TRƯỜNG THPT ALƯỚI ♣♣♣۩♣♣♣ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÓA KHỐI 10 CB NĂM HỌC 2010-2011 Thời gian làm bài : 45 phút ĐIỂM Họ và tên : ……………………………………………… Lớp 10/…… (Cho nguyên tử khối của các nguyên tố : H = 1; O = 16 ; K = 39; I = 127; Fe = 56; S = 32; Br = 80; Ba = 137; Cl = 35,5; Na = 23; Mg = 24; Zn = 65 ). Hãy khoanh tròn trực tiếp vào các câu A, B, C hoặc D mà em cho là đúng nhất. Câu 1: Để pha loãng dung dịch axit H 2 SO 4 đậm đặc trong phòng thí ngiệm người ta tiến hành cách nào sau đây? A. Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều B. Cho từ từ axit vào nước và khuấy đều C. Cho nhanh nước vào axit và khuấy đều D. Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều. Câu 2: Dung dịch nào sau đây được dùng để nhận biết ion sunfat A. Ba(NO 3 ) 2 B. AgNO 3 C. NaCl D. KOH. Câu 3: Các khí nào sau đây làm mất màu dung dịch brom A. SO 2 , CO 2 , H 2 S B. SO 2 , H 2 S, N 2 C. SO 2 , H 2 S D. SO 2 , CO 2 . Câu 4: Dẫn 2,24 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm O 2 và O 3 đi qua dung dịch KI dư thấy có 12,7 gam chất rắn màu đen tím. Thành phần % theo thể tích các khí trong hỗn hợp là A. 50% O 2 và 50%O 3 B. 25% O 2 và 75%O 3 C. 45% O 2 và 55% O 3 D. 40% O 2 và 60% O 3 . Câu 5: Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất hóa học của lưu huỳnh? A.S chỉ có tính oxi hóa. B. S chỉ có tính khử C.S vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử D. S không có tính oxi hóa, không có tính khử. Câu 6: Cho phản ứng Fe + S → FeS, lượng lưu huỳnh (S) cần phản ứng hết với 28 gam sắt (Fe) là A. 1 g B. 8 g C. 16 g D. 6,4 g Câu 7: Trong công nghiệp người ta điều chế CuSO 4 bằng cách: (I) Ngâm Cu trong dd H 2 SO 4 loãng, sục khí O 2 liên tục. (II) Hòa tan Cu bằng H 2 SO 4 đặc, nóng. Cách nào lợi hơn ? A. (I) B. (II) C. Hai cách đều như nhau D. Phương pháp khác. Câu 8: Cho các chất sau: H 2 S, SO 2 , H 2 SO 4 đ , dd Br 2 . Có bao nhiêu phản ứng có thể xảy ra khi cho các chất tác dụng với nhau? A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 9: H 2 SO 4 đặc, P 2 O 5 , CaO thường được dùng làm tác nhân hút nước để làm khô các chất khí. Có thể dùng chất nào trong số ba chất trên để làm khô khí H 2 S ? A. P 2 O 5 . B. H 2 SO 4 đặc. C. CaO D. B và C. Câu 10: Chất nào có thể dùng để tách riêng ion Cu 2+ ra khỏi ion Mg 2+ có trong dung dịch của hỗn hợp Cu(NO 3 ) 2 và Mg(NO 3 ) 2 ? A. HCl. B. H 2 SO 4 . C. H 2 S. D. H 2 SO 3 . Câu 11 : Trong các hợp chất sau đây của lưu huỳnh, hợp chất nào không thể dùng làm chất khử ? A. SO 2 . B. K 2 SO 3 . C. H 2 SO 4 . D. Na 2 S. Câu 12: Có phản ứng : SO 2 + HNO 3 → (X) + NO 2 . Vậy (X) là A. S. B. H 2 S. C. H 2 SO 4 . D. H 2 O. Câu 13: Dùng các thùng (Sitec) bằng thép để đựng và chở được axit sunfuric đặc vì : A. Axit sunfuric đặc không phản ứng với sắt ở điều kiện thường. B. Cho thêm chất trợ dung vào dung dịch axit. C. Quét lớp paratin trên hai mặt của thùng. D. Axit sunfuric đặc nói chung không phản ứng với kim loại. Câu 14: Người ta phân biệt SO 2 và SO 3 bằng : A. dd Br 2 . B. dd KMnO 4 . C. dd BaCl 2 . D. Cả A, B, C. Câu 15: Cho V lit SO 2 (đktc) sục vào dung dịch Br 2 tới khi mất màu dung dịch Br 2 thì dừng lại, được dung dịch A, sau đó thêm dung dịch BaCl 2 dư vào dung dịch A, thì thu được 23,3gam một chất kết tủa. Giá trị của V là: A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít. Câu 16: Sục H 2 S vào dung dịch nào sẽ không tạo thành kết tủa ? A. Ca(OH) 2 . B. CuSO 4 . C. AgNO 3 . D. Pb(NO 3 ) 2 . Câu 17: Trong số các chất khí sau : Cl 2 , HCl, SO 2 , H 2 S chất có độ tan trong nước cao nhất là : A. Cl 2 . B. HCl. C. SO 2 . D. H 2 S. Câu 18: Cho V lít khí H 2 S (ở đktc) vào 200ml dd NaOH 1,4M. Sau phản ứng thu được 12,28 gam muối. Giá trị V là A. 3,03 lít. B. 4,03 lít. C. 5,03 lít. D. 6,03 lít. Câu 19: Oxi không phản ứng với : A. Cr. B. Cl 2 . C. Pb. D. C. Câu 20: Khi cho ozon tác dụng lên giấy có tẩm dd tinh bột và KI thấy xuất hiện màu xanh. Hiện tượng này xảy ra là do : A. Sự oxi hóa ozon. B. Sự oxi hóa kali. C. Sự oxi hóa iotua. D. Sự oxi hóa tinh bột. Câu 21: Trong hợp chất nào , nguyên tố S không thể hiện tính oxi hóa ? A. KHS B. Na 2 SO 3 C. SO 2 D. H 2 SO 4 . Câu 22: Phản ứng nào không dùng để điều chế H 2 S ? A. S + H 2 B. FeS + HCl C. FeS + HNO 3 D. Na 2 S + H 2 SO 4 loãng. Câu 23: Hoà tan 8 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào dd H 2 SO 4 loãng thì thu được 4,48 lít khí H 2 (đktc). Xác định khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A. A. 5,4 g và 2,4 g. B. 2,7 g và 4,8 g. C. 2,7 g và 2,4 g. D. 5,6 g và 2,4 g. Câu 24: Trong các phản ứng sau , phản ứng nào SO 2 đóng vai trò chất oxi hóa ? A. 2NaOH + SO 2 → Na 2 SO 3 + H 2 O B. 2HNO 3 + SO 2 → H 2 SO 4 + 2NO 2 . C. 2H 2 S + SO 2 → 3S + 2H 2 O. D. Cả B và C. Câu 25: Tính chất đặc biệt của axit sunfuric đặc là phản ứng với : A. Fe, Al, NiS, NH 3 . B. Cu(OH) 2 , NaCl, MgO. C. BaCl 2 , NaNO 3 , Au. D. Cu, C 12 H 22 O 11 . Câu 26: Có bao nhiêu gam SO 3 hình thành khi phân hủy 20 gam dd axit sunfuric 95% ? A. 15,51 gam. B. 17,18 gam. C. 16,32 gam. D. 12,34 gam. Câu 27: Cho pứ: aFe + bH 2 SO 4 đ → 0 t c Fe 2 (SO 4 ) 3 + d SO 2 + e H 2 O. Tổng hệ số cân bằng (c + d + e) là A. 9. B. 10. C. 11. D. 12. Câu 28: Cho 1,12 lít khí SO 2 (đktc) hấp thụ vào 20ml dd Ba(OH) 2 có nồng độ C M , thu được 6,51 gam kết tủa. Nồng độ mol/l C M của dd Ba(OH) 2 là : A. 0,2M. B. 2M. C. 0,4M. D. 4M. Câu 29: Cho 11,3 gam hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 2M dư thì thu được 6,72 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là: A. 14,20 gam. B. 42,20 gam. C. 40,10 gam. D. 14,10 gam. Câu 30: Cho các phương trình cho, nhận electron của các nguyên tố nhóm VIA (1). X + 2e → X 2- (2). X → X 4+ + 4e (3). X → X 2+ + 2e. (4). X → X 6+ + 6e. Chọn điều khẳng định đúng A. các nguyên tố nhóm VIA xảy ra theo (1). B. chỉ có oxi mới xảy ra theo (4). C. chỉ có lưu huỳnh mới xảy theo (1), (2), (3). D. chỉ có oxi mới xảy ra (1), (2). HẾT . của lưu huỳnh? A.S chỉ có tính oxi hóa. B. S chỉ có tính khử C.S vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử D. S không có tính oxi hóa, không có tính khử. Câu 6: Cho phản ứng Fe + S → FeS, lượng lưu. này xảy ra là do : A. Sự oxi hóa ozon. B. Sự oxi hóa kali. C. Sự oxi hóa iotua. D. Sự oxi hóa tinh bột. Câu 21: Trong hợp chất nào , nguyên tố S không thể hiện tính oxi hóa ? A. KHS B. Na 2 SO 3 C A. Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều B. Cho từ từ axit vào nước và khuấy đều C. Cho nhanh nước vào axit và khuấy đều D. Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều. Câu 2: Dung dịch nào sau đây được