1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÂN TÍCH VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ KHOẢN PHẢI THU

11 2,3K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 398 KB

Nội dung

Phân tích và quyết định chính sách bán chịu Quyết định chính sách bán chịu gắn liền với việc đánh đổi giữa chi phí liên quan đến khoản phải thu và doanh thu tăng thêm do bán chịu hàng hó

Trang 1

PHÂN TÍCH VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ KHOẢN PHẢI THU

2.1 Phân tích và quyết định chính sách bán chịu

Quyết định chính sách bán chịu gắn liền với việc đánh đổi giữa chi phí liên quan

đến khoản phải thu và doanh thu tăng thêm do bán chịu hàng hóa

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ công ty do mua chịu hàng hóa hoặc

dịch vụ.

Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận với chi phí và

rủi ro

Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó, mất đi lợi

nhuận Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng và

nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi và rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia

tăng

Khoản phải thu của công ty phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố: tình

hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, chính sách bán chịu của

công ty Trong đó, chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất

Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu làm kích thích nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và

lợi nhuận nhưng sẽ làm phát sinh khoản phải thu và chi phí đi kèm theo khoản phải

thu đó

2.1.1 Quyết định tiêu chuẩn bán chịu

Tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách hàng

để được công ty chấp nhận bán chịu hàng hóa hoặc dịch vụ

Trên thị trường cạnh tranh, nếu đối thủ mở rộng chính sách bán chịu mà chính sách

bán chịu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn và có tác dụng kích thích nhu cầu Vấn đề dặt

ra, công ty phải có chính sách nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu như thế nào để lợi

nhuận tạo ra vượt qua mức chi phí phát sinh do bán chịu ? Ví dụ dưới đây sẽ giải

quyết vấn đề nêu trên

Ví dụ: Minh họa quyết định tiêu chuẩn bán chịu

Giả sử rằng giá bán sản phẩm của công ty ABC Ltd là 10$/ đơn vị, trong đó chi

phí khả biến trước thuế là 8$ Hiện tại công ty hoạt động chưa hết công suất nên

sự gia tăng doanh thu không đòi hỏi phải gia tăng chi phí cố định Doanh thu hàng

năm của công ty hiện tại là 2,4 triệu $ Nếu nới lỏng chính sách bán chịu, doanh

thu kỳ vọng tăng 25% Giả sử rằng đơn vị hàng bán không thay đổi và chi phí cơ

hội thực hiện khoản phải thu tăng thêm 20% Phân tích xem công ty ABC có nên

nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu sản phẩm hay không? Biết rằng kỳ thu tiền bình quân

của khách hàng mới tăng thêm 2 tháng.

Để trả lời được câu hỏi dặt ra chúng ta cần phân tích và so sánh xem lợi ích và chi

phí phát sinh như thế nào nếu công ty thay đổi chính sách bán chịu Nói chung, lợi

ích có được nếu công ty nới lỏng chính sách bán chịu là làm tăng doanh thu, do

đó, tăng được lợi nhuận Đồng thời, nới lỏng chính sách bán chịu còn làm cho lợi

Trang 2

nhuận tăng thêm có lớn hơn chi phí tăng thêm do nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu hay

không? Sau đây sẽ là kết quả phân tích cụ thể:

Ví dụ : Minh họa quyết định tiêu chuẩn bán chịu (tt).

Kết quả nới lỏng chính sách bán chịu của công ty đưa đến hai kết cục :

1 Lợi nhuận tăng thêm :

Doanh thu tăng 25%, tức là tăng:

2,4 triệu $ × 0,25 = 0,6 triệu $ = 600.000$

Số lượng hàng bán tăng thêm:

[600.000$/đvị] / 10$ = 60.000 đơn vị sản phẩm

Giá bán đơn vị sản phẩm là 10$, chi phí khả biến là 8$

Lãi gộp = 10 – 8 = 2$

Lợi nhuận tăng thêm = Lãi gộp × Số lượng sp tiêu thụ tăng thêm

= 2 × 60.000 = 120.000$.

2 Chi phí tăng thêm:

Kỳ thu tiền bình quân của khách hàng mới là 2 tháng, như vậy vòng quay

khoản phải thu hàng năm sẽ là 12/2 = 6 vòng.

Doanh thu tăng thêm là 600.000$ mà vòng quay khoản phải thu là 6 vòng,

như vậy, khoản phải thu tăng thêm là 600.000/6 = 100.000$.

Do khoản phải thu chưa thu được nên công ty thiếu hụt vốn nên phải đầu tư

vốn cho khoản phải thu Khoản phải thu hàng năm tăng thêm 100.000$ đòi

hỏi một khoản đầu tư tương ứng = (Chi phí khả biến đơn vị / Giá bán đơn vị)

× Khoản phải thu tăng thêm = (8/10) × 100.000 = 80.000$ (vì đầu tư khoản

phải thu theo giá vốn chứ không theo giá bán).

Chi phí đầu tư khoản phải thu tăng thêm = Tiền đầu tư tài khoản phải thu ×

Chi phí cơ hội = 80.000 × 20% = 16.000$.

3 Ra quyết định:

Qua phân tích và tính toán trên đây chúng ta thấy rằng nếu nới lỏng tiêu

chuẩn bán chịu, doanh thu của công ty sẽ gia tăng tạo ra lợi nhuận giá tăng

là 120.000$, đồng thời khoản phải thu cũng gia tăng tạo ra chi phí đầu tư

khoản phải thu tăng thêm là 16.000$ Vì lợi nhuận tăng thêm lớn hơn nhiều

so với chi phí tăng thêm, công ty nên áp dụng chính sách nới lỏng tiêu chuẩn

bán chịu.

Lưu ý trong ví dụ này, chúng ta còn giả định ngầm rằng khi công ty nới lỏng chính

sách bán chịu thì rủi ro bán chịu vẫn chưa thay đổi, nghĩa là tất cả những khách

hàng mua chịu tăng thêm vẫn đảm bảo trả nợ đầy đủ khi khoản phải thu đến hạn

Điều này thực tế không đúng, nhưng để đơn giản trong quá trình phân tích chúng ta

giả định như vậy Mục tiêu chính của phần này là cung cấp khuôn khổ phân tích,

xem xết chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tháogiả định này??

2.1.2 Quyết định điều khoản bán chịu

Trang 3

 Điều khoản bán chịu là điều khoản xác định độ dài thời gian hay thời hạn

bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời hạn

cho phép

 Ví dụ:

Điều khoản bán chịu “2/10 net 30” có nghĩa là khách hàng được hưởng 2%

chiết khấu nếu thanh toán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát hành hóa

đơn và nếu khách hàng không lấy chiết khấu thì được trả chậm trong 30

ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn.

 Chính sách bán chịu không chỉ liên quan đến tiêu chuẩn bán chịu mà còn

liên quan đến điều khoản bán chịu Thay đổi điều khoản bán chịu lại liên

quan đến : thay đổi thời hạn bán chịu và thay đổi tỷ lệ chiết khấu

 thay đổi thời hạn bán chịu :

Th1: mở

rộng thời

hạn bán

chịu

Th2: rút ngắn thời hạn

bán chịu

Ví dụ:

Trang 4

Giả sử, công ty ABC L.td có giá bán 1 đơn vị sản phẩm là 10 $, chi phí

khả biến trước thuế là 8$ Hiện tại công ty chưa hoạt động hết công suất

nên sự gia tăng doanh thu không đòi hỏi phải gia tăng chi phí cố định

Doanh thu hàng năm của công ty là 2,4 trđ $ Giả sử, công ty thay đổi từ

“net 30” thành “net 60” , điều này làm cho kỳ thu tiền bình quân tăng từ

1 tháng thành 2 tháng, và doanh thu bán hàng tăng thêm 360 000$

Chúng ta hảy phân tích xem sự thay đổi này ảnh hưởng như thế nào đến

công ty và công ty có nên thay đổi thời hạn bán chịu như vậy không?

Chúng ta phân tích như sau:

1) Lợi nhuận tăng thêm:

Số lượng hàng bán tăng thêm

= doanh thu tăng thêm / giá bán đơn vị

= 360.000/10= 36.000 đvsp

Lãi gộp = giá bán đv – chi phí khả biến= 10 – 8 = 2 ngđ

 Lợi nhuận tăng thêm

= lãi gộp x số lượng sp tiêu thụ tăng thêm

= 2 x 36.000 = 72.000$

2) Chi phí tăng thêm

Kỳ thu tiền bình quân bây giờ là 2 tháng,vậy vòng quay khoản phải thu

hàng năm là: 12/2 = 6 vòng

Ta có, khoản phải thu tăng thêm do tăng doanh thu là: 360.000 / 6 =

60.000$

 khoản đầu tư tương ứng

= (chi phí khả biến / giá bán đv) x khoản thu tăng thêm

= (8/10)x 60.000 = 48.000$

Ta so sánh:

Kỳ thu tiền bình quân lúc đầu là 1 tháng

-> số vóng quay là 12 vòng

-> doanh thu là 2.4 trđ

=> khoản phải thu là (2.400.000/12) = 200.000$.

 Kỳ thu tiền bình quân lúc này tăng lên 2 tháng

-> số vòng quay là 6 vòng

-> dthu giả định là 2.400.000$

=> khoản phải thu tăng thêm là (2.400.000/6) = 400.000$

 Vậy, sự thay đổi thời hạn bán chịu khiến khoản phải thu tăng so với

lúc trước là: 200.000$

Trang 5

Ta lại có, khoản đầu tư tương ứng là: (8/10)x 200.000 = 160.000$

Tổng vốn đầu tư là: 48.000 + 160.000 = 208.000$

Phí tổn đầu tư khoản phải thu là

= tiền đầu tư khoản phải thu x chi phí cơ hội

= 208.000 x 20% = 41.600$

3) Ra quyết định:

Qua phân tích trên ta thấy nếu mở rộng thời hạn bán chịu, dthu của công

ty sẽ gia tăng tạo ra lợi nhuận gia tăng là 72.000$ đổng thời khoản phải

thu cũng gia tăng tạo ra phí tổn 41.600$ Vì lợi nhuận tăng thêm lớn hơn

phí tổn tăng thêm, công ty nên áp dụng chính sách mở rộng thời hạn bán

chịu

Thay đổi tỷ lệ chiết khấu :

Điều khoản chiết khấu liên quan đến : thời hạn chiết khấu và tỷ lệ chiết

khấu.

Th1: tăng tỷ lệ chiết khấu

Th2: giảm tỷ lệ chiết khấu

Trang 6

Ví dụ:

Giả sử , công ty ABC L.td có doanh thu hằng năm là 3 triệu $ và kỳ thu

tiền bình quân là 2 tháng Công ty hiện đang áp dụng điều khoản bán

chịu là “net 45” Nếu công ty thany đổi điều khoản bán chịu thành “2/10

net 45” thì kỳ thu tiền bình quân giảm còn 1 tháng và ước tính có 60%

khách hàng sẽ lấy chiết khấu

Hãy cho biết công ty có nên thay đổi tỷ lệ chiết khấu hay không?

Biết chi phí cơ hội của khoản phải thu là 20%.

Chúng ta phân tích như sau:

1) Tiết kiệm chi phí:

Khoản phải thu trước khi thay dổi tỷ lệ chiết khấu

= dthu hàng năm / vòng quay khoản phải thu

= 3.000.000/6 = 500.000$

Khoản phải thu khi thay đổi tỷ lệ chiết khấu = 3.000.000/12 = 250.000$

Khoản phải thu cắt giảm = 500.000-250.000 = 250.000$

 tiết kiệm chi phí cơ hội do đầu tư khoản phải thu : 250.000 x 20% =

50.000$

2) Giảm lợi nhuận:

Theo ước tính, có 60% khách hàng sẽ nhận chiết khấu, vậy lợi nhuận

công ty sẽ giảm: 3.000.000 x 60% x 2% = 36.000$

 qua phân tích trên, chúng ta thấy ràng nếu công ty tăng tỷ lệ chiết

khấu lên 2% thì khách hàng sẽ trả tiền sớm để được nhận chiết khấu và

điều này giúp công ty tiế kiệm được 500.000$ chi phí đầu tư khoản phải

thu, nhưng cũng làm cho lợi nhuận công ty giảm đi 36.000$ Vì chi phí

Trang 7

tiết kiệm được lớn hơn lợi nhuận bị giảm đi, công ty nên áp dụng chính

sách sách thay đổi tỷ lệ chiết khấu

 Ảnh hưởng của rủi ro bán chịu

Trong các ví dụ đã phân tích, chúng ta đều ngầm giả định rằng không có

sự tổn thất do nợ không thể thu hồi nhưng trên thực tế, chính sách bán

chịu không chỉ liên quan đến tăng hoặc giảm khoản phải thu mà còn liên

quan đến rủi ro của việc thu hồi khoản phải thu

Cùng

xem lại

ví dụ về công ty ABC L.td doanh thu hàng năm của công ty là 2,4 triệu $,

và 2 chính sách tiêu chuẩn bán chịu khác là A, B công ty kỳ vọng các chính

sách này đưa đến các kq sau:

Chính sách Hiện tại A B

Nhu cầu doanh thu bán chịu 2000 3000 3300

Doanh thu tăng thêm 600 300

Tổn thất do nợ không thể thu

hồi

-Doanh thu gốc 2%

-doanh thu tăng thêm 10% 18%

Trang 8

Kỳ thu tiền bình quân

-doanh thu gốc 1 tháng

-doanh thu tăng thêm 2 tháng 3 tháng

Cả hai chính sách bán chịu A và B đều làm cho doanh thu tăng, do đó lợi nhuận tăng

theo Tuy nhiên 2 chính sách này còn kéo theo hậu quả là tổn thất do nợ không thể thu

hồi tăng lên và kỳ thu tiền bình quân cũng tăng lên Và kéo theo la làm cho chi phí cơ hội

đầu tư khoản phải thu tăng Vấn đề đặt ra là liệu lợi nhuận tăng thêm có đủ bù đắp cho

tổn thất do nợ không thể thu hồi và chi phí cơ hội đầu tư khoản phải thu hay không

Chỉ tiêu Chính sách A Chính sách B

1 Doanh thu tăng thêm 600.000$ 300.000$

2 lợi nhuận tăng thêm

do tăng doanh thu

600.000 x 20%

=120.000$

300.000 x 20% =60.000$

3 khoản phải thu tăng

thêm (Doanh thu tăng

thêm/Vòng quay khoản

phải thu mới)

600.000/12/2 =100.000$ 300.000/12/3 =75.000$

4 Đầu tư khoản phải

thu tăng thêm (khoản

phải thu tăng thêm x tỷ

lệ giá vốn)

100.000 x 0,8 =80.000$ 75.000 x 0,8

=60.000$

5 CP cơ hội do đầu tư

thêm vào khoản phải

thu (20%)

80.000 x 0,2 =16.000$ 60.000 x0,2 =12.000$

6 Tổn thất do nợ không

thể thu hồi (Doanh thu

tăng thêm x tỷ lệ nợ

không thể thu hồi)

600.000 x 0,1 =60.000$ 300.000 x 0,18 =54.000$

7 Tổng thiệt hại (5+6) 76.000$ 66.000$

8 Lợi nhuận tăng thêm

sau khi trừ thiệt hại

(2-44.000$ (6.000$)

Trang 9

Bảng phân tích trên cho thấy chính sách A tốt hơn chính sách B, do đó

công ty nên áp dụng chính sách A thay vì chính sách B

2.2 Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu

Quy trình đánh giá uy tín của khách hàng phải trải qua 3 bước:

- Thu thập thông tin về khách hàng

- Phân tích thông tin thu thập được để phán quyết về uy tín tín dụng của khách

hàng

- Quyết định có bán chịu hay không?

Nguồn thông tin khách hàng :

- Báo cáo tài chính

- Báo cáo xếp hạng tín dụng

- Kiểm tra của ngân hàng

- Kiểm tra tiền mặt

 Đánh giá uy tín của khách hàng  Có uy tín sẽ quyết định bán chịu, nếu không

có uy tín doanh nghiệp có thể từ chối bán chịu

Để đánh giá chất lượng tín dụng doanh nghiệp có thể sử dụng 3 phương pháp :

- Phương pháp phán đoán “5 chữ C” về uy tín (phương pháp truyền thống)

+ Ứng xử của khách hàng ( Character )

+ Khả năng thanh toán ( Capacity )

+ Vốn ( Capital )

+ Vật thế chấp ( Collateral )

+ Điều kiện kiểm tra ( Condition )

- Phương pháp thống kê

- Nguồn thông tin tín dụng

2.3 Những phương pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ khách hàng

Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp:

Những doanh nghiệp thường bán chịu hàng hóa hoặc dịch vụ nên tổ chức một

bộ phận chuyên đánh giá khách hàng trước khi bán chịu và theo dõi thu hồi nợ

- Ưu điểm : Hiệu suất thu hồi nợ dần dần được nâng cao, đồng thời chi phí thu

hồi nợ có thể giảm

- Nhược điểm : Với số lượng khách hàng bán chịu không quá lớn và địa bàn

thu nợ không quá rộng

Sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán (nghiệp vụ mua/bán nợ - Factoring) :

Bao thanh toán (mua/bán nợ - Factoring) là nghiệp vụ theo đó những doanh

nghiệp thường xuyên bán chịu hàng hóa sẽ bán lại những khoản phải thu cho

một doanh nghiệp chuyên môn làm nghiệp vụ thu hồi nợ.

Trang 10

- Ưu điểm :

+ Phía doanh nghiệp mua nợ: nhờ có sự chuyên môn hóa việc thu hồi nợ

nên có thể nâng cao được hiệu suất thu hồi nợ và giảm chi phí thu hồi nợ

nhờ lợi thế về quy mô

+ Phía doanh nghiệp bán nợ: không bận tâm đến việc phải thu hồi nợ mà

chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh, giảm rủi ro và không phát sinh

khoản nợ phải thu khó đòi

 Vấn đề dặt ra cho doanh nghiệp là: quyết định có sử dụng nghiệp vụ bao thanh

toán hay không liên quan đến việc so sánh giữa việc thu hồi nguyên giá 1 khoản

phải thu trong tương lai có kèm theo rủi ro và tốn kém chi phí với việc thu ngay ở

hiện tại một số tiền bằng nguyên giá khoản phải thu trừ chi phí bao thanh toán

Ví dụ minh họa:

Công ty TNHH An Đông có khoản phải thu là 700.000.000 đồng, 4 tháng nữa

sẽ đến hạn thanh toán và khoản phải thu này là khoản phải thu có đảm bảo và

chắc chắn sẽ thu được tiền khi đến hạn.

Công ty xem xét quyết định:

1 Chờ 4 tháng sau sẽ thu về 700.000.000 đồng.

2 Bán khoản phải thu cho ngân hàng để thu tiền ngay thông qua nghiệp

vụ bao thanh toán.

Công ty thực hiện qua 3 bước sau:

- Bước 1: Thu thập thông tin cần thiết

+ Lãi suất chiết khấu mà ngân hàng áp dụng khi cung cấp dịch vụ bao

thanh toán là 0,8%/tháng

+ Phí bao thanh toán của ngân hàng là 0,5% trên trị giá hợp đồng bao

thanh toán

+ Chi phí cơ hội vốn của công ty, giả sử 10% và 14%

- Bước 2: Sử dụng thông tin ở bước 1 để lập bảng tính

Khoản mục Số tiền (triệu đồng)

Trị giá khoản phải thu 700.000.000

Trừ lãi chiết khấu ngân hàng (500 × 0,8% × 4) 22.400.000

Trừ chi phí bao thanh toán (700 × 0,5%) 3.500.000

Số tiền công ty nhận được 674.100.000

Hiện giá khoản phải thu 10%[700/(1 + 10%/12)4] 677.100.000

Hiện giá khoản phải thu 14%[700/(1 + 14%/12)4] 668.300.000

- Bước 3: Phân tích và ra quyết định

o Nếu sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán công ty sẽ thu ngay ở hiện tại

số tiền 674.100.000 dồng

Trang 11

o Nếu không sử dụng bao thanh toán, 4 tháng sau công ty thu được

700.000.000 đồng

o Số tiền 700.000.000 đồng sau 4 tháng mới thu được hiện tại chỉ có

677.100.000 đồng với chi phí cơ hội là 10% và có 668.300.000 đồng

với chi phí cơ hội là 14%

 Như vậy công ty nên sử dụng bao thanh toán nếu chi phí cơ hội của vốn là 14%,

không sử dụng bao thanh toán nếu chi phí cơ hội của vốn là 10%

Ngày đăng: 07/06/2015, 21:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w