1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Đề tài gán máng che mưa cây cao su

38 1,7K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 820 KB

Nội dung

3.2.2 Nội dung theo dõi63.2.3 Phương pháp nghiên cứu73.2.3.1 Bố trí thí nghiệm73.2.3.2 Phương pháp theo giõi83.3. Quy trình áp dụng3.3.1 Các bước thực hiện làm máng che nilon PE (loại 1)93.3.2 Các bước thực hiện làm máng che xốp (loại 2)123.3.3 Hoạch toán chi phí vật tư làm máng xốp hoàn thện133.3.4 Hoạch toán chi phí vật tư làm máng nilon PE hoàn thiện143.3.5 Hoạch toán chi phí nhân công gắn máng 143.3.6 Dự kiến kết quả14

Trang 1

Mục Lục

Chương 1 MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích

1.2.2 Yêu cầu

1.2.3 Giới hạn chuyên đề

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu cây cao su

2.2 Tình hình sản xuất cao su Việt Nam

2.2.1 Giai đoạn trước 1990

2.2.2 Giai đoạn sau năm 1990 đến trước năm 2008

2.2.3 Giai đoạn 2009- 2015 và tầm nhìn đến 2020

2.3 Tình hình khai thác cao su hiện nay

3.1 Thế Giới

3.2 Việt Nam

2.4 Những kiểu gắn máng che mưa đã được thực hiện

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian, vật liệu và địa điểm nghiên cứu 3.1.1 Thời gian, địa điểm

3.1.2 Vật liệu nghiên cứu

3.1.3 Đối tượng nghiên cứu

3.2 Nội dung 3.2.1 Điều kiện thời tiết khí hậu

Trang 2

3.2.2 Nội dung theo dõi

3.2.3 Phương pháp nghiên cứu

3.2.3.1 Bố trí thí nghiệm

3.2.3.2 Phương pháp theo giõi

3.3 Quy trình áp dụng 3.3.1 Các bước thực hiện làm máng che nilon PE (loại 1)

3.3.2 Các bước thực hiện làm máng che xốp (loại 2)

3.3.3 Hoạch toán chi phí vật tư làm máng xốp hoàn thện

3.3.4 Hoạch toán chi phí vật tư làm máng nilon PE hoàn thiện

3.3.5 Hoạch toán chi phí nhân công gắn máng

3.3.6 Dự kiến kết quả

Trang 3

Chương 1

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Cây cao su tên khoa học là Hevea Brasiliensis thuộc họ thầu dầu

(Eu-phorbiaceae) Nguồn gốc ở Amazon (Nam Mỹ) mọc hoang dại Qua quá trình chọn

lọc cây cao su đã thích nghi dần với các điều kiện sinh thái khác nhau ở trên nhiềunước trên thế giới Nó được thu nhập và trồng ở Việt Nam từ năm 1897 và đến nay

đã hơn trăm năm Thành lập các công ty ở miền Đông Nam Bộ và tiếp tục phát triểncây cao su lên Tây Nguyên, miền Trung và miền Bắc nước ta

Quá trình tồn tại và phát triển khẳng định tính thích ứng của nó trong điều kiệnthời tiết - khí hậu ở Việt Nam Để đảm bảo cho việc phát triển cao su đạt kết quảtrong mong muốn thì việc chọn giống và sử dụng các biện pháp canh tác tiến bộ,ngoài ra còn phụ thuộc vào chế độ khai thác và điều kiện thời tiết khí hậu (nhiệt độ,

Quá trình quản lý vườn cây cao su khai thác tại trường cho thấy vào nhữngngày trời mưa đột xuất, người công nhân không thể trút kịp mủ và vì thế sản lượng

mủ ngày đó thường mất trắng hoặc thu được rất ít,hàm lượng DRC% thấp, phảiđem đánh đông

Mặt khác, trong thực tế để hạn chế những rủi ro này, một số công ty trong vàngoài ngành đã sử dụng một số biện pháp để che toàn bộ chén mủ, tuy nhiên mặc

dù hạn chế được đáng kể những thất thoát mủ do trời mưa bất chợt, song lại rất khó

Trang 4

khăn cho thao tác của người công nhân, đặc biệt là khi trút mủ (người công nhânphải mất rất nhiều thao tác khác như chỉnh sửa túi trước khi cạo, vén túi khi trút,đồng thời do làm bằng túi ni lông mềm không có khung đỡ nên còn dẫn đến tìnhtrạng túi bị dính mủ,…)

Xuất phát từ hiện trạng thực tiễn trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả việc gắn máng che chén khi khai thác mủ cao su tại Đồng Phú – Bình Phước năm 2014”.

1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích

Đề tài thực hiện nhằm nghiên cứu kỹ thuật và xác định hiệu quả kinh tế củabiện pháp gắn máng chắn mưa mái che miệng cạo và chén đựng mủ trên cây cao sunhóm 1

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên Tiếnhành quan trắc các chỉ tiêu về sản lượng, hàm lượng chất khô (TSC), chuyển đổi tỷ

lệ tương đương cao su khô (DRC), tính hiệu quả kinh tế

Tất cả các nghiệm thức đều được chăm sóc, bón phân và khai thác trongcùng một điều kiện theo quy trình của tập Đoàn công nghiệp cao su Việt Nam

Đánh giá tác dụng của các loại máng che chén đến sản lượng mủ và chấtlượng mủ vườn cây khai thác

Chọn loại máng che chén thích hợp cho vườn cây và cách gắn máng, kĩthuật, thời gian sử dụng của máng

Trang 5

Đây là chuyên đề đòi hỏi nghiên cứu trong nhiều thời gian, nhiều đối tượngvườn cây cao su mới có thể so sánh và đánh giá được về hiệu quả của chất liệu

máng Với thời gian theo dõi có hạn, tài liệu nghiên cứu về chuyên đề này còn ít,

điều kiện thí nghiệm còn nhiều hạn chế nên chuyên đề chỉ dừng lại ở mức độ tìmhiểu

Trang 6

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu cây cao su

Cây cao su thiên nhiên (Hevea brasiliensis) mọc tự nhiên ở lưu vực Amazon,Nam Mỹ, trải rộng từ vĩ tuyến 15° Nam đến vĩ tuyến 16° Bắc và kinh tuyến 46 –77° Tây Chất nhựa của cây (nhựa mủ-latex) là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su

tự nhiên Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ chođến khi khi đạt độ tuổi 26-30 năm Ngoài ra, gỗ cao su được sử dụng trong sản xuất

đồ gỗ có giá trị cao, được coi là loại gỗ "thân thiện môi trường", do người ta chỉkhai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ

Từ xa xưa, dân địa phương đã dùng mủ cao su để làm các vật dụng chốngthấm và có tính đàn hồi như quả bóng đồ chơi thể thao, tấm lợp nhà, túi đựng nước,các hình tượng trong lễ hội tôn giáo…

Phần lớn cao su được dùng để chế tạo vỏ ruột xe, bánh máy bay (68%), sảnphẩm cao su nhúng : găng tay, nệm xốp, bong bóng, chỉ thun…(8%),vật liệu kỹthuật : xâydựng, đệm chống động đất, đệm cầu cảng, đệm nối…(7,8%), đế giày(5%), keo dán (3,2%) và sản phẩm khác : dụng cụ y tế, đồ chơi…(8%)

Cho đến cuối thế kỷ 19, cao su do Brazil độc quyền cung cấp Để giải quyếtnhu cầuvề cao su, cây cao su du nhập ở các nước châu Á Năm 1876, HenryWickham thu thập hạt cao su ở Brazil sang trồng ở Sri Lanka, Singapore, Malaysia

và Indonesia

Từ 1883, Sri Lanka và Malaysia cung cấp giống cao su cho các nước châu Á

và châu Phi Sau năm 1889, các vườn cao su châuÁ bắt đầu sản xuất mủ, nhanhchóngvượt Brazil và đến nay vẫn giữ vị trí chủ đạo, đứng đầu là Thái Lan,Indonesia và Malaysia

Trang 7

Cây cao su được trồng ở Việt Nam từ năm 1897 và đến nay đã hơn trămnăm Thành lập các công ty ở miền Đông Nam Bộ và tiếp tục phát triển cây cao sulên Tây Nguyên, miền Trung và miền Bắc nước ta.

2.2 Tình hình sản xuất cao su Việt Nam

2.2.1 Giai đoạn trước 1990

Cây cao su được du nhập vào Việt Nam được trên 110 năm (kể từ 1897).Thời rực rỡ của trồng và sản xuất cao su thiên nhiên ởViệt Nam là các năm 1920-

1940 Năm 1930 đã khai thác trên 10.000 ha, sản xuất 11.000 tấn Năm 1950, sảnxuất 92.000 tấn, trên diện tích khai thác gần 70.000 ha Nhờ chính sách khuyếnkhích của chính quyền thuộc địa (chính sách đất đai và chính sách cho vay lãi suấtthấp), tư bản Pháp đã thiết lập các đồn điền lớn như Công ty Đất đỏ(Compagnie desTerres rouges), SIPH, Công ty đồn điền Michelin, ở các tỉnh miền Đông và ở TâyNguyên Xuất khẩu cao su và gạo lúc đó là “hai vú sữa cho nền kinh tế Việt Nam”

Cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60, Việt Nam phát động phong trào cao

su tiểu điền (small holding) như Malaysia, Indonesia và Thailand, nhưng với nétkhác biệt là chương trình cao su dinh điền Các tiểu điền cao su dinh điền thiết lậpliên canh, liên địa thành diện tích lớn với các dòng năng suất cao lúc đó là GT1,PB86…Chương trình cao su dinh điền dự trù phát triển đến 200.000 ha ở nhữngvùng sinh thái thích hợp (miền Đông Nam bộ, các tỉnh Tây Nguyên) Trong hơn 5năm, từ 1958 đến 1963, diện tích cao su dinh điền đã lên đến 30.000 ha

Năm 1962, chương trình cao su được khuyến khích tài trợ và giúp đỡ kỹthuật cho các tư nhân Viêt Nam (cả cho các đồn điền nào muốn mở rộng thêm tíchkhai thác hay trồng lại nhiều vườn cao su đã già cỗi, khai thác đã trên 30-40 năm).Chương trình cao su Viêt Nam dự tính diện tích cao su tiểu điền có năng suất cảithiện là 500.000 ha, nghĩa là bằng diện tích cao su tiểu điền Malaysia và Indonesiacác thập niên này Tuy nhiên, chiến tranh tàn khốc đã làm tan hoang các đồn điềncông ty và nhất các cao su tiểu điền dinh điền

Trang 8

Trong thập niên 1970, chích sách phát triển kinh tế tập thể đã không còn hỗtrợ phát triển tư nhân tiểu điền cao su nữa Theo thống kê năm 1976, tổng diện tíchcao su mới chỉ có 76.600 ha (riêng các tỉnh phía Bắc có khoảng 5.000 ha), với sảnlượng 40.200 tấn Trong thập niên 80, chính sách đổi mới bắt đầu cho phép tiểunông thuê khai thác tiểu điền, đã đem lại phần nào sinh khí cho ngành cao su ViêtNam Tuy nhiên, do giá cao su vào thập niên thập niên 80 giảm mạnh, các tiểu điềncũng như đồn điền cũ chưa tạo ra được bước phát triển đáng kể cho ngành cao suViệt Nam

2.2.2 Giai đoạn sau năm 1990 đến trước năm 2008

Sau khi Liên Xô tan rã, diện tích cao su không phát triển được vào nhữngnăm đầu thập niên 90 Năm 1990 diện tích cao su Việt Nam là 250.000 ha và sảnlượng là 103.000 tấn (diện tích cao sản chỉ khoảng 15%, trong khi đó Thái Lan có1.884.000 ha, với 52% diện tích cao sản, mức sản xuất mủ khô là 1.786.000 tấn;Indonesia có 3.155.000 ha, nhưng sản lượng ít hơn Thái Lan 1.429.000 tấn)

Nhờ chủ trường phát triển kinh tế thị trường những năm 90, cao su tiểu điềnlại được khuyến khích phát triển, và cũng trong thời kỳ này giá cao su xuất khẩu đãlên đến đỉnh với 1.500 USD/tấn, và ngành cao su khởi sắc trở lại

Đến năm 2000 sản lượng cao su đạt 290,8 ngàn tấn Trước tình hình cạnhtranh đất trồng giữa các loại cây công nghiệp khác có cùng yêu cầu sinh thái nhưcàphê, hồ tiêu, cây ăn quả chính phủ đã chủ trương chỉ phát triển ngành cao su vớiquy mô 400.000ha Tuy nhiên, đến năm 2001 diện tích cao su trên toàn quốc đã lêntới trên 405.000 ha, và các địa phương vẫn tiếp tục ủng hộ phát triển cao su, nhất làcác tỉnh duyên hải miền Trung

Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên nhiên đứng thứ 6trên thế giới (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, và Trung Quốc) Vị thếcủa ngành cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳng định Từnăm 2005,nhờ sản lượng tăng nhanh hơn Trung Quốc, Việt Nam đã vươn lên hàng thứ 5.Riêng về xuất khẩu, từ nhiều năm qua Việt Nam đứng hàng thứ 4 thế giới

Trang 9

Nhờ giá cao su liên tục tăng cao trong những năm qua nên diện tích vườncây cao su không ngừng được mở rộng Tính đến năm 2007 cả nước có hơn500.000 ha cao su, tập trung ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000ha), Bắc Trung Bộ (41.500 ha) và Duyên hải Nam Trung Bộ(6.500 ha) Sản lượngđạt trung bình 450.000 tấn/năm Mục tiêu Chính phủ đưa ra đến năm 2010 là diệntích cao su Việt Nam sẽ tăng lên 700.000 ha, trong đó diện tích trồng mới chủyếu làcao su tiểu điền (dự kiến chiếm 350.000 ha) Tuy nhiên cao su tiểu điền được đầu tưvốn nhỏ, đa phần nằm ởvùng sâu vùng xa nên rất khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹthuật đồng bộ Bên cạnh đó, cao su tiểu điền trồng phân tán nên khó thu gom mủ,chất lượng mủ giảm và giá thành cao Sản phẩm làm ra chưa gắn với khâu chế biến,thường bị tư thương ép giá khiến người nông dân thua thiệt.

Trang 10

Sản lượng sản xuất cao su Việt Nam

Các đặc điểm chính trong giai đoạn này là:

• Trên 80% sản lượng cao su Việt Nam dùng để xuất khẩu., trong đó lượng xuấtkhẩu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) chiếm hơn 70%

• Đến nay mới có 63% diện tích cao su được đưa vào khai thác, do đó tiềm năngphát triển còn rất lớn Các doanh nghiệp Việt Nam còn đang tích cực đầu tư trồngmới các đồn điền cao su lớn tại Lào và Campuchia bên cạnh việc phát triển nguồncao su trong nước

• Hiện nay phần lớn diện tích nằm trong chương trình thực hiện đến năm 2010 về

dự kiến trồng 1 triệu ha cao su nằm trong khuôn khổ trồng mới 5 triệu ha rừng

• Do giá cao su nguyên liệu tăng liên tục trong thời gian gần đây, người dân nhiềuđịa phương đổ xô trồng cao su Hiện tượng này khó bảo đảm tính phát triển bềnvững khi gặp biến động giá và nhu cầu thị trường thế giới

• Đầu năm 2008 sản lượng sụt giảm so với kế hoạch (do bệnh phấn trắng trên hầuhết diện tích khai thác và tình hình mưa bão diễn ra sớm hơn với tần suất cao hơncác năm, đồng thời giá cao su cũng chững lại và có xu hướng giảm do khủng hoảngtài chính thế giới)

2.2.3 Giai đoạn 2009- 2015 và tầm nhìn đến 2020

Trang 11

Quyết định 750 / QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm

2009 kế hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, đến năm

2015 diện tích cao su đạt 800.000 ha Đến năm 2020, diện tích cao su là sẽ ổn định

ở mức 800.000 ha

Quy hoạch phát triển cao su phải trên cơ sở nhu cầu của thị trường Khaithác, phát huy có hiệu quả lợi thế về đất đai, tự nhiên ở một số vùng để phát triểnbền vững Áp dụng nhanh tiến độ khoa học công nghệ, nhằm nâng cao năng suất,chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh sản phẩm cao su trên thị trường Pháttriển cao su theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng Trồng trọtmới cao su trên diện tích chuyển đổi tối đa đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả

và đất rừng tự nhiên là rừng nghèo phù hợp với trồng cây cao su Phát triển cao suphải gắn vùng nguyên liệu với cơ sở công nghiệp chế biến và thị trường để hìnhthành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn

Về quỹ đất trồng cao su : Để đạt mục tiêu 800.000 ha cao su, phải tiếp tụctrồng mới 150.000 ha trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đấtchưa sử dụng và chuyển đổi từ đất rừng tự nhiên là rừng nghèo phù hợp với yêu cầusinh trưởng của cây cao su

Định hướng quy hoạch cao su : Vùng Đông Nam Bộ tiếp tục trồng mới25.000 ha trên đất đang sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và chuyển đổi đất rừng

tự nhiên là rừng sản xuất nghèo phù hợp với cao su, để ổn định diện tích 390.000 hacao su Vùng Tây Nguyên tiếp tục trồng mới khoảng 95 -100.000 ha trên đất đangsản xuất nông nông nghiệp kém hiệu quả, đất chưa sử dụng, chuyển đổi đất rừng tựnhiên thuộc rừng sản xuất nghèo phù hợp trồng cao su, để ổn định diện tích 280.000

ha Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ tiếp tục trồng mới 10-15.000 ha trên đất đangsản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và chuyển đổi đất rừng tự nhiên thuộc rừng sảnxuất nghèo phù hợp trồng cao su, để ổn định diện tích 40.000 ha Vùng Bắc Trung

Bộ tiếp tục trồng mới khoảng 20.000 ha, chủ yếu sử dụng đất nông nghiệp, để ổn

Trang 12

định diện tích 80 nghìn ha… Trên cơ sở quỹ đất và kết quả đánh giá hiệu quả diệntích cao su đã trồng, các địa phương quyết định mở rộng diện tích ở những địa bàn

có đủ điều kiện, để đến năm 2020 toàn vùng đạt khoảng 50.000 ha

Tiếp tục đầu tư cho các dự án nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo và nhập nội cácgiống cao su có năng suất, chất lượng cao Bộ NN & PTNT phối hợp với UBNDcác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Namchỉ đạo triển khai thực hiện các dự án giống cao su chất lượng cao thuộc chươngtrình giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp và giống thủy, hải sản Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, cung cấp thôngtin, tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động…

3 Tình hình khai thác cao su hiện nay

3.1 Thế Giới

Theo dự báo của Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG), sản lượng cao

su thiên nhiên toàn cầu 12,635 triệu tấn năm 2015 Theo IRSG, nhu cầu tiêu thụ cao

su toàn cầu sẽ tăng 4,5% lên 11,904 triệu tấn trong năm 2014 và 12,433 triệu tấnnăm 2015 Như vậy, sản lượng cao su thiên nhiên thế giới sẽ vượt nhu cầu 202.000tấn trong năm 2015, giảm so với 371.000 tấn năm 2014 và 650.000 tấn năm 2013

3.2 Việt Nam

Trong năm 2012 đạt 864.000 tấn, tăng 6,4% so với năm 2011 diện tích cao

su của Việt Nam tăng mạnh nhất của bất kỳ nước nào trong giai đoạn 2005-2008, sẽtác động đến thu hoạch năm 2013 Năng suất cao su của Việt Nam cũng cao hơnmức trung bình của thế giới Vì thế triển vọng của Việt Nam trong những năm tới làkhá hứa hẹn với sản lượng dự kiến tăng trưởng ở mức 5-6% trong giai đoạn 2013-2014

Theo ANRPC, năm 2013, sản lượng cao su của Việt Nam ước đạt 1,043 triệutấn, tăng 20,8% so với năm trước đó Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, sản lượngcao su tự nhiên của Việt Nam vượt qua mốc 1 triệu tấn Nhờ vậy, Việt Nam đã leo

Trang 13

từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 3 trong danh sách các nước sản xuất cao su tự nhiên hàngđầu thế giới.

Đến năm 2015 diện tích cao su đạt 800.000 ha.sản lượng mủ đạt 1,1 triệu tấn

và xuất khẩu đạt USD1.8 tỷ Đến năm 2020, diện tích cao su là sẽ ổn định ở mức800.000 ha, sản xuất mủ đạt 1,2 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD

4 Những kiểu gắn máng che mưa đã được thực hiện

4.1 Mái che mưa có nắp đậy (Hình…)

Người thực hiện : kỹ sư Nguyễn Trung Kiên

Đơn vị công tác : Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông

Cách làm : Mái che mưa làm bằng tấm nhựa PE trong có độ dày 0,3mm chấtlượng tốt Phần trên được cắt từng miếng hình cung dài vừa đủ che miệng cạo, bềrộng ở giữa 12cm, phía hai đầu 6cm Nắp đậy chén hứng mủ cũng bằng nhựa PEtrong, dày 0,3mm được cắt từng miếng lớn hình cung dài 35cm, rộng 26cm Miếngnhựa được định vị hai đầu bằng hai chiếc ghim dù, một đầu đính vào vỏ cây, mộtđầu có thể gỡ ra và ghim vào dễ dàng.Riêng gắn tấm đậy chén mủ, để tạo độ cứng,mái che được gấp đôi rồi vuốt mạnh tạo thành nếp gấp, giúp mái che khỏi bị võngkhi có mưa to gió lớn Gấp hai mép của mái che mỗi cạnh 1cm theo chiều ngược lại

để tạo thành gờ ngăn không cho nước mưa chảy vào mép chén mủ Nắp đậy chén

mủ khi gắn phải che được cả máng dẫn mủ và chén hứng mủ Khi cạo công nhânchỉ việc tháo đinh ở đầu bên trái của nắp đậy để thao tác, xong ghim lại như cũ

4.2 Cải tiến mái che đường cạo, kết hơp váy che chén mủ

Người thực hiện : Ông Dũng

Đơn vị công tác : Công ty TNHH Hưng Long Thịnh

Mô tả : Một mái che bao phủ toàn bộ đường cạo + một miếng che chén mủđược làm bằng nhựa dẻo có chiều dài 55cm, tán phủ có chiều rộng từ 15 – 36cm và

có que đỡ Sản phẩm được gắn bao quanh và được đặt trên đường cạo khoảng 5 –

10 cm Dùng kim bắm loại 13/8 cố định lại trên cây và môt lớp keo đen

4.3 Màng che chén mủ

Trang 14

Người thực hiện : chuyên viên kỹ thuật anh Lê Tất Dũng và Vũ Bá Văn Đơn vị công tác : Nông trường PlâyKần

Cách làm : mái che mưa mới được thiết kế theo kiểu thắt nơ, bằng xốp có độdày khoảng 2mm, hình lưỡi liềm, mái che mới có độ co giãn cao, khi gắn sẽ ôm sátthân cây cao su, nên che hầu hết mặt cạo dưới thân cây, rất thuận tiện cho vườn câycạo vào năm thứ 4 - 5 Màng che chén, được cắt theo kiểu hình chữ nhật, bề rộng 45

- 50cm, chiều dài 70 - 80cm, màng, tấm che ghim và vén ra vào dễ dàng để chechén mủ, không bị ảnh hưởng trong quá trình cạo

4.4 Mái che chén bằng miếng xốp (Hình…)

Người thực hiện : Th.s Lưu Thị Thanh Thất và Th.s Nguyễn Văn QuyếtĐơn vị công tác : Trường CĐ Công Nghiệp Cao Su

Cách làm :

+ Bước 1 : Dùng dây kẽm có ϕ = 2, dài 96 cm,bẻ thép thẳng và gập đôi đểchia mái kiềng cho đều cân được kiềng Bẻ chân đở kiềng thủ công bằng cách đóngmột cây đinh vào một giá đỡ dùng tay xoắn chân kiềng

+ Bước 2 : Cắt máng xốp dài 45cm – 50cm và chiều rộng là 32cm Gập đôichiều dài máng lại lấy vị giữa cắt nửa hình tam để tạo khoảng không cho mương mủ

đi qua

+ Bước 3 : Buộc kiềng cách chén mủ 15-20 cm và cách máng mủ 2-4 cm.Đặt máng xốp lên làm sao tạo được cái vòm như mái nhà rồi dùng ghim bấm cốđịnh máng xốp nhưng phải cân máng để gió không lật máng Ghim máng sao cho

mủ chảy qua lỗ cắt trên máng không bị cản lại

Sáng kiến đã đạt giải 3 cuộc thi sáng tạo………

Trang 15

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian, vật liệu và địa điểm nghiên cứu

3.1.1 Thời gian, địa điểm

- Thời gian: Bắt đầu từ ngày 15/7/2014 đến 15/10/2014

- Tại lô của hộ gia đình ông Nông Văn Chuyên ở ấp Phước Tiến xã TânPhước huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước

3.1.2 Vật liệu nghiên cứu

3.1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Vườn cao su khai thác nhóm 1

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Điều kiện thời tiết khí hậu

Trang 16

* Xác định ảnh hưởng của máng che chén đến sản lượng mủ khi khai thác.

* Xác định ảnh hưởng của máng che chén đến hàm lượng DRC mủ

* Xác định ảnh hưởng của máng che chén đến thời gian cạo mủ khi khai thác.

* Xác định những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng máng che chén mủ

3.2.3 Phương pháp nghiên cứu

3.2.3.1 Bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm gồm 2 công thức, mỗi công thức bố trí 3 hàng (nghiệm thức)với mỗi hàng theo giõi 15 cây

+ Công thức 1 gắn máng loại 1 (màng che chén PE kiểu vén rèm).

+ Công thức 2 gắn máng loại 2 (máng che bằng xốp có máng nhỏ mủ nằm

dưới máng che chén)

+ Công thức 3 đối chứng ( không gắn máng)

- Toàn bộ số cây thực hiện là 90 cây

Trang 17

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

3.2.3.2 Phương pháp theo giõi

* Xác định ảnh hưởng của máng che chén đến sản lượng mủ khi

khai thác (chỉ những ngày có mưa sáng).

- Dụng cụ : Xô trút 20 lít, vét mủ, cân 50kg

- Cách thức thực hiện : Trút mủ trên từng công thức, cân mủ riêng cho từngcông thức không được cho mủ của các công thức trộn nhau vào nhau Lấy kết quảcân ghi chú vào bảng số liệu đã làm sẵn

* Xác định ảnh hưởng của máng che chén đến hàm lượng DRC mủ

(chỉ những ngày có mưa sáng).

- Dụng cụ: Cân điện tử, chảo nướng, cán sứ, bếp điện hoặc bếp ga, thau nước

và bảng quy đổi TSC (%) sang DRC (%)

- Cách thức thực hiện :

+ Lấy mủ từ các công thức mỗi mẫu đựng riêng không trộn lẫn nhau,

kí hiệu trên các mẫu rõ ràng tránh sự nhầm lẫn giữa các mẫu

+ Đưa mẫu đi định lượng DRC bằng phương pháp nướng

Trang 18

Các bước thực hiện:

Bước 1: Mỗi công thức cân 10g latex (ma) bằng cân điện tử

Bước 2: Đổ mẫu vào chảo nướng từng mẫu một cho chính xác, nướng mẫuchín vàng đều nếu bị sống hoặc cháy thì phải thực hiện lại từ đầu tránh sai hỏng

Bước 3: Nướng xong đặt chảo vào thau nước cho nguội tránh để nước trànvào mẫu cho kết quả không chính xác

Bước 4: Lấy mẫu và cân mẫu (mg) trên cân điện tử

Bước 5: Tính kết quả TSC (%) = mg/ma*100

Bước 6: Dùng bảng quy đỗi quy từ TSC (%) sang DRC (%)

Ghi lại kết quả của 3 mẫu sau mỗi lần nướng

* Xác định ảnh hưởng của máng che chén đến thời gian cạo mủ khi

khai thác (theo dõi trong ba lần cạo ngẫu nhiên)

- Dụng cụ: Đồng hồ bấm giờ, dao cạo mủ, đèn ( do quá trình cạo vào buổi

3.3.1 Các bước thực hiện làm máng che nilon PE (loại 1)

Bước 1: Uốn dây kẽm

Kích thước dây:

 Dây có ϕ = 2, dài 100 cm, được uốn lần lượt theo các bước

- Cắt dây thép dài 1m uốn thành vòng tròn đều

Trang 19

- Bẻ chân đỡ kiềng thủ công bằng cách đóng một cây đinh vào một giá đỡ

dùng tay xoắn chân kiềng (giống kiềng tai để đỡ chén).

- Sau khi xoắn chân đỡ kiềng xong ta tiến hành uốn lại cho đều kiềng

- Chỉnh sửa cho chân kiềng và vòng kiềng hoàn thiện

- Làm một móc khóa ở chân kiềng bên trái bằng kẽm có ϕ = 0,2

Hình 3.1 : Khung kẽm loại 1 sau khi hoàn thiện

 Dây kẽm ϕ = 0,2

- Sợi 1 có chiều dài 85cm, để thẳng

- Sợi 2 có chiều dài 10cm, uốn 2 hình tròn ở giữa sợi kẽm

Bước 2: Cắt và hoàn thiện miếng che

- Cắt miếng nhựa nilon PE dẻo kích thước 60x60cm

- Kẽm ϕ = 0,2 : Luồn sợi 1 qua vòng tròn sợi 2 (đã được uốn hình tròn ở

giữa), để sợi 2 trượt về phía cuối sợi 1 (một phía tùy ý, sợi 1 vẫn luồn qua sợi 2),

sau đó dán cố định sợi 1 theo một đường chéo của miếng PE đã cắt Cố định xongquay hướng góc không có sợi 2 về phía đối diện, tiếp tục đục ở góc bên phải một lỗ

Ngày đăng: 07/06/2015, 12:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w