Tiêu chuẩn 6: Nhà trường, gia đình và xã hộ

Một phần của tài liệu HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TH (Trang 35)

Qua các cuộc họp phụ huynh, nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng mục tiêu, kế hoạch hoạt động của nhà trường, từ đó thống nhất xây dựng kế hoạch phối hợp giáo dục học sinh, phổ biến cách đánh giá xếp loại học sinh. Kết

hợp nhà trường với địa phương cùng giáo dục con em học tập và rèn luyện đạo đức. Liên kết phối hợp các đoàn thể, chính quyền địa phương hỗ trợ vật chất , tinh thần để tổ chức các hoạt động và rèn luyện giáo dục học sinh.

6.1. Tiêu chí 1: Phối hợp hiệu quả giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹhọc sinh. học sinh.

1.Mô tả hiện trạng:

Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm 7 người tổ chức hoạt động theo qui định điều lệ trường tiểu học và nghị quyết Hội cha mẹ học sinh, sinh hoạt bình quân 2 tháng/lần. Ngoài huy động các nguồn lực chăm lo sự nghiệp giáo dục Ban đại diện là cầu nối giữa nhà trường và cha mẹ học sinh.

Chỉ số a: Mỗi lớp có 1 ban đại diện cha mẹ học sinh lớp gồm 1 người hoạt

động theo qui định điều lệ và nghị quyết chi hội. Nhà trường có ban chấp hành do đại hội bầu mỗi năm 1 lần.

Chỉ số b: Hàng tháng giáo viên chủ nhiệm trao đổi thông tin định kì và đột

xuất về tình hình học tập, đạo đức và các hoạt động khác của học sinh.

Chỉ số c: Có kế hoạch sinh hoạt định kì đột xuất với Ban đại diện cha mẹ

học sinh về xây dựng cơ sở vật chất, tình hình học tập, đạo đức học sinh.

2. Điểm mạnh:

Ban đại diện cha mẹ học sinh năng động nhiệt tình

3. Điểm yếu:

Ban đại diện cha mẹ học sinh ở một số lớp chưa phát huy được vai trò của họ.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Xây dựng được xã hội học tập, phát huy vai trò Ban đại diện cha mẹ học sinh.

5. Tự đánh giá:

Đạt

6.2. Tiêu chí 2: Phối hợp với địa phương và các tổ chức đoàn thể nhằm huy động các nguồn lực về tinh thần vật chất để xây dựng trường và môi huy động các nguồn lực về tinh thần vật chất để xây dựng trường và môi trường giáo dục.

1.Mô tả hiện trạng:

Tham mưu với địa phương, phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh thống nhất quy mô phát triển nhà trường, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và môi trường giáo dục. Kết hợp các đoàn thể giúp đở học sinh tàn tật, nghèo và giáo dục học sinh cá biệt.

Chỉ số a: Hàng năm có kế hoạch phối hợp cấp uỷ đảng, chính quyền, địa

phương để tổ chức các hoạt động để giáo dục nâng cao chất lượng

Chỉ số b: Phối hợp với chính quyền địa phương và các đoàn thể tạo điều

kiện cho các em được vui chơi, hoạt động văn hoá, thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi.

Chỉ số c: Đã phối kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể, cá nhân của địa

phương ủng hộ vật chất để tăng thêm nguồn lực để phục vụ nâng cao chất lượng giáo dục nhưng chưa đạt hiệu quả cao.

2. Điểm mạnh:

Luôn nhận đựoc sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương và các đoàn thể.

3. Điểm yếu:

Nguồn kinh phí của địa phương chi cho giáo dục quá ít.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Huy động các nguồn lực tổ chức cá nhân trên địa phương.

5. Tự đánh giá:

Đạt

Kết luận: Đã phối kết hợp tốt với hội cha mẹ học sinh, các doàn thể, chính

quyền địa phương; huy động được mọi nguồn lực của cộng đồng góp phần xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn. Giáo viên chủ nhiệm liên hệ chặt chẻ với cha mẹ học sinh để phối kết hợp với gia đình giúp đỡ giáo dục học sinh.

Tiêu chí đạt yêu cầu 2.

III. Kết luận.

Bảng tự đánh giá trường tiểu học gồm có 32 tiêu chí trong đó:

- Tiêu chí đạt: 23 chiếm 72%; tiêu chí không đạt: 9 chiếm 28%. Đạt cấp độ 1 .

Một phần của tài liệu HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TH (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w