Dịch vụ sau bán hàng

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện công tác tiêu thụ và tăng doanh thu ở công ty CMC (Trang 51 - 55)

Bảng 5:Doanh thu của công ty phân theo thị trường thụ:

2.2.1.8- Dịch vụ sau bán hàng

Cùng với sự phát triển của thị trường và cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng quyết liệt, các dịch vụ bao quanh sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và trở thành thứ vũ khí sắc bén của cạnh tranh.

Dịch vụ sau bán hàng bao gồm các hoạt động diễn ra sau khi hàng hoá đã được tiêu thụ nhằm giúp cho người tiêu dùng sử dụng hợp lý sản phẩm và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh.

Đối với Công ty cổ phần CMC với sản phẩm là các loại gạch men phục vụ cho nhu cầu xây dựng của xã hội thì khâu dịch vụ sau bán hàng là phải làm tốt công tác vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá. Do đó, đòi hỏi công ty phải tổ chức đội xe chuyên chở, xếp dỡ hàng đến tay người tiêu dùng một cách tốt nhất, đó là những người có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đồng thời phải cho người theo dõi trong quá trình vận chuyển hàng hoá để tránh tình trạng lái xe có thái độ vòi vĩnh khách hàng, hay có những thái độ cư xử không đúng với khách hàng, mà đó có thể là nguyên nhân dẫn đến làm giảm uy tín của công ty đối với khách hàng hay người tiêu dùng.

Đồng thời đảm bảo chất lượng hàng hoá đến tận tay người tiêu dùng tốt nhất, tránh tình trạng sai hỏng trong quá trình vận chuyển, từ đó nâng cao uy tín của công ty đối với khách hàng.

Cũng thông qua việc theo dõi đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng giúp cho công ty biết được nguyện vọng của khách hàng từ đó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

2.2.2- Kiến nghị

2.2.2.1-Một số kiến nghị với nhà nước:

Một là, Nhà nước sớm ban hành Luật cạnh tranh và các luật khác có

liên quan để từ đó tạo ra một cơ chế thị trường lành mạnh bình đẳng. trong đó một vấn đề nổi cộm hiện nay cần phải ngăn chặn và xử lý nghiêm minh là tệ nạn làm hàng giả, hàng trốn thuế, hàng nhập lậu. Để thực hiện được điều này, Nhà nước phải tăng cường lực lượng kiểm soát thị trường, kiểm soát cửa khẩu, thực hiện thưởng thích đáng đối với những ai phát hiện trình báo các tệ nạn trên, xử lý phạt thật nặng nề đối với những kẻ làm ăn phi pháp…

Hai là, thành lập tổ chức tư vấn công nghệ thông tin để giúp các

doanh nghiệp khỏi bị thất thố trong việc đầu tư đổi mới bằng công nghệ nhập ngoại.

Ba là, để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh cho các doanh

nghiệp Nhà nước, Nhà nước cần phải khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cổ phần hoá. Có như vậy năng lực, trách nhiệm của các cổ đông trong công ty mới thực sự phát huy, hiệu quả kinh doanh tất yếu sẽ được nâng cao. Tuy nhiên, một vấn đề khó khăn trong việc thực hiện cổ phần hoá là đánh giá lại tài sản, Nhà nước cần phải có biện pháp định giá hợp lý.

Bốn là, xây dựng hệ thống thị trường tài chính, trong đó có hệ thống

các ngân hàng thương mại các trụ sở giao dịch chứng khoán được coi là nơi đầu tư và huy động vốn một cách thuận tiện nhất cho các doanh nghiệp nói

riêng cũng như các chủ thể của nền kinh tế nói chung. Về lĩnh vực này, Nhà nước cần phải kiểm soát chặt chẽ mức lãi suất vay, gửi. Tránh hiện tượng độc quyền tự ý hoặc gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc huy động và sử dụng vốn.

2.2.2.2-Đối với công ty cổ phần CMC:

Trong khu vực có nhiều cường quốc sản xuất sản phẩm cùng loại như: Trung Quốc, Nhật Bản, Iđônêxia... Các nước này có bề dày về kinh nghiệm sản xuất, mẫu mã phong phú, kỹ thuật tinh xảo, giá thành rẻ hơn sản phẩm của chúng ta khá nhiều.

Vì vậy tôi xin có ý kiến với công ty cổ phần CMC như sau: hiện nay tình hình kinh tế khó khăn thường xuyên biến động ,tình trạng lạm phát tăng cao ,chí phí nguyên vật liệu tăng cao dẫn đến giá thành sản phẩm tăng cao cho nên vấn đề hạ giá thành, năng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường luôn là một bài toán khó .

Để khắc phục khó khăn trên, Công ty cổ phần CMC phải lựa chọn phương án “đầu tư nâng cao chất lượng, mẫu mã”, trong đó tập trung mũi nhọn vào sản xuất loại gạch ceramic cao cấp phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Để thực hiện được mục tiêu trên, Công ty phải từng bước đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, tổ chức sản xuất đảm bảo nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật; triển khai áp dụng những sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất; nâng cao hiệu quả quản lý công nghệ, thiết bị và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000. Với mục tiêu “chất lượng là yếu tố hàng đầu đảm bảo cho sự thành công”, mọi sản phẩm trước khi đưa ra thị trường Công ty phải kiểm định rất nghiêm ngặt.

Để đáp ứng yêu cầu thị hiếu của khách hàng ngoài việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng năm Công ty thường nghiên cứu phát triển thêm hàng trăm mẫu mã mới, với nhiều kích cỡ, kiểu dáng khác nhau, phù hợp với mọi đối tượng tiêu dùng.

Đồng thời công ty phải thực hành các giải pháp khoán sản xuất, khoán kinh doanh và khoán định mức trên tất cả các lĩnh vực để nâng cao tinh thần trách nhiệm của người công nhân trong thực hành tiết kiệm, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN

Trong thời buổi nền kinh tế khó khăn lạm phát tăng cao. Công ty đã nỗ lực phấn đấu và mặc dù còn nhiều hạn chế song kết quả đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh những năm qua thực sự to lớn.

Tốc độ tiêu thụ sản phẩm tăng, doanh thu tiêu thụ càng lớn, đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên trong Công tác được cải thiện. Giờ đây, sản phẩm của Công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên toàn khu vực thành thị và uy tín của Công ty đã được khẳng định.

Trong thời gian thực tập em đã đi sâu nghiên cứu về các giải pháp nhằm tăng doanh thu của công ty cổ phần CMC. Dưới góc nhìn của tài chính doanh nghiệp, thông qua chuyên đề này em đã cố gắng trình bày, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện công tác tiêu thụ và tăng doanh thu của công ty và mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về các giải hoàn thiện công tác tiêu thụ và tăng doanh thu của công ty trong những năm tới. Em mong muốn công ty sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Với thời gian thực tập có hạn, kiến thức kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên việc nghiên cứu quá trình tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu của Công ty để tìm ra những biện pháp hữu hiệu mới mẻ là rất khó khăn. Các ý kiến đề xuất còn mang tính chất lý thuyết nhiều. Do vậy em mong muốn được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô, các cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ phần CMC để bài viết của tôi có ý nghĩa thiết thị hơn.

Cuối cùng, một lần nữa em xin cảm ơn các thầy cô giáo cùng toàn thể ban lãnh đạo các ,các cô chú trong phòng ban đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Đặc biệt em xin cảm ơn cô giáo Hồ Cẩm Tú đã tận tình hướng dẫn em cách nghiên cứu đúng đắn nhất về các giải pháp hoàn thiện công tác tiêu thụ và tăng doanh thu của công ty để hoàn thành chuyên đề này!

Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 2008

Sinh viên

Nguyễn Minh Tuân

MỤC LỤC

Trang

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện công tác tiêu thụ và tăng doanh thu ở công ty CMC (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w