1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ĐỂ HỌC TỐT HƠN KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA TRONG TRƯỜNG THCS”

10 1,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 268,5 KB

Nội dung

I. LÝ DO CHỌN SKKN: Như chúng ta đã biết trong thời đại ngày nay nền khoa học phát triển rất mạnh mẽ, công cuộc xây dựng quê hương đất nước đổi mới hằng ngày vì vậy tri thức giảng dạy trong nhà trường là những kiến thức cơ bản hiện đại, sát thực, dùng làm chìa khóa để mở cánh cửa khoa học, là cái vốn mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vào cuộc sống. Giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII Ngày nay trong hệ thống Giáo dục thể chất nước ta, điền kinh là một môn thể thao có một vị trí rất quan trọng, nó là một nội dung trong những nội dung thi đấu tại các kỳ Hội khỏe phù đổng và đại hội TDTT các cấp, ở seagames, olympic… Có lẽ vì vậy mà điền kinh là những nội dung học chiếm nhiều nhất trong chương trình thể dục THCS nhằm phát triển tố chất thể lực chung. Một trong những nội dung của điền kinh thì phải kể đến nhảy cao kiểu bước qua, đây là kỹ thuật nhảy cao đơn giản nhất trong các kiểu nhảy cao và cũng là kiểu nhảy có thành tích thấp nhất thường chỉ giảng dạy cho những người bắt đầu học nhảy cao như lứa tuổi 1314( HS lớp 8,9). Dù kỹ thuật này đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi người tập phải đủ về thể lực, kỹ thuật để thực hiện tốt động tác. Trong giảng dạy TDTT nói chung và kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua nói riêng , theo tôi người giáo viên phải nắm bắt tốt kỹ thuật, phải hiểu được tâm lý và tình hình sức khỏe của học sinh. Từ đó người Gv phải nhanh chóng tìm ra những sai lầm thường mắc và có cách sửa chữa phù hợp của hoc sinh khi học kỹ thuật động tác. Vấn đề nghiên cứu các biện pháp tập luyện nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc, làm sao để học tốt kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua là vấn đề không đơn giản chút nào. Đã được rất nhiều Gv bộ môn thể duc quan tâm, và có nhiều Sáng kiến của các quý đồng nghiệp đang được áp dụng. Với bản thân trong quá trình giảng dạy kết hợp với thực tế học sinh trong trường THCS HIếu Liêm nơi tôi công tác. Tôi mạnh dạn viết SKKN mà theo tôi là có khả thi: “ Để học tốt hơn kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua trong trường THCS”

Trang 1

I Thông Tin Chung Về Cá Nhân:

- Họ và tên : Lưu Tiến Dũng

- Năm sinh: 06/10/1981

- Địa chỉ : Ấp 2, Xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

- Điện thoại: 0909119398

- Chức vụ : Giáo viên

- Đơn vị công tác : Trường THCS Hiếu Liêm

I Trình Độ Đào Tạo:

- Học vị cao nhất : Đại học Sư Phạm

- Năm nhận bằng: 2009

- Chuyên ngành đào tạo : Sư Phạm Thể Dục

II Kinh Nghiệm Khoa Học:

- Lĩnh vực chuyện môn có kinh nghiệm: Sư Phạm Thể Dục

- Số năm kinh nghiệm đã có : 9 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có :

+ Phát huy tính tự giác và tích cực của học sinh trong tiết học thể dục.

+ Một số nhận thức về chương trình SGK sửa đổi môn Thể dục trung học cơ sở

+ Phương pháp tuyển chọn vận động viên chạy nhanh trong trường THCS

Trang 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“ĐỂ HỌC TỐT HƠN KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA

TRONG TRƯỜNG THCS”

Như chúng ta đã biết trong thời đại ngày nay nền khoa học phát triển rất mạnh

mẽ, công cuộc xây dựng quê hương đất nước đổi mới hằng ngày vì vậy tri thức giảng dạy trong nhà trường là những kiến thức cơ bản hiện đại, sát thực, dùng làm chìa khóa để mở cánh cửa khoa học, là cái vốn mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vào cuộc sống

Giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII

Ngày nay trong hệ thống Giáo dục thể chất nước ta, điền kinh là một môn thể thao có một vị trí rất quan trọng, nó là một nội dung trong những nội dung thi đấu tại các kỳ Hội khỏe phù đổng và đại hội TDTT các cấp, ở seagames, olympic…

Có lẽ vì vậy mà điền kinh là những nội dung học chiếm nhiều nhất trong chương trình thể dục THCS nhằm phát triển tố chất thể lực chung

Một trong những nội dung của điền kinh thì phải kể đến nhảy cao kiểu bước qua, đây là kỹ thuật nhảy cao đơn giản nhất trong các kiểu nhảy cao và cũng là kiểu nhảy có thành tích thấp nhất thường chỉ giảng dạy cho những người bắt đầu học nhảy cao như lứa tuổi 13-14( HS lớp 8,9) Dù kỹ thuật này đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi người tập phải đủ về thể lực, kỹ thuật để thực hiện tốt động tác

Trong giảng dạy TDTT nói chung và kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua nói riêng , theo tôi người giáo viên phải nắm bắt tốt kỹ thuật, phải hiểu được tâm lý và tình hình sức khỏe của học sinh Từ đó người Gv phải nhanh chóng tìm ra những sai lầm thường mắc và có cách sửa chữa phù hợp của hoc sinh khi học kỹ thuật động tác Vấn đề nghiên cứu các biện pháp tập luyện nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc, làm sao để học tốt kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua là vấn đề không đơn giản chút nào Đã được rất nhiều Gv bộ môn thể duc quan tâm, và có nhiều Sáng kiến của các quý đồng nghiệp đang được áp dụng Với bản thân trong quá trình giảng dạy kết hợp với thực tế học sinh trong trường THCS HIếu Liêm nơi tôi công

tác Tôi mạnh dạn viết SKKN mà theo tôi là có khả thi: “ Để học tốt hơn kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua trong trường THCS”

Trang 3

II THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA

SKKN

1 Thuận lợi:

- Được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện trong giảng dạy và tổ chức các phong trào hội thao cấp trường và tham gia thi đấu cấp huyện…

- Đa số học sinh có thể lực tốt

- Một số học sinh yêu thích thể thao và tham thường xuyên tham gia hoạt động thể thao phong trào trường , xã hay PGD tổ chức

2 Khó khăn:

- Dụng cụ sân bãi tập luyện chưa thật tốt, năng lực của HS không đồng đều, vẫn còn một số học sinh chưa thật sự thích học nhảy cao nói riêng và thể dục nói chung

- Ý thức Hs trong trường chưa thật sự ngoan

- Sân chơi thể thao ở trường và địa phương hạn chế và không đa dạng

- Tiết học còn nằm trong chính khóa nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hoc tập của các em

3 Số liệu thống kê:

Qua thực tế giảng dạy bộ môn thể dục tại trường THCS Hiếu Liêm , đặc biệt là qua quá trình theo dõi tập luyện của các em hoc sinh, tôi thấy rõ thành tích trong quá trình học tập môn nhảy cao của các em không như mong muốn, nguyên nhân phần lớn là do các em chưa có thể lực tốt, chưa nắm vững kỹ thuật, phối hợp thiếu nhịp nhàng các giai đoạn kỹ thuật, một số còn sợ xà dẫn đến số học sinh đạt điểm khá giỏi chưa cao

Qua khảo sát chất lượng 67 Hs của 2 lớp 9a và 9b trường THCS Hiếu Liêm năm học 2009-2010 kết quả môn học nhảy cao kiểu bước qua, tôi thu được như sau:

Từ số liệu thống kê trên ta có thể thấy kết quả học tập phần nhảy cao kiểu bước qua

là rất thấp

Trang 4

III NỘI DUNG CỦA SKKN:

1 Cơ sở lý luận:

Nhảy cao là hoạt động phức tạp được thực hiện liên tục bắt đầu từ chạy đà cho đến khi kết thúc là vượt qua xà và rơi xuống đất, thành tích nhảy cao phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật và thể lực của người nhảy Về kỹ thuật; các yếu tố quan trọng quyết định đến thành tích nhảy cao là ( lực tổng hợp của chạy đà và giậm nhảy); góc

độ bay( góc tạo bởi phương của tốc độ ban đầu và phương nằm ngang) và tư thế của người nhảy , điểm giậm nhảy …

Dạy cho học sinh chính là quá trình rèn luyện để có kỹ thuật nhảy đúng và góp phần nâng cao thể lực và thành tích cho các em

Hiện nay nhảy cao đã có tới 5 kỹ thuật qua xà, gồm ; bước qua, cắt kéo, nằm nghiêng, úp bụng và lưng qua xà Tương ứng với mỗi kỹ thuật qua xà thì có một cách chạy đà và các bước kỹ thuật khác nhau Nhưng kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua vẫn là kiểu nhảy phù hợp nhất cho những người mới bắt đầu học nhảy cao Từ đây mà các em sẽ nắm cơ bản kiến thức nhảy cao để học những kỹ thuật nhảy cao khác ở cấp cao hơn

2 Nội dung và biện pháp thực hiện

A Nội dung:

Để giúp học sinh đạt kết quả cao hơn khi thực hiện kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua, tôi nghĩ trong quá trình giảng dạy kỹ thuật cho hs THCS Gv cần thực hiện các bước giảng dạy một cách đầy đủ, chính xác, khoa học , tìm và khắc phục được những sai lầm thường mắc và đưa ra cách sửa chữa phù hợp thì chắc chắn rằng kỹ thuật và thành tích nhảy cao kiểu bước qua sẽ được nâng cao:

Trong quá trình lên lớp tôi đã quan sát HS tập luyện và đã thống kê những sai lầm mà HS thường mắc phải như sau:

TT NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG

MẮC

NGUYÊN NHÂN

1 - Chạy đà không chính xác- Lúc giậm chân này lúc thì giậm

nhảy chân kia

- Không ổn định nhịp điệu chạy đà vì vừa chạy vừa đếm bước, chạy đà cao trọng tâm, xuất phát không ổn định

2 - Giậm nhảy không hết, góc độgiậm nhảy lớn hay nhỏ quá, đặt

chân không đúng vị trí giậm nhảy

- Xác định điểm giậm nhảy chưa chính xác, chưa nhìn điểm giậm khi bắt đầu chạy đà

- Chạy đà hơi chậm

- Cơ chân yếu, chân giậm còn co chưa duỗi mạnh hết các cơ khớp

Trang 5

3 - Giậm nhảy bị lao vào xà, taycầm xà

- Lúc giậm nhảy thân người gập về trước

- Điểm giậm nhảy sát xà quá, đánh tay kém

- Tâm lý sợ mức xà cao

4

- Chân lăng ,chân giậm nhảy

không kịp đá lăng lên hay còn co

nên đụng rơi xà

- Bị “tụt mông”

- Đá lăng không tích cực, không cao, chậm, co gối

- Giậm nhảy yếu, không tích cực, trọng lượng cơ thể hơi nặng

5 - Bị chấn động khi tiếp đất - Không trùng gối để giảm chấn động

B Biện pháp thực hiện:

Qua quan sát sư phạm và phỏng vấn tôi đã xác định được 5 sai lầm chung nhất

để khắc phục các sai lầm này tôi đã sử dụng các phương pháp sư phạm sau:

a): Phương pháp trực quan: Cho học sinh xem tranh ảnh, hình mẫu những VĐV có

kỹ thuật đúng, đẹp

Ví dụ: Khi phân tích giai đoạn trên không và tiếp đất (Hình 1) của kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua, Gv không thể dừng lại ở giai đoạn trên không để phân tích mà phải dùng đến hình ảnh để minh họa

H1; Giai đoạn trên không và tiếp đất

b) Phương pháp giảng giải: Dùng lời nói phân tích giảng giải những yêu cầu kỹ thuật

giảng dạy và thị phạm lại kiến thức giúp Hs hiểu và hình dung được kỹ thuật động tác

c) Sử dụng phương pháp tập luyện:

Trang 6

* Đối với sai lầm 1:

 Chạy đà không chính xác

+ Cách khắc phục:

- Sau khi xác định điểm giậm nhảy cần xác định lại góc độ, đường chạy đà, đo đà 2 bước đi thường bằng 1 bước chạy đà

- Gv có thể vạch sẵn vị trí các bước đà, cho Hs chạy đà ngắn 3-5 bước theo theo những vạch đó sau đó giậm nhảy đá lăng cao nhưng không qua xà tập từ 5-7 lần

- Tập lại động tác giậm nhảy tại điểm giậm nhảy bằng 1-3-5 bước đà bằng gót và lăn nhanh thành cả bàn chân( giậm đá lăng nhưng không qua xà từ 5-7 lần) Hoặc tập ở đội hình 4 hàng ngang cự ly giãn cách 1 sải tay theo tiếng còi

 Lúc giậm chân này lúc thì giậm nhảy chân kia

+ Cách khắc phục:

- Hỏi học sinh xem chân nào là chân thuận

- Cho các em nhảy thử tự do để xác định chân giậm( Gv xem có đúng là chân thuận mà Hs vừa nói không)

- Nhảy thử 5 lần nếu tỉ lệ nào là 3/2 thì Gv nên khuyến khích hs tập chân đó

* Đối với sai lầm 2:

 Giậm nhảy không hết, góc độ giậm nhảy lớn hay nhỏ quá, đặt chân không đúng

vị trí giậm nhảy

+ Cách khắc phục:

- Nâng cao nhận thức kỹ thuật

- Phát triển sức mạnh cơ chân;

- Tập đi – chạy đà 3-5 bước đặt chân vào điểm giậm, giậm nhảy đá lăng kết hợp với đánh tay ở đội hình 4 hàng ngang cự ly giãn cách

- Xác định lại điểm giậm và đánh dấu cụ thể, đo và chỉnh lại cự ly, hướng, góc độ chạy đà

* Đối với sai lầm 3:

 Giậm nhảy bị lao vào xà, tay cầm xà

+ Cách khắc phục:

- Tập điều chỉnh và kiểm soát tốc độ chạy đà và thấp trọng tâm khi chạy

- Tập nhiều lần giậm nhảy đá lăng chân nhanh qua xà ở xà thấp và xà vừa, rồi nâng dần lên xà cao

* Đối với sai lầm 4:

 Chân lăng ,chân giậm nhảy không kịp đá lăng lên hay còn co gối chân nên đụng rơi xà

 Bị “tụt mông”

+ Cách khắc phục:

- Tập các động tác rèn luyện độ linh hoạt của khớp hông và phát triển sức mạnh chân, tập sức bật cao đứng hay chạy đà tay với vật trên cao( tại chỗ đá lăng, chạy

đà đá lăng, trò chơi rèn luyện sức mạnh chân,,,)

- Tập đánh tay kết hợp giậm nhảy

- Đà 1-3-5 bước qua xà

Trang 7

- Tập hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy bước qua ở xà vừa

* Đối với sai lầm 5:

 Bị chấn động khi tiếp đất;

- Tập nhảy từ trên cao xuống ( từ ghế băng, bục giảng, đệm…)

- Giậm bằng 2 chân bật cao co gối sau đó tiếp đất bằng 2 chân, rồi cũng thực hiện như vậy nhưng tiếp bằng 1 chân

- Đứng lên ngồi xuống bằng 2 chân, 1 chân tùy sức sủa học sinh mà có số lần ít hay nhiều

IV KẾT QUẢ ;

Sau khi áp dụng SKKN “ Để học tốt hơn kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua trong trường THCS” vào lớp 9a và lớp 9b ( 66 Hs) năm học kế tiếp, năm học

2010-2011 Tôi đã thu được kết quả như sau:

3 Còn đây là kết quà của HS lớp 9A và 9B năm học 2009-2010 với (67Hs)

Lớp/TS

SL

V: BÀI HỌC KINH NGHIỆM;

Trang 8

Từ thực tế giảng dạy áp dụng theo SKKN của mình và kết quả đạt được tôi xin rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

A Đối với giáo viên:

Để học tốt kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua trong trường THCS giáo viên cần:

1 Giới thiệu chi tiết kỹ thuật các giai đoạn, và giai đoạn quan trọng nhất ảnh hưởng đến thành tích

2 Sàng lọc các đối tượng học sinh và đưa ra các bài tập phù hợp

3 Chuẩn bị tốt điều kiện cơ sở vật chất( bộ cột xà đa năng, nệm hay hố cát, …) kiểm tra sức khỏe học sinh, tạo tâm lý hứng khởi khi tham gia tiết học ; bằng cách đưa ra những kỷ lục của trường về thành tích nhảy cao kiểu bước qua, hay thành tích của huyện cùa tỉnh…

4 Tập trung chú ý quan sát những sai lầm thường mắc của Hs tìm hiểu nguyên nhân và sửa chữa kịp thời

5 Không ngừng học hỏi đồng nghiệp, sách vở liên quan để có những bài tập bổ trợ hay, giúp thực hiện tốt môn học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

6 Đề xuất với nhà trường bổ sung dụng cụ cần thiết kịp thời

7 Có thể đưa nội dung nhảy cao kiểu bước qua vào các hội thao cấp trường

B Đối với học sinh:

1 Hiểu đúng hiểu đủ về kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua và giai đoạn kỹ thuật quan trọng nhất ảnh hưởng đến thành tích

2 Tuân thủ sự hướng dẫn của thầy và nội quy của tiết học trong quá trình tập, để phòng tránh chấn thương trong hoạt động TDTT

3 Nhận thức đúng đắn, có hứng thú với môn học, quyết tâm chinh phục độ cao

VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

1 Kết luận:

Sau khi áp dụng một số biện pháp khắc phục những sai lầm thường và cách sửa chữa trong kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh Trường THCS Hiếu Liêm, bản thân tôi cũng thấy vui vì chất lượng dạy – học được nâng lên rõ rệt, HS biết thực hiện động tác dễ dàng, liên tục và tự tin hơn kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua, các

em hào hứng tập luyện, tiết học trở nên sôi động

Tuy vậy nhưng với thời gian giảng dạy và kinh nghiệm chưa nhiều, nên chắc chắn vẫn có nhiều vấn đề chưa thật khả thi, rất mong và biết ơn sự đóng góp chân tình của các quý đồng nghiêp dành cho tôi

Bản thân tôi sẽ không ngừng học hỏi, tìm tòi, khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng dạy học, góp phần cùng nhà trường hoàn thành xuất sắc kế hoạch và nhiệm vụ năm học

2 Kiến nghị:

- Nhà trường tiếp tục tạo mọi điều kiện cần thiết để đưa phong trào TDTT của trường đi lên

Trang 9

- Nên bổ sung kịp thời dụng cụ học tập không còn đạt tiêu chuẩn nhằm phát huy tính tích cực, nâng cao thành tích và phòng tránh chấn thương

- Nên quy hoạch lại sân thể thao của nhà trường nhằm tạo sân chơi lành mạnh bổ ích cho các em góp phần xây dựng phong trào TDTT nhà trường và địa phương

Hiếu Liêm, ngày 02 tháng 10 năm 2011

Người thự hiện

Lưu Tiến Dũng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 10

1. Sách giáo viên môn Thể dục 8.9.

Tác giả : Trần Đồng Lâm ( Nhà xuất bản giáo dục-2003 )

2 Nhảy cao kiểu bước qua, kiểu úp bụng, lưng qua xà Phạm Vĩnh Thông( NXB Giáo Dục)

2. Giáo trình : Lý luận và phương pháp thể dục thể thao

Tác giả : Nguyễn Toán – Nguyễn Sĩ Hà (Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh)

3. Phương pháp giảng dạy thể dục thể thao trong trường phổ thông Tác giả : PGS Nguyễn Văn Trạch ( NXB Thể dục thể thao – 2004)

Ngày đăng: 11/06/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w