Các giải pháp:

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện công tác tiêu thụ và tăng doanh thu ở công ty CMC (Trang 36 - 43)

Bảng 5:Doanh thu của công ty phân theo thị trường thụ:

2.2.1- Các giải pháp:

Nghiên cứu thị trường: "Bao gồm quá trình hoạt động thu thập và xử lý một cách có hệ thống và toàn diện các thông tin về thị trường, giúp cho nhà kinh doanh nắm bắt được một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời tình hình thị trường để có những quyết định đúng đắn tác động tới thị trường".

Việc đánh giá và lựa chọn đúng thị trường của mình là bước đầu của quá trình sản xuất kinh doanh, giải quyết 2 trong 3 việc điều tra nghiên cứu thị trường với 2 hoạt động chính: Nghiên cứu thị trường (nhằm xác định quy mô cơ cấu, sự vận động của thị trường) và điều tra thị trường cho phép doanh nghiệp lựa chọn chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối và khuyếch trương sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Điều đó cũng có nghĩa đưa mục tiêu phát triển và mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu của Công ty thành hiện thực.

Đối với Công tycổ phần CMC, việc nắm bắt thông tin về thị trường còn sơ sài, chưa chính xác nên chưa đưa ra được các dự báo mang tính đón đầu của nhu cầu thị trường. Vậy Công ty cần nắm chắc các thông tin cơ bản là các vấn đề thị trường sản phẩm, nhu cầu của dân cư, quy mô thị trường, mức thu nhập bình quân đầu người, tập quán tiêu dùng, điều kiện khí hậu địa lý, giá cả của các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. Các thông tin này muốn có phải thông qua công tác điều tra nghiên cứu thị trường.

Vì vậy bộ phận nghiên cứu thị trường của công ty sẽ phải trả lời các câu hỏi:

- Đâu là thị trường có triển vọng tốt nhất đối với mỗi sản phẩm của công ty?

- Khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường đó ra sao? - Công ty cần xử lý những vấn đề gì có liên quan và có thể sử dụng những biện pháp nào để tăng cường khối lượng sản phẩm tiêu thụ?

- Sức mạnh của đối thủ cạnh tranh với các sản phẩm của công ty như thế nào?

Muốn giải đáp những vấn đề trên, trước hết về quy mô thị trường công ty phải dự báo về số lượng khách hàng tiêu thụ với từng loại sản phẩm, số lượng sản phẩm tiêu thụ, mức giá của công ty cung ứng trên thị trường, doanh số tiêu thụ và tỉ lệ chiếm lĩnh của công ty trên thị trường. Sau đó phải xác định được thị trường sản phẩm của công ty, tỉ lệ tiêu thụ sản phẩm ở mỗi khu vực thị trường ra sao?

Thông qua việc trả lời các câu hỏi trên bộ phận nghiên cứu sẽ xác định được các yếu tố đó, xác định thị trường tiêu thụ và đề ra các quyết định như kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đánh giá xem mức độ chi phí sản xuất kinh doanh có phù hợp và được thị trường chấp nhận hay không. Dựa vào đó để có những biện pháp thích hợp giảm khoản mục có liên quan đến chi phí. Nhất là chi phí để bảo quản và vận chuyển, kế hoạch hoá tiêu thụ. Đối tượng khách hàng cần mua với khối lượng là bao nhiêu, loại mặt hàng nào? mức giá nào sẽ được thị trường chấp nhận? phương pháp giao hàng và phương pháp thanh toán nào được người mua cho là phù hợp?

Công ty có thể thành lập phòng marketing chuyên làm công tác nghiên cứu thị trường, có nghiệp vụ kỹ thuật marketing để phân tích, đánh giá thị trường sâu sắc để từ đó đưa ra các loại sản phẩm chính, chính sách phù hợp. Phòng marketing có thể được tổ chức như sau:

Số cán bộ phòng: 1 trưởng phòng 2 bộ phận thông tin

3 bộ phận tổ chức hoạt động marketing

Từ việc nghiên cứu thị trường và dự báo nhu cầu thị trường một cách chính xác, công ty sẽ lập được kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ sát với thị trường .

Là phải nghiên cứu và hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh của công ty để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ.

Để giành chiến thắng trong cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp không những chỉ biết phát huy thế mạnh của mình mà còn phải biết những điểm mạnh, điểm yếu cũng như chính sách của đối thủ cạnh tranh để có những đối sách hợp lý. Để hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh, công ty cần phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh một cách bài bản và kỹ lưỡng.

• Xác định chiến lược, mục tiêu của đối thủ cạnh tranh

Trước tiên và quan trọng đối với việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là xác định chiến lược của những đối thủ cạnh tranh gần nhất, những đối thủ cùng hoạt động trên một thị trường mục tiêu như công ty.

Để xác định chiến lược của đối thủ cạnh tranh công ty cần phải theo dõi mọi biến động của họ về giá cả, sản phẩm, các hoạt động khuyếch trương kích thích tiêu thụ… để xem họ tăng hay giảm giá, mở rộng hay thu hẹp danh mục sản phẩm, có xâm nhập thị trường mới hay không. Từ đó công ty cần phán đoán chiến lược của các đối thủ cạnh tranh, xác định mục tiêu của họ là lợi nhuận hay thị trường. Công ty cần đặc biệt chú ý tới những đối thủ cạnh tranh có mục tiêu là mở rộng thị trường vì những đối thủ này sẽ tìm mọi cách để mở rộng thị trường của họ và điều đó có thể thu hẹp thị trường của công ty

• Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh

Bước tiếp theo là tiến hành thu thập các số liệu về đối thủ cạnh tranh. Để thực hiện công việc này, công ty cần cử người theo dõi những biến động về sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ của các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, công ty có thể thu thập số liệu từ báo chí, từ các báo cáo, luận văn về các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, công ty còn có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh thông qua điều tra nghiên cứu thị trường hay sử dụng các mối quan hệ của nhân viên trong công ty nhưng việc tiến hành phải hết sức cẩn thận và tế nhị.

Những thông tin trên là rất cần thiết với Công ty trước khi đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cao

2.2.1.2-Tăng cường công tác quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng sản phẩm: Là việc ấn định đúng đắn các mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp, đề ra nhiệm vụ phải làm cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ và tìm ra con đường đạt tới mục tiêu một cách có hiệu quả nhất.

Chất lượng của sản phẩm tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Chất lượng sản phẩm cao đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh cao, mức độ tiêu thụ sản phẩm lớn. Để nâng cao chất lượng sản phẩm ngoài việc đầu tư đổi mới công nghệ còn phải tăng cường công tác quản lý chất lượng. Hiện nay, Công ty cổ phần CMC vẫn đang tiếp tục nâng cao chất lượng và các tính năng của sản phẩm. Công ty luôn duy trì chất lượng sản phẩm ở mức ổn định, công tác quản lý chất lượng luôn được chú trọng và quan tâm từ đó góp phần làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty.Từ đó tăng doanh thu của công ty.

Để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty luôn đảm bảo việc thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

+ Đảm bảo tốt nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm thì chất lượng nguyên vật liệu cũng được bảo đảm, đồng thời bảo đảm đúng tiến độ và sự đồng bộ. Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất gạch là penpas, đất sét, mèn màu ,phụ gia ,ga,than do phải vận chuyển từ Hòn Gai, Cẩm Phả...(than), nên phụ thuộc vào thời tiết, địa hình. Vì vậy, đòi hỏi Công ty phải luôn tính toán sao cho đảm bảo nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất một cách kịp thời, chất lượng tốt nhất.

* Luôn có sự phân cấp quản lý kỹ thuật, chức năng quản lý phải rõ ràng không chồng chéo lên nhau để khắc phục tình trạng việc kiểm tra chưa

nghiêm khắc, trách nhiệm không rõ ràng dẫn đến khuyết điểm không thuộc về ai, tạo nên sự vô trách nhiệm trong sản xuất, trong quản lý gây ra ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, giảm thị phần, giảm mức cạnh tranh trên thị trường.

Vì vậy, Công ty phải có sự phân định rõ ràng, việc quản lý chất lượng trước hết phải giao cho phân xưởng sản xuất. Quản đốc giao nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm cho từng tổ trưởng, các tổ trưởng lại giao trách nhiệm cho từng tổ viên, từng tổ viên lại chịu trách nhiệm về phần việc của mình.

Cần giao quyền cho cán bộ và kỹ thuật viên kiểm tra, theo dõi ở các khâu quan trọng, có kế hoạch phân tích xem xét những thông số kỹ thuật có liên quan ở khâu mình quản lý. Có như vậy mới xử lý kịp thời những sai hỏng trong quá trình sản xuất, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

* Nâng cao chất lượng sản phẩm

Để nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty, ngoài biện pháp kỹ thuật, quản lý chất lượng như đã trình bày ở trên còn có một số biện pháp sau:

+ Nâng cao chất lượng ở khâu thiết kế:

Giai đoạn thiết kết đã được phê chuẩn là tiêu chuẩn chất lượng quan trọng mà sản phẩm sản xuất ra phải tuân thủ chất lượng, thiết kế tác động trực tiếp đến chất lượng của mỗi sản phẩm. Chất lượng ở khâu thiết kế thường là chất lượng mang tính kinh tế kỹ thuật. Vì vậy, ở khâu thiết kế Công ty cần chuyên môn hoá những đặc điểm nhu cầu của khách hàng thành đặc điểm của sản phẩm để chất lượng ở lĩnh vực này ngày càng phản ánh chất lượng với sự phù hợp nhu cầu thị trường. Để các thông số kỹ thuật thiết kế có thể áp dụng vào sản xuất cần thoả mãn các yêu cầu sau:

+ Đáp ứng được nhu cầu khách hàng + Thích ứng với khả năng của Công ty

+ Đảm bảo tính cạnh trạnh + Tối thiểu hoá chi phí.

Đối với Công ty, công tác thiết kết sản phẩm mới càng trở nên quan trọng. Các công thức pha trộn vật liệu, thiết kế mẫu mã kích thước hình dáng cần được nghiên cứu cẩn thận và chi tiết. Thiết kế các đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm đưa ra các thông số rõ ràng để các phân xưởng dễ dàng thực hiện đồng thời thuận tiện trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được sản xuất dựa trên các thông số đó.

* Nâng cao chất lượng ở khâu cung ứng:

Mục tiêu của việc nâng cao chất lượng ở khâu cung ứng là đáp ứng đúng chủng loại chất lượng, thời gian, địa điểm và đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên, liên tục với chi phí tối ưu nhất. Để thực hiện được yêu cầu trong khâu cung ứng, Công ty cần chú trọng đến những nội dung chủ yếu sau:

- Lựa chọn người cung ứng có khả năng đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng vật tư nguyên liệu.

- Thoả thuận về việc đảm bảo chất lượng vật tư cung ứng - Thoả thuận về phương pháp thẩm tra, xác minh

- Xác minh các phương án giao nhận

- Xác định rõ ràng, đầy đủ, thống nhất các điều khoản. Trong giải quýet những khiếm khuyết, trục trặc.

Giải quyết tốt công tác cung ứng các yêu cầu mà khâu thiết kế đặt ra.

* Nâng cao chất lượng trong khâu sản xuất:

Trong quá trình sản xuất, cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất các công đoạn, quản lý tốt nguyên vật liệu tránh lãng phí. Công tác kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên trong các công đoạn sản xuất gây ảnh hưởng đến chu trình sản xuất, chậm tiến độ sản xuất,

không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng hàng hoá dẫn đến giảm uy tín của Công ty, mất thị phần do bị trống sản phẩm trên thị trường.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện công tác tiêu thụ và tăng doanh thu ở công ty CMC (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w