1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khủng hoảng tài chính

20 2,7K 25
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Trong những năm gần đây, khủng hoảng tài chính đã diễn ra ngày càng liên tục với cường độ mạnh và diễn biến ngày càng phức tạp, gây ra những hậu quả nặng nề đối với các quốc gia và toàn thế giới .

Trang 1

Dàn bài:

A Khái quát chung về khủng hoảng tài chính.

B Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á 1997.

C Khủng hoảng tài chính Mỹ 2008.

D So sánh 2 cuộc khủng hoảng tài chính của

Đông Nam Á 1997 & Mỹ 2008:

E Bài học rút ra cho Việt Nam & cho các

doanh nghiệp:

Trang 2

A

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH???

Khủng hoảng tài chính”:

Trong những năm gần đây, khủng hoảng tài chính đã diễn ra ngày càng liên tục với cường độ mạnh và diễn biến ngày càng phức tạp, gây ra những hậu quả nặng nề đối với các quốc gia và toàn thế giới Nhiều thị trường mới nổi đã trải qua những cuộc khủng hoảng tài chính, có thể nhắc đến như khủng hoảng Mexico 1994, khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, khủng hoảng Acgentina

2001, và cuộc đại khủng hoảng 2008-2009.Cả thế giới đang phải chao đảo gánh chịu hậu quả của cơn bão khủng hoảng tài chính Khủng hoảng đem tới thách thức và cơ hội cho những ai biết nắm bắt thời cơ Nhưng thực chất khủng hoảng tài chính là gì?

1.Khái niệm: Khủng hoảng tài chính là tình trạng tài chính (quỹ) mất cân

đối nghiêm trọng dẫn đến sụp đổ Khủng hoảng tài chính, nói một cách đơn giản, là sự mất khả năng thanh khoản của các tập đoàn tài chính, dẫn tới sự sụp

đổ và phá sản dây chuyền trong hệ thống tài chính

Khủng hoảng tài chính là sự đổ vỡ trầm trọng các bộ phận của thị trường tài chính tiền tệ kéo theo sự vỡ nợ của hàng loạt ngân hàng và tổ chức tài chính do

sự sụt giảm nhanh chóng về giá tài sản Và kết quả cuối cùng của nó là sự đông cứng và bất lực của thị trường tài chính, sự sụt giảm nghiêm trọng các hoạt động kinh tế

Trang 3

Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình Khủng hoảng tài chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá nguồn cung Nhu cầu tiền mặt của người dân hay của nhà đầu tư nước ngoài đã gây sức ép cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính khiến cho hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán có thể sụp đổ Trong nền kinh tế thế giới hiện nay sự lây lan của khủng hoảng tài chính thường đi kèm với sự khủng hoảng kinh tế kéo dài

2 Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính: tùy theo mức độ và phạm vi

mà khủng hoảng tài chính có những dấu hiệu sau:

 Sự giảm giá dây chuyền của các đồng tiền

 Tỷ giá hối đoái tăng độ biến và dây chuyền

 Lãi suất tín dụng gia tăng

 Hệ thống ngân hàng tê liệt

 Thị trường cổ phiếu sụt giá nhanh chóng

 Các hoạt động kinh tế suy giảm

3 Phân loại:

a Khủng hoảng ngân hàng( Banking crisis):

Đây là tình trạng diễn ra khi các khách hàng đồng loạt rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng Vì ngân hàng cho vay phần lớn số tiền gửi vào nên khi khách hàng đồng loạt rút tiền, sẽ rất khó để các ngân hàng có khả năng hoàn trả các khoàn

nợ Sự rút tiền ồ ạt có thể dẫn tới sự phá sản của ngân hàng, khiến nhiều khách hàng mất đi khoản tiền gửi của mình, trừ phi họ được bồi thường nhờ bảo hiểm tiền gửi

Trang 4

Nếu việc rút tiền ồ ạt lan rộng sẽ gây ra khủng hoảng ngân hàng mang tính

hệ thống Cũng có thể hiện tượng trên không lan rộng, nhưng lãi suất tín dụng được tăng lên do lo ngại về sự thiếu hụt trong ngân sách Lúc này, chính các ngân hàng sẽ trở thành nhân tố gây ra khủng hoảng tài chính

Lý thuyết về khủng hoảng ngân hàng cho rằng tính bất ổn( dễ đổ vỡ) của hệ thống ngân hàng bắt nguồn từ những thông tin bất cân xứng – là tình trạng khi một bên trong mối quan hệ kinh tế hay giao dịch có ít thông tin về phía bên kia

b Khủng hoảng tiền tệ (Curency crisis):

Đây còn được gọi là khủng hoảng tỉ giá hối đoái hay cán cân thanh toán nổ

ra khi hoạt động “đầu cơ” tiền tệ dẫn đến sự giảm giá một cách đột ngột của đồng nội tệ hoặc trường hợp buộc các cơ quan có trách nhiệm phải bảo vệ đồng tiền của nước mình bằng cách nâng cao lãi suất hay chi ra một khối lượng lớn ngoại hối

c Khủng hoảng kép (Twin crisis): xảy ra khi khủng hoảng tiền tệ và

khủng hoảng ngân hàng xảy ra đồng thời

d Khủng hoảng nợ nần:

Là cuộc khủng hoảng xảy ra ở các nước đang phát triển vào thập kỉ 80 của

TK XX Có nhiều khả năng đánh giá khả năng thanh toán nguồn vay nước ngoài của một quốc gia, trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất là tỉ lệ thanh toán nợ nước ngoài tức là tỉ lệ giữa nguồn vay nước ngoài cả gốc và lãi mà quốc gia đó trả trong một năm trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của quốc gia đó trong năm

đó hoạc trong năm trước Bình thường chỉ tiêu này dưới 20%, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 20% chứng tỏ lượng vốn vay nước ngoài của quốc gia đố quá lớn

Trang 5

4 Một số cuộc khủng hoảng tiêu biểu trong lịch sử và trong thời gian gần đây:

a> Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009: là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán) diễn ra

từ năm 2007 cho đến tận nay Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp Và bản thân nó lại là nguồn gốc trực tiếp của cuộc

khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2010

b> Khủng hoảng “nợ” tại Hy Lạp: (cuộc khủng hoảng nợ bắt đầu vào tháng 12/2009) Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng nợ bắt nguồn từ những chính sách duy trì đồng euro mạnh và lãi suất quá thấp trong gần thập kỉ qua ở khu vực châu Âu Cuộc khủng hoảng này cũng có tác động đến nền kinh tế Mỹ và Thế Giới

Trang 6

B KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐÔNG NAM Á NĂM 1997:

I Sơ lược:

 Khủng hoảng tài chính châu Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt

đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu

Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á" Cuộc

khủng hoảng này còn thường được gọi là Khủng hoảng tiền tệ châu Á.

Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình Còn Đại lục Trung Hoa, Đài Loan,

Singapore và Việt Nam không bị ảnh hưởng Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật phải kinh qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình

 Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Nam Á" bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Nam Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến

cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ

Trang 7

II Nguyên nhân: gồm bốn nguyên nhân chủ yếu sau:

1

Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém :

Thái Lan và một số nước Đông Nam Á đã cố gắng thực hiện cái mà các nhà kinh tế gọi là Bộ ba chính sách không thể đồng thời Họ vừa cố định giá trị đồng tiền của mình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn (tự do hóa tài khoản vốn) Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên

1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ Để bảo vệ tỷ giá

cố định, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát Chính sách vô hiệu hóa (sterilization policy) đã được áp dụng để chống lạm phát vô hình chung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế

Vào giữa thập niên 1990, Hàn Quốc có nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối tốt ngoại trừ việc đồng Won Hàn Quốc không ngừng lên giá với Dollar Mỹ trong thời kỳ từ sau năm 1987 Điều này làm cho tài khoản vãng lai của Hàn Quốc suy yếu vì giá hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trên thị trường hàng hóa quốc tế tăng Trong hoàn cảnh đó, Hàn Quốc lại theo đuổi một chế độ tỷ giá hối đoái neo lỏng lẻo và chính sách tự do hóa tài khoản vốn Vì thế, thâm hụt tài khoản vãng lai được bù đắp lại bằng việc các ngân hàng của nước này đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro

Năm 1994, nhà kinh tế Paul Krugman của trường đại học Princeton, (lúc

đó còn ở MIT), cho đăng bài báo tấn công ý tưởng về "thần kỳ kinh tế Đông Á" Ông ta cho rằng: Sự tăng trưởng kinh tế của Đông Á, trong quá khứ, là do kết quả của đầu tư theo hình thức tư bản, dẫn tới sự tăng năng suất lao động Trong khi đó, năng suất tổng nhân tố lại chỉ được nâng lên ở một mức độ rất nhỏ, hoặc hầu như giữ nguyên Krugman cho rằng việc chỉ tăng trưởng năng suất tổng nhân tố không thôi, mà không cần đầu tư vốn, đã có thể mang lại sự thịnh vượng dài hạn Krugman có thể được nhiều người coi như một nhà tiên tri sau khi khủng hoảng tài chính lan rộng, tuy nhiên chính ông ta cũng đã từng phát biểu rằng ông ta không dự đoán cơn khủng hoảng hoặc nhìn trước được chiều sâu của nó

2.

Các dòng vốn nước ngoài kéo vào

Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nền cao quá mức Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á

Trang 8

Ngoài ra, những xúc tiến đầu tư của chính phủ và những bảo hộ ngầm của chính phủ cho các thể chế tài chính cũng góp phần làm các công ty ở châu Á bất chấp mạo hiểm để đi vay ngân hàng trong khi các ngân hàng bắt chấp mạo hiểm

để đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro (Hiện tượng thông tin phi đối xứng dẫn tới lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức.)

3.

Tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt :

Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á

Những nguyên nhân sâu xa nói trên rồi cũng bộc lộ Thị trường bất động sản của Thái Lan đã vỡ Một số thể chế tài chính bị phá sản Người ta không còn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định Khi phát hiện thấy những điểm yếu chết người trong nền kinh tế của các nước châu Á, một số thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành tấn công tiền tệ châu Á Các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra Nguyên nhân trực tiếp nữa của khủng hoảng là năng lục xử lý khủng hoảng yếu kém Nhiều nhà kinh tế cho rằng khi mới bị tấn công tiền tệ, đáng lẽ các nước châu Á phải lập tức thả nổi đồng tiền của mình chứ không nên cố sức bảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt cả dự trữ ngoại hối nhà nước

mà lại càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài

Ngoại trưởng 10 nước ASEAN lúc đó tin rằng, việc liên kết các hệ thống tiền tệ chặt chẽ là một nỗ lực thận trọng nhằm củng cố vững chắc các nền kinh

tế ASEAN Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 30 diễn ra tại Subang Jaya,

Malaysia đã thông quan một Tuyên bố chung vào ngày 25 tháng 7 năm 1997 nêu

rõ mối quan ngại sâu sắc và kêu goi các nước ASEAN cần hợp tác chặt chẽ hơn nhằm bảo vệ và tăng cường lợi ích của ASEAN trong giai đoạn này Ngẫu nhiên

là trong cùng ngày này, các Ngân hàng Trung ương của hầu hết các nước chịu tác động của khủng hoảng đã gặp nhau tại Thượng Hải trong Hội nghị cấp cao Đông Á Thái Bình dương EMEAP, và thất bại trong việc đưa ra một biện pháp

Dàn xếp cho vay mới Trước đó một năm, Bộ trưởng Tài chính của các nước này cũng đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chínhAPEC lần thứ 3 tại Kyoto, Nhật Bản vào ngày 17 tháng 3 năm 1996, và theo như Tuyên bố chung, các bên đã không thể nhân đôi được Quỹ tài chính phục vụ cho Hiệp định chung về cho vay

và Cơ chế Tài chính trong tình trạng khẩn cấp Vì vậy, cuộc khủng hoảng có thể xem như một thất bại trong việc xây dựng năng lực phù hợp kịp thời, thất bại trong việc ngăn chặn sự lôi kéo tiền tệ

Một số nhà kinh tế lại chỉ trích chính sách tài chính thắt chặt của IMF được áp dụng ở các nước xảy ra khủng hoảng càng làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng

Trang 9

4 Những thay đổi bất lợi của kinh tế thế giới:

Nhật Bản, một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của các nước châu Á bị trì trệ từ đầu thập niên 1990 Nhân dân tệ được định giá thấp so với Dollar Mỹ từ năm 1994 cùng nhiều nhân tố khác làm cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn so với hàng xuất khẩu cùng loại của Đông Nam Á

Trong khi đó, nền kinh tế của Mỹ đang được khôi phục lại sau tình trạng suy thoái đầu những năm 1990, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ bắt đầu nâng lãi suất của Mỹ lên để ngăn chặn lạm phát Việc này làm cho Mỹ trở thành một thị trường hấp dẫn đầu tư hơn so với các nước ở Đông Nam Á, và do đó hấp dẫn những luồng vốn đầu tư ngắn hạn thông qua lãi suất ngắn hạn cao và làm tăng giá đồng Dollar Mỹ Và do đồng tiền của các nước Đông Nam Á được neo vào Dollar Mỹ, nên xuất khẩu của các nước này trở nên kém cạnh tranh Từ mùa Xuân năm 1996, tăng trưởng trong xuất khẩu Đông Nam Á giảm xuống một cách nhanh chóng, làm suy yếu tài khoản vãng lai của họ

III Diễn biến khủng hoảng ở một số nước

trong khu vực Đông Nam Á:

1.

Thái Lan :

Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 9% Cuối năm 1996, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của

Trang 10

IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh

tế có thể không giữ được lâu Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có sự điều chỉnh Cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm đi

Ngày 14 tháng 5 và ngày 15 tháng 5 năm 1997, đồng baht Thái bị tấn công đầu cơ quy mô lớn Ngày 30 tháng 6, thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá baht, song rốt cục lại thả nổi baht vào ngày 2 tháng 7 Baht ngay lập tức mất giá gần 50% Vào tháng 1 năm 1998, nó

đã xuống đến mức 56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm

1997 Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản Ngày 11 tháng 8, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ dollar

Mỹ cho Thái Lan Ngày 20 tháng 8, IMF thông qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ dollar

2.

Philippines :

Sau khi khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, ngày 3 tháng 7 ngân hàng trung ương Philippines đã cố gắng can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ đồng peso bằng cách nâng lãi suất ngắn hạn (lãi suất cho vay qua đêm) từ 15% lên 24% Đồng peso vẫn mất giá nghiêm trọng, từ 26 peso ăn một dollar xuống còn 38 vào năm 2000 và còn 40 vào cuối khủng hoảng

Khủng hoảng tài chính nghiêm trọng thêm do khủng hoảng chính trị liên quan tới các vụ bê bối của tổng thống Joseph Estrada Do khủng hoảng chính trị, vào năm 2001, Chỉ số Tổng hợp PSE của thị trường chứng khoán Philippines giảm xuống còn khoảng 1000 điểm từ mức cao khoảng 3000 điểm hồi năm

1997 Nó kéo theo việc đồng peso thêm mất giá

Giá trị của đồng peso chỉ được phục hồi từ khi Gloria Macapagal-Arroyo

lên làm tổng thống

3.

Malaysia :

Ngay sau khi Thái Lan thả nổi đồng Baht (ngày 2 tháng 7 năm 1997), đồng Ringgit của Malaysia và thị trường chứng khoán Kuala Lumpur lập tức bị sức ép giảm giá mạnh Ringgit đã giảm từ mức 3,75 Ringgit/Dollar Mỹ xuống còn 4,20 Ringgit/Dollar Phần lớn sức ép giảm giá đối với Ringgit là từ việc buôn bán đồng tiền này trên thị trường tiền ở nước ngoài Những người tham gia thị trường tiền duy trì tài khoản bằng đồng Ringgit ở trạng thái bán ra nhiều hơn mua vào với dự tính về sử giảm giá của đồng Ringgit trong tương lai Kết quả là lãi suất trong nước của Malaysia giảm xuống khuyến khích dòng vốn chảy ra nước ngoài Lượng vốn chảy ra đạt tới mức 24,6 tỷ Ringgit vào quý hai và quý

ba năm 1997

Ngày đăng: 09/04/2013, 22:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w