1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý vốn công ty cổ phần HÃNG SƠN ĐÔNG Á

90 377 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 794 KB

Nội dung

Trường ĐH BK HN Khoa Kinh tế và quản lý MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VCSH : Vốn chủ sở hữu LNTT : Lợi nhuận trước thuế LNTLV : Lợi nhuận trước lãi vay LNST : Lợi nhuận sau thuế HTK : Hàng tồn kho SXKD : Sản xuất kinh doanh HSĐA : Hãng sơn Đông Á NNH : Nợ ngắn hạn NDH : Nợ dài hạn TSNH : Tài sản ngắn hạn TSDH : Tài sản dài hạn NVNH : Nguồn vốn ngân hàng XDCB : Xây dựng cơ bản NVL : Nguyên vật liệu CPQL : Chi phí quản lý Đồ án tốt nghiệp SV: Lê văn Hiệp Lớp QTTC Trường ĐH BK HN Khoa Kinh tế và quản lý DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ BẢNG SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á Error: Reference source not found Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Error: Reference source not found Sơ đồ 3: Kênh tiêu thụ trực tiếp Error: Reference source not found Sơ đồ 4: Kênh tiêu thụ gián tiếp 1 Error: Reference source not found Sơ đồ 5 : Kênh tiêu thụ gián tiếp 2 Error: Reference source not found BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Sự tăng trưởng của doanh thu so với lợi nhuận sau thuế Error: Reference source not found Biều đồ 2: Sự tăng trưởng của nguồn vốn Error: Reference source not found Biểu đồ 3 : Tài sản và cơ cấu nguồn tài trợ Error: Reference source not found Biểu đồ 4 : Vốn chủ sở hữu Error: Reference source not found Biểu đồ 5 : Các khoản phải trả 62 Biểu đồ 6 : Tài sản và cơ cấu nguồn tài trợ Đồ án tốt nghiệp Lớp QTTC Trường ĐH BK HN Khoa Kinh tế và quản lý LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Vốn là toàn bộ giá trị tài sản mà doanh nghiệp sử dụng để sản xuất kinh doanh. Vốn được hình thành thông qua huy động nguồn vốn. Huy động nguồn vốn đầy đủ với cơ cấu hợp lý là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho thành công của kế hoạch tài chính. Kế hoạch tài chính lại là một bộ phận rất quan trọng của kế hoạch SXKD. Vì vậy, kế hoạch SXKD của doanh nghiệp có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn. Điều này còn được lý giải như sau: - Nguồn vốn là nguồn gốc hình thành lên giá trị tài sản của doanh nghiệp. Giá trị tài sản của doanh nghiệp chính là vốn - một trong ba nguồn lực cơ bản của mọi quá trình SXKD: Vốn, đất đai – tài nguyên, lao động. - Theo quan điểm marketing, vốn hay tiền là một trong bốn yếu tố quan trọng để sản xuất và kinh doanh - 4M: money ( vốn ), man (nhân lực), machine (máy móc, market (thị trường). Thực trạng tài chính của công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á cho thấy nguồn vốn không đầy đủ, hoặc cơ cấu vốn không hợp lý có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình SXKD. Mức độ ảnh hưởng không chỉ dừng lại ở việc làm giảm hiệu quả SXKD mà còn gây nên những khó khăn tài chính nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn đến phá sản doanh nghiệp. Trên cơ sở lý luận, xác định nguồn vốn cho kinh doanh là một trong ba vấn đề cơ bản nhất của quản trị tài chính doanh nghiệp và nó quyết định hiệu quả tài chính. Ba vấn đề đó là: + Lựa chọn dự án đầu tư (đầu tư vào đâu ? đầu tư như thế nào ?). + Xác định nguồn vốn cho kinh doanh (cách thức nào tài trợ cho dự án đầu tư ? ). + Quản lý hoạt động tài chính: Ngân quỹ, vốn lưu động, vốn cố định … Nội dung xác định nguồn vốn cho SXKD bao gồm đảm bảo đủ nguồn Đồ án tốt nghiệp 1 Lớp QTTC Trường ĐH BK HN Khoa Kinh tế và quản lý vốn với cơ cấu hợp lý để tài chợ cho tài sản của doanh nghiệp. 1. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề xuất giải pháp và kiến nghị đổi mới công tác quản lý nguồn vốn, góp phần ổn định tài chính và nâng cao hiệu quả SXKD tại công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á . Đồ án nghiên cứu vấn đề nguồn vốn và công tác quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2011. 2. Phương pháp nghiên cứu Đồ án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu. Trong đó, chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp tổng hợp, phân tích so sánh, sử dụng các phương pháp của nghiệp vụ kế toán thống kê, khảo sát thực tế … Với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình vào những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại doanh nghiệp, công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á đang đứng trước những thách thức như trên nên vấn đề đặt ra đối với ban lãnh đạo công ty là cần phải làm gì để giải quyết được những vấn đề trên nhằm đưa doanh nghiệp thắng trong cạnh tranh, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay. Đứng trước những thách thức đó, sau một quá trình thực tập tại công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á, cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Dương Văn An, các cô chú, anh chị trong công ty lên em đã chọn đề tài: “ Xây dựng Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn của công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á” Em hi vọng rằng với bài viết này mình có thể chỉ ra được những tồn tại trong công ty, trên cơ sở đó nhằm đưa ra những ý kiến, kiến nghị góp phần nâng cao hơn nữa về hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại công ty. 3. Kết cấu của đồ án Ký hiệu viết tắt. Mở đầu. Đồ án tốt nghiệp 2 Lớp QTTC Trường ĐH BK HN Khoa Kinh tế và quản lý Phần 1. Cơ sở lý thuyết về quản lý nguồn vốn . Phần 2. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn của công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á. Phần 3. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn của công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á. Kết luận. Danh mục tài liệu tham khảo. Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo Th.S Dương Văn An cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa kinh tế và quản lý trường ĐHBK Hà Nội đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong thời gian thực tập và nghiên cứu đồ án này. Em cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo công ty cùng các cô chú, anh chị công tác tại công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á, đặc biệt là các cô chú anh chị phòng tài chính kế toán của công ty đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện bài viết này. Hà Nội ngày 15 tháng 11 năm 2011 Sinh viên : Lê Văn Hiệp Đồ án tốt nghiệp 3 Lớp QTTC Trường ĐH BK HN Khoa Kinh tế và quản lý PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN 1.1. Khái niệm và phân loại nguồn vốn 1.1.1 Khái niệm nguồn vốn Nguồn vốn là nguồn gốc hình thành giá trị tài sản của doanh nghiệp, thể hiện các khoản nợ của doanh nghiệp đối với chủ nợ và chủ sở hữu. Theo kinh tế học vi mô thì một quá trình sản xuất bao gồm các yếu tố đầu vào cơ bản và tối thiểu sau: Đất đai, lao động và nguồn vật chất với các ký hiệu tương ứng là L, Ld, K. K ở đây chính là các nguồn lực vật chất như máy móc, nguyên liệu, nhiên liệu… Khi quan sát trực quan ta có thể thấy hình thái vật chất rõ ràng của K. Nhưng xét trên khía cạnh quản lý tài chính thì ta còn quan tâm nguồn gốc của K. Là một nguồn lực khan hiếm, K luôn có giá trị và giá cả như các loại hàng hoá khác và khi mua nó thì người ta cần tiền và khi nói đến tiền thì phải nghĩ ngay đến nguồn tài trợ hay nguồn vốn. Vậy nguồn vốn là nguồn hình thành của tư bản nói lên phương thức tài trợ cho tư bản. Xét một bảng cân đối tài sản, nguồn vốn là các khoản mục nằm bên phải bảng cân đối tài sản thể hiện các khoản nợ (đối với chủ nợ và chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để hình thành các tài sản. Tổng nguồn vốn tức tổng các khoản nợ bao giờ cũng bằng nhau. Bất kỳ sự tăng lên nào của tài sản đều phải được tài trợ qua sự tăng lên của một hay nhiều yếu tố của nguồn vốn. Theo cách ghi chép kế toán thì nguồn vốn được ghi chép thành các khoản mục như: Vốn góp chủ sở hữu (vốn góp hay cổ phiếu thường); lợi nhuận giữ lại; các khoản nợ dài và ngắn hạn; các khoản phải trả và nợ trích trước…Vậy nguồn vốn là các khoản nợ (đối với chủ nợ và chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để hình thành các tài sản. Nó nói lên nguồn gốc của giá trị tài sản. Đồ án tốt nghiệp 4 Lớp QTTC Trường ĐH BK HN Khoa Kinh tế và quản lý 1.1.2. Phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp a. Phân loại nguồn vốn theo thời hạn Một trong các đặc điểm của nguồn vốn là tính thời hạn. Dựa trên đặc điểm này người ta phân loại nguồn vốn theo thời hạn như sau: • Nguồn vốn dài hạn: Là nguồn vốn có thời hạn hoàn trả trên một năm hoặc không có thời hạn hoàn trả. Nguồn vốn này bao gồm vốn góp chủ sở hữu (vốn góp hay cổ phiếu thường): Cổ phiếu ưu tiên, lợi nhuận giữ lại, các khoản nợ dài hạn do phát hành trái phiếu hoặc vay ngân hàng; thuê thiết bị… Đặc điểm: Nguồn vốn dài hạn được huy động dưới hình thức vốn góp chủ sở hữu, lợi nhuận để lại hoặc vốn vay… Và được sử dụng chủ yếu để tài trợ tài sản cố định. Lãi suất của nguồn vốn dài hạn thường cao và khó khăn hơn khi vay vốn do tính rủi ro cao hơn. Lãi suất có thể là lãi suất cố định hoặc lãi suất mềm trên cơ sở lãi suất LIBOR/ SBOR + %. • Nguồn vốn ngắn hạn: Là nguồn vốn có thời hạn hoàn trả từ một năm trở xuống. Nguồn vốn này bao gồm các khoản trích phải trả (lương, thuế, bảo hiểm…); Phải trả người bán ( tín dụng nhà cung cấp ); vay ngắn hạn ngân hàng hoặc tài khoản thấu chi ( bank overdraft ); trái phiếu ngắn hạn… Đặc điểm: Nguồn vốn ngắn hạn được huy động dưới hình thức vay nợ và sử dụng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn ( một phần hoặc toàn bộ tuỳ theo quan điểm của nhà quản lý tài chính ). Lãi suất của nguồn vốn ngắn hạn thường thấp và dễ dàng vay vốn vì ít rủi ro cho vay… Trên bảng cân đối kế toán các khoản vay ngắn hạn thường bị trừ vào tài sản ngắn hạn để thể hiện thành khoản mục tài sản ngắn hạn ròng. b. Phân loại nguồn vốn theo tính chất sở hữu Một đặc điểm khác là nguồn vốn luôn gắn với tính chất sở hữu. Mỗi nguồn vốn thuộc sở hữu khác nhau sẽ khác nhau về thời hạn, rủi ro và chi phí sử dụng. • Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn do chủ sở hữu góp dưới hình thức góp vốn, phát hành cổ phiếu thường hay góp vốn đầu tư, lợi nhuận giữ lại… Đồ án tốt nghiệp 5 Lớp QTTC Trường ĐH BK HN Khoa Kinh tế và quản lý Đặc điểm: Nguồn vốn CSH có thời hạn không xác định. Chỉ khi doanh nghiệp hết thời hạn hoạt động hay phá sản thì chủ sở hữu mới có cơ hội lấy lại phần vốn góp của mình. Trong các loại nguồn vốn của doanh nghiệp thì rủi ro đối với vốn CSH là cao nhất do CSH chỉ được nhận lợi tức nếu doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải tất cả các chi phí kể cả lãi vay và thuế thu nhập, đồng thời khi doanh nghiệp phá sản thì CSH là người cuối cùng nhận lại vốn góp. Tuy vậy, cũng giống như vay nợ vốn CSH có thể làm giảm rủi ro tài chính cho doanh nghiệp nếu được cơ cấu tối ưu vì nó là cơ sở cho quyết định tài trợ của các bên cho vay tránh các chủ nợ đồng loạt rút vốn do tỷ trọng vốn chủ không đảm bảo an toàn. Xét trên một khía cạnh khác thì vốn CSH có tính hai mặt: Một mặt làm thu hẹp tỷ suất lợi nhuận nếu doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Các dự án đầu tư đem lại tỷ lệ hoàn vốn cao hơn chi phí lãi vay của thị trường; đáng lẽ doanh nghiệp nên đi vay và chịu chi phí vốn thấp nhưng doanh nghiệp lại gọi vốn góp và lợi nhuận bị chia sẻ cho các CSH góp vốn. Ảnh hưởng đến quyền lợi của các CSH cũ. Mặt khác, vay nợ có thể làm cho thua lỗ giảm đi tránh nguy cơ mất vốn phá sản nếu doanh nghiệp đang thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp vì trút được gánh nặng chi phí lãi. Vốn CSH có chi phí sử dụng cao hơn so với vay nợ vì tính rủi ro cho CSH cao hơn đối với chủ nợ trên cả hai mặt lợi tức và thu hồi vốn. • Nguồn vốn vay: Nguồn vốn vay không thuộc sở hữu của CSH mà do chiếm dụng hoặc đi vay dưới hình thức chiếm dụng vốn của người bán, phát hành trái phiếu, vay ngân hàng… Đặc điểm: Nguồn vốn vay có thời hạn rõ ràng. Trên cơ sở thời hạn có thể chia ra thành vốn vay dài hạn và vốn vay ngắn hạn. Nguồn vốn vay làm giảm rủi ro của CSH vì khi doanh nghiệp phá sản rủi ro mất vốn được chia sẻ cùng các chủ nợ, chủ doanh nghiệp không phải chịu một mình. Tuy vậy, nguồn vốn vay làm tăng rủi ro đối với doanh nghiệp vì Đồ án tốt nghiệp 6 Lớp QTTC Trường ĐH BK HN Khoa Kinh tế và quản lý khi vay nợ doanh nghiệp phải kiếm đủ lợi nhuận trang trải chi phí lãi vay trước khi tính đến phần lợi nhuận dành cho CSH . Hơn nữa không có gì đảm bảo cho doanh nghiệp có được luồng tiền như ý để có thể trả nợ vay đúng hạn. Xét trên một khía cạnh khác thì vốn vay là công cụ có tính hai mặt : Một mặt là khuếch đại tỷ suất lợi nhuận nếu doanh nghiệp làm ăn hiệu quả các dự án đầu tư từ vốn vay, đem lại tỷ lệ hoàn vốn cao hơn chi phí lãi vay và phần chênh được bổ sung cho lợi nhuận của CSH; mặt khác vay nợ có thể làm cho thua lỗ thêm nặng nề nếu doanh nghiệp đang thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp vì phải đeo gánh nặng chi phí lãi. Nguồn vốn vay có chi phí sử dụng thấp hơn so với nguồn vốn CSH vì tính rủi ro cho người vay thấp hơn so với rủi ro của nguồn vốn CSH đem lại cho chủ doanh nghiệp ( lãi suất phát sinh nợ đến hạn của nợ vay là khoản công nợ phải trả khi đến hạn nếu chủ doanh nghiệp không muốn phá sản. Còn chủ doanh nghiệp là người cuối cùng được hưởng lãi đồng thời đầu tiên bị mất vốn nếu doanh nghiệp phá sản ). 1.1.3. Một số nguồn vốn của doanh nghiệp Phần trên như chúng ta đã thấy nguồn vốn được phân loại theo hai tiêu thức là thời hạn và sở hữu. Sau đây tác giả xin trình bày cụ thể một số nguồn vốn. Mỗi nguồn vốn với các tính chất khác nhau về thời gian và tính chất sở hữu sẽ mang những đặc điểm riêng ngoài những tính chất chung đã đề cập ở trên. a. Nguồn vốn chủ sở hữu (CSH) + Nguồn vốn góp của chủ sở hữu Đây là nguồn vốn quan trọng nhất với ý nghĩa là nguồn lực tài chính để khởi sự một doanh nghiệp. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà nguồn vốn này hình thành trên những cơ sở khác nhau. • Doanh nghiệp tư nhân: Do chủ sở hữu duy nhất góp. Tuy vậy, trách nhiệm lại là vô hạn, tức chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm tài sản bằng Đồ án tốt nghiệp 7 Lớp QTTC Trường ĐH BK HN Khoa Kinh tế và quản lý toàn bộ tài sản của cá nhân mình chứ không dừng lại ở phần vốn góp trong doanh nghiệp. • Công ty hợp danh: Do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp. Sở hữu của mỗi thành viên trong công ty sẽ tương ứng với phần vốn góp. Trách nhiệm tài sản trong công ty hợp danh có thể là vô hạn với mọi thành viên công ty, tức chủ nợ. Có thể đòi nợ bất cứ thành viên công ty nào hoặc một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn và gọi là thành viên nhận vốn, còn các thành viên khác chịu trách nhiệm hữu hạn và gọi là thành viên góp vốn. • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Do các thành viên công ty đóng góp. Trách nhiệm tài sản của các thành viên công ty là hữu hạn trong phần vốn góp của mình. Sở hữu trong công ty TNHH cũng tương ứng với phần vốn góp của các thành viên. • Công ty cổ phần: Do các cổ đông đóng góp khi thành lập công ty hoặc trong quá trình hoạt động. Đặc điểm của công ty cổ phần là vốn CSH được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Mỗi cổ phần biểu hiện thông qua một tờ giấy chứng nhận gọi là cổ phiếu. Hiện nay cổ phiếu ghi sổ phổ biến ở các nước phát triển. Người nắm giữ cổ phiếu do tham gia góp vốn hoặc mua lại gọi là cổ đông. Cũng giống như công ty TNHH cổ đông trong công ty cổ phần chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong số cổ phần của mình. + Lợi nhuận giữ lại Là phần còn lại của lợi nhuận sau thuế sau khi chi trả cổ tức hay lãi cho các CSH. Đây là một trong các nguồn tài trợ nội bộ quan trọng nhất vì nó là nguồn tài trợ cơ bản, lâu dài và vững chắc. Về thực chất đây là tái đầu tư lợi nhuận. Về hình thức ở công ty cổ phần việc tái đầu tư lợi nhuận thường thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu mới phát hành tương ứng với giá trị của lợi nhuận giữ lại. Việc này có các ưu điểm như: - Tận dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (có thể được hoàn thuế tái đầu tư). - Khác với trả cổ tức bằng tiền mặt, các cổ đông không phải nộp thuế Đồ án tốt nghiệp 8 Lớp QTTC [...]... công tác quản lý nguồn vốn tại Công ty Cổ Phần Hãng Sơn Đông Á Đồ án tốt nghiệp 26 Lớp QTTC Trường ĐH BK HN Khoa Kinh tế và quản lý PHẦN 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÃNG SƠN ĐÔNG Á 2.1 Công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á và công tác quản lý nguồn vốn tại công ty 2.1.1 Sự ra đời và lĩnh vực hoạt động của công ty Tên gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN HÃNG SƠN ĐÔNG Á Tên giao dịch: DONG A PAINT... nguồn vốn, quản lý nguồn vốn tối ưu… Đồ án cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp cũng như các tiêu thức trực tiếp để đánh giá một cơ cấu nguồn vốn tối ưu… Các vấn đề lý thuyết này sẽ được vận dụng trong phần hai để làm sáng tỏ thực trạng quản lý nguồn vốn của Công ty Cổ Phần Hãng Sơn Đông Á, làm cơ sở của đồ án đề xuất biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn. .. hành khách Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh + Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ 1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯ KÝ HĐQT HĐQT BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH NHÀ MÁY SX PHÒNG TC-HC PHÒNG TC-KT PHÒNG KH-KT CN MIỀN TRUNG CN MIỀN NAM PHÒNG KINH DOANH (Nguồn: Công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á) Đồ án tốt nghiệp 30 Lớp QTTC... 22.000.000.000 của công ty Phát hành cho cổ đông hiện hữu của công ty (Nguồn: công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á)  Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Hãng sơn Đông Á được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành mới nhất số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Các hoạt động của công ty tuân thủ luật doanh nghiệp, các luật khác có... tác dụng với lượng nhỏ khách hàng có điều kiện, ở khu vực lân cận nhà máy hoặc những khách hàng có nhu cầu mua lớn  Kênh phân phối gián tiếp Hiện nay công ty đang sử dụng hai kênh tiêu thụ gián tiếp là: Sơ đồ 4: Kênh tiêu thụ gián tiếp 1 Công ty cp Hãng Sơn Đông Á Chi nhánh đại lý Người tiêu dung Sơ đồ 5 : Kênh tiêu thụ gián tiếp 2 Công ty cp Hãng Sơn Đông Á Đồ án tốt nghiệp Đại lý cấp 1 32 Đại lý. .. luận quản lý nguồn vốn tối ưu là quản lý nguồn vốn làm cân bằng rủi ro và lãi suất làm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và tại đó chi phí vốn Đồ án tốt nghiệp 25 Lớp QTTC Trường ĐH BK HN Khoa Kinh tế và quản lý là thấp nhất Tóm lại, phần một của đồ án đã khái quát các vấn đề lý thuyết về nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp và đồ án cũng làm sáng tỏ các khái niệm căn bản như: Nguồn vốn, quản lý. .. tế và quản lý thu nhập cá nhân - Không mất chi phí phát hành cổ phiếu mới và tạo tâm lý đầu tư tốt cho cổ đông nhằm tăng giá cổ phiếu b Nguồn vốn vay + Phát hành trái phiếu dài hạn (chứng khoán nợ ) Chứng khoán nợ là hình thức vay nợ dài hạn do công ty phát hành với lãi suất ổn định trả hàng năm hay sáu tháng Người mua chứng khoán nợ trở thành chủ nợ dài hạn của công ty Chứng khoán nợ khác với cổ phiếu... cơ cấu nguồn vốn tối ưu chúng ta chỉ xem xét khái niệm quản lý nguồn vốn theo tính chất sở hữu Quản lý nguồn vốn (nói đầy đủ là quản lý nguồn vốn theo tính chất sở hữu nhưng tác giả xin nói ngắn gọn là quản lý nguồn vốn ) của một doanh nghiệp là sự kết hợp các nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay theo những tỷ lệ nhất định để tài trợ cho tổng tài sản Trong khái niệm quản lý nguồn vốn trên, vốn vay sẽ không... Công ty Cổ phần Hãng sơn Đông Á là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, Điều lệ công ty và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan Tháng 1/2008 Công ty tiến hành khởi công xây dựng Nhà xưởng và mua sắm máy móc thiết bị Đến tháng 8/2008 Công ty tiến hành sản xuất, đưa sản phẩm ra thị trường Đồ án tốt nghiệp 28 Lớp QTTC Trường ĐH BK HN Khoa Kinh tế và quản. .. cấu nguồn vốn của doanh nghiệp - Loại hình doanh nghiệp: Loại hình doanh nghiệp ảnh hưởng đến quyết định cơ cấu nguồn vốn trên hai mặt pháp lý và kinh tế Về pháp lý, luật pháp thường quy định các hình thức huy động vốn tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp như chỉ các công ty cổ phần và các tổng công ty lớn mới có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu vay nợ…Về kinh tế, loại hình doanh Đồ án tốt nghiệp . Cơ sở lý thuyết về quản lý nguồn vốn . Phần 2. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn của công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á. Phần 3. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn. pháp và kiến nghị đổi mới công tác quản lý nguồn vốn, góp phần ổn định tài chính và nâng cao hiệu quả SXKD tại công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á . Đồ án nghiên cứu vấn đề nguồn vốn và công tác quản. Trách nhiệm tài sản của các thành viên công ty là hữu hạn trong phần vốn góp của mình. Sở hữu trong công ty TNHH cũng tương ứng với phần vốn góp của các thành viên. • Công ty cổ phần: Do các cổ

Ngày đăng: 09/06/2015, 13:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w