 2. Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau: “Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi” (Tây Tiến, Quang Dũng, Văn học 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 88). “Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây. Núi giăng thành luỹ sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.” ( Việt Bắc, Tố Hữu, Văn học 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 112) I. Mở bài Giới thiệu vài nét về tá giả và tác phẩm: - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, tên tuổi của ông gắn liền với thi phẩm “Tây Tiến”. Bài thơ là nỗi nhớ lớn của tác giả về thiên nhên và con người. Bốn câu đầu thể hiện rõ nhất nội dung cũng như cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. - Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của Tố Hữu. cả bài thơ là tình cảm cách mạng sâu nặng của những người cán bộ kháng chiến với chiến khu và những kỉ niệm kháng chiến. Bốn câu thơ nằm ở phần I của bài thơ phần nào thể hiện được đoạ lí ân tình thuỷ chung đó. II. Thân bài 1. Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng. - Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết, vời vợi về miền Tây và người lính Tây Tiến. Thiên nhiên miền Tây xa xôi mà thân thiết, hoang vu và thơ mộng, con người Tây tiến gian khổ mà hào hoa. - Hình ảnh thơ có sự hài hoà, nét thực, nét ảo, vừa mông lung, vừa gợi cảm về cảnh và người; nhạc điệu có sự hoà hợp giữa lời cảm thán với ảm xúc ( câu mở đầu như một tiếng kêu vọng vào không gian), giữa mật độ dày những âm vần ( rồi; ôi; chơi vơi; hơi), điệp từ (nhớ/ nhớ) và lối đổi uyển chuyển (câu 3 và 4) đã tạo ra một âm hưởng tha thiết ngậm ngùi. 2. Cảm nhận về đoạn thơ trong Việt Bắc của Tố Hữu - Đoạn thơ là nỗi nhớ da diết, khôn nguôi về những trận đánh của thiên nhiên và con người Tây Bắc. Thiên nhiên, đất trời, núi rừng Việt Bắc đã trở thành những người đồng đội, những chiến sĩ anh hùng của quân và dân ta. Nó vừa bao vây quân thù, vừa che chở cho bộ đội. - Núi rừng vốn là những vật vô tri, song dưới con mắt của nhà thơ, núi rừng, thiên nhiên cũng trở nên ó ý chí, có tình người. Chúng cùng quân dân tham gia chiến đấu (Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây). Nghệ thuật nhân hoá, Tố Hữu đã biến núi rừng , Thiên nhiên thành con người Việt Nam anh dũng kiên cường ( Núi …quân thù). Hai từ “che” và “vây” đối lập làm nổi bật vai trò của những cánh rừng ở Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 3. So sánh - Điểm tương đồng: Hai đoạn thơ đều bộc lộ nỗi nhớ tha thiết, sâu nặng về thiên nhiên và con người ở những miền quê mà người lính tiền chiến đã đi qua. - Điểm khác biệt: + Đoạn thơ trong Tây Tiến bộ lộ nỗi nhớ cụ thể của người trong cuộc, toát lên vẻ hào hoa, lãng mạn, hình ảnh thơ nghiêng về tả thực, trực quan. + Đoạn thơ trong bài Việt Bắc là cái tình, là lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ kháng chiến đối với đất, người Việt Bắc, vì thế hình ảnh thơ nghiêng về khái quát, tượng trưng. III. Kết bài - Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của hai đoạn thơ. - Đánh giá, mở rộng vấn đề. 3. Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau: Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. (Tố Hữu – Việt Bắc – Ngữ Văn 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr.84) Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc Năm con đau, mế thức một mùa dài. Con với mế không phải hòn máu cắt Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi. (Chế Lan Viên – Tiếng hát con tàu – Ngữ Văn 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr.107) Vài nét về tác giả, tác phẩm − Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống, lý tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc truyền thống. Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của ông, ra đời vào tháng 10/1954, thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng đối với chiến khu và những kỷ niệm kháng chiến. − Chế Lan Viên là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ Chế Lan Viên giàu chất triết lí, suy tưởng, hình ảnh thơ sinh động, sáng tạo. Được gợi cảm hứng từ một sự kiện kinh tế-xã hội, xuất phát từ lòng biết ơn, sự gắn bó với nhân dân và niềm vui tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng, sáng tạo nghệ thuật, Chế Lan Viên viết bài thơ Tiếng hát con tàu. Cảm nhận về hai đoạn thơ a. Đoạn thơ trong bài Việt Bắc: − Về nội dung: Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến dành cho con người Việt Bắc. + Hai câu đầu: tuy cuộc sống gian khổ thiếu thốn nhưng người Việt Bắc vẫn chan chứa nghĩa tình “ chia ngọt sẻ bùi” + Hai câu sau: hình ảnh người mẹ Việt Bắc tần tảo chắt chiu, cần cù lao động − Về nghệ thuật: + Thể thơ lục bát với nhịp điệu linh hoạt, uyển chuyển; âm hưởng tha thiết, ngọt ngào. + Hình ảnh tượng trưng “chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng” kết hợp với cách dùng từ cùng nghĩa “ chia, sẻ, cùng” diễn tả được mối tình cảm , tình nghĩa sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng. . . Hình ảnh chọn lọc: “ người mẹ nắng cháy lưng” tiêu biểu cho cái đẹp, cái ân tình trong cuộc sống kháng chiến không thể phai nhòa trong kí ức của người về xuôi. b. Đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu − Về nội dung: đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ của tác giả về những kỉ niệm sâu sắc với nhân dân Tây Bắc. + Hai câu đầu: nhớ lại kỷ niệm với “mế” người mẹ Tây Bắc đã nuôi dưỡng, đùm bọc cán bộ kháng chiến + Hai câu sau: lòng biết ơn, tình cảm yêu thương, ân nghĩa và sự cảm phục của tác giả đối với người mẹ Tây Bắc. − Về nghệ thuật: + Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc trực tiếp; lời thơ thấm thía, da diết. + Hình ảnh thật đến từng chi tiết nhỏ mà giàu sức gợi tả, nghệ thuật đối lập (lửa hồng – tóc bạc), thành ngữ được vận dụng sáng tạo ( hòn máu cắt). + Cách xưng hô tự nhiên “con”, “mế” chỉ mối quan hệ gia đình thân tình ruột thịt ; sử dụng cụm từ khắc họa bối cảnh thời gian, gợi rõ sự thử thách, hi sinh trọn vẹn, vĩnh cửu, cao cả “ một mùa dài”, “trọn đời”. Nét tương đồng và khác biệt: a. Tương đồng − Hai đoạn thơ đều thể hiện hình ảnh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tập trung ở hình ảnh người mẹ. Đó là những con người nghèo khó nhưng giàu tình nghĩa, lặng lẽ âm thầm cống hiến cho cách mạng … − Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng, ngợi ca, biết ơn nhân dân. b. Khác biệt − Đoạn thơ trong bài “ Việt Bắc” viết về nhân dân Việt Bắc bằng thể thơ lục bát truyền thống… − Đoạn thơ trong bài “ Tiếng hát con tàu” viết về nhân dân Tây Bắc bằng thể thơ thất ngôn, đậm chất suy tưởng… 4.Anh (chị) hãy cảm nhận hai đoạn thơ sau: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”? Nhìn năng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh n hư ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền” (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử) Và: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mười Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha luông mưa xa khơi ” (Tây Tiến - Quang Dũng) 1. Giới thiệu chung về tác giả tác phẩm: 2.a. Đoạn thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử . - Nội dung: + Vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ xứ Huế buổi bình minh: Thanh khiết, tinh khôi, sum suê, tươi tốt. + Tâm trạng: Khao khát ước mong, đắm say mãnh liệt hướng về tình yêu, cuộc đời. - Nghệ thuật + Bút pháp lãng mạn trữ tình + Ngôn ngữ cực tả, trong sáng súc tích + Những hình ảnh thơ giàu sức gợi + Các biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ, phép điệp, so sánh 2b. Đoạn “Tây tiến” Quang Dũng) - Nội dung:Nỗi nhớ của nhà thơ về thiên nhiên vá những cuộc hành quân của đoàn binh Tây tiến. + Thiên nhiên: Dữ dội, hoang sơ mà hùg vĩ thơ mộng. + Đoàn binh Tây Tiến: Vất vả, gian lao, hành quân liên miên giữa núi rừng khắc nghiệt, anh hùng, lãng mạn hào hoa. - Nghệ thuật : + Bút pháp lãng mạn, tinh thần bi tráng. + Sử dụng các thủ pháp: Tương phản, cường điệu, điệp từ + Ngôn ngữ: Giàu tính tạo hình, giàu chất hoạ, chất nhạc. 3. Sự tương đồng, khác biệt: - Tương đồng: Thể hiện niềm gắn bó tha thiết qua hồi tưởng sâu sắc về cảnh về người, bằng thể thơ bảy chữ hiện đại. - Khác biệt: + Trong “Đây thôn Vĩ Dạ”: Hồi ức về cảnh và người thôn Vĩ Dạ xứ Huế với những nét đặc trưng và mang đậm tâm tình, ước mong khao khát của thi nhân hướng về tình yêu, cuộc đời. + Trong “Tây Tiến”: Nỗi nhớ da diết về đồng đội về thiên nhiên hoang sơ dữ dội, hùng vĩ thơ mộng của miền Tây một thời Tây Tiến không thể nào quên. Đó là tình cảm đồng chí đồng đội, ân tình cách mạng trong kháng chiến chống Pháp. 5. Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi ( Trích " Tây Tiến"- Quang Dũng Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói chùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về ( Trích " Việt Bắc"- Tố Hữu) * Quang Dũng ( !921- 1988), Hà Nội. Ông là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn. Tố Hữu ( 1920- 2002), Huế. Ông là một tác gia tiêu biểu có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam với hồn thơ đậm đà tính dân tộc. * " Tây Tiến" ( 1948), " Việt Bắc "( 1954) là những thành tựu đặc sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp, là những bài ca không thể nào quên về một thời gian khổ mà hào hùng hùng, hào hoa của lịch sử dân tộc. * Đoạn thơ trong bài Tây Tiến: - Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết, vời vợi về miền Tây và người lính Tây Tiến. Thiên nhiên miền Tây xa xôi mà thân thiết, hoang vu mà thơ mộng; con người Tây Tiến gian khổ mà hào hoa - Hình ảnh thơ có sự hài hoà nét thực nét ảo, vừa mông lung vừa gợi cảm về cảnh và người; nhạc điệu có sự hoà hợp giữa lời cảm thán với điệu cảm xúc (câu mở đầu như một tiếng kêu vọng vào không gian), giữa mật độ dày những âm vần (rồi, ơi, chơi vơi, mỏi, hơi) với điệp từ (nhớ / nhớ) và lối đối uyển chuyển (câu 3 với câu 4) đã tạo ra một âm hưởng tha thiết, ngậm ngùi. * Đoạn thơ trong bài Việt Bắc - Đây là lời của người đi, khẳng định về xuôi sẽ nhớ Việt Bắc “ như nhớ người yêu”. Từ đó muốn nói nỗi nhớ của tình yêu là nỗi nhớ da diết nhất, thường trực nhất. [...]... hiên ngang và tỏa ánh hào quang chói lọi - Về nghệ thuật: + Thấy được màu sắc sử thi và cảm hứng lãng mạn của đoạn thơ + Ngôn ngữ, hình ảnh cô đọng, hàm súc, giàu ý nghĩa tượng trưng và có sức khái quát cao + Nhịp thơ dồn nén, chất chưa cảm xúc + Âm hưởng hào hùng, đậm chất anh hùng ca * So sánh điểm giống và khác nhau của hai đoạn thơ: - Điểm giống nhau: + Cả hai đoạn thơ đều viết về đất nước và con... tượng trưng + Đoạn thơ của Tố Hữu được viết bằng thể thơ lục bát với nhịp thơ sôi nổi, dồn dập + Đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi được viết bằng thể thơ tự do rất linh hoạt; khổ một là thể thơ bảy chữ, khổ hai là khổ thơ sáu chữ tạo nên âm điệu vừa trầm lắng, suy tư vừa vang vọng, hào hùng - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu - Nêu cảm nghĩ của bản thân 8.Phân tích đoạn thơ sau: “ tiếng... hiện thực Từ cảm nhận của mình về hình tượng người lính Tây Tiến, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên Vài nét về tác giả, tác phẩm - Quang Dũng góp vào thi đàn Việt Nam một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và hào hoa Thơ Quang Dũng đặc biệt ấn tượng khi viết về người lính - Bài thơ Tây Tiến khá tiêu biểu cho hồn thơ Quang Dũng, được viết ở phù Lưu Chanh năm 1948, in trong tập Mây đầu ô Giải... Kiều Cảm nhận về 2 đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh Giới thiệu vài nét về tác giả tác phẩm bài Sóng Cảm nhận nội dung và nghệ thuật 2 đoạn thơ trong bài Sóng + Khổ thơ đầu: Nhà thơ nhắc đến nhiều hình ảnh có tính ẩn dụ, âm điệu thơ dạt dào, nhịp thơ gấp gáp Nhân vật trữ tình đang da diết nhớ người yêu Khẳng định đặc điểm nổi bật nhất của tình yêu là nỗi nhớ + Khổ thơ sau : Tác giả đề cập đến... nhau giữa hai đoạn thơ còn có thể lí giải bởi sự khác nhau về phong cách thơ của hai tác giả Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư và dồn nén xúc cảm, mang màu sắc chính luận, thể hiện tâm tư của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam Hồn thơ Xuân Quỳnh là một hồn thơ giàu nữ tính, là lời tự hát khi hạnh phúc, lời tự bạch khi muốn bày tỏ 7.Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: Những đường... Văn 12 CB Tập - Vài nét về tác giả, tác phẩm Thanh Thảo tiêu biểu cho gương mặt các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ, nổi bật ở Thanh Thảo là sự sáng tạo và cách tân “Đàn ghita của Lorca” rút trong tập Khối vuông ru-bích – 1985 Bài thơ thể hiện sự tri âm, đồng cảm và ngưỡng vọng của tác giả với một nghệ sỹ tài hoa, có cốt cách anh hùng và số phận bi thương: Lorca - Đoạn thơ ở phần giữa bài thơ, là sự ám... tuổi nhà thơ Bài thơ thể hiện vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp - Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng với phong cách trữ tình chính trị Bài thơ Việt Bắc là một thành công xuất sắc của ông Bài thơ thể hiện một cách tinh tế tình cảm cách mạng giữa những người kháng chiến và người dân Việt Bắc Về đoạn thơ trong bài Tây Tiến - Nội dung : Vẻ đẹp thơ mộng... công thể thơ lục bát với việc kết hợp nhuần nhuyễn màu sắc cổ điển và màu sắc dân gian, mang âm hưởng tha thiết, sâu lắng + Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi gợi cảm; tổ chức lời thơ theo phép tiểu đối cân xứng, hài hoà Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ - Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng với một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, tinh tế - Khác biệt: Đoạn thơ trong... tất yếu bởi khí thế và sức mạnh ra trận của một dân tộc anh hùng - Về nghệ thuật: + Thấy được màu sắc sử thi và cảm hứng lãng mạn của đoạn thơ + Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, hình tượng và giàu sức gợi; hình ảnh thơ kì vĩ, có tính biểu tượng cao + Âm hưởng dồn dập, sôi nổi, đậm chất anh hùng ca 2 Đoạn trích trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Đất nước của Nguyễn... mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước, là nhà thơ tiêu biểu của thơ ca hiện đại Việt Nam nửa sau thế kỉ XX Đàn ghita của Lorca là bài thơ tiêu biểu của Thanh Thảo sau 1975, với nhiều tìm tòi đổi mới và cách tân trong hình thức nghệ thuật Bài thơ in trong tập “Khối vuông rubic” (1985) - Nêu vấn đề nghị luận 2.Giải thích các ý kiến: -“Bài thơ đã xây dựng thành công hình tượng . tượng so sánh khác nhau, học sinh nên lưu ý những bình diện tương ứng để hệ thống ý được triển khai thoả đáng và đầy đủ. DÀN BÀI CHUNG KIỂU BÀI SO SÁNH THƠ VÀ BÌNH LUẬN 1.Kiểu bài so sánh. a.MB: . thơ trên, anh/chị hãy khái quát lên đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ TốHữu. Vài nét về Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc và vị trí của hai đoạn trích Cảm nhận về đoạn 1: Bộ tranh tứ bình bằng thơ. Nhịp thơ dồn nén, chất chưa cảm xúc + Âm hưởng hào hùng, đậm chất anh hùng ca. * So sánh điểm giống và khác nhau của hai đoạn thơ: - Điểm giống nhau: + Cả hai đoạn thơ đều viết về đất nước và con