Sóng thể hiện một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường”.

Một phần của tài liệu So sánh và bình luận thơ (Trang 36)

+ vẻ đẹp nữ tính: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng, là tiếng nói tâm hồn của người phụ nữ khi yêu với những nét đẹp đằm thắm, dịu dàng, đôn hậu, vị tha, sâu lắng…

+ tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường: tiếng thơ với những cảm xúc, suy tư, thao thức, khát khao… rất đời, rất gần gũi – vừa truyền thống lại vừa rất mới mẻ, hiện đại.

- Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh

+ Sóng là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh: chân thành, đằm thắm mà khát khao, say mê bất tận, hồn nhiên trẻ trung mà suy tư, sâu lắng, ước mơ đến cháy bỏng… một vẻ đẹp rất nữ tính.

Phân tích – Chứng minh * Về nội dung:

- Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính – Sóng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người con gái khi yêu

+Tâm hồn người phụ nữ luôn phức điệu với những cung bậc cảm xúc, những rung động mãnh liệt, luôn rạo rực và đầy khát khao, luôn tìm cách lí giải tâm hồn mình và đi tìm cội nguồn của tình yêu.

+Tâm hồn người phụ nữ hồn hậu, rất thành thực với tình yêu vừa đằm thắm, dịu dàng vừa sôi nổi, đắm say, với nỗi nhớ cồn cào, da diết, lắng sâu.

+Một tình yêu đằm thắm, thủy chung, vị tha vượt bao cách trở - “Hướngvề anh một phương” dù trời đất có thay phương đổi hướng.

- Sóng thể hiện một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường”. vọng về một hạnh phúc đời thường”.

+ Bài thơ thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường - hi vọng vào tình yêu cao cả trước thử thách nghiệt ngã của thời gian và cuộc đời.

+ Tình yêu không vị kỉ mà đầy trách nhiệm, muốn hoà nhập vào cái chung với khát khao dâng hiến trọn vẹn và vươn tới một tình yêu vĩnh hằng.

* Về nghệ thuật:

Một phần của tài liệu So sánh và bình luận thơ (Trang 36)