Ki nang cong tac chu nhiem

80 114 1
Ki nang cong tac chu nhiem

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KỸ NĂNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Hoàng Văn Thiệp Trường THPT Nguyễn Trãi – Vũ Thư – Thái Bình MỤC LỤC NỘI DUNG Trang A. Mở đầu 2 B. Cơ sở lý luận: 3 C. Cơ sở thực tiễn: 3 D. Giải quyết vấn đề: 4 PHẦN I: GIÁO VIÊN I- Nhiệm vụ của giáo viên: 4 II- Quyền của giáo viên: 5 III- Các hành vi bị cấm đối với giáo viên: 5 PHẦN II: HỌC SINH I- Nhiệm vụ của học sinh trung học: 6 II- Các hành vi cấm đối với học sinh: 6 III- Các hình thức xử lý vi phạm: 6 IV- Đánh giá xếp loại học sinh: 6 PHẦN III: NỘI DUNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM I- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm: 10 II- Lập hồ sơ điều tra lý lịch để phân loại học sinh: 15 III- Tổ chức nhân sự: 17 IV- Xây dựng nền nếp: 20 V- Xây dựng mối quan hệ hữu cơ với bên ngoài: 27 VI- Công tác giáo dục học sinh khó khăn: 29 VII- Cách thức tổ chức một số hoạt động: 1- Họp phụ huynh học sinh: 31 2- Tổ chức đại hội chi đoàn: 32 3-Tổ chức sinh hoạt lớp: 44 4- Tổ chức hoạt động ngoại khoá: 51 5- Tổ chức một buổi lao động: 56 6- Quy trình xử lý học sinh vi phạm nội quy: 57 7- Quy trình đề nghị khen thưởng: 57 PHẦN IV: MỘT SỐ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM 58 PHẦN V: ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NĂM TRIỂN KHAI 75 E. Kết luận: 80 1 KỸ NĂNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Hoàng Văn Thiệp Trường THPT Nguyễn Trãi – Vũ Thư – Thái Bình A- MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc – Danh nhân văn hoá thế giới đã nói: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.Lời dạy của người là một chân lý vĩnh hằng nhắc nhở mỗi chúng ta ai ai cũng phải quan tâm chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Quan điểm chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam lấy giáo dục là quốc sách, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Đứng trước những thách thức, đòi hỏi của xã hội, Luật Giáo dục nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã chỉ rõ “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để đạt được mục tiêu giáo dục đòi hỏi phải có sự vào cuộc của toàn xã hội, sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình – Nhà trường – Xã hội. Ở mỗi cấp học, vị trí vai trò của nhà trường là khác nhau, ở cấp THPT thì vị trí của nhà trường giữ vai trò trung tâm cho sự hoàn thiện nhân cách của học sinh vì vậy nâng cao chất lượng đội ngũ là bước then chốt của đổi mới quá trình dạy học. Hy vọng rằng đề tài “Kỹ năng công tác chủ nhiệm ở trường THPT” sẽ giúp ích cho các thầy cô bổ sung vào kinh nghiệm để tổ chức quản lý học sinh đạt kết quả cao. 2 KỸ NĂNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Hoàng Văn Thiệp Trường THPT Nguyễn Trãi – Vũ Thư – Thái Bình B- CƠ SỞ LÝ LUẬN GVCN là người thay mặt hiệu trưởng đảm nhận vai trò chủ đạo trong việc quản lý, tổ chức, giáo dục học sinh trong một lớp. Tập thể học sinh lớp là tế bào hữu cơ của tập thể nhà trường. Sự trưởng thành của tập thể học sinh lớp gắn liền với sự phát triển của nhà trường. Một tập thể học sinh lớp phát triển sẽ là phương tiện giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục phẩm chất đạo đức. Một tập thể học sinh lớp tốt sẽ tiếp nhận những ảnh hưởng từ bên ngoài một cách chủ động, có chọn lọc, tiếp thu cái tốt, cái tiến bộ, loại bỏ cái xấu, cái lạc hậu. Một tập thể học sinh tốt sẽ đem đến cho mỗi cá nhân học sinh những tình cảm tốt đẹp về tình bạn, về những chuẩn mực đạo đức, về đời sống tâm lý phong phú, lành mạnh. Tập thể học sinh là môi trường hết sức thuận lợi để các em thi đua học tập, vui chơi, thể hiện các khả năng, sự chủ động sáng tạo của mình. Trong quá trình hoạt động cùng nhau giữa các thành viên sẽ nảy sinh mối quan hệ liên nhân cách, những cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong học tập và rèn luyện sẽ trở thành tấm gương để các em noi theo, những học sinh có những biểu hiện xấu sẽ được tập thể giáo dục điều chỉnh hành vi ứng xử cho phù hợp. Mục đích của xây dựng tập thể học sinh lớp là để tạo ra sự liên kết các học sinh trong lớp, thành một tập thể học sinh hoàn thiện để chính tập thể học sinh này trở thành phương tiện giáo dục góp phần biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, quá trình quản lý thành quá trình tự quản lý. GVCN lớp là người trực tiếp tổ chức xây dựng tập thể học sinh lớp vì vậy mỗi giáo viên chủ nhiệm cần có những kỹ năng cơ bản để thực hiện tốt công việc được giao. C- CƠ SỞ THỰC TIỄN - Công tác chủ nhiệm lớp là rất quan trọng giúp cho Ban giám hiệu tối ưu hoá quá trình quản lý thế nhưng Ngành giáo dục chưa có học phần đào tạo GVCN khiến cho các thày cô làm công tác chủ nhiệm phải tự tìm tòi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân mình. - Thực tế trường THPT Nguyễn Trãi - Vũ Thư có 38 lớp tương ứng cùng với số đó GVCN hàng năm. Đại đa số GVCN được lựa chọn đều có kinh nghiệm lâu năm song vẫn còn một số ít GVCN chưa hiểu rõ về nhiệm vụ, về những công việc mình phải làm, cách thức tổ chức các hoạt động cho lớp… - Với tình cảm của người học sinh cũ trường THPT Nguyễn Trái mong muốn được góp phần nhỏ cho sự phát triển của nhà trường thôi thúc tôi thực hiện đề tài “ Kỹ năng công tác chủ nhiệm ở trường THPT” 3 KỸ NĂNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Hoàng Văn Thiệp Trường THPT Nguyễn Trãi – Vũ Thư – Thái Bình D- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Để công tác chủ nhiệm đạt kết quả cao chúng ta phải hiểu rõ: PHẦN I: GIÁO VIÊN I) NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN: Được quy định tại điều 29 - Điều lệ trường trung học. 1- Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau: a- Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học, soạn bài, chuẩn bị thí nghiệm, kiểm tra đánh giá theo quy định, vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ. Lên lớp đúng giờ, không tùy tiện bỏ giờ, bỏ buổi dạy, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn. b- Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương c- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục. d- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường, thực hiện quyết định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và của các cấp quản lý giáo dục. e- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, đoàn kết giúp đỡ các bạn đồng nghiệp. f- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh. g- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 2- Giáo viên chủ nhiệm: Ngoài các nhiệm vụ của giáo viên còn có thêm các nhiệm vụ sau: a- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp. b- Cộng tác chặt chẽ với giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh. c- Nhận xét đánh giá và xếp loại học sinh cuối học kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề xuất danh sách học sinh được lên lớp thẳng, thi lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh. 4 KỸ NĂNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Hoàng Văn Thiệp Trường THPT Nguyễn Trãi – Vũ Thư – Thái Bình d- Báo cáo thường kỳ và đột xuất (nếu có tình hình đặc biệt) về tình hình của lớp với hiệu trưởng. II- QUYỀN CỦA GIÁO VIÊN: Được quy định tại điều 30 - Điều lệ trường trung học 1- Giáo viên bộ môn có những quyền sau: a- Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh. b- Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định với nhà giáo. c- Được trực tiếp hoặc thông qua tổ chức của mình tham gia quản lý nhà trường. d- Được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành. đ- Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và nghiên cứu nếu bảo đảm thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ quy định tại Điều 29 của Điều lệ này. e- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2- Giáo viên chủ nhiệm Ngoài các quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những quyền sau đây: a. Được dự các giờ học, các hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình. b- Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi các hội đồng này giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình c. Được dự các lớp bồi dưỡng, các hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm. d. Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày, nếu có lý do chính đáng đ. Được tính thêm giờ lên lớp hàng tuần khi làm công tác chủ nhiệm lớp theo quy định hiện hành III- CÁC HÀNH VI BỊ CẤM ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN: Được quy định tại điều 33 - Điều lệ trường trung học a- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp. b- Gian lận trong kiểm tra, đánh giá, thi cử, tuyển sinh. c- Dạy thêm trái với quy định của Bộ GD- ĐT, của UBND cấp Tỉnh. d- Hút thuốc, uống rượu bia khi lên lớp và khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường. 5 KỸ NĂNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Hoàng Văn Thiệp Trường THPT Nguyễn Trãi – Vũ Thư – Thái Bình PHẦN II- HỌC SINH: I- NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC: Được quy định tại điều 36 - Điều lệ trường trung học. a- Kính trọng thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường, chấp hành các quy tắc trật tự, an toàn xã hội. b- Hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu cầu của thầy giáo, cô giáo, của nhà trường. c- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn bảo vệ môi trường. d- Tham gia các hoạt động tập thể của nhà trường, của lớp, của đội TNTPHCM, ĐTNCSHCM, giữ gìn bảo vệ tài sản của nhà trường, giúp đỡ gia đình, tham gia lao động công ích và công tác xã hội. II- CÁC HÌNH VI CẤM ĐỐI VỚI HỌC SINH: Được quy định tại điều 39 - Điều lệ trường trung học. a- Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường. b- Gian lận trong học tập, kiểm tra và thi. c- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn, đánh nhau, gây rối trật tự, anh ninh trong nhà trường và ngoài xã hội, d- Đánh bạc, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng ma tuý, vũ khí, chất nổ, chất gây cháy, các loại chất độc hại, lưu hành văn hoá phẩm đồi tuỵ. e- Hút thuốc, uống rượu, bia III- CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ VI PHẠM: Được quy định tại điều 40 - điều lệ trường THPT Học sinh phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc trách phạt theo các hình thức sau đây: - Phê bình trước lớp, trường. - Khiển trách có thông báo với gia đình - Cảnh cáo ghi học bạ - Buộc thôi học có thời hạn. IV- ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HỌC SINH: Theo Quyết định số 40/2006/QĐ/BGDĐT và số 51/2008/QĐ- BGDĐT a- Căn cứ đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh: - Phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức, ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo với bạn bè và quan hệ xã hội, ý thức phấn đấu 6 KỸ NĂNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Hoàng Văn Thiệp Trường THPT Nguyễn Trãi – Vũ Thư – Thái Bình vươn lên trong học tập, kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và hoạt động xã hội rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. - Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ II b- Xếp loại hạnh kiểm: 1- Loại tốt: a, Luôn kính trọng người trên, thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường, thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi, có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với các bạn, được các bạn tin yêu. b, Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, khiêm tốn. c, Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập d, Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông, tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử. đ, Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. e, Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy định trong Kế hoạch giáo dục, các hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức, tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, chăm lo giúp đỡ gia đình. 2- Loại khá: Thực hiện được những quy định tại khoản 1 điều này nhưng chưa đạt đến mức của loại tốt, đôi khi có thiếu sót nhưng sửa chữa ngay khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý. 3- Loại trung bình: có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này nhưng mức độ chưa nghiêm trọng, sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm. 4- Loại yếu: Nếu có một trong những khuyết điểm sau đây: a, Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa, b, Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường. c, Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử. d, Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác, đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội, 7 KỸ NĂNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Hoàng Văn Thiệp Trường THPT Nguyễn Trãi – Vũ Thư – Thái Bình đ, Đánh bạc, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma tuý, vũ khí, chất nổ, chất độc hại, lưu hành văn hoá phẩm độc hại, đồi truỵ, hoặc tham gia tệ nạn xã hội. c, Xếp loại Học lực học kỳ và xếp loại cả năm. 1. Loại giỏi: a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 8,0 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán hoặc Ngữ Văn từ 8,0 trở lên; b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5. 2) Loại khá: a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 6,5 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán hoặc Ngữ Văn từ 6,5 trở lên; b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0. 3) Loại Trung bình: a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 5,0 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán hoặc Ngữ Văn từ 5,0 trở lên; b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5. 4) Loại Yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở nên và không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0. 5) Loại kém: Các trường hợp còn lại. 6) Lưu ý: Nếu ĐTB hk hoặc TBB cn đạt mức quy định cho từng loại nói tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này, nhưng có ĐTB của 1 môn học thấp hơn mức quy định cho các loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau: a) Nếu ĐTB hk hoặc ĐTB cn đạt mức giỏi, nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại TB thì được điêu chỉnh thành K; b) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức G, nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại Y thì được điêu chỉnh thành TB; c) Nếu ĐTB hk hoặc ĐTB cn đạt mức K, nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại Y thì được điêu chỉnh thành Tb; d) Nếu ĐTB hk hoặc ĐTB cn đạt mức K, nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh thành Y; 8 KỸ NĂNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Hoàng Văn Thiệp Trường THPT Nguyễn Trãi – Vũ Thư – Thái Bình d- Xét lên lớp hay không được lên lớp: 1- Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp: a- Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên. b- Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại) 2- Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp: a- Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại) b- Học lực cả năm loại kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu, c- Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình, d- Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn không được xếp loại lại về hạnh kiểm e-Kiểm tra lại các môn: Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên nhưng học lực cả năm học loại yếu, được lựa chọn một số trong các môn học có điểm trung bình cả năm học dưới 5,0 để kiểm tra. Điểm kiểm tra lại thay cho điểm trung bình cả năm học của môn học đó để tính lại điểm trung bình các môn học cả năm học và xếp loại lại về học lực, nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp. g- Rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè: Học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, hình thức rèn luyện do hiệu trưởng quy định. Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè được thông báo đến chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi học sinh cư trú. Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu trưởng cho xếp loại lại về hạnh kiểm, nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp. 9 KỸ NĂNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Hoàng Văn Thiệp Trường THPT Nguyễn Trãi – Vũ Thư – Thái Bình PHẦN III- NỘI DUNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM I) XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM: Để công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả cao thì mỗi GVCN phải xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm cho riêng mình một cách hợp lý và triển khai thực hiện theo kế hoạch. Trong quá trình thực hiện GVCN có thể bổ sung, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. * LẬP KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM PHẢI CĂN CỨ VÀO: - Mục tiêu và nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở -Nhiệm vụ năm học của nhà trường - Đặc điểm tình hình của lớp, những điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi, khó khăn (cả về phía học sinh, PHHS, và đội ngũ giáo viên giảng dạy trong lớp). * NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM: 1- Đặc điểm tình hình: a- Tổng số học sinh……………… Nữ……………. Đoàn viên……………. Con chế độ chính sách từng loại ……………………………………………. Gia đình khó khăn…………………………………………………………… Học sinh khó khăn………………………………………………………… b- Thuận lợi:…… c- Khó khăn:…… 2- Cơ cấu tổ chức của lớp. 3- Mục tiêu phấn đấu và biện pháp thực hiện các mặt ( học tập, đạo đức, lao động, VNTDTT, tình nguyện, nhân đạo). 4- Kế hoạch theo thời gian: Tháng Nội dung công việc Người thực hiện Đánh giá 8 - Tham gia lao động chuẩn bị khai giảng - Tham gia hoạt động văn nghệ, thể thao - Điều tra hồ sơ, phân loại học sinh - Xây dựng nội quy của lớp - Kiện toàn bộ máy từ tổ đến lớp - Tổ chức đại hội chi đoàn Bổ sung:…………………………………. ………………………………………… 9 Chủ đề: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. - Duy trì nền nếp: quần áo, đầu tóc, ra vào lớp 10 . vệ sinh và bảo vệ môi trường. - Việc xếp loại hạnh ki m cả năm học chủ yếu căn cứ vào kết quả xếp loại hạnh ki m học kỳ II b- Xếp loại hạnh ki m: 1- Loại tốt: a, Luôn kính trọng người trên,. môn học từ 8,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 8,0 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán hoặc Ngữ Văn từ 8,0 trở. môn học từ 6,5 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 6,5 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán hoặc Ngữ Văn từ 6,5 trở

Ngày đăng: 08/06/2015, 22:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Vũ Thư, ngày… tháng… năm 200..

  • Biên bản kiểm phiếu Bầu Ban thường vụ

    • Thái bình, ngày… tháng… năm200...

    • Quyết nghị

    • T/m đoàn chủ tịch

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan