tính nồng độ phần trăm của chất trong dd X.. tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.. tính thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng để hòa tan hết m g hỗn hợp oxit trên.. Hòa
Trang 1OXI:
1 tính chất hóa học: nhận 2e → tính oxi hóa mạnh(hóa trị 2)
O2 + kim loại → oxit bazo
O2 + phi kim → oxit axit
O2 + hợp chất → các oxit tương ứng
2 điều chế O2: điện phân H2O : 2H2O → 2H2+ O2
nhiệt phân KClO3 hay KMnO4:
2KClO3 → 2KCl +3 O2 2 KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
OZON : có tính oxi hóa mạnh hơn O2: ví dụ: O3 oxi hóa được Ag ở nhiệt độ thường còn O2
thì không: O3 + 2Ag → Ag2O + O2
O2 + Ag → không phản ứng
bài 1: a viết phản ứng và gọi tên sản phẩm khi cho O2 tác dụng với Al, Cu, H2, S, P, C, CO
b viết phản ứng chứng minh O3 oxi hóa mạnh hơn O2
bài 2: hoàn thành các chuỗi phản ứng sau:
a H2O → O2 → ZnO → ZnSO4 →Zn(OH)2 →ZnCl2
↓
P2O5 → H3PO4 → Na3PO4
b KMnO4 → O2 → SO2 → SO3 →H2SO4→BaSO4
↓
O3 →Ag2O →AgNO3 →AgI
bài 3: đốt cháy hết 7,75 g photpho trong khí oxi dư thì thu được m gam chất rắn A Hòa tan
hết m gam chất A trên vào 50 g nước dư thì thu được dd X
a tính m
b tính nồng độ phần trăm của chất trong dd X
bài 4: để oxi hóa hoàn toàn 15,5 gam hốn hợp X gồm Cu và Al thì cần vừa đủ 7,84 lít khí
O2(đktc) thu được m gam hỗn hợp oxit
a tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X
b tính m
c tính thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng để hòa tan hết m g hỗn hợp oxit trên
bài 5: oxi hóa 4,48 lít khí SO2 (đktc) bằng lượng O2 dư thu được m g khí SO3
a Tính m ( biết hiệu suất phản ứng trên là 80%.)
b Hòa tan hết lượng SO3 trên vào 40 gam nước dư thì thu được dd H2SO4 tính nồng độ phần trăm của dd H2SO4 thu được
LƯU HUỲNH: vừa có tính oxi hóa và khử
1 tính oxi hóa : S + kim loại, H2 → hợp chất sunfua (hóa trị 2)
2 tính khử : S+ O2, F2 → hóa trị 4 hay 6
bài 1: viết phản ứng và gọi tên sản phẩm khi cho S tác dụng với K, Zn, Al, Fe, H2
bài 2: Viết phản ứng chứng minh S vừa có tính oxi hóa và tính khử ?
bài 3: hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
BaSO4 ←H2SO4 ← SO3 ←SO2 ←S → ZnS → H2S → Na2S→ PbS
bài 4: đun nóng hỗn hợp gồm 8,1g Al và 8 g S trong ống nghiệm kín đến khi phản ứng hoàn
toàn thu được chất rắn X
a tính số mol các chất có trong chất rắn X
b cho toàn bộ chất rắn X trên vào dd HCl dư tính thể tích khí sinh ra (đktc)
bài 5:đun nóng ống nghiệm chứa 19,5g Zn và 6,4g S đến phản ứng kết thúc thì thu được hỗn
hợp rắn A hòa tan hỗn hợp rắn A bằng 200ml dd HCl vừa đủ thu được V(l) khí (đktc)
a tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp A
Trang 2b tính V.
c tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng
bài 6: cho 6,4 g kim loại hóa trị II tác dụng với lượng vừa đủ S thu được chất rắn B hòa tan
hết chất rắn B bằng dd HCl 10% vừa đủ thì thu được 2,24 lít khí H2S(đktc)
a tìm tên kim loại trên
b tính thể tích dung dịch HCl 10% đã dùng
bài 7: đun nóng hỗn hợp gồm 11,2 g Fe và 7,2g Mg với lượng S vừa đủ thu được hỗn hợp B
a tính khối lượng hỗn hợp B
b cho hh B thu được ở trên vào dd HCl 2M vừa đủ thu được V lít khí C tính V và thể tích
dd HCl đã dùng
c dẫn toàn bộ khí C vào dd Pb(NO3)2 dư thì thu được a gam kết tủa tìm a
bài 8: cho 9,9 g hỗn hợp gồm Al và Mg tác dụng với lượng S vừa đủ thì thu được 63,8g chất
rắn X a tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp
b tính thể tích H2SO4 2M cần dùng để hòa tan hết lượng chất rắn X trên
HIDRO SUNFUA: H2S
1 là axit yếu , hai nấc nên tác dụng với dd bazo( NaOH, KOH) tạo hai loại muối
S2- (sunfua)và HS-(hidrosunfua) tùy theo tỉ lệ:
pư: NaOH + H2S → NaHS + H2O T=1
2NaOH + H2S → Na2S + 2H2O T=2
đặt T = nNaOH/nH2S
nếu T≤ 1: chỉ xảy ra phản ứng 1
nếu T ≥ 2: chỉ xảy ra phản ứng 2 (chỉ cần đặt số mol chất hết vào để tính )
nếu 1<T<2: xảy ra cả 2 phản ứng 1 và 2 (muốn giải phải đặt hai ẩn x và y)
2 tính khử: khí H2S cháy trong Oxi với ngọn lửa xanh
H2S + 3/2O2 → SO2 +H2O
(chất khử)
dẫn khí SO2 vào dung dịch H2S tạo kết tủa vàng S
SO2 + 2H2S →3 S +2H2O
oxh khử
3 điều chế: muối sunfua+ axit HCl hay H2SO4 loãng
ZnS + 2HCl → ZnCl2 + H2S
FeS + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2S
LUU HUỲNH DIOXIT(SO2)
1 tác dụng với H2O tạo axit; SO2 + H2O → H2SO3
axit H2SO3 yếu và có hai nấc nên khi dẫn SO2 vào dd bazo tạo ra hai loại muối sunfit(SO32-)
và hidrosunfit (HSO3-)
NaOH + SO2 → NaHSO3 T=1
2NaOH + SO2→ Na2SO3 T=2
đặt T = nNaOH/ nSO2 tương tự như H2S ở trên
2 vừa có tính oxi hóa và khử :
SO2 + 2H2S →3 S +2H2O
oxh khử
SO2 + O2 → SO3
khử
LƯU HUỲNH TRIOXT (SO3):là oxit axit nên tan trong nước tạo ra axit sunfuric
SO3 + H2O → H2SO4
cho: O=16, S=32, H=1, Cl=35,5 , Cu=64, Zn = 65, Al=27, Mg=24 , Fe=56, Na=23,