Công ty cổ phần CMC là đơn vị thành viên của Tổng Công ty xây dựng Sông Hồng
LỜI NÓI ĐẦU Doanh thu là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thường xuyên, liên tục thì các doanh nghiệp phải có các giải pháp hoàn thiện công tác tiêu thụ nhằm tăng doanh thu.Tuy nhiên trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện tốt và giải quyết được vấn đề này. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay các doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà cả với những doanh nghiệp nước ngoài thì tăng doanh thu là cả một vấn đề mang tính quyết định với các nhà quản lý doanh nghiệp. Làm thế nào để các giải pháp hoàn thiện công tác tiêu thụ đạt hiệu quả cao nhất? Đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình mọi mặt của doanh nghiệp, tình hình thị trường, tình hình kinh tế, xã hội kết hợp với sự quản lý khoa học, linh hoạt, nhạy bén của các nhà quản lý doanh nghiệp để tìm ra những giải pháp, hướng đi thích hợp nhất, mang lại hiệu quả tối ưu. Xuất phát từ những nhận thức về tầm quan trọng của doanh thu với sự phát triển của doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại công ty cổ CMC em đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: “ Các giải pháp hoàn thiện công tác tiêu thụ và tăng doanh thu ở công ty CMC”. Nội dung bao gồm 2 chương: Chương 1: Thực trạng về công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng Doanh thu của công ty cổ phần CMC. Chương 2: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tiêu thụ và tăng doanh thu ở công ty cổ CMC trong thời gian tới. Mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm hiểu về lĩnh vực này và cụ thể là tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty song do khoảng thời gian không nhiều, kiến thức bản thân còn ít ỏi nên cuốn chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn cô Hồ Cẩm Tú và ông Dương Quốc Chính (kế toán trưởng) đã nhiệt tình giúp tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này! Sinh viên thực hiện Nguyễn Minh Tuân CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TIÊU THỤ VÀ TĂNG DOANH THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CMC 1.1-Khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần CMC: 1.1.1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần CMC. Công ty cổ phần CMC là đơn vị thành viên của Tổng Công ty xây dựng Sông Hồng. Công ty là Doanh nghiệp độc lập được thành lập theo hình thức chuyển từ Doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Công nghiệp bê tông và vật liệu xây dựng thành Công ty cổ phần CMC từ tháng 4/2006. Công ty được tổ chức và hoạt động theo luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 29/11/2005. Công ty Công nghiệp bê tông và vật liệu xây dựng tiền thân là Nhà máy Bê tông Việt Trì được thành lập từ những năm 1960 thuộc Tổng Công ty xây dựng Sông Hồng – Bộ Xây dựng là một Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập lại tại Quyết định số 126A/BXD – TCLĐ ngày 26-3- 1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Trụ sở của Công ty đặt tại Phường Tiên Cát – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ, có hệ thống giao thông đường thủy, đường sắt, đường bộ rất thuận lợi. Tổng giá trị sản lượng của Công ty tăng nhanh trong nhiều năm liền: Năm 1998 là 112,5 tỷ đồng, năm 1999 là 254 tỷ đồng và năm 2003 là 241,4 tỷ đồng. Bằng uy tín chất lượng và phong cách phục vụ nhiệt tình, các sản phẩm của Công ty đã đến với người tiêu dùng khắp mọi miền đất nước. Công ty đã được tặng thưởng huân chương lao động hạng nhì năm 1998, hạng nhất năm 2003 và giành được nhiều huy chương vàng về sản phẩm đạt chất lượng cao ngành xây dựng và huy chương vàng hội chợ quốc tế (năm 1998 đến năm 2003). Công ty cam kết luôn đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng trong cả nước. Công ty cổ phần CMC là đơn vị có truyền thống trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam. Về công nghệ, Công ty là một trong những số ít những Doanh nghiệp được đầu tư dây chuyền đồng bộ xuất xứ từ Châu Âu 100%. Tuy hiện nay đã có biểu hiện phải thay thế phụ tùng, sửa chữa nhưng dây chuyền vẫn đảm bảo hoạt động lâu dài và ổn định. Việc đầu tư, nâng cấp bổ xung vào dây chuyền này sẽ không lớn và có hiệu quả. Một số thị trường nhất là Miền Bắc thị phần tương đối ổn định, duy trì việc tiêu thụ hàng hóa lâu dài. Để nắm bắt được những hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, ta đi tìm hiểu đôi nét về đặc điểm chung của công ty. Công ty cổ phần CMC có ngành nghề kinh doanh chính là sàn xuất kinh doanh vật liệu xây dựng,kinh doanh than, nhiên liệu, chất đốt, kinh doanh vận tải, bốc xếp hang hóa đường bộ và xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp giao thông, gia công lắp đặt thiết bị trong các ngành công nghiệp, thủy lợi dân dụng giao thông … Qua nhiều năm hoạt động công ty cũng đã khẳng định được vị thế so với các doanh nghiệp khác trong ngành đó là một đơn vị chuyên ngành sản xuất vật liệu xây dựng, là một trong những đơn vị đi tiên phong trong cả nước về sản xuất gạch ốp lát các loại. Thiết bị nhà máy được đầu tư mới 100%, dây truyền sản xuất đồng bộ hiện đại của Châu Âu. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn tay nghề cao trong lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát Ceramic. Sản phẩm của công ty được sản xuất khép kín và quản lý theo quy trình kiểm soát chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, thương hiệu gạch CMC được khẳng định trong nước và quốc tế, đối với thị trường trong nước đứng ở Top 5 sản phẩm hang đầu cùng với gạch Đồng Tâm, Bạch Mã Mặt khác, Công ty tọa lạc trên một vị trí rất thuận lợi và có giá trị kinh tế cao, nằm ở trung tâm thành phố Việt Trì thuận tiện cung cấp hàng hóa các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc. Công ty đã thiết lập được hệ thống cửa hàng phân phối cấp I ở hầu hết các tỉnh và hai chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng. Với vị trí thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào và điều kiện vật chất, tài chính ổn định, thương hiệu hàng hóa được khẳng định trên thị trường, Công ty có khả năng cạnh tranh và phát triển đa dạng hóa sản phẩm vật liệu xây dựng trong thời gian tới. Trong tương lai ngành nghề mà công ty kinh doanh có triển vọng phát triển cơ sở của sự đánh giá trên là do Sau khi cổ phần hóa, sản xuất kinh doanh của Công ty đã đi vào ổn định, làm ăn có lãi, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Công ty đã đầu tư trạm than thay gas và dầu đốt nên hàng năm tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng từ nhiên liệu đốt, giúp hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho Công ty . Thị phần tiêu thụ hàng hóa của Công ty được giữ vững và mở rộng, các sản phẩm mới luôn chiếm được lòng tin của khách hàng và mang lại hiệu quả cao hơn. Với những thành tích đã được trong năm 2006 và 2007, khẳng định hướng đi và triển vọng phát triển của Công ty rất sáng sủa. Công ty có chức năng nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý vật tư, tài sản thiết bị sản xuất và chế độ kế toán do nhà nước quy định .thực hiện triệt để tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí, tài sản cẩu công ty và nhà nước.Công ty luôn chú trọng tới công tác chăm lo bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật, cải thiện đời sống vật chất văn hóa tính thần và điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên. Về bộ máy kế toán Để phù hợp với bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh, công ty đã áp dụng mô hình kế toán tập chung. Phòng kế toán sẽ theo dõi và thực hiện toàn bộ công tác hạch toán của đơn vị và phản ánh chi tiết hoạt động mua bán hàng hoá, doanh thu, kinh doanh xuất nhập khẩu. Sau đó định kỳ cân đối số phát sinh để tổng hợp số liệu cho công ty. Hiện nay đội ngũ cán bộ, công nhân của công ty là 430 người trong đó nam chiếm 323 người, nữ chiếm 107 người, năm 2006 là 379 người. Với đội ngũ lao động trong các năm ngày một tăng chứng tỏ đội ngũ cán bộ và công nhân Công ty ngày càng lớn mạnh qua các năm. Trong thời thời buổi ngày nay khi mà có nhiều công trình xây dựng thì nhu cầu cần thiết những vật liệu trang trí lên cao .Do vậy Sản phẩm chính của Công ty cổ phần CMC là các loại gạch men hoặc Ceramic ốp tường, gạch lát nền và gạch viền trang trí. Các sản phẩm này đều đạt tiêu chuẩn Châu Âu, chất lượng tốt, kích thước và mẫu mã đa dạng. Để sản xuất ra sản phẩm gạch Ceramic, Công ty sử dụng công nghệ tự động ép, tráng men, nung một lần ở nhiệt độ cao của Italy và Tây Ban Nha .Quy trình sản xuất có ba giai đoạn đó là :giai đoạn làm men , Giai đoạn làm men, Giai đoạn tráng men và in. Công ty có cơ cấu bộ máy quản lý khá đơn giản không cồng kềnh đứng đầu là đại hội đồng cổ đông tiếp theo là hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giáp đốc .Ban giáp đốc trực tiếp điều hành các phòng, nhà máy, xí nghiệp, chi nhánh . Sơ đồ 1: cơ cấu bộ máy của công ty Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban giám đốc p.kinh tế vật tư p.thị trường Nhà máy gạch Xí nghiệp bao bì Xí nghiệp xây dựng số 1 Chi nhánh hà nội p.tổ chức hành chính Chi nhánh đà nẵng p.kế hoạch ky thuật p.tài chính kế toán Chi nhánh hồ chí minh Ban kiểm soát 1.1.2-Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần CMC trong thời gian qua. Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng mà các doanh nghiệp mong đợi và là chỉ tiêu để đánh giá việc hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có lãi hay không.Từ đó có thể xem xét có hướng kinh doanh phù hợp nên việc đánh giá chỉ tiêu này là rất cần thiết. Để có nhìn nhận chính xác về kết quả kinh doanh cũng như xu thế kinh doanh của công ty ta cần xem xét lợi nhuận qua ba năm. Bảng 1.Lợi nhuận của công ty qua các năm Đơn vi:tr.đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 % Tăng/ giảm năm 05- 06 Năm 2007 % Tăng/ giảm năm 06- 07 1 Lợi nhuận sau thuế 84 1.761 19,99 6.987 2,97 Biểu đồ 1: Lợi nhuận công ty qua các năm 2006 - 2007 Nhìn vào bảng ta có thể thấy lợi nhuận năm 2005 là 84 tr.đồng , sang năm 2006 lợi nhuận của công ty là 1.761 tr.đồng vậy so với năm 2005 lợi nhuận của công ty tăng lên rất nhiều cụ thể tăng 1.677 tr.đồng gấp 19,99 lần năm 2005. Năm 2007 công ty thu được lợi nhuận là 6.987 tr.đồng tăng so với năm 2006 là 5.226 tr.đồng và gấp 2,79 lần năm 2006. Đây là thành tích rất tốt của doanh nghiệp cho thấy việc kinh doanh của công ty là hiệu quả.Chiều hướng biến động của lợi nhuận theo hướng tích cực. Qua việc đánh giá chỉ tiêu trên có thể thấy kết quả kinh doanh của công ty rất tốt mức tăng lợi nhuận qua các năm là rất lớn.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình trên. 1.2- Thực trạng công tác tiêu thụ và tăng doanh thu của công ty cổ phần CMC. Để có những biện pháp hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu hợp lý, mang lại hiệu quả cao nhất trước hết ta cần đi sâu phân tích kết quả doanh thu tiêu thụ thực tế doanh nghiệp đạt được, doanh thu tiêu thụ thực tế của công ty phân theo cơ cấu sản phẩm, doanh thu tiêu thụ thưc thế của công ty phân theo thị trường tiêu thụ. Để từ đó chỉ ra những nguyên nhân tác động đến kết quả hoạt động nếu để khắc phục những mặt còn yếu kém và phát huy những mặt tốt. 1.2.1- Doanh thu của Doanh Nghiệp qua 3 năm 2005-2007. Để có thể phản ánh một cách chính xác và tốt nhất về kết quả doanh thu tiêu thụ sản phẩm ta đi phân tích doanh thu tiêu thụ các loại sản phẩm qua 3 năm gần nhất. Bảng 2: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị tính: Tr.đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 % Tăng/ giảm năm 05-06 Năm 2007 % Tăng/ giảm năm 06- 07 2 Doanh thu thuần 176.722 158.21 7 -0,105 166.78 6 0,054 Biểu đồ 2:Doanh thu của công ty qua các năm 2006-2007 Qua đồ thị doanh thu năm 2005-2007 ta thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm đang có xu hướng tăng mặc dù doanh thu năm 2007 có thấp hơn năm 2005.Để thấy rõ được xu thế và mức biến động của doanh thu ta đi sâu phân tích doanh thu qua các năm. Doanh thu năm 2005 là 176.722 tr.đồng sang tới năm 2006 doanh thu của công ty là 158.217 tr.đồng như vậy doanh thu năm 2006 giảm so với năm 2005 là 18.505 tr.đồng với tốc độ giảm là 10,5 %. Doanh thu năm 2006 giảm là do các nguyên nhân sau: Thứ nhất, Là do năm 2006 các khoản giảm trừ doanh thu tăng nhưng không thế kết luận ngay được là do chất lượng sản phẩm kém, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng lý do mà các khoản giảm trừ doanh thu tăng chủ yếu là do trong kỳ doanh nghiệp thực hiện triết khấu thương mại nhiều trong khi hàng bán bị trả lại không đáng kể. Điều đó cho thấy có nhiều khách hàng quen thuộc mua hàng với khối lượng lớn nên để tăng thêm mối quan hệ về lâu về dài với khách hàng, doanh nghiệp đã thực hiện chính sách chiết khấu cho những khách hàng mua với khối lượng lớn .Nên việc các khoản giảm trừ doanh thu tăng lên trong trường hợp này cho thấy quan hệ của khách hàng và doanh nghiệp khá tốt .Đó là chính sách bán hàng của doanh nghiệp. Thứ hai, Là do trong năm công ty tung ra thị trường một số sản phẩm mới nên để nhằm tạo lập uy tín của sản phẩm trên thị trường và chiếm lĩnh thị phần công ty đã thực hiện chính sách giá thấp. Công ty định giá thấp hơn mức giá thống nhất trên thị trường, nhưng cao hơn giá trị sản phẩm(Chấp nhận mức lợi thấp hơn). Ngoài ra một số sản phẩm cùng chủng loại đã có mặt trên thị trường nên để tạo ưu thế cạnh tranh thì công ty đã giảm chi phí sản xuất Công ty đã cố gắng giảm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và các chi phí không cần thiết khác. Từ đó hạ giá thành sản phẩm nên công ty đã định được giá bán khá hợp lý có tính cạnh tranh với doanh nghiệp khác. Thứ ba, Là do Năm Trong năm 2005 - 2006, do Công ty chủ yếu sử dụng nhiên liệu đốt là gas và dầu. Mà trên thị trường giá dầu, gas tăng mạnh dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào của Công ty cũng tăng theo .Vì vậy, chi phí sản xuất rất cao làm cho giá vốn tăng cao và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên mà chất lượng sản phẩm không thay đổi. Bên cạnh đó, [...]... trung vào sản xuất các sản phẩm chủ lực 1.2.3 -Doanh thu của công ty phân theo thị trường tiêu thụ Việc phân tích doanh thu phân theo thị trường tiêu thụ cho ta thấy được sản phẩm của công ty được tiêu thụ mạnh nhất ở thị trường nào, yếu nhất ở thị trường nào và nguyên nhân vì sao tại thị trường đó sản phẩm lại được tiêu thụ mạnh hoặc không được tiêu thụ mạnh từ đó có những giải pháp hoàn thiện công tác. .. cho xuất khẩu tăng cao nên giá bán của sản phẩm của công ty tại thị trường xuất khẩu cao hơn so với các sản phẩm cùng chủng loại khác ở nước ngoài Nên doanh nghiệp đã quyết định tạm thời không tiêu thụ tại thị trường này.Vì vậy doanh thu tiêu thụ tại thị trường này hầu như không có 1.3- Đánh giá thực trạng công tác tiêu thụ và tăng doanh thu của công ty CMC 1.3.1- Kết quả đã đạt được và nguyên nhân:... 1.3.2-Những vấn đề còn hạn chế và nguyên nhân Những hạn chế của công ty một phần do chính bản thân công ty và một phần do môi trường kinh doanh tác động Mặc dù doanh thu tiêu thụ năm 2007 đã vượt kế hoạch nhưng so với các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành còn thấp Cơ cấu doanh thu vẫn còn chưa thực sự hiệu quả, doanh thu tiêu thụ giữa các thị trường,giữa các sản phẩm quá chênh lệch .Công ty chưa khai thác hết... tục tăng nên giá cả của máy móc mới và chi phí sửa chữa cao nên ngay trong hiện tại doanh nghiệp vẫn chưa đủ tiền lực mua sắm và sửa chữa triệt để CHƯƠNG 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIÊU THỤ VÀ TĂNG DOANH THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CMC TRONG THỜI GIAN TỚI 2.1-Định hướng chiến lược hoạt động của công ty trong năm tới Trong nền kinh tế thị trường hiện nay ,các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát... thị trường tiêu thụ Miền Nam và Miền Trung nên chưa tối đa hóa được doanh thu tiêu thụ sản phẩm Nguyên nhân của những hạn chế này là do: Thứ nhất, Công tác quản lý chi phí còn chưa tốt Trong khi doanh thu thuần tăng với tốc độ tăng 5,42% thì chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính cũng tăng với tốc độ tăng lần lượt là 128,49% và 12,5 % đều tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu Điều... nên khối lượng tiêu thụ sản phẩm không cao dẫn đến tỷ trọng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty giảm hơn so với năm 2006 và thấp hơn so với thị trường tiêu thụ Miền Bắc • Xét thị trường Miền Trung Qua số liệu bảng doanh thu theo thị trường tiêu thụ ta thấy tỷ trọng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại thị trường xuất khẩu năm 2005 là 0.2% và năm 2006,năm 2007 doanh nghiệp không tiêu thụ tại thị trường... của Công ty là các khách hàng bán hàng chính, tạo lòng tin và và phối hợp với các đại lý khuyến khích các đại lý bán vào các công trình, mở rộng địa bàn, mở rộng thêm các đại lý cấp 2 ở các tỉnh lân cận và miền núi Mở rộng quảng bá thương hiệu, quảng cáo, hội chợ giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội Thị trường Miền Trung: - Duy trì cung cấp và tiêu thụ các đại lý cấp I tại miền Trung, đẩy sản lượng tiêu thụ. .. khách hàng và các đại lý trong khu vực Hoạt động theo phương thức này, Công ty đã đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn, tạo điều kiện thu n lợi và khuyến khích Công tác tiêu thụ đối với các đại lý nhiều hơn Do vậy doanh thu của công ty trong năm đã tăng lên so với năm 2006 -Kênh II và kênh III: Đối với 2 kênh này sản lượng sản phẩm được tiêu thụ chiếm khoảng 60% Với mạng lưới 15 đại lý ở hầu hết... con người để duy trì, các khách hàng truyền thống, mở rộng kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu, dần dần có thị trường hơn 2.2- Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ và tăng doanh thu của công ty cổ phần CMC: 2.2.1- Các giải pháp: 2.2.1.1-Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường: ... được tiêu thụ nhiều ở Miền Bắc là do: Thứ nhất, trụ sở chính cũng như các nhà máy sản xuất của Công ty đều tập trung ở các tỉnh phía Bắc Do vậy tiết kiệm được chi phí vận chuyển và nhiều chi phí phát sinh khác nên giá bán của sản phẩm tại thị trường này cũng thấp hơn tại các thị trường tiêu thụ khác vì vậy khối lượng tiêu thụ tại thị trường này lớn hơn thị trường tiêu thụ khác và hiển nhiên doanh thu . Thực trạng công tác tiêu thụ và tăng doanh thu của công ty cổ phần CMC. Để có những biện pháp hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu hợp. và tăng Doanh thu của công ty cổ phần CMC. Chương 2: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tiêu thụ và tăng doanh thu ở công ty cổ CMC trong thời gian