Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
279 KB
Nội dung
PHẦN I : QUẢN TRỊ TIỀN MẶT 1. Lý do khiến công ty giữ tiền mặt: Tiền mặt ở đây hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: tiền mặt tại quỹ, chứng khoán ngắn hạn, tiền gửi ngân hàng. Quản lý tiền mặt liên quan đến các khoản thu, chi và đầu tư tạm thời tiền mặt một cách hiệu quả gắn liền với các vấn đề liên quan đến quản lý tiền mặt như: quyết định tồn quỹ tiền mặt, quản trị quá trình thu chi tiền mặt và đầu tư tiền mặt nhàn rỗi nhằm mục tiêu sinh lời Các doanh nghiệp thường giữ tiền vì 3 động cơ: - Mua bán: chủ yếu doanh nghiệp lưu giữ vốn bằng tiền để thanh toán tiền hàng, trả lương cho công nhân viên, nộp thuế, trả cổ tức - Đầu cơ: doanh nghiệp giữ vốn bằng tiền để lợi dụng các cơ hội tạm thời như một sự sụt giá tức thời về nguyên vật liệu để gia tăng lợi nhuận cho mình. - Dự phòng: doanh nghiệp phải duy trì một vùng đệm an toàn để thỏa mãn các nhu cầu chi bất ngờ. Nếu khả năng dự đoán cao thì nhu cầu vốn bằng tiền hay những TSLĐ khác dùng để dự phòng bất ngờ sẽ rất thấp. Một yếu tố khác ảnh hưởng tới động lực dự phòng vốn bằng tiền là khả năng vay mượn vốn bằng tiền ngắn hạn một cách nhanh chóng hay không, điều này phụ thuộc vào uy tín của doanh nghiệp đối với các ngân hàng hay các cơ quan tín dụng khác. Hình dưới đây mô tả hệ thống quản trị tiền mặt, trong đó nổi bật lên các vấn đề liên quan đến quản trị tiền mặt bao gồm: quyết định tồn quỹ, quản trị quá trình thu chi tiền mặt và đầu tư tiền mặt nhàn rỗi nhằm mục tiêu sinh lợi. Hệ thống quản trị tiền mặt Luồng tiền mặt Luồng thông tin 1.2. Quyết định tồn quỹ mục tiêu Tồn quỹ mục tiêu là tồn quỹ mà công ty hoạch định lưu giữ dưới hình thức tiền mặt (theo nghĩa rộng). Quyết định tồn quỹ mục tiêu tức là quyết định xem công ty nên thiết lập và duy trì mức tồn quỹ bao nhiêu là hợp lý. Công ty cần xem xét sự đánh đổi giữa chi phí cơ hội do giữ quá nhiều và chi phí giao dịch do giữ quá ít tiền mặt. • Chi phí cơ hội là chi phí mất đi do giữ tiền mặt, khiến cho tiền không được đầu tư vào mục đích sinh lợi. • Chi phí giao dịch là chi phí liên quan đến chuyển đổi từ tài sản đầu tư thành tiền mặt sẵn sàng cho chi tiêu. Nếu công ty giữ quá nhiều tiền mặt thì chi phí giao dịch sẽ nhỏ, nhưng ngược lại chi phí cơ hội sẽ lớn. Tổng chi phí giữ tiền mặt chính là tổng chi phí cơ hội và chi phí giao dịch. Hình dưới đây mô tả tổng chi phí giữ tiền mặt bao gồm chi phí cơ hội và chi phí giao dịch. Kiểm soán thông qua báo cáo thông tin Thu tiền Chi tiền Tiền mặt Đầu tư chứng khoán ngắn hạn Tổng chi phí giữ tiền mặt Tổng chi phí giữ tiền mặt nhỏ nhất tại điểm C* C* là điểm ở đó tồn quỹ tiền mặt tối ưu. Đây chính là tồn quỹ mục tiêu mà cơng ty cần hoạch định. Vậy làm thế nào để quyết định tồn quỹ tối ưu? 1.2.1 Mơ hình Baumol Giả sử cơng ty K bắt đầu tuần lễ 0 với tồn quỹ là C = 1,2 tỷ đồng và số chi vượt q số thu 600 triệu đồng một tuần. Như vậy tồn quỹ của cơng ty sẽ bằng 0 sau 2 tuần lễ và tồn quỹ trung bình trong thời gian 2 tuần lễ sẽ là 1,2 tỷ/2 = 600 triệu đồng. Cuối tuần lễ thứ hai cơng ty K phải bù đắp số tiền mặt đã chi tiêu bằng cách bán chứng khốn đầu tư ngắn hạn (các loại cơng cụ trên thị trường tiền tệ như đã nói trong chương 1) hoặc vay ngân hàng. Hình dưới đây mơ tả tình hình tiền mặt của cơng ty K. Chi phí giữ tiền mặt Qui mô tiền mặt Chi phí giao dòch Chi phí cơ hội Tổng chi phí giữ tiền mặt C* Tình hình tồn quỹ của cơng ty K Nếu cơng ty thiết lập tồn quỹ cao (chẳng hạn 2,4 tỷ) thì tiền mặt sẽ hết sau 4 tuần trước khi cơng ty cần bán chứng khốn ngắn hạn, nhưng tồn quỹ bình qn sẽ tăng từ 600 triệu lên 1,2 tỷ. Ngược lại, nếu cơng ty thiết lập tồn quỹ thấp (chẳng hạn 600 triệu) thì tiền mặt sẽ hết sau 1 tuần lễ, khi ấy cơng ty cần bán chứng khốn ngắn hạn để bù đắp với tốc độ nhanh hơn và tồn quỹ bình qn giảm từ 600 triệu xuống còn 300 triệu. Do có chi phí giao dịch (chẳng hạn phí mơi giới) phát sinh khi bán chứng khốn ngắn hạn nên việc thiết lập tồn quỹ lớn sẽ giúp cơng ty tiết kiệm được chi phí giao dịch. Tuy nhiên, khi ấy chi phí cơ hội sẽ gia tăng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thiết lập tồn quỹ tối ưu. Để giải quyết vấn đề này, cơng ty cần lưu ý ba yếu tố: • F = Chi phí cố định phát sinh khi bán chứng khốn ngắn hạn • T = Tổng số tiền mặt mới cần thiết cho mục đích giao dịch trong thời kỳ hoạch định là một năm • K = Chi phí cơ hội do giữ tiền mặt. Tiền mặt đầu kỳ: C = 1,2 tỷ Tiền mặt cuối kỳ: C = 0 Tiền mặt bình quân: C/2 = 600 triệu 10 2 3 4 Tuần Chi phí cơ hội Tổng chi phí cơ hội bằng tồn quỹ trung bình nhân với lãi suất ngắn hạn (K): Chi phí cơ hội = (C/2)K. Chi phí cơ hội của công ty K trong các trường hợp được cho trong bảng sau: Tồn quỹ ban đầu C Tồn quỹ trung bình C/2 Chi phí cơ hội (K=0,1) (C/2)xK 4.800.000.000 2.400.000.000 240.000.000 2.400.000.000 1.200.000.000 120.000.000 1.200.000.000 600.000.000 60.000.000 600.000.000 300.000.000 30.000.000 300.000.000 150.000.000 15.000.000 Chi phí giao dịch Tổng chi phí giao dịch được xác định bằng cách tính số lần công ty phải bán chứng khoán trong năm nhân với phí giao dịch cố định trong năm: Chi phí giao dịch = (T/C) x F Chi phí giao dịch của công ty K trong các trường hợp được cho trong bảng sau: Tổng số tiền mặt cần bù đắp (t) Tồn quỹ thiết lập ban đầu (C) Chi phí giao dịch (T/C) x F (F = 1 triệu) 31.200.000.000 4.800.000.000 6.500.000 31.200.000.000 2.400.000.000 13.000.000 31.200.000.000 1.200.000.000 26.000.000 31.200.000.000 600.000.000 52.000.000 31.200.000.000 300.000.000 104.000.000 Tổng chi phí Tổng chi phí bằng chi phí cơ hội cộng với chi phí giao dịch: Tổng chi phí = [(C/2) x K] + [(T/C) x F] Tổng chi phí của công ty K trong các trường hợp được cho trong bảng sau : Tồn quỹ Tổng chi phí Chi phí cơ hội Chi phí giao dịch 4.800.000.000 246.500.000 240.000.000 6.500.000 2.400.000.000 133.000.000 120.000.000 13.000.000 1.200.000.000 86.000.000 60.000.000 26.000.000 600.000.000 82.000.000 30.000.000 52.000.000 300.000.000 119.000.000 15.000.000 104.000.000 Chúng ta thấy tổng chi phí sẽ nhỏ nhất ở mức tồn quỹ thiết lập ban đầu là 600 triệu. Để biết được bao nhiêu là tồn quỹ tối ưu, ta thực hiện như sau: Tổng chi phí: TC = (C/2)K + (T/C)F. Lấy đạo hàm TC theo C ta có: 2 2 C TFK dC dTC −= Tồn quỹ tối ưu khi tổng chi phí nhỏ nhất, khi đó: 2 2 C TFK dC dTC −= = 0 K TF C 2 = Trong ví dụ trên, chúng ta có chi phí mỗi lần giao dịch là F = 1.000.000 đồng, tổng số tiền cần bù đắp trong năm là T = 31.200.000.000 đồng và chi phí cơ hội K = 10%. Vậy, tồn quỹ tối ưu sẽ là: ñoàng 706.936.789 10,0 )000.000.1)(000.000.200.31(22 === K TF C Mô hình Baumol được xây dựng dựa trên những giả định: • Công ty áp dụng tỷ lệ bù đắp tiền mặt không đổi • Không có số thu tiền mặt trong kỳ hoạch định • Không có dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn • Dòng tiền tệ rời rạc chứ không phải liên tục. Tuy nhiên, trong thực tế, những giả định này không đúng nên không thể áp dụng mô hình Baumol. Vì thế mô hình Miller – Orr ra đời khắc phục các hạn chế của mô hình Baumol. 1.2.2 Mô hình Miller-Orr Khác với Baumol, Merton Miller và Daniel Orr phát triển mô hình tồn quỹ với dòng tiền vào và dòng tiền ra biến động ngẫu nhiên hàng ngày. Giả định dòng tiền ròng bằng dòng tiền vào trừ dòng tiền ra có phân phối chuẩn. Dòng tiền ròng hàng ngày có thể ở mức kỳ vọng, ở mức cao nhất hoặc ở mức thấp nhất. Tuy nhiên chúng ta giả định dòng tiền ròng bằng 0, tức là dòng tiền vào đủ bù đắp dòng tiền ra. Hình sau mô tả hoạt động của mô hình Miller-Orr. Mô hình Miller - Orr Tiền mặt Cao (H) Thấp (L) Mục tiêu (Z) Thời gian X Y Có ba khái niệm cần chú ý trong mô hình này: giới hạn trên (H), giới hạn dưới (L) và tồn quỹ mục tiêu (Z). Ban quản lý công ty thiết lập (H) căn cứ vào chi phi cơ hội giữ tiền và (L) căn cứ vào mức độ rủi ro do thiếu tiền mặt. Công ty cho phép tồn quỹ biến động ngẫu nhiên trong phạm vi giới hạn và nếu như tồn quỹ vẫn nằm trong mức giữa giới hạn trên và giới hạn dưới thì công ty không cần thiết thực hiện giao dịch mua hay bán chứng khoán ngắn hạn. Khi tồn quỹ đụng giới hạn trên (tại điểm X) thì công ty sẽ mua (H – Z) đồng chứng khoán ngắn hạn để giảm tồn quỹ trở về Z. Ngược lại, khi tồn quỹ giảm đụng giới hạn dưới (tại điểm Y) thì công ty sẽ bán (Z – L) đồng chứng khoán ngắn hạn để gia tăng tồn quỹ lên đến Z. Mô hình Miller-Orr xác định tồn quỹ dựa vào chi phí giao dịch và chi phí cơ hội. Chi phí giao dịch (F) là chi phí liên quan đến việc mua bán chứng khoán ngắn hạn để chuyển đổi từ tài sản đầu tư cho mục đích sinh lợi ra tiền mặt nhằm mục đích thanh toán. Chi phí giao dịch cố định không phụ thuộc vào doanh số mua bán chứng khoán ngắn hạn. Chi phi cơ hội do giữ tiền mặt là K, bằng lãi suất ngắn hạn. Khác với mô hình Baumol, trong mô hình Miller-Orr, số lần giao dịch của mỗi thời kỳ là số ngẫu nhiên thay đổi tùy thuộc vào sự biến động của dòng tiền vào và dòng tiền ra. Kết quả là chi phí giao dịch phụ thuộc vào số lần giao dịch chứng khoán ngắn hạn kỳ vọng còn chi phí cơ hội phụ thuộc vào tồn quỹ kỳ vọng. Với tồn quỹ thấp nhất L đã cho, sử dụng mô hình Miller-Orr chúng ta tìm được tồn quỹ mục tiêu (Z) và giới hạn trên (H). Ta có công thức: L K F Z += 3 2 4 3 * σ LZH 2*3* −= Trong đó dấu * chỉ giá trị tối ưu, σ 2 là phương sai của dòng tiền ròng hàng ngày được xác định bằng cách thu thập dữ liệu quá khứ về chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra hàng ngày qua một thời kỳ, chẳng hạn như một tháng hoặc một quý, F là chi phí giao dịch, K là chi phí cơ hội của tiền và L là tồn quỹ thấp nhất. Mô hình Miller-Orr còn cho phép xác định tồn quỹ trung bình Caverage theo công thức: 3 4 average LZ C − = Ví dụ 1: Minh họa cách sử dụng mô hình Miller-Orr Giả sử bạn thu thập được thông tin của công ty XYZ cho biết chi phí giao dịch chứng khoán ngắn hạn F = 1.000$, lãi suất danh nghĩa là 10%/năm, độ lệch chuẩn của dòng tiền tệ ròng hàng ngày là 2.000$. Sử dụng mô hình Miller-Orr xác định tồn quỹ và giới hạn trên của tồn quỹ cũa công ty XYZ. Giải: Chi phí giao dịch hàng ngày: (1+K)365 – 1,0 = 0,10 hay: => K = 0,000261. Phương sai của dòng tiền tệ ròng hàng ngày là σ 2 = (2000)2 = 4.000.000. Giả sử công ty thiết lập mức giới hạn dưới là 0, theo mô hình Miller-Orr, tồn quỹ và giới hạn trên tối ưu sẽ là: $568.22.000.00011.493.9000)000261,0)(4/()000.000.4)(1000)(3(* 3 3 ==+=Z H* = 3 x 22.568 = 67.704$ $091.30 3 22.568 x 4 3 4 average == − = LZ C Để sử dụng mô hình này giám đốc tài chính cần làm bốn việc: • Thiết lập giới hạn dưới cho tồn quỹ. Giới hạn này liên quan đến mức độ an toàn chi tiêu do ban quản lý quyết định. • Ước lượng độ lệch chuẩn của dòng tiền mặt thu chi hàng ngày. • Quyết định mức lãi suất để xác định chi phí giao dịch hàng ngày. • Ước lượng chi phí giao dịch liên quan đến việc mua bán chứng khoán ngắn hạn. 1.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến tồn quỹ mục tiêu Trong những ví dụ trước, chúng ta ngầm giả định rằng để bù đắp lại số tiền mặt đã chi tiêu công ty bán chứng khoán ngắn hạn. Thực ra công ty có thể sử dụng cách khác, đó là vay ngân hàng. Khi đó ban quản lý cần lưu ý: • Vay ngân hàng thường hơi đắt hơn là bán chứng khoán vì lãi suất vay thường cao hơn chi phí giao dịch. • Nhu cầu vay phụ thuộc vào ý muốn giữ tiền mặt ở mức thấp của ban quản lý. • Đối với các công ty lớn chi phí giao dịch liên quan đến việc mua và bán chứng khoán ngắn hạn thường thấp hơn chi phí cơ hội khi giữ tiền mặt. 1.3. Quản trị thu chi tiền mặt Tồn quỹ công ty báo cáo trên sổ sách kế toán ít khi khớp với tồn quỹ trên tài khoản ngân hàng. Chênh lệch giữa tồn quỹ trên tài khoản ngân hàng với tồn quỹ trên số sách kế toán gọi là tiền đang chuyển (float). Tiền đang chuyển này phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán khi chứng từ đang trên đường đi hay đang chờ xử lý ở ngân hàng. Ví dụ công ty GMI hiện có tồn quỹ 100 triệu đồng ở tài khoản ngân hàng (NH). Ở thời điểm đó công ty có khoản mua hàng trị giá 100 triệu đồng (để cho đơn giản) trả bằng cheque phát hành vào ngày 08/07. Trên sổ sách công ty thể hiện bút toán thay đổi làm cho tồn quỹ tiền gửi ngân hàng giảm đi 100 triệu. Nhưng trên tài khoản ngân hàng tồn quỹ vẫn chưa thay đổi cho đến khi nào người bán nộp cheque vào ngân hàng, giả sử vào ngày 15/07. Trước lúc tờ cheque được nộp vào ngân hàng, tồn quỹ trên tài khoản ngân hàng lớn hơn tồn quỹ trên tài khoản kế toán của công ty. Kết quả công ty có tiền đang chuyển dương (tồn quỹ trên tài khoản NH > tồn quỹ trên tài khoản kế toán). [...]... triệu Việc nhận và xử lý tờ séc này tạo ra một khoản tiền đang chuyển do thu (collection float), khiến cho tồn quỹ tài khoản kế toán tăng nhưng tồn quỹ tài khoản NH chưa tăng Chênh lệch giữa tiền đang chuyển do chi và tiền đang chuyển do thu gọi là tiền đang chuyển ròng (net float) Quản trị tiền đang chuyển liên quan đến việc kiểm soát thu và chi tiền Mục tiêu của quản trị thu tiền là cắt giảm khoảng... kiệm chi phí do tiền đang chuyển] Quá trình thu nhận, xử lý và thanh toán cheque Thời điểm khách hàng phát hành cheque Thời điểm công ty nhận cheque Thời điểm công ty nộp cheque Thời điểm công ty nhận được tiền Thôøi gian Trễ do chuyển cheque Trễ do xử lý cheque Trễ do thanh toán cheque Tiền đang chuyển do chuyển cheque Tiền đang chuyển do xử lý cheque Tiền đang chuyển do thanh toán cheque Tiền đang chuyển... được nộp vào ngân hàng nên tồn quỹ tài khoản ở NH vẫn chưa thay đổi và số tiền 100 triệu này GMI vẫn chưa sử dụng được Giả sử điều này xảy ra vào ngày 09/11 Vị thế tiền mặt trước ngày 08/11 Tiền đang chuyển = Tồn quỹ tài khoản NH – Tồn quỹ tài khoản kế toán = 100 triệu – 100 triệu = 0 Vị thế tiền mặt từ ngày 08 đến ngày 09/11 Tiền đang chuyển = Tồn quỹ tài khoản NH – Tồn quỹ tài khoản kế toán = 100... hàng tồn kho bổ sung Hệ thống quản lý hàng tồn kho Just in time - Hệ thống quản lý hàng tồn kho “ đúng lúc” Just in time là 1 phần của quá trình quản lý sàn xuất nhằm giảm thiểu chi phí hoạt động và thời gian sản xuất bằng cách loại bỏ bớt nhửng công đoạn kém hiệu quả và gây lãng phí - Hệ thông cung ứng đúng thời điểm ( tồn kho bằng 0) được dựa trên những ý tưởng tất cả các mặt hàng cần thiết có thể được...Vị thế tiền mặt trước ngày 08/07 Tiền đang chuyển = Tồn quỹ tài khoản NH – Tồn quỹ tài khoản kế toán = 100 triệu – 100 triệu = 0 Vị thế tiền mặt từ ngày 08/07 đến 14/07 Tiền đang chuyển = Tồn quỹ tài khoản NH – Tồn quỹ tài khoản kế toán = 100 triệu – 0 = 100 triệu Do trong khoảng thời gian... hấp dẫn Lý do là còn thiếu thị trường tiền tệ thứ cấp nhằm giải quyết vấn đề thanh khoản kịp thời khi công ty cần huy động tiền nhàn rỗi trở lại mục đích kinh doanh Dù hiện tại thị trường tiền tệ Việt Nam chưa phát triển, nên thiếu các cơ hội đầu tư ngắn hạn khi công ty tạm thời dư thừa tiền mặt, nhưng với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập rồi đây cơ hội sẽ mở ra Tiền của công ty chỉ nhàn rỗi tạm thời... thế, sẽ giảm được tiền đang chuyển do thu Ngược lại, khi mua hàng nếu bán trích tiền từ tài khoản khác hệ thống với tài khoản của người bán, bạn sẽ kéo dài được thời gian tiền đang chuyển trên đường Nếu quan tâm đến việc tính toán chi phí do tiền đang chuyển và nếu hàng năm doanh thu khá lớn thì việc tiết kiệm này sẽ trở nên lớn đáng kể 1.4 Chi phí do tiền đang chuyển Thời gian tiền đang chuyển do... chi trả Mục tiêu của quản trị chi tiền là giảm tốc độ thanh toán, tức là gia tăng khoảng thời gian giữa thời điểm phát hành cheque và thời điểm tờ cheque được xuất trình Ở Việt Nam do công ty có thể mở tài khoản ở nhiều ngân hàng thuộc nhiều hệ thống khác nhau nên trong thanh toán giám đốc tài chính có thể tận dụng điều này để cắt giảm thời gian tiền đang chuyển do thu và kéo dài tiền đang chuyển do... Tiền đang chuyển do thu Tiền đang chuyển chậm qua các khâu như vừa mô tả khiến cho công ty tổn thất chi phí cơ hội do tiền chưa kịp thời đưa vào sử dụng Chi phí do tiền đang chuyển được quyết định bằng cách: • Ước lượng doanh số thu trung bình hàng ngày • Số ngày chậm trễ trung bình của khoản thu • Lấy hiện giá số thu trung bình hàng ngày Ví dụ 2: Minh họa cách xác định tổn thất do tiền đang chuyển Giả... thất ròng do tiền đang chuyển hàng năm chỉ ở mức 10 triệu đồng Trên thực tế các khoản thanh toán trong tháng có thể nhiều hơn và doanh số của mỗi khoản cũng nhiều hơn Khi ấy tổn thất sẽ lớn đáng kể 1.5 Đầu tư tiền tạm thời nhàn rỗi Công ty, đặc biệt là những công ty hoạt động mang tính thời vụ, đôi khi có một số lượng tiền tạm thời nhàn rỗi Nhàn rỗi ở đây mang tính tạm thời cho đến khi tiền được huy . PHẦN I : QUẢN TRỊ TIỀN MẶT 1. Lý do khiến công ty giữ tiền mặt: Tiền mặt ở đây hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: tiền mặt tại quỹ, chứng khoán ngắn hạn, tiền gửi ngân hàng. Quản lý tiền mặt liên. tư tạm thời tiền mặt một cách hiệu quả gắn liền với các vấn đề liên quan đến quản lý tiền mặt như: quyết định tồn quỹ tiền mặt, quản trị quá trình thu chi tiền mặt và đầu tư tiền mặt nhàn rỗi. mô tả hệ thống quản trị tiền mặt, trong đó nổi bật lên các vấn đề liên quan đến quản trị tiền mặt bao gồm: quyết định tồn quỹ, quản trị quá trình thu chi tiền mặt và đầu tư tiền mặt nhàn rỗi