Bài số 5 : Lưu huỳnh – Hợp chất của Lưu huỳnh Câu 1. Trong nhóm chất nào sau đây, số oxi hóa của S đều là +6. A. H 2 S, H 2 SO 3 , H 2 SO 4 B. K 2 S, Na 2 SO 3 , K 2 SO 4 C. H 2 SO 4 , H 2 S 2 O 7 , CuSO 4 D. SO 2 , SO 3 , CaSO 3 Câu 2. Cấu hình electron ở trạng thái kích thích của S khi tạo SO 2 là : A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 3 3d 1 C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 2 3d 2 D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 3p 3 3d 2 Câu 3. Tính chất vật lí nào sau đây không phải của lưu huỳnh A. chất rắn màu vàng, giòn B. không tan trong nước C. có t nc thấp hơn t s của nước D. tan nhiều trong benzen, ancol etylic Câu 4. So sánh tính chất cơ bản của oxi và lưu huỳnh ta có A. tính oxi hóa của oxi < lưu huỳnh B. tính khử của lưu huỳnh > oxi C. tính oxi hóa của oxi = tính oxi hóa của S D. tính khử của oxi = tính khử của S Câu 5. Cho các phản ứng sau : (1) S + O 2 → SO 2 ; (2) S + H 2 → H 2 S ; (3) S + 3F 2 → SF 6 ; (4) S + 2K →K 2 S S đóng vai trò chất khử trong những phản ứng nào? A. Chỉ (1) B. (2) và (4) C. chỉ (3) D. (1) và (3) Câu 6. S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây ? A. S + O 2 → SO 2 B. S + 6HNO 3 → H 2 SO 4 + 6NO 2 + 2H 2 O C. S + Mg → MgS D. S + 6NaOH → 2Na 2 S + Na 2 SO 3 + 3H 2 O Câu 7. Ứng dụng nào sau đây không phải của S ? A. Làm nguyên liệu sản xuất axit sunfuric. B. Làm chất lưu hóa cao su. C. Khử chua đất. D. Điều chế thuốc súng đen. Câu 8. Kết luận nào sau đây không đúng đối với cấu tạo của H 2 S. A. Phân tử H 2 S có 2 liên kết cộng hóa trị có cực. B. S trong phân tử H 2 S lai hóa sp 3 . C. Phân tử H 2 S có cấu tạo hình nón. D. Góc hóa trị HSH lớn hơn góc hóa trị HOH. Câu 9. Dựa vào số oxi hoá của S, kết luận nào sau đây là đúng về tính chất hoá học cơ bản của H 2 S ? A. Chỉ có tính khử. B. Chỉ có tính oxi hoá. C. Vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá. D. Không có tính khử cũng như tính oxi hoá. Câu 10. Để tách khí H 2 S ra khỏi hỗn hợp với khí HCl, người ta dẫn hỗn hợp qua dung dịch A lấy dư. Dung dịch đó là : A. Dung dịch Pb(NO 3 ) 2 B.Dung dịch AgNO 3 C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch NaHS Câu 11. Để phân biệt các dung dịch Na 2 S, dung dịch Na 2 SO 3 , dung dịch Na 2 SO 4 bằng 1 thuốc thử duy nhất, thuốc thử nên chọn là A. Dung dịch HCl B. Dung dịch Ca(OH) 2 C. Dung dịch BaCl 2 D. Dung dịch Pb(NO 3 ) 2 Câu 12. So sánh tính khử của H 2 S và SO 2 , ta có kết luận A. Tính khử của H 2 S > tính khử của SO 2 . B. Tính khử của H 2 S < tính khử của SO 2 . C. Tính khử của H 2 S = tính khử của SO 2 . D. Không có cơ sở để so sánh. Câu 13. Trong tự nhiên có nhiều nguồn chất hữu cơ sau khi bị thối rữa sinh H 2 S, nhưng trong không khí, hàm lượng H 2 S rất ít, nguyên nhân của sự việc này là A. Do H 2 S sinh ra bị oxi không khí oxi hoá chậm. B. Do H 2 S bị phân huỷ ở nhiệt độ thường tạo S và H 2 . C. Do H 2 S bị CO 2 có trong không khí oxi hoá thành chất khác. D. Do H 2 S tan được trong nước. Câu 14. Cho phản ứng hoá học : H 2 S + 4Cl 2 + 4H 2 O → H 2 SO 4 + 8HCl Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng : A. H 2 S là chất oxi hoá, Cl 2 là chất khử. B. H 2 S là chất oxi hoá, H 2 O là chất khử. C. H 2 S là chất khử , Cl 2 là chất oxi hoá. D. H 2 S là chất khử, H 2 O là chất oxi hoá. Câu 15. Bạc tiếp xúc với không khí có H 2 S bị biến đổi thành Ag 2 S có màu đen : 4Ag + 2H 2 S + O 2 → 2Ag 2 S + 2H 2 O Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng A. Ag là chất khử, H 2 S là chất oxi hoá. B. Ag là chất khử, O 2 là chất oxi hoá. C. Ag là chất oxi hoá, H 2 S là chất khử. D. Ag là chất oxi hoá, O 2 là chất khử. Câu 16. Dẫn khí H 2 S đi vào dung dịch hỗn hợp KMnO 4 và H 2 SO 4 , nhận thấy màu tím của dung dịch bị nhạt dần và có kết tủa vàng xuất hiện. Phản ứng nào sau đây thể hiện kết quả của phản ứng trên. A. 2KMnO 4 + 5H 2 S + 3H 2 SO 4 → 2MnSO 4 + 5S + K 2 SO 4 + 8H 2 O B. 6KMnO 4 + 5H 2 S + 3H 2 SO 4 → 6MnSO 4 + 5SO 2 + 3K 2 SO 4 + 8H 2 O C. 2KMnO 4 + 3H 2 S + H 2 SO 4 → 2MnO 2 + 2KOH + 3S + K 2 SO 4 + 3H 2 O D. 6KMnO 4 + 5H 2 S + 3H 2 SO 4 → 2MnSO 4 + 5SO 2 + 3H 2 O + 6KOH Câu 17. Có 4 dung dịch loãng của các muối NaCl, KNO 3 , Pb(NO 3 ) 2 , CuSO 4, FeCl 2 . Khi sục khí H 2 S qua các dung dịch muối trên, có bao nhiêu trường hợp có phản ứng sinh kết tủa ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 18. Có 5 dung dịch loãng của các muối NaCl, KNO 3 , Pb(NO 3 ) 2 , CuSO 4, FeCl 2 . Khi cho dung dịch Na 2 S vào các dung dịch muối trên, có bao nhiêu trường hợp có phản ứng sinh kết tủa ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 19. Cho hỗn hợp gồm 11,2 gam Fe và 8,8 gam FeS tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí sinh ra sục qua dung dịch Pb(NO 3 ) 2 dư thấy xuất hiện a gam kết tủa màu đen. Kết quả nào sau đây đúng ? A. a =11,95 gam B. a = 23,90 gam C. a = 57,8 gam D. a = 71,7 gam Câu 20. Kết luận nào sau đây không phù hợp với công thức cấu tạo của SO 2 ? A. S trong SO 2 có số oxi hoá +4. B. Trong phân tử có 2 liên kết đôi S=O. C. Phân tử SO 2 có hình nón. D. S trong SO 2 lai hoá sp 3 . Câu 21. Tính chất vật lí nào sau đây không phù hợp với SO 2 ? A. SO 2 là chất khí không màu, có mùi hắc. B. SO 2 nặng hơn không khí. C. SO 2 tan nhiều trong nước hơn HCl. D. SO 2 hoá lỏng ở –10 o C. Câu 22. Cho các phản ứng sau : (1) SO 2 + H 2 O → H 2 SO 3 (2) SO 2 + CaO → CaSO 3 (3) SO 2 + Br 2 + 2H 2 O → H 2 SO 4 + 2HBr (4) SO 2 + 2H 2 S → 3S + 2H 2 O Trên cơ sở các phản ứng trên, kết luận nào sau đây là đúng với tính chất cơ bản của SO 2 ? A. Trong các phản ứng (1,2) SO 2 là chất oxi hoá. B. Trong phản ứng (3), SO 2 đóng vai trò chất khử. C. Phản ứng (4) chứng tỏ tính khử của SO 2 > H 2 S. D. Trong phản ứng (1), SO 2 đóng vai trò chất khử. Câu 23. Khi tác dụng với dung dịch KMnO 4 , nước Br 2 , dung dịch K 2 Cr 2 O 7 , SO 2 đóng vai trò A. chất khử. B. chất oxi hoá. C. oxit axit. D. vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá. Câu 24. Khi tác dụng với H 2 S, Mg , SO 2 đóng vai trò A. chất khử. B. chất oxi hoá. C. oxit axit. D. vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá. Câu 25. Khi cho SO 2 sục qua dung dịch X đến dư thấy xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan. X là dung dịch nào trong các dung dịch sau ? A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch Ba(OH) 2 C. Dung dịch Ca(HCO 3 ) 2. D. Dung dịch H 2 S. Câu 26. Trong các chất : Na 2 SO 3 , CaSO 3 , Na 2 S, Ba(HSO 3 ) 2, FeS, có bao nhiêu chất khi tác dụng với dung dịch HCl tạo khí SO 2 ? A. 2 chất B. 3 chất C. 4 chất D. 5 chất Câu 27. Để điều chế SO 2 trong phòng thí nghiệm, để SO 2 sinh ra không có lẫn khí khác, người ta chọn axit nào sau đây để cho tác dụng với Na 2 SO 3 A. axit sunfuric. B. axit clohiđic. C. axit nitric. D. axit sunfuhiđric. Câu 28. Cách nào sau đây được dùng để điều chế SO 2 trong công nghiệp ? A. Đốt cháy lưu huỳnh. B. Cho Na 2 SO 3 + dung dịch H 2 SO 4 . C. Đốt cháy H 2 S. D. Nhiệt phân CaSO 3 .