1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN su dung phuong phap giai toan co loi van cho HS lop 3

15 633 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 144 KB

Nội dung

PHẦN I: MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI Trong hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia thì giáo dục tiểu họcgiữ vị trí quan trọng.Nó đặt cơ sở vững chắc, nền tảng cho toàn bộ hệ thống giáo dục. Trong quyết định số 2957/QĐ - ĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ vị trí, tính chất của Giáo dục Tiểu học. "Tiểu học là cấp học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân".Do đó ở tiểu học các em học sinh được tạo điều kiện để phát triển toàn diện tối đa thể chất, tài năng, năng khiếu. Trong các môn học ở trường tiểu học hiện nay thì môn toán có ý nghĩa và vị trí quan trọng. Những tri thức toán học, kỹ năng toán học cùng phương pháp toán học đã trở thành công cụ để học tập tốt những môn học khác. Kỹ năng tính toán, vẽ hình, ước lượng và sử dụng công cụ toán học giúp học sinh ứng dụng khoa học vào thực tiễn, đồng thời phát triển tư duy và nhân cách của học sinh. Trong môn toán học nói chung và trong dạy học giải toán nói riêng. Hoạt động cơ bản của người làm toán là giải toán . Do vậy, dạy học giải toán rất quan trọng trong dạy học toán. Đối với người giáo viên điều đầu tiên là phải nắm được mục đích của việc dạy giải toán ở Tiểu học. Trong dạy học giải toán, các yêu cầu cơ bản được sắp xếp có chủ định trong từng lớp, tạo thành một hệ thống các yêu cầu từ thấp đến cao, từ lớp 1 đến lớp 5 trong sự kết hợp chặt chẽ với lý thuyết trong chương trình và sách giáo khoa. Nhiều yêu cầu cơ bản của giải toán được trải ra ở nhiều lớp, nên việc nắm chắc yêu cầu của từng lớp là rất quan trọng . Đặc biệt giáo viên phải nắm vững trình độ chuẩn của dạy giải toán ở từng lớp. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI * Lý do chủ quan: Trong dạy học toán ở tiểu học giải toán có lời văn chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt. Các bài toán sử dụng để tìm hiểu kiến thức mới .giải toán để luyện tập củng cố kiến thức đã học. Giải toán giúp nâng cao năng lực tư duy cho học sinh, rèn cho học sinh tính chính xác, tìm tòi sáng tạo về khoa học, kỹ thuật về tự nhiên xã hội, gắn khối óc với trí tuệ, thể hiện nét đẹp của tâm hồn, bộc kộ sự hiểu biết sáng tạo của mỗi con người, Để giúp học sinh có thêm hiểu biết và có sự say mê toán học, những người làm công tác giáo dục phải nghiên cứu ,tìm tòi chọn lọc những phương pháp tối ưu để truyền thụ cho học sinh một cách chủ động nhất, hiệu quả cao nhất. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục trong chương trình cải cách, vai trò của môn toán học đối với cuộc sống cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật và sự tiến bộ của loài người ngày càng phát triển cao hơn, các kiến thức môn toán nói chung, của lớp 3 nói riêng và giải toán có lời văn yêu cầu phải kĩ càng hơn. Người giáo viên 1 muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và đánh giá đúng trình độ nhận thức của học sing thì phải không ngừng bbồi dưỡng, nâng cao trình độ nhận thức, chuyên môn để giảng dạy tốt hơn. Trước hết ngay ở đầu cấp học, giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc khái niệm về toán học, có kĩ năng giải toán thành thạovà đặc biệt là kĩ năng giải toán có lời văn. * Lý do khách quan: Trong thực tiễn, giải toán có lời văn bắt buộc học sinh phải tư duy một cách linh hoạt, tích cực để huy động các kiến thức, kĩ năng để giải bài toán cụ thể. Muốn vậy, giáo viên phải giúp học sinh trau dồi các kiến thức để học sinh vận dụng vào thực hành, đây là nền tảng giúp học sinh trong quá trình học toán sau này. Vì vậy giải toán có lời văn là rất cần thiết và không thể thiếu trong việc học toán nói chung và môn toán 3 nói riêng. Giáo dục tiểu học ở nước ta trong những năm qua đã đạt được rất nhiều thành tựu. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận nội dung chương trình vẫn lạc hậu, chưa theo kịp xu thế phát triển của xã hội của giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Với tất cả những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài: " Tìm hiểu, nghiên cứu PPDH giải toán có lời văn trong sách giáo khoa toán 3". Nhằm phân tích tìm hiểu kỹ một chủ đề kiến thức cụ thể trong chương trình Toán 3. Từ đó có một cái nhìn đầy đủ hơn về những ý tưởng của sách giáo khoa Toán nói chungvà sách giáo khoa Toán 3 nói riêng. Từ đó có thể chuẩn bị cho bản thân tinh thần, thái độ và kiến thức cần thiết để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo sách giáo khoa Toán 3 với chất lượng và hiệu quả cao. Đồng thời góp phần một tài liệu tham khảo có ích đối với giáo viên Tiểu học. III. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu: - Nội dung và phương pháp dạy học Toán 3 trong đó trọng tâm là chủ đề giải toán có lời văn. *Phạm vi nghiên cứu: 11 học sinh lớp 3- Hua Puông Trường Tiểu học xã Nậm Cần. IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Tìm hiểu những nổi bật về nội dung và PPDH của Toán 3 trong đó đi sâu mạch kiến thức giải toán có lời văn. - Nêu ra một số nhận định chủ quan có tính dự đoán về những thuận lợi và khó khăn đối với giáo viên và học sinh khi dạy và học sách Toán 3. -Tìm ra những biện pháp thích hợp nhất giúp học sinh nắm chắc khái niệm về Toán học, có kĩ năng giải toán thành thạo và đặc biệt là kĩ năng giải toán có lời văn, trau dồi tri thức cho bản thân. đáp ứng được sự đi lên của xã hội còn là nhiệm vụ của người thầy trước thế hệ tương lai của nước nhà. 2 V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm của lối dạy học cũ có sự mất cân đối rõ rệt giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh trong đó: Giáo viên chỉ truyền đạt giảng dạy theo các tài liệu có sẵn trong SGK, SGV. Do đó giáo viên thường làm việc một cách máy móc và ít quan tâm đến việc phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Học sinh học tập một cách thụ động, chủ yếu chỉ nghe giảng, ghi nhớ rồi làm bài theo mẫu. Do đó, học sinh ít hứng thú học tập, các năng lực vốn có của cá nhân các em ít có cơ hội để phát triển. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu của tôi đi theo định hướng đổi mới PPDH là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt đọng học tập tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Cụ thể là giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động với sự trợ giúp đúng mức của các đồ dùng dạy học, để từng học sinh (hoặc từng nhóm học sinhh) tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức, nội dung học tập rồi thực hành, vận dụng các nội dung đó theo năng lực cá nhân của mình. 3 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN Ngày nay do yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, sự bùng nổ về thông tin và những gì đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ của nền kinh tế xã hội làm cho nội dung giáo dục ở nhà trường phải đổi mới kịp thời. Vì vậy để theo kịp sự tiến bộ của nhân loại, theo kịp xu thế phát triển chung của các nước trong khu vực thì đổi mới nội dung và PPDH nói chung, ở Tiểu học nói riêng là một việc làm cần thiết và cấp bách. Như chúng ta đã biết trong việc nhận thức thế giới con người có thể đạt tới các mức độ khác nhau từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ nhận thức thấp nhất là nhận thức cảm tính, mức độ nhận thức lý tính. Hai quá trình này có quan hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau. Ở lứa tuổi tiểu học thì nhận thức cảm tính có ưu thế hơn nhận thức lý tính. Các em có thể tiếp nhận tri thức một cách dễ dàng qua tri giác và những hành động cụ thể, trực tiếp được trẻ quan sát tốt. Tuy nhiên trẻ vẫn tỏ ra đặc biệt hứng thú khi được quan sát những vật có màu sắc hấp dẫn và khả năng lập kế hoạch của trẻ chưa cao. các em có khả nắng ghi nhớ tốt đặc biệt là ghi nhớ máy móc. Như vậy về khả năng trí tuệ, các em đã có thể lĩnh hội các khái niệm ban đầu, cơ bản trên lĩnh vực tri thức khoa học. Đây cũng chính là chỗ dựa cho đổi mới nội dung và PPDH Toán ở Tiểu học nói chung và Toán 3 nói riêng. Tổ chức cho học sinh hoạt động tự giác và tích cực. * Tóm lại: Ở bậc Tiểu học nhất là ở trong giai đoạn đầu (các lớp 1,2,3 ) các em đã và đang có những vấn đề biến đổi sâu sắc về tâm lý. Nó mang những đặc trưng rất riêng cho giai đoạn này. Vì vậy để tổ chức các hoạt động học tập cho các em có hiệu quả thì những giáo viên Tiểu học phải nắm vững những đặc điểm chung, cơ bản về tâm sinh lý của lứa tuổi này để vận dụng những nét tâm lý đặc thù của học sinh tiểu học mà tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với mục đích dạy học. Đây là một trong những vấn đề không đơn giản đòi hỏi phải có quá trình lao động công phu, sáng tạo của những người nhiệt huyết. Như vậy thực tế cho thấy, người giáo viên phải chủ động lựa chọn nội dung theo từng đối tượng học sinh. Tức là dạy học phải xuất phát từ trình độ năng lực, điều kiện cụ thrể của từng học sinh. Điều đó cũng có nghĩa là phải "cá thể hoá" hoạt động dạy học. Trong đó giáo viên là người tổ chức điều khiển, hướng dẫn học sinh trong quá trình học tâp. Điều này không có nghĩa là làm giảm vai trò của người giáo viên mà chính là làm tăng thêm vai trò chủ động, sáng tạo của họ.Chính điều này sẽ kéo theo sự thay đổi kiểu hoạt động học tập của học sinh. Mà mục đích cuối cùng của việc làm này nhằm tạo mọi điều kiện cho học sinh có thể học tập một cách tích cực, chủ động sáng tạo theo khả năng của mình trong từng lĩnh vực. Cách dạy học này là " Dạy học sinh phát huy tính tích cực của học sinh" hay " Dạy học lấy học sinh làm trung tâm" (PPDHToán P). Đây là một trong những cơ sở quan 4 trọng góp phần đổi mới nội dung chương trình và PPDH hiện nay. Như chúng ta đã biết mục đích của việc dạy học Toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức về Toán được rèn luyện kỹ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết của người lao động mới. Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Qua quá trình công tác qua các buổi sinh hoạt chuyên môn và tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp về dạy kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh. Tôi tổng hợp được một số kết quả sau: * Về giáo viên : + Ưu điểm: Một số giáo viên nắm được các đối tượng học sinh của mình . Nắm được phương pháp chung để hướng dẫn học sinh giải toán. + Tồn tại: Một số giáo viên chưa nắm được phương pháp chung để hướng dẫn học sinh . Đôi khi phân tích, hướng dẫn còn sơ sài, qua loa. * Về học sinh: Nhóm các em học sinh lớp 3. + Ưu điểm: Một số em biết tóm tắt bài toán, biết tìm lời giải cho bài toán. + Tồn tại: Nhiều em sau khi đọc song đề toán không biết tóm tắt bài toán, không biết tìm lời giải cho bài toán nhất là đối với các dạng toán giải bằng hai phép tính. * Qua khảo sát thực trạng của lớp 3 - Hua Puông trước khi áp dụng SKKN này. - Số học sinh biết giải toán có lời văn: 2/11 - Số học sinh không biết giải toán có lời văn: 9/ 11 Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những điểm mới về PPDH Toán 3. Đổi mới PPDH là yêu cầu trọng yếu trong đổi mới dạy học ở tiểu học hiện nay . Những đổi mới về nội dung thực chất nhằm mở đường, tạo điều kiện cần thiết để đổi mới PPDH và hướng tới mục tiêu thiết thực kiến thức kĩ năng. Đó là tinh giản, cơ bản vững chắc và tăng khả năng ứng dụng. Những ý tưởng khái quát đó là: * Tập trung vào dạy cách học đặc biệt là giúp học sinh biết cách tự học và nhu cầu tự học.Chương trình Toán 3 khuyến khích dạy cá nhân, dạy theo nhóm (Dạy học hợp tác D) để phát triển năng lực theo tốc độ học, khả năng học của từng học sinh để tận dụng môi trường giáo dục tạo ra mối quan hệ tương quan giữa giáo viên, học sinh và môi trường giáo dục. * Coi trọng và khuyến khích dạy học trên cơ sở hoạt động học tập tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giáo viên giúp học sinh phát hiện và tự giải quyết các vấn đề của bài học. Do đó học sinh có thể chiếm lĩnh kiến thức và biết vận dụng chúng với sự hỗ trợ hợp lý của giáo viênvà môi trường giáo dục. Một trong các dấu hiệu đổi mới PPDH ở đây là học sinh phải hoạt độngvà hoạt động đó phải 5 hướng tới sự phát triển năng lực cá nhân học sinh. Để có thể tổ chức các hoạt động như vậy thì nội dung dạy phải tinh giản và được xây dựng theo các tình huống đòi hỏi người học phải tự tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh và vận dụng. Cách dạy học mới sẽ xóa dần cách dạy học "áp đặt" cái có sẵn, dạy học theo kiểu bình quân đồng loạt như trước đây. * Yêu cầu sử dụng đúng lúc đúng chỗ các PPDH truyền thống cũng như các PPDH hiện đại để phát huy tối đa các mặt mạnh của từng phương pháp và sự phối hợp các phương pháp dạy học. * Đổi mới PPDH được đặt trong sự đổi mới đồng bộ về nội dung về sách thiết bị dạy học, về nâng cao trình độ của giáo viên. * Phải đảm bảo được 3 giai đoạn học tập: - Giai đoạn học tập cơ bản: Đây là giai đoạn giáo viên thực hiện kiến thức cơ bản (kiến thức chuẩnk) trong một tiết học hoặc một nội dung bài học hoặc trong chương trình một môn học . - Giai đoạn thực hành: Đây là giai đoạn hướng dẫn học sinhvận dụng các kiến thức cơ bản để luyện tập. - Giai đoạn học tập sâu: Đây là giai đoạn dành cho học sinh khá, giỏi đòi hỏi phải có sự dẫn dắt sâu hơn. 2. PPDH giải toán có lời văn Toán 3. A. PPDH chung: Đối với học sinh lớp 3 thì các em đã tương đối thành thạo với các hoạt động giải toán. Tuy nhiên vẫn cần có phương pháp chung để hướng dẫn học sinh giải toán .Cụ thể là có 4 bước như sau: Bước 1: Đọc kĩ đề toán Bước 2: Tóm tắt đề toán Bước 3: Trình bày lời giải Bước 4: Kiểm tra lại bài giải Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu nội dung từng bước một. * Bước 1: Đọc kĩ đề toán Dù bài toán cho dưới dạng lời văn hoàn chỉnh hay tóm tắt sơ đồ, mô hình hình vẽ thì giáo viên vẫn phải yêu cầu học sinh đọc lại đề từ 2 - 3 lần (Đọc to hoặc đọc thầm§). Thông qua đó học sinh sẽ hiểu được và hiểu được đúng các thuật ngữ khó chẳng hạn như sản lượng, tiết kiệm, năng suất có trong bài. Chính việc đọc kĩ đề sẽ giúp học sinh biết được bài toán cho gì và yêu cầu tính gì? *Bước 2: Tóm tắt đề toán Mặc dù phần tóm tắt đề không bắt buộc khi giải các bài toán có lời văn Toán 3. Tuy nhiên đối với các bài toán khó hoặc những bài toán mà mối quan hệ giữa các dữ kiện không mấy rõ ràng thì việc tóm tắt sẽ là những gợi mở gợi ý cho học sinh tìm ra được lời giải. Chỉ riêng phần tóm tắt đề cũng có rất nhiều cách: Chẳng hạn như tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, tóm tắt bằng biểu đồ ven, tóm tắt bằng lập bảng .Tuy nhiên tóm tắt bằng cách nào và tóm tắt như thế nào thì lại phụ thuộc rất nhiều vào bài toán, 6 dạng toán đã cho. * Chẳng hạn: Khi giải bài tập 7 - T47. An, Ba , Căn chạy thi với nhau. An không về cuối . Căn không về đầu. Ba không về đầu cũng không về cuối. Hỏi bạn nào về thứ nhất, thứ nhì, thứ ba? Thoạt tiên chỉ đọc qua bài này chắc chắn học sinh sẽ chưa tìm ra được lời giải.Thậm chí có những học sinh đọc kỹ vẫn chưa thể làm được. Vậy phải làm thế nào bây giờ? Phải tóm tắt đề? Nhưng phải tóm tắt đề như thế nào? Sơ đồ đoạn thẳng? Biểu đồ ven? Biểu bảng? Tất cả các cách trên đều không thể áp dụng để tóm tắt bài toán này. Với bài toán đã cho có thể tóm tắt như sau: An Nhất Nét liền: Chỉ quan hệ Ba Nhì Nét đứt: Không quan hệ Căn Ba Khi đã tóm tắt được sơ đồ như trên, học sinh đã tìm được lời giải nhanh chóng và chính xác. Lời giải của bài này như sau L: Vì Ba không về đầu không về cuối nên Ba phải về thứ nhì .V Vì An không về cuối và cũng không về nhì nên An về nhất . Suy ra Căn về thứ ba. * Hoặc BT8 - T64 Tùng nghĩ ra một số. Nếu gấp số đó lên 5 lần được bao nhiêu thì đem trừ đi 500 thì còn 75. Hãy tìm số đã nghĩ? Với bài này nếu tóm tắt bằng sơ đồ (giống như bài trên g) thì không ổn. Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng hay bằng biểu đồ ven lại càng không. Ta có thể tóm tắt bài toán bằng lưu đồ như sau: × 5 - 500 ? : 5 + 500 Vậy số mà Tùng đã nghĩ ra là: ( 75 + 500) : 5 = 115 Vậy số cần tìm là 115 Như vậy để thấy rằng có rất nhiều cách tóm tắt đề toán. Tuy nhiên chọn cách tóm tắt nào để dựa vào đố tìm ra được lời giải nhanh nhất và chính xác nhất lại phụ thuộc vào kỹ năng của người làm bài, phụ thuộc vào dạng toán, bài toán đã cho. * Bước 3 : Trình bày lời giải Như đã nói ở phần trên, đối với học sinh lớp 3 khi giải các bài toán có lời văn thì yêu cầu khi trình bày bài giải phải có dầy đủ các bước: 7 ? 7 5 1. câu lời giải phải ngắn gọn. 2. Phép tính phải đúng và có kết quả tính toán chính xác. Kết quả phải có kèm theo danh số thích hợp (hay đơn vị đo thích hợph) 3. Phải có đáp số rõ ràng. Ví dụ: * Bước 4: Kiểm tra Đây là một bước quan trọng và cần thiết khi giải bất kì một bài toán nào. Bước này sẽ giúp chúng ta nhận ra lời giải vừa trình bày đúng hay sai. Nếu sai thì sai ở đâu và tại sao sai để từ đó tìm ra cách sửa chữa. GV cũng có thể cho học sinh đọc lại để kết hợp với mối liên hệ giữa các dữ kiện đã cho và xem kết quả tìm được có phù hợp không? Hoặc GV có thể cho học sinh giải theo cách khác để rồi so sánh kết quả tìm được sau mỗi cách có trùng lặp với nhau không? từ đó xem xét tính hợp lý, chính xác của đáp số. Trên đây là các bước mà GV thường sử dụng để hướng dẫn học sinh làm các bài toán có văn trong Toán 3 nói chung. Tuy nhiên nếu xem xét từng nội dung của từng chương trình cụ thể, từng bài cụ thể thì cũng sẽ có những phương pháp riêng. B . Một số phương pháp cụ thể: Sau đây tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp để hình thành kỹ năng giải 8 dạng toán điển hình lớp 3. Bài toán 1: " Tìm một trong các phần bằng nhau của một số" Hoạt động dạy học chủ yếu gồm: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Bước đầu làm quen dạng toán +B1 1: đưa ra tình huống thực tế (bài toánb) cần tìm 1/ n của một số. + B2: Gợi mở " Làm thế nào để tìm được1 /n của sốđã cho?" + B3: Nhận xét và chính xác hoá cách giải quyết trên số liệu cụ thể trong bài toán. Hoạt đông 2: khái quát hoá cách làm +Cho thêm ví dụ hoặc yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ thực tế cần xác định 1/n của một số nào đó. + Hỏi: " Muốn tìm 1/4 của số 12 ta làm như thế nào + B1: Đọc bài toán suy nghĩ hướng giải quyết. + B2: Thảo luận và thao tác trên hình vẽ, đồ vật thật (que tính q) . Trên sơ đồ để hình thành cách giải quyết. + B3: Trình bày cách giải quyết trên bài toán cụ thể đã cho. + B4: HS tự trình bày lời giải + Giải quyết tiếp các ví dụ GV đã nêu hoặc tự trình bày ví dụ do chính mình nêu ra. + Trả lời: lấy 12 chia cho 4. 8 Hoặc ai cho thêm ví dụ khác tương tự (Nếu HS kháN) + Khái quát hoá: Ta lấy số đó chia cho số phần thì được một trong các phần bằng nhau. Hoạt động 3: Thực hành luyện tập + Tự nêu nên ví dụ + HS nhắc lại Bài toán 2: "Gấp một số lần" - Hoạt động dạy chủ yếu gồm: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Bước đầu làm quen dạng toán + B1: Đưa ra tình huống thực tiễn có nhu cầu gấp một số lên nhiều lần (Bài toán). + B2 : Gợi mở " Trong bài toán này cố từ nào đáng lưu ý? N ghĩa là thế nào? ". * Vẽ sơ đồ hoặc yêu càu học sinh vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán. + B3: Hỏi câu hỏi cụ thẻ của bài toán (Muốn tìm xem đoạn CD dài mấy cm ta làm như thế nào? ) Hoạt động 2: Khái quát hoá cách làm + Hỏi: Muốn gấp một số lên 3 làn ta làm như thế nào? + Hỏi: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào? Hoạt động 3: Thực hành luyện tập + B1: Đọc bài toán và suy nghĩ về hướng giải quyết. + B2: Từ "Gấp " nghĩa là độ dài đoạn AB lấy 3 lần mới dài bằng đoạn CD. * Quan sát sơ đồ để hiểu rõ từ "Gấp" hoặc tự vẽ sơ đồ minh hoạ từ "Gấp " + B3: Trả lấy độ dài đoạn AB nhân với 3. + B4 : HS viết lời giải hoàn chỉnh +Trả lời: Lấy số đo nhân với 3. + Trả lời: lấy số đó nhân với só lần. Bài toán 3: "Giảm đi một số lần " - Hoạt động dạy học chủ yếu gồm Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Bước đầu làm quen dạng toán + B1: Đưa ra tình huống thực tiễn (Bài toán B) có nhu cầu giảm một số đi nhiều lần. + B2: Gợi mở: Trong bài toán này có từ nào đáng lưu ý? nghĩa là như thế nào? B1: Học sinh đọc bài toán suy nghĩ hướng giải quyết. +B2: Từ " giảm" nghĩa là số gà ở hàng trên giảm 5 lần thì được số gà ở hàng 9 + B3: Vẽ sơ đồ hoặc yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán . + B 4: Hỏi câu hỏi cụ thể của bài toán (Muốn tìm xem ở hàng dưới có mấy con gà ta làm như thế nào?) * Cho thêm ví dụ hoặc yêu càu học sinh lấy thêm ví dụthực tế cần xác định giảm một số đi một số lần? Hoạt động 2: Khái quát hoá cách làm C1: Hỏi: Muốn giảm một số đi 3 lần ta làm thế nào? C2: Ai có thể láy thêm một ví dụ khác tương tự? + Hỏi: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào? Hoạt động 3: Thực hành luyện tập dưới + B3 : Quan sát sơ đồ để hiểu rõ từ " Giảm "hoặc tự vẽ sơ đồ minh hoạ để hiểu rõ từ " Giảm " + B4: lấy số gà ở hàng trên chia cho 3. + B5 : Học sinh viết lời giải. * Giải quyết tiếp ví dụ mà GV nêu ra hoặc tự trình bày ví dụ của chính mình nêu ra. + trả lời: Lấy số đó chia cho 3. + Tự nêu một ví dụ + Lấy một số đó chia cho số lần + Một HS nhắc lại Bài toán 4: " Bài toán liên quan đến rút về đơn vị " (tiết 2t) Hoạt động dạy chủ yếu gồm Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Bước đầu làm quen với dạng toán + B1: Đưa tình huống thực tiễn (bài toánb) có liên quan đến rút về đơn vị. + B2: Gợi mở: trong bài toán này có từ nào đáng lưu ý? Nghĩa là như thế nào? + B3: Tóm tắt hoặc yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán. + B4: Hỏi câu hỏi cụ thể của bài toán. C1: Muốn tìm số lít mật ong đựng trong một bình ta làm như thế nào? C2: Muốn biết 14 lít mật ong đựng trong mấy bình ta làm như thế nào? Hoạt động 2: Khái quát hoá cách làm + Hỏi: Muốn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị có mấy bước? + Hỏi: Đó là những bước nào? + Hỏi: Trong bước rút về đơn vị ta cần +B1: Học sinh đọc bài toán suy nghĩ hướng giải quyết. + B2: Từ " Như thế "có nghĩa là các bình đựng mật ong phải cùng một loại. + B3: Quan sát phần tóm tắt hoặc tự mình tóm tắt bài toán. + B4: * Làm phép tính chia: 35: 5 = 7(L) * làm phép tính chia: 14 ; 7 = 2(L) + B5 : HS viết lời giải hoàn chỉnh. + Trả lời: Có hai bước + Trả lời: B1: Rút về đơn vị B2: Tìm giá trị yêu cầu. 10 [...]... b) sao cho có đối tượng này Bằng giải quyết một phần mấy đối tượng kia + B2: Hỏi câu hỏi cụ thể của bài toán + B2: Trả lời câu hỏi C1: Hãy nhận xét số tuổi của méo với số *Tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con tuổi của con? C2: muốn biết số tuổi của mẹ gấp mấy *Lấy tuổi của mẹ chia cho tuổi của con: lần số tuổi của con ta làm như thế nào? 30 : 6 = 5 (lần l) C3: Số tuổi của con bằng một phần mấy * Tuổi con bằng... cành trên *Gấp 3 lần với nhóm chim cành dưới? C2: Số chim cành trên gấp mấy lần số * Gấp 3 lần chim cành dưới? C3: Muốn biết số chim cành trên gấp * Lấy số chim cành trên chia cho số mấy lần số chim cành dưới ta làm như chim cành dưới: thế nào? 6 : 2 = 3( lần l) + B3 : HS hoàn chỉnh lời giải Hoạt động 2: Khái qoát hoá cách làm + Hỏi: Muốn biết 6 gấp mấy lần 2 ta làm + Trả lời: lấy 6: 2 = 3( lần) như thế... Liên hệ sang hình chữ nhật * GV vẽ hình hoặc treo sẵn hình đã GV 4 + 3 + 4 + 3 = 14 ( cm) chuẩn bị rồi hướng dẫn học sinh *C1: Hãy tính tổng độ dài của các cạnh Hoặc ( 4 + 3 ) x 2 = 14 ( cm ) của hình chữ nhật đã cho? * Vậy 14 cm là chu vi của hình chữ nhật + B3: HS tự trình bày lời giải đã cho Hoạt động 2: Khái quát hoá cách làm + Cho thêm ví dụ hoặc yêu cầu học sinh + Giải quyết tiếp ví dụ của giáo... C3: Số tuổi của con bằng một phần mấy * Tuổi con bằng 1/5 tuuoỉ mẹ số tuổi của mẹ? 11 + B3: Tự trình bày lời giải Hoạt động 2: Khái quát hoá cách làm + Muốn biết 6 bằng một phần mấy của 30 ta làm như thế nào? +Cho thêm ví dụ hoặc yêu cấuH tự lấy thêm ví dụ thực tế tương tự + Vì 30 bằng 5 lần 6 nên 6 bằng 1/5 của 30 + Giải quyết tiếp ví dụ mà giáo vien nêu ra hoặc tự trình bày ví dụ do chính mình đưa... + Hãy cho thêm ví dụ khác tương tự? +Tự lấy một ví dụ tương tự + Muốn biết số lớn gấp mấy lần số bé ta + Lấy số lớn chia cho số bé phải làm như thế nào? + HS nhắc lại Hoạt động 3: Thực hành luyện tập Bài toán 6: " So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn" Hoạt động dạy chủ yếu gồm Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Làm quen với dạng toán + B1: Đưa ra tình huống thực tiễn (bài + B1: Đọc bài toán và suy nghĩ... nêu có bao nhiêu ô vuông có cạnh 1 cm? C2: Con đã làm thế nào để biết HCN trên có 12 ô vuông? C3: Ô vuông có cạnh dài 1 cm thì có diện tích bằng bao nhiêu? C4: Vậy 12 ô vuông như thế sẽ có diện tích bằng bao nhiêu? + Có 12 ô vuông có cạnh 12 cm + Lấy số ô vuông ở một hàng nhân với số hàng 3 x 4 =12 (ô vuông«) + Có diện tích 1 cm2 + Có diện tích 12 cm2 + B3: HS tự trình bày lời giải Hoạt động2: Khái... pháp, không bắt buộc lấy máy móc các ví dụ ở trong sách giáo khoa Điều đó sẽ tạo cho giáo viên tránh lệ thuộc sách giáo khoa, chủ động lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với đối tượng học sinh Chương 4: Hiệu quả của SKKN Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu nội dung chương trình và PPDH phần giải toán có lời văn SGK toán 3, sau quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã thu được một số kết quả sau: Tỉ lệ học... bằng 1/ n số lớn + HS nhắc lại Hoạt động 3: Thực hành luyện tập Bài toán 7: Tính chu vi hình chữ nhật Hoạt động dạy chủ yếu là Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Làm quen với dạng toán + B1: Đưa ra một tình huống (Bài toán) +B1: đọc bài toán và làm tính Chu vi mà học sinh đã biết: Cho một tứ giác mà của tứ giác là tổng độ dài của các cạnh tứ giác yêu cầu tính chu vi tứ giác đó + B2: HS quan sát và theo... chỉ giúp cho tôi nâng cao chguyên môn nghiệp vụ S, ứng dụng giảng daỵ tại lớp mình; mà còn là một tài liệu tham khảo cho các giáo viên trong trường tôi đang giảng dạy và có khả năng áp dụng giảng dạy với từng trường, từng vùng có học sinh dân tộc thiếu số IV Những kiến nghị đề xuất(Đối với nhà trường; PGD; SGD&ĐT ) Để rèn cho học sinh có kĩ năng giải toán có lời văn trong sách giáo khoa Toán 3 Phát huy... nhiều thiếu sót, rất mong các bạn đồng nghiệp bổ sung, đóng góp ý kiến để tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài , góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán tiểu học Tài liệu tham khảo 1 Đỗ Đình Hoan (chủ biênc) - Toán 3, Nhà xuất bản giáo dục 2001 14 2 Đỗ Đình Hoan (chủ biênc) - Tài liệu hướng dẫn dạy học toán 3, Nhà xuất bản giáo dục - 2010 3 PGS TS Trần Diên Hiển (chủ biên c) Toán và . nào? Hoạt động 3: Thực hành luyện tập + B1: Đọc bài toán và suy nghĩ hướng giải quyết. + B2: *Gấp 3 lần * Gấp 3 lần * Lấy số chim cành trên chia cho số chim cành dưới: 6 : 2 = 3( lần l) + B3 : HS hoàn. tuổi của mẹ chia cho tuổi của con: 30 : 6 = 5 (lần l) * Tuổi con bằng 1/5 tuuoỉ mẹ 11 Hoạt động 2: Khái quát hoá cách làm + Muốn biết 6 bằng một phần mấy của 30 ta làm như thế nào? +Cho thêm ví dụ. nội dung bài học hoặc trong chương trình một môn học . - Giai đoạn thực hành: Đây là giai đoạn hướng dẫn học sinhvận dụng các kiến thức cơ bản để luyện tập. - Giai đoạn học tập sâu: Đây là giai

Ngày đăng: 14/06/2015, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w