Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
183 KB
Nội dung
CÁCH LÀM BÀI KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN THCS VÀ THI VÀO LỚP 10 * Cấu tạo đề thi và cách làm bài: Cấu trúc đề thi thường có 2 phần trắc nghiệm và tự luận I. Phần trắc nghiệm thường có từ 10 đến 12 câu mối câu có giá trị điểm từ 0,25 đến 0,5 điểm. Khi làm bài các em đừng vội vàng mà nên tiến hành theo các bước sau: - Đọc kĩ yêu cầu của từng câu hỏi ( phải dành khoảng 5à 7 phút). - Đọc xem các câu hỏi có nội dung liên đới bắc cầu giữa câu nọ với câu kia không? - Xác định ý đúng bước 1 bằng cách dùng bút chì khoang nhẹ vào các ý đó. - Dùng phương pháp phân tích loại trừ tình huống để loại các ý trả lời gây nhiễu. - Khi thấy chắc chắn thìquyết định lựa chọn. - Nếu thấy chưa chắc chắn thì tạm dừng và chuyển xang phần tự luận để làm, làm song phần tự luận quay lại làm tiếp sẽ có quyết định khách quan hơn. * Khi đã qua các bước trên, thấy hoàn toàn yên tâm thì mới khoanh hoặc ghi ý lựa chọn tránh tẩy xoá hoặc đánh dấu gây nhiễu. II. Phần tự luận thường có từ 3 đến 4 câu liên quan tới các kiến thức về Tiếng Việt, Tập làm văn và Tác phẩm văn học, chiếm khoảng 5 đến 7 điểm. Câu 1: Thường là chép thuộc lòng một đoạn thơ, một bài thơ đã học trong chương trình hoặc yêu cầu tóm tắt tiểu sử tác giả hoặc tóm tắt nội dung tác phẩm văn xuôi. Khi làm dạng bài tập này, các em phải cần chú ý những điểm sau: 1,1. Với câu hỏi yêu cầu chép thuộc lòng: - Bình tĩnh hình dung nhớ lại tên bài thơ. - Xác định xem bài thơ đó của tác giả nào; đoạn thơ đó thuộc bài thơ nào? Câu thơ đầu của đoạn đó là câu gì? Bài thơ hoặc đoạn thơ đó viết theo thể thơ gì? để khi chép lại trình bày theo đúng cách trình bày của khổ thơ. - Chép nháp. - Đọc lại. - Kiểm tra chính tả, dấu câu, ở bản nháp. - Viết vào bài làm. Ví dụ 1: Hãy chép thuộc lòng 4 câu thơ đầu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Với câu hỏi này các em phải làm đảm bảo yêu cầu sau: - Đây là đoạn đầu tiên của bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận vì vậy ta phải chép như sau mới đảm bảo: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi”… ( Đoàn thuyền đánh cá-Huy Cận) Ví dụ 2: Hãy chép thuộc lòng 4 câu thơ miêu tả Thuý Vân trong đoạn “ Chị em Thuý Kiều” của Nguyễn Du - Ta khẳng định đây là đoạn thơ nằm ở giữa đoạn thơ “Chị em Thuý Kiều” của Nguyễn Du. Vì vậy ta phải chép lại đoạn thơ đó như sau: … “ Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”… (Chị em Thuý Kiều-Truyện Kiều-Nguyễn Du) Ví dụ 3: Hãy chép thuộc lòng 6 câu thơ cuối trong bài thơ tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh. - Ta khẳng định đây là đoạn cuối cùng của bài thơ tiếng gà trưa vì vậy ta phải chép như sau: “Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì Bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ” (Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh) 1,2. Với câu hỏi thuộc dạng tóm tắt tiểu sử tác giả hoặc tóm tắt nội dung tác phẩm văn xuôi Khi làm các câu hỏi thuộc dạng này các em cần viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, có câu chủ đề và các ý triển khai. Về tiểu sử tác giả nên theo các bước sau: -Tên thật, tên hiệu, tên chữ, các bút danh khác (nếu có) -Năm sinh, năm mất (nếu có) -Khái quát sự nghiệp văn chương theo từng chặng -Khái quát phong cách nghệ thuật độc đáo hoặc nét riêng đặc sắc -Các tác phẩm chính (kể tên ít nhất 2 tác phẩm) Ví dụ: Tóm tắt tiểu sử nhà thơ Chế Lan Viên Chế Lan Viên (1920-1989) tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với một hồn thơ “kỳ dị” (Hoài Thanh). Sau Cách mạng ông tiếp tục có nhiều tìm tòi sáng tạo, trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX. Thơ Chế Lan Viên mang tính trí tuệ và triết lý sâu sắc. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Các tập thơ chính: Điêu tàn (1937), Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967)… Lưu ý, khi làm bài, nếu không nhớ tác giả quê ở huyện, xã nào thì chỉ viết tên tỉnh cũng được. Đối với bài tập yêu cầu tóm tắt tác phẩm văn xuôi, các em nên tóm tắt theo nhân vật chính với các chi tiết quan trọng (tránh sa vào những chi tiết vụn vặt, tản mạn). Ví dụ, nhân vật kể chuyện trong Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là ông Ba nhưng khi tóm tắt nên theo nhân vật chính là anh Sáu, cha bé Thu. Câu 2 . Có 2 dạng: 2,1. Thường yêu cầu viết một đoạn văn từ 8-10 câu theo một trong các phương pháp viết đoạn văn (diễn dịch, quy nạp…), bình luận về một câu nói, trong đó có thành phần biệt lập, khởi ngữ hoặc sử dụng phép liên kết đã học. Khi làm những dạng bài tập này các em nên tập trung viết đoạn văn hoàn chỉnh trước rồi sau đó thêm thành phần biệt lập, khởi ngữ hoặc phép liên kết sau. Khi đã hoàn thành, một yêu cầu bắt buộc là các em phải chỉ ra cụ thể, đâu là câu chủ đề, đâu là các thành phần mà đề tài yêu cầu. Đề bài thường ra những câu tục ngữ hoặc danh ngôn mang tính triết lý như “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “ Không thầy đố mày làm nên”, “Không có việc gì khó – Chỉ sợ lòng không bền – Đào núi và lấp biển – Quyết chí ắt làm nên”… Khi bình luận những câu như vậy, các em nên theo các bước sau: -Giới thiệu câu tục ngữ, danh ngôn (trích nguyên văn) -Giải thích -Đánh giá đúng sai -Bình luận mở rộng: liên hệ thực tế, liên hệ bản thân… -Rút ra ý nghĩa của câu danh ngôn, tục ngữ Ví dụ: Viết một đoạn văn ngắn (8-10 câu) nêu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác Hồ: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Trong đó có 2 thành phần biệt lập, 1 phép liên kết đã học. Bài làm: Hồ Chủ Tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đã để lại nhiều câu nói nổi tiếng có giá trị như những lời răn dạy. Có lẽ không ai là không biết câu: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Học hỏi có nghĩa là tiếp thu tri thức mà nhân loại từ sách vở, từ cuộc sống, từ những người xung quanh ta. Học hỏi là một quá trình lâu dài chứ không thể trong một thời gian ngắn bởi vậy Bác Hồ nói đó là việc phải tiếp tục suốt đời, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi. Tri thức nhân loại thì vô tận và mỗi giây mỗi phút trôi qua là bao tri thức mới được ra đời. Nếu không liên tục học hỏi thì chúng ta sẽ nhanh chóng bị lạc hậu. Học phải đi đôi với hỏi để hiểu sâu sắc kiến thức, biến tri thức thành của mình chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động. Câu nói của Bác ra đời đã lâu nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi người Việt Nam phải học theo lời dạy của Người để không ngừng tiến bộ. Và bản thân Hồ Chủ Tịch cũng là tấm gương sáng ngời của một con người suốt đời học hỏi. Sau đó phải ghi rõ: vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam: là thành phần biệt lập, thành phần phụ chú có lẽ: thành phần biệt lập, thành phần tình thái và: phép liên kết, phép nối 2,2. Phân tich giá trị sử dụng của các phép tu từ, từ loại trong đoạn văn hoặc đoạn thơ. Khi làm đề này các em cần: - Đọc kĩ đoạn thơ đó, nhớ, và ghi vào bài làm: Đoạn thơ đó năm ở bài thơ nào? của tác giả nảo? nội dung của bài thơ đó nói về vấn đề gì? nghệ thuật chủ đạo của bài thơ là gì? - Ghi ra nháp các tín hiệu nghệ thuật sử dụng trong các câu thơ đó, xác định xem phép tu từ hoặc từ loại nào là chủ công làm toát lên nội dung của đoạn thơ đó. - Ghi rõ các từ ngữ biểu hiện các phép tu từ đó - Tác dụng của các phép tu từ, từ loại, cách hiệp vần trong các câu thơ đó là gì đối với cảnh, nhân vật trữ tình và với toàn bộ bài thơ và trong việc thể hiện cảm xúc của tác giả - Đọc lại nháp nếu thấy yên tâm và tin tưởng thì chép vào bài làm. Còn nếu chưa yên tâm thì tạm dừng ở mức làm nháp. chuyển sang làm các phần tiếp theo và sẽ làm tiếp sau khi đã hoàn thành các phần khác của bài làm. VÍ DỤ: Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau: Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Sè sè nấm đất bên đường, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. Chúng ta phải làm như sau: -Đây là 4 câu thơ trong đoạn “Cảnh ngày xuân” trích truyện Kiều của Nguyễn Du. 4 câu thơ đã sử dụng các từ láy như: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu. trong đó các từ láy “nao nao, rầu rầu” là các từ láy góp phần quan trọng tạo nên sắc thái cảnh vật và tâm trạng con người. - Việc sử dụng từ láy đó có tác dụng trong đoạn thơ, cụ thể là: + Các từ láy nao nao, rầu rầu là những từ láy vốn thường được dùng để diễn tả tâm trạng con người. + Trong đoạn thơ, các từ láy nao nao, rầu rầu chẳng những biểu đạt được sắc thái cảnh vật (từ nao nao: góp phần diễn tả bức tranh mùa xuân thanh nhẹ với dòng nước lững lờ trôi xuôi trong bóng chiều tà; từ rầu rầu: gợi sự ảm đạm, màu sắc úa tàn của cỏ trên nấm mộ Đạm Tiên) mà còn biểu lộ rõ nét tâm trạng con người (từ nao nao: thể hiện tâm trạng bâng khuâng, luyến tiếc, xao xuyến về một buổi du xuân, sự linh cảm về những điều sắp xảy ra - Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng; từ rầu rầu: thể hiện nét buồn, sự thương cảm của Kiều khi đứng trước nấm mồ vô chủ). + Được đảo lên đầu câu thơ, các từ láy trên có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng con người - dụng ý của nhà thơ. Các từ láy nao nao, rầu rầu đã làm bật lên nghệ thuật tả cảnh đặc sắc trong đoạn thơ: cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng con người, nhuốm màu sắc tâm trạng con người. Câu 3 (5 điểm): Thường yêu cầu phân tích thơ hoặc phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi. Yêu cầu bắt buộc là trước khi thi, các em phải đọc kỹ SGK Đọc Kết quả cần đạt để biết những đơn vị kiến thức cần nắm Đọc kỹ văn bản tác phẩm: đối với thơ, yêu cầu thuộc lòng, với văn xuôi thì phải nhớ các chi tiết và tóm tắt lại được. Đọc chú thích để hiểu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. c chỳ thớch hiu t khú (c bit l in tớch, in c, t khú trong vn hc c, nhng t a phng) Xem li c hiu vn bn v tr li li cỏc cõu hi. Nh k phn ghi nh. i vi dng bi phõn tớch mt on th hoc mt on trớch thỡ phi nhc li v trớ ca on, khi phõn tớch phi t trong chnh th tỏc phm hiu hn on trớch. Khi bi yờu cu phõn tớch nhõn vt hoc nhng vn liờn quan n ni dung, cỏc em cng phi nhc n nhng yu t ngh thut m tỏc gi s dng chuyn ti ni dung (ngh thut xõy dng tỡnh hung truyn, ngh thut miờu t nhõn vt) V thi gian lm bi, cỏc em cn phõn b thi gian hp lý cho cỏc cõu. Khụng nờn mt quỏ nhiu thi gian cho cõu ớt im, n khi lm cõu nhiu im hn li khụng cũn thi gian. Trỏnh tỡnh trng lm bi u voi, uụi chut s phõn b thi gian khụng hp lý. S cu th trong mt bi vn rt d em li s phn cm cho ngi chm, dự bi lm tt. Vỡ vy, ch cỏc em cú th khụng p nhng phi d nhỡn v trỡnh by sch s. Nờn lm dn ý trc khi vit bi bi lm khụng b ln xn, thiu ý. Hóy vit vn gin d, trong sỏng. Trỏnh din t quỏ cu k, hoa m bi rt d sa vo sỏo rng. Bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn Đoạn văn diễn dịch 1. Em hãy viết một đoạn văn theo kiểu diễn dịch (toàn thể bộ phận) nh đã đợc sử dụng trong đoạn văn sau: Chẳng có nơi nào nh sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng. Thân cọ cao vút. Búp cọ dài nh thanh kiếm sắc. Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài. (Nguyễn Thái Vận) Gợi ý: Đoạn văn đợc viết theo kiểu toàn thể bộ phận. Đó là đoạn văn câu đầu chỉ ý toàn thể, những câu sau chỉ bộ phận của toàn thể đó. Ví dụ: Chú chuồn chuồn nớc mới đẹp làm sao! Màu vàng trên l ng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng nh giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh nh thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng nh màu vàng của nắng mùa thu. (Nguyễn Thế Hội) Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm nh mạ non, thế mà nay đã thành cây rung rung trớc gió. Những lá ngô rộng, dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà. Núp trong cuống lá, những bắp ngô non nhú lên và lớn dần. Mình nó có nhiều khía vàng và những sợi râu ngô đợc bọc trong làn áo mỏng óng ánh. (Nguyễn Hồng) Đoạn văn quy nạp Cho câu chủ đề sau đây đứng ở cuối đoạn. Em hãy viết những câu khác vào trớc câu chủ đề này để tạo thành một đoạn văn theo kiểu quy nạp. Trong thơ Bác, ánh trăng luôn luôn tràn đầy. Gợi ý: Trăng đã đi vào rất nhiều bài thơ của mọi thế hệ thi sĩ. Trăng cũng đã đi vào thơ Bác ở nhiều bài thơ thuộc những giai đoạn khác nhau. Trăng đã là ánh sáng, là thanh bình, là hạnh phúc, là ớc mơ, là niềm an ủi, là ngời bạn tâm tình của Bác. ánh trăng làm cho cái đẹp của cảnh vật trở nên êm đềm, sâu sắc, làm cho cảm nghĩ của con ngời thêm thâm trầm, trong trẻo. Trong thơ Bác, ánh trăng luôn luôn tràn đầy. Hoặc Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí; sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vơng Ông; Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán ngời; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lơng tâm; Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác. Cả một xã hội chạy theo tiền. Đoạn văn tổng phân hợp 1 Vì sao đoạn văn sau đây đợc gọi là đoạn văn có kiểu kết cấu tổng phân hợp Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp: đẹp nh thế nào, đó là điều rất khó nói. Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp nh thế nào, cũng nh chúng ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhng đối với chúng ta là ngời Việt Nam, chuiúng ta cảm thấy và thởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nớc ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời của cácnhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của ngời Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trớc tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. (Phạm Văn Đồng) 2. Dựa vào nội dung gợi ý sau đây, em hãy viết thành một đoạn văn theo kiểu kết cấu tổng phân hợp. - Bình Ngô đại cáo làmột áng văn chơng bất hủ. Gợi ý: Bình Ngô đại cáo là áng văn chơng yêu nớc bất hủ của Nguyễn Trãi, là niềm tự hào của văn học cổ Việt Nam. T tởng chủ đạo của toàn bộ áng văn chơng này là niềm tự hào dân tộc của một đất nớc đã giàng đợc thắng lợi vẻ vang, đem lại hoà bình, độc lập cho toàn dân sau cuộc kháng chiến mời năm chống giặc Minh đầy gay go, gian khổ nhng cũng đầy những chiến công hiển hách. Lời lẽ của bài cáo vừa rắn rỏi mạnh mẽ, vừa sống động, cụ thể, vừa hào hùng khoáng đạt. Bình Ngô đại cáo đúng là một thiên cổ hùng văn có một không hai trong nền văn học yêu nớc truyền thống của dân tộc. MT S T LUN 1. Cõu 1: Chộp li chớnh xỏc bi th Bỏnh trụi nc ca H Xuõn Hng v phõn tớch ý ngha ca cỏc cp t trỏi ngha cú trong bi th. Cõu 2: Suy ngh ca em v nhõn vt ụng Hai trong truyn ngn Lng ca nh vn Kim Lõn. Gi ý gii Cõu 1: (2,5 im) Hc sinh chộp c chớnh xỏc bi th cho 0,5 im. Nu sai 3 li v t ng hoc chớnh t thỡ tr 0,25 im. Phõn tớch ý ngha ca cỏc cp t trỏi ngha : ni - chỡm, rn- nỏt vi ngha t thc l quỏ trỡnh nn bỏnh : do bn tay con ngi bt rn hoc nỏt v quỏ trỡnh luc bỏnh mi cho vo bỏnh chỡm xuống nhưng khi chín thì nổi lên ; Nghĩa tượng trưng : cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ không được làm chủ cuộc đời mình, bị phụ thuộc vào kẻ khác, bị xã hội xô đẩy, vùi dập, chìm nổi lênh đênh. Các cặp từ trái nghĩa nói lên được tấm lòng đồng cảm sâu sắc và là tiếng nói của người phụ nữ xót xa cho giới mình của Hồ Xuân Hương. Câu 2: (5 điểm) Học sinh vận dụng các kĩ năng về nghị luận nhân vật văn học để nêu những suy nghĩ về nhân vật ông Hai - người nông dân yêu làng, yêu nước trong kháng chiến chống Pháp bằng các ý cụ thể như sau : a. Giới thiệu về truyện ngắn Làng, tác phẩm viết về người nông dân trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, giai đoạn đất nước đang ở thế cầm cự, nhân dân làng Chợ Dầu theo lệnh kháng chiến đi tản cư ở vùng Yên Thế (Bắc Giang). Và chính trong hoàn cảnh đó, nhân vật ông Hai, người nông dân thật thà chất phác đã thể hiện những trưởng thành trong nhận thức và suy nghĩ của mình về tình cảm yêu làng, yêu nước. b. Phân tích các phẩm chất về tình yêu làng của ông Hai : - Nỗi nhớ làng da diết trong những ngày đi tản cư : buồn bực trong lòng, nghe ngóng tin tức về làng, hay khoe về cái làng Chợ Dầu với nỗi nhớ và niềm tự hào mãnh liệt. - Đau khổ, dằn vặt khi nghe tin làng mình làm Việt gian : tủi nhục đau đớn, xấu hổ không dám nhìn ai, lo sợ bị người ta bài trừ, không chứa ; ruột gan cứ rối bời, không khí gia đình nặng nề, u ám - Niềm sung sướng cảm động đến trào nước mắt khi tin xấu về làng ông được cải chính : ông đi khoe khắp nơi, đến từng nhà với dáng vẻ lật đật và lại tự hào ngẩng cao đầu kể về làng Chợ Dầu quê hương ông một cách say sưa và náo nức lạ thường. c. Đánh giá và khẳng định tình yêu làng của ông Hai gắn với tình yêu đất nước, yêu kháng chiến: trong thâm tâm ông luôn tự hào về ngôi làng giàu truyền thống văn hoá, trù phú và tự hào về sự thuỷ chung với cách mạng, với Bác Hồ của quê hương mình. Sự thay đổi nhận thức để nhận ra kẻ thù là bọn đế quốc phong kiến theo một quá trình tâm lí hết sức tự nhiên khiến ta thêm trân trọng yêu mến người nông dân này vì tình cảm gắn bó với quê hương, xóm làng và cách mạng. d. Khẳng định tình yêu quê hương đất nước là một vẻ đẹp của con người Việt Nam, đặc biệt trong những ngày đất nước gian nguy tình cảm ấy được thử thách càng tô đẹp thêm phẩm chất của con người Việt Nam. ĐỀ 2. Câu 1: Chép lại chính xác 4 dòng thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Viết khoảng 5 câu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đó. Câu 2: Nêu suy nghĩ của em về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Gợi ý giải Câu 1: Học sinh chép chính xác 4 dòng thơ cho 0,5 điểm (nếu sai 3 lỗi chính tả hoặc từ ngữ trừ 0,25 điểm) : Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ (1 điểm) + Bức tranh mùa xuân được gợi lên bằng nhiều hình ảnh trong sáng : cỏ non, chim én, cành hoa lê trắng là những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân. + Cảnh vật sinh động nhờ những từ ngữ gợi hình : con én đưa thoi, điểm + Cảnh sắc mùa xuân gợi vẻ tinh khôi với vẻ đẹp khoáng đạt, tươi mát. Câu 2: Yêu cầu : bằng cách sử dụng kĩ năng của văn lập luận, học sinh đánh giá, bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ về bức tranh hoàn chỉnh của chuyến ra khơi đánh cá được Huy Cận miêu tả trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và sự ngợi ca biển, ngợi ca con người lao động trong không khí làm chủ. Cụ thể : 1. Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ (1958) khi miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí lao động của một vùng biển giàu đẹp của miền Bắc, ca ngợi con người và biển cả hùng vĩ, bao la. 2. Cảm nhận về con người và biển cả theo hành trình chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá : a. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi : - Hoàng hôn trên biển : đẹp hùng vĩ qua các hình ảnh so sánh : Mặt trời xuống biển như hòn lửa. - Cảnh người lao động ra khơi : mang vẻ đẹp lãng mạn, thể hiện tinh thần hào hứng và khẩn trương trong lao động : Câu hát căng buồm cùng gió khơi. b. Cảnh lao động đánh cá trên biển ban đêm : - Cảm nhận về biển : giàu có và lãng mạn (đoạn thơ tả các loài cá, cảnh thuyền đi trên biển với cảm xúc bay bổng của con người : Lướt giữa mây cao với biển bằng) - Công việc lao động vất vả nhưng lãng mạn và thi vị bởi tình cảm yêu đời, yêu biển của ngư dân. Họ coi đó như một cuộc đua tài : Dàn đan thế trận lưới vây giăng c. Cảnh đoàn thuyền đánh cá từ khơi xa trở về : - Hình ảnh thơ lặp lại tạo nên một lối vòng khép kín với dư âm của lời hát lạc quan của sự chiến thắng. - Hình ảnh nhân hoá nói quá : Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời gợi vẻ đẹp hùng tráng về nhịp điệu lao động khẩn trương và không khí chiến thắng sau đêm lao động miệt mài của các chàng trai ngư dân. - Cảnh bình minh trên biển được miêu tả thật rực rỡ, con người là trung tâm bức tranh với tư thế ngang tầm vũ trụ và hình ảnh no ấm của sản phẩm đánh bắt được từ lòng biển : Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. 3. Khẳng định đây là bài ca lao động yêu đời phơi phới của người ngư dân sau những ngày dành được tự do với ý thức quyết tâm xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp. ĐỀ 3 Câu 1: Nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều. Câu 2: Cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Gợi ý giải Câu 1: Nhận xét nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều cần đạt được các ý cơ bản sau : - Bút pháp tả thực được Nguyễn Du sử dụng để miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh. Bằng bút pháp này, chân dung nhân vật hiện lên rất cụ thể và toàn diện : trang phục áo quần bảnh bao, diện mạo mày râu nhẵn nhụi, lời nói xấc xược, vô lễ, cộc lốc "Mã Giám Sinh", cử chỉ hách dịch ngồi tót sỗ sàng tất cả làm hiện rõ bộ mặt trai lơ đểu giả, trơ trẽn và lố bịch của tên buôn thịt bán người giả danh trí thức. - Trong Truyện Kiều, tác giả sử dụng bút pháp tả thực để miêu tả các nhân vật phản diện như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến phơi bày bộ mặt thật của bọn chúng trong xã hội đương thời, nhằm tố cáo, lên án xã hội phong kiến với những con người bỉ ổi, đê tiện đó. Câu 2: Vận dụng các kĩ năng nghị luận văn học để nêu những suy nghĩ về số phận của người phụ nữ qua 2 tác phẩm : Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, yêu cầu đạt được các ý sau : a. Nêu khái quát nhận xét về đề tài người phụ nữ trong văn học, số phận cuộc đời của họ được phản ánh trong các tác phẩm văn học trung đại ; những bất hạnh oan khuất được bày tỏ, tiếng nói cảm thông bênh vực thể hiện tấm lòng nhân đạo của các tác giả, tiêu biểu thể hiện qua : Bánh trôi nước và Chuyện người con gái Nam Xương. b. Cảm nhận về người phụ nữ qua 2 tác phẩm : * Họ là những người phụ nữ đẹp có phẩm chất trong sáng, giàu đức hạnh : - Cô gái trong Bánh trôi nước : được miêu tả với những nét đẹp hình hài thật chân thực, trong sáng : “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Miêu tả bánh trôi nước nhưng lại dùng từ thân em - cách nói tâm sự của người phụ nữ quen thuộc kiểu ca dao : thân em như tấm lụa đào khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh nước da trắng và tấm thân tròn đầy đặn, khoẻ mạnh của người thiếu nữ đang tuổi dậy thì mơn mởn sức sống. Cô gái ấy dù trải qua bao thăng trầm bảy nổi ba chìm vẫn giữ tấm lòng son. Sự son sắt hay tấm lòng trong sáng không bị vẩn đục cuộc đời đã khiến cô gái không chỉ đẹp vẻ bên ngoài mà còn quyến rũ hơn nhờ phẩm chất của tấm lòng son luôn toả rạng. - Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện ngươì con gái nam Xương : mang những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. + Trong cuộc sống vợ chồng nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà". Nàng luôn là người vợ thuỷ chung yêu chồng tha thiết, những ngày xa chồng nỗi nhớ cứ dài theo năm tháng : "mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi" nàng lại âm thầm nhớ chồng. + Lòng hiếu thảo của Vũ Nương khiến mẹ chồng cảm động, những ngày bà ốm đau, nàng hết lòng thuốc thang chăm sóc nên khi trăng trối mẹ chồng nàng đã nói : "Sau này, trời xét lòng lành, […], xanh kia quyết chẳng phụ con". Khi mẹ chồng khuất núi, nàng lo ma chay chu tất, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình. + Nàng là người trọng danh dự, nhân phẩm : khi bị chồng vu oan, nàng một mực tìm lời lẽ phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Khi không làm dịu được lòng ghen tuông mù quáng của [...]... trị nghệ thuật : Tác phẩm là một kiệt tác nghệ thuật trên tất cả các phương diện : ngôn ngữ, hình ảnh, cách xây dựng nhân vật Truyện Kiều là tập đại thành của ngôn ngữ văn học dân tộc ĐỀ 6 Câu 1: Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều (Ngữ văn 9 -Tập một) Câu 2: Suy nghĩ về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu... kĩ năng làm văn thuyết minh về một tác giả, tác phẩm văn học và những hiểu biết về Nguyễn Du và Truyện Kiều để làm tốt bài văn a Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và Truyện Kiều: - Nguyễn Du được coi là một thiên tài văn học, một tác gia văn học tài hoa và lỗi lạc nhất của văn học Việt Nam - Truyện Kiều là tác phẩm đồ sộ của Nguyễn Du và là đỉnh cao chói lọi của nghệ thuật thi ca về ngôn ngữ tiếng Việt... những câu thơ tiếp theo Câu 2: Học sinh vận dụng cách làm văn nghị luận về nhân vật văn học để viết bài cảm nghĩ về anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa - là nhân vật điển hình cho tấm gương lao động trí thức trong những năm đất nước còn chiến tranh : a Đề tài về tinh thần yêu nước và ý thức cống hiến của lớp trẻ là một đề tài thú vị và hấp dẫn của văn học kháng chiến chống Mĩ mà Lặng lẽ Sa Pa là một tác... chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu Câu 2: Nêu vấn đề và triển khai thành bài văn nghị luận gồm các ý cơ bản sau : a Nêu vấn đề nghị luận : Môi trường sống của chúng ta thực tế đang bị ô nhiễm và con người chưa có ý thức bảo vệ b Biểu hiện và phân tích tác hại : - Ô nhiễm môi trường làm hại đến... của Nguyệt Nga để cha nàng đền đáp và ở đoạn sau từ chối nhận chiếc trâm vàng của nàng, chỉ cùng nhau xướng hoạ một bài thơ rồi thanh thản ra đi, không hề vương vấn Dường như đối với Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, con người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán ĐỀ 9 Câu 1: Phân tích ý nghĩa... tiếng Việt b Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du : - Thân thế : xuất thân trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học - Thời đại : lịch sử đầy biến động của gia đình và xã hội - Con người : có năng khiếu văn học bẩm sinh, bản thân mồ côi sớm, có những năm tháng gian truân trôi dạt Như vậy, năng khiếu văn học bẩm sinh, vốn sống phong phú kết hợp trong... ngang tàng, trẻ trung của một thế hệ cầm súng mới (Bài thơ về tiểu đội xe không kính) 3 Kết bài : Cảm nghĩ của người viết về hình ảnh người lính ĐỀ 13 Câu 1: a Chép lại những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều (Ngữ văn 9, tập một) b Cho biết đối tượng của miêu tả nội tâm là những gì ? Câu 2: Đóng vai Thúy Kiều kể lại cho mọi người nghe việc báo ân báo oán Trong... phụ nữ trong xã hội xưa bị khinh rẻ và không được quyền định đoạt hạnh phúc của mình, các tác giả lên tiếng phản đối, tố cáo xã hội nhằm bênh vực cho người phụ nữ Đó là một chủ đề manh tính nhân văn cao cả của văn học đương thời ĐỀ 4 Câu 1: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau: "Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo" Câu 2: Suy nghĩ về... thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết : "Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác." a Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó b Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu phát biểu cảm nghĩ về 1 trong hai đoạn thơ trên Câu 2: Vẻ đẹp trong lối sống, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn... 1: a Khác nhau và giống nhau : - Khác nhau : + Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời + Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ - Giống nhau : + Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống . CÁCH LÀM BÀI KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN THCS VÀ THI VÀO LỚP 10 * Cấu tạo đề thi và cách làm bài: Cấu trúc đề thi thường có 2 phần trắc nghiệm và tự luận I. Phần trắc nghiệm thường có từ. triết lý sâu sắc. Năm 199 6, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Các tập thơ chính: Điêu tàn ( 193 7), Hoa ngày thường – Chim báo bão ( 196 7)… Lưu ý, khi làm. ý: Bình Ngô đại cáo là áng văn chơng yêu nớc bất hủ của Nguyễn Trãi, là niềm tự hào của văn học cổ Việt Nam. T tởng chủ đạo của toàn bộ áng văn chơng này là niềm tự hào dân tộc của một đất nớc