Việt Nam đã chính thức bước chân vào "sân chơi" của thế giới WTO. Với vai trò là trụ cột trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ của quốc gia, hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đảm nhận một chức trách nặng nề
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã chính thức bước chân vào "sân chơi" của thế giới WTO Với vaitrò là trụ cột trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ của quốc gia, hệ thống Ngân hàng ViệtNam phải đảm nhận một chức trách nặng nề, đó là không những đứng vững trên sânnhà, trước những đối thủ cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ cả về quy mô, công nghệ, kinhnghiệm và sự chuyên nghiệp trong việc cung ứng sản phẩm tài chính ngân hàng mà cònvươn xa trên thị trường quốc tế Làm được điều này không phải là dễ nhưng cũngkhông quá khó nếu như chúng ta cung cấp được những sản phẩm dịch vụ chất lượngcao tới tận tay khách hàng Muốn làm được điều này, trước hết cần phải có vốn Mộtnguồn vốn dồi dào, ổn định sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Ngân hàngtrong tương lai
Nắm bắt được yêu cầu đó, các NHTM nói chung cũng như NHNo & PTNTThanh Trì nói riêng đã và đang cố gắng tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao nguồnvốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ dân cư, các doanh nghiệp và tổ chức trong nềnkinh tế Tuy nhiên các giải pháp chưa được khai thác đầy đủ và triệt để
Xuất phát từ thực trạng đó, em đã chọn đề tài "Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Trì, Hà Nội" làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2 Mục đích của chuyên đề
Trên cơ sở lý luận và xuất phát từ nghiên cứu, đánh giá thực trạng huy động vốntại chi nhánh, chuyên đề sẽ đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạtđộng huy động vốn tại NHNo & PTNT Thanh Trì
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề sẽ nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về việc huy động vốn vàthực trạng công tác huy động vốn tại NHNo & PTNT Thanh Trì giai đoạn 2005- 2007
Trang 2Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn huy động tại đơn vị trongnhững năm tiếp theo.
4 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như phương phápduy vật biện chứng, phương pháp thống kê, so sánh để đánh giá, phân tích các thôngtin, số liệu có liên quan đến việc tăng cường vốn huy động tại chi nhánh
5 Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề đượcchia làm 3 chương :
Chương 1: Một số vấn đề chung về hoạt động huy động vốn của NHTM.
Chương 2 : Thực trạng công tác huy động vốn tại NHNo & PTNT Thanh Trì Chương 3 : Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHNo & PTNT Thanh Trì.
Trang 3CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.1 Khái quát về NHTM
Tính cho đến thời điểm hiện nay, NHTM đã có một tuổi đời hoạt động tươngđối dài, tuy nhiên bất cứ khi nào đề cập tới NHTM ta không thể bỏ qua lịch sử ra đờicủa nó NHTM là một trung gian tài chính ra đời dựa trên cơ sở của sự phát triển sảnxuất và trao đổi hàng hoá và dựa trên sự khác biệt về tiền tệ giữa các vùng các khu vực
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đã xuất hiện nhiều hình thức ngân hàngkhác nhau, song đến nay ngân hàng đã trở thành một tổ chức kinh doanh tiền tệ chuyênnghiệp mà hoạt động thường xuyên và chủ yếu vẫn là nhận tiền gửi của khách với camkết hoàn trả lại đúng số tiền đó cộng thêm một phần lãi và sử dụng số tiền đó để chovay, đầu tư và thực hiện một số nghiệp vụ khác
Ngân hàng được coi là một sản phẩm độc đáo của nền sản xuất hàng hoá trongkinh tế thị trường, một động lực quan trọng cho sự phát triển của nền sản xuất xã hội.Với vai trò như trên, ngân hàng không thể đứng ngoài hoạt động của bất cứ quốc gianào Vì vậy, mỗi nước đều xây dựng những khung pháp lý quy định, giới hạn hoạtđộng cuả ngân hàng Mỗi nước khác nhau sẽ có một khái niệm và mô hình tổ chứcngân hàng khác nhau Thông thường, người ta phải dựa vào tính chất và mục đích, đốitượng hoạt động của nó trên thị trường tài chính
Đối với bản thân Việt Nam, trong bước chuyển đổi sang kinh tế thị trường có sựquản lý của Nhà nước, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật đượcbảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp, các hình thức sở hữu có thể đan xen với
Trang 4nhau hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng Theo hướng này, nền kinh tế hànghoá phát triển tất yếu sẽ tạo ra tiền đề cần thiết đòi hỏi sự ra đời của nhiều loại hìnhngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Pháp lệnh ngân hàng, HTX tín dụng và công ty tài chính năm 1990 định nghĩa:
“NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà hoạt động thường xuyên và chủ yếu là nhậntiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay thựchiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”
Luật các tổ chức tín dụng (luật số 02/1997/QH10) điều 20: “ NHTM là loại hình
tổ chức tín dụng được thưc hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh khác có liên quan”.Trong đó “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàngvới nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng vàcung ứng các dịch vụ thanh toán”
Ngày nay, trong thế giới hiện đại, hoạt động của các tổ chức tài chính trên thịtrường tài chính ngày càng phát triển về số lượng và quy mô hoạt động đa dạng vàphong phú, đan xen lẫn nhau.Người ta phân biệt NHTM với các tổ chức môi giới tàichính là ở chỗ NHTM là ngân hàng kinh doanh tiền gửi, chủ yếu là tiền gửi không kỳhạn, chính từ hoạt động này đã tạo cơ hội cho NHTM có thể làm tăng bội số tiền gửicủa khách hàng trong hệ thống ngân hàng của mình
1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại
Các chức năng của NHTM có thể được nêu ra dười nhiều khía cạnh khác nhau,
nhưng nhìn chung được nhiều nhà kinh tế chấp nhận ở các chức năng sau :
Chức năng làm thủ quỹ cho xã hội:
Thực hiện chức năng này, NHTM nhận tiền gửi của công chúng, các doanh nghiệp
và các tổ chức, giữ tiền cho khách hàng của mình, đáp ứng nhu cầu rút tiền và chi tiêucủa họ.Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng cao, tích lũy củadoanh nghiệp và cá nhân ngày càng lớn, cộng thêm nhu cầu bảo vệ tài sản và mongmuốn sinh lời từ khoản tiền có được của các chủ thể kinh tế làm cho chức năng nàycàng được thể hiện rõ Nó không những giúp khách hàng đảm bảo được tài sản, thu
Trang 5được khoản lợi tức mà còn là cơ sở để Ngân hàng thực hiện chức năng thanh toán vàtín dụng.
Chức năng trung gian thanh toán :
Ngân hàng làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu củakhách hàng NHTM thực hiện chức năng này trên cơ sở nhận tiền gửi của công chúng,các doanh nghiệp và các tổ chức, giữ tiền cho khách hàng của mình, đáp ứng nhu cầuthanh toán của họ Việc nhận tiền gửi và theo dõi các khoản thu chi trên tài khoản tiềngửi của khách hàng là tiền đề để Ngân hàng thực hiện vai trò trung gian thanh toán.Chức năng này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, nó góp phầntiết kiệm chi phi lưu thông tiền mặt và đảm bảo thanh toán an toàn, nhanh chóng, hiệuquả Điều này góp phần tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, tốc độ luân chuyển vốn
và hiệu quả của quá trình sản xuất xã hội
Chức năng làm trung gian tín dụng :
Ngân hàng làm trung gian tín dụng khi nó là "cầu nối" giữa người có vốn dư thừa
và người có nhu cầu về vốn Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thờinhàn rỗi trong nền kinh tế, Ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay Với chức năng này,Ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay Thựchiện chức năng này, NHTM đóng vai trò như kênh điều tiết lượng tiền trong lưu thônglàm cho nó phù hợp với chu kỳ luân chuyển hàng hóa NHTM đã góp phần tạo lợi íchcho tất cả các bên trong quá trình luân chuyển vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Các chức năng của NHTM có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau.Trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất tạo cơ sở cho việcthực hiện các chức năng khác Đồng thời khi Ngân hàng thực hiện tốt chức năng thủquỹ và trung gian thanh toán lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng quy
mô hoạt động của Ngân hàng
1.1.3 Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế
NHTM có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Vai trò đó được thể hiệntrong việc vận dụng các chức năng và cụ thể hóa trong các hoạt động của Ngân hàng.Khái quát lại có thể nêu lên các vai trò lớn như sau :
Trang 6 Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế.
Vốn được tạo ra từ quá trình tích luỹ, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp vàNhà nước trong nền kinh tế Theo sự suy luận này, muốn có nhiều vốn phải tăng thunhập quốc dân, giảm nhịp độ tiêu dùng Tăng thu nhập quốc dân đồng nghĩa với việc
mở rộng quy mô về cả chiều rộng lẫn chiều sâu của sản xuất và lưu thông hàng hoá,song khi đẩy mạnh sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế cần thiết phải có vốn.Mặt khác khi nền kinh tế ngày càng phát triển sẽ tạo ra càng nhiều nguồn vốn Trongđiều kiện như vậy, với hoạt động đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ởmọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế (vốn tạm thời nhàn rỗi được giải phóng
từ quá trình sản xuất, từ nguồn tiết kiệm của dân cư ) thông qua nghiệp vụ tín dụngNHTM đã cung cấp vốn cho nền kinh tế, đáp ứng đầy đủ kịp thời cho quá trình tái sảnxuất Chính nhờ hoạt động của hệ thống NHTM, đặc biệt là hoạt động tín dụng, cácdoanh nghiệp có điều kiện cải thiện hoạt động kinh doanh của mình, góp phần nângcao hiệu quả của cả nền kinh tế Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định chủ thể chính đápứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính là NHTM
Ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường
Như chúng ta đã biết, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế trong quá trình vận độngchịu tác động của rất nhiều các quy luật kinh tế khách quan như quy luật cung, cầu,cạnh tranh Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế này cũng không thoát khỏi
sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế khách quan đó Họ không những phảiđáp ứng nhu cầu thị trường về phương diện giá cả, khối lượng, chất lượng, chủng loại
mà còn đòi hỏi phải thoả mãn trên phương diện thời gian, địa điểm Do vậy, nâng caochất lượng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, cải tiến máy móctrang thiết bị, tìm tòi sử dụng các nguyên vật liệu mới, mở rộng quy mô sản xuất mộtcách thích hợp chính là nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp đáp ứng một cách tốtnhất các yêu cầu của thị trường Vì những hoạt động này đòi hỏi khối lượng vốn lớn(thông thường vượt quá khả năng vốn tự có của doanh nghiệp) Giải quyết khó khănnày, doanh nghiệp có thể tìm đến với ngân hàng xin vay vốn Đến đây ta thấy, chínhhoạt động tín dụng đã khiến ngân hàng trở thành chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp vớithị trường, tạo chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh của ngân hàng
Trang 7 NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường, hoạt động của NHTM nếu có hiệuquả sẽ thực sự trở thành công cụ hữu hiệu để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.Thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các NHTM trong hệ thống, cácNHTM đã góp phần mở rộng hay thu hẹp lượng tiền trong lưu thông Hơn nữa, bằngviệc cấp các khoản tín dụng cho nền kinh tế, NHTM thực hiện việc dắt dẫn các luồngtiền, tập hợp, phân chia vốn của thị trường điều khiển chúng một cách có hiệu quả,thực thi vai trò điều tiết vĩ mô đúng theo phương châm “Nhà nước điều tiết ngân hàng,ngân hàng dẫn dắt thị trường”
NHTM là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế.
Xu thế chung hiện nay là toàn cầu hoá, khu vực hoá, sự phát triển của các quốc giakhông thể tách rời, độc lập riêng biệt mà luôn cần phải có sự gia lưu hợp tác tương trợlẫn nhau Chính xu thế đó đã khiến các quốc gia tuy cách xa nhau về mặt địa lý vẫnxích lại gần nhau hơn Xu thế này xuất hiện trong nền kinh tế thị trường, khi mà cácmối giao lưu quan hệ hàng hoá tiền tệ ngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưukinh tế xã hội giữa các nước trên thế giới lại ngày càng trở nên bức bách Bởi sự pháttriển của nền kinh tế mỗi quốc gia luôn gắn với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và
là một bộ phận không thể thiếu, cấu thành nên sự phát triển đó NHTM với các hoạtđộng nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụkhác nó đã góp phần thúc đẩy ngoại thương mở rộng Cũng thông qua các hoạt độngthanh toán, buôn bán ngoại hối, quan hệ tín dụng với ngân hàng nước ngoài, hệ thốngngân hàng đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vậnđộng của nền tài chính quốc tế
1.2 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại.
NHTM là một trung gian tài chính, ở mỗi nước khác nhau các trung gian tàichính lại được phân chia khác nhau Tuy nhiên, luôn tồn tại một điểm chung về vai trò
và tầm quan trọng của các NHTM đối với nền kinh tế Để có được vị trí đó, các
Trang 8NHTM phải đặt yếu tố lợi nhuận lên hàng đầu và công cụ duy nhất mà các NHTMbuộc phải có trước tiên là vốn.
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được,dùng để cho vay, đầu tư hoặc để thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác
Về thực chất, thì nguồn vốn của ngân hàng là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất phân phối và tiêu dùng, mà người chủ sở hữu
để thực hiện các mục đích khác nhau gửi vào ngân hàng Và như vậy ngân hàng đãthực hiện vai trò tập trung và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, tăng nhanh quátrình luân chuyển vốn, phục vụ kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển
1.2.2 Phân loại nguồn vốn của ngân hàng thương mại.
- Quỹ dự trữ đặc biệt: Là bộ phận quỹ dùng để dự phòng bù đắp cho các rủi ro trongquá trình hoạt động, được trích lập hàng năm bằng 10% lợi nhuận ròng Quỹ nàyđược trích lập cho đến khi bằng 100% vốn điều lệ thực có tại thời điểm trích lập
- Ngoài ra vốn tích luỹ còn bao gồm: lợi nhuận chưa chia, giá trị tăng thêm do đánhgiá lại tài sản, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi
b Vốn huy động
Vốn huy động là phương tiện tiền tệ do các ngân hàng quản lý và huy động từchức năng và nghiệp vụ nhận tiền gửi của các đối tượng giao dịch với ngân hàng Vốn
Trang 9huy động là nguồn vốn chủ yếu và chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn ngânhàng Tuy nhiên các NHTM không được phép huy động quá 20 lần vốn tự có.
Nguồn vốn huy động của một NHTM được thực hiện dưới nhiều hình thức khácnhau: qua việc mở tài khoản thanh toán, huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vàkhông kỳ hạn, huy động thông qua phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, huy động từ các tổchức kinh tế xã hội, các tầng lớp dân cư
- Vay NHNN:Các NHTM vay vốn của NHNN thông qua các hình thức như: vay
bổ sung vốn tín dụng ngắn hạn; thực hiện tái chiết khấu thương phiếu và các chứng từ
có giá trị chưa đến hạn thanh toán, vay bổ sung thanh toán bù trừ giữa các NHTM
d Vốn trong thanh toán
Vốn trong thanh toán là vốn do ngân hàng tạo lập được khi thực hiện làm trunggian thanh toán cho nền kinh tế Quá trình thanh toán giữa các doanh nghiệp, các cánhân đã hình thành các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời
e Vốn khác
Ngoài những nguồn vốn nêu trên, ngân hàng còn có thể nhận được những nguồnvốn khác như: vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư và các nguồn vốn khác trong quá trìnhhoạt động kinh doanh của mình
1.2.3 Sự cần thiết của công tác huy động vốn đối với nền kinh tế và đối với hoạt động kinh doanh của NHTM
a Đối với nền kinh tế
Trang 10Như đã đề cập ở phần trên, sẽ là không tưởng khi nói tới sự phát triển kinh tế lạikhông có vốn hay thiếu vốn.Vốn thực sự có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Vốn
có thể huy động qua nhiều kênh khác nhau, tuy nhiên có 3 kênh chủ yếu là: qua kênhngân sách Nhà nước, qua thị trường chứng khoán, qua các tổ chức tài chính trung gian
Đối với các nước có thị trường vốn và thị trường tài chính, tiền tệ phát triển thìhuy động vốn qua các kênh này không mấy khó khăn ngược lại đối với các nước đangphát triển như Việt Nam thì nguồn vốn của các trung gian tài chính - NHTM chính làkênh huy động vốn có hiệu quả phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
b Đối với hoạt động kinh doanh của NHTM
Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có vốn, vìvốn là năng lực chủ yếu quyết định đến khả năng, quy mô hoạt động Ngân hàng là mộtdoanh nghiệp, đòi hỏi một lượng lớn vốn mới có thể thực hiện kinh doanh Nguồn vốnnày cho phép ngân hàng mở rộng, đa dạng hoá các hình thức kinh doanh, giảm thiểurủi ro trong khi thực hiện “đi vay và cho vay” Sau đây là những lợi ích mà nguồn vốnđem lại cho ngân hàng :
Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
Vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng vì khác với các doanhnghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, hoạt động của ngân hàng có nhữngđặc trưng riêng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượngkinh doanh chủ yếu Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt trên thịtrường tiền tệ (thị trường vốn ngắn hạn) và thị trường chứng khoán (thị trường vốn dàihạn) Quá trình kinh doanh tiền tệ của ngân hàng được mã hoá bằng công thức T-T’,trong đó T là nguồn vốn bỏ ra ban đầu, T’ là nguồn vốn thu về sau một quá trình đầu
tư, tiến hành hoạt động kinh doanh: T’>T Từ công thức này, có thể khẳng định ngânhàng nào trường vốn là ngân hàng có nhiều thế mạnh trong cạnh tranh Vì vậy, ngoàinguồn vốn ban đầu cần thiết (vốn điều lệ) theo quy định thì ngân hàng luôn phải chăm
lo tới việc tăng trưởng nguồn vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình
Vốn quyết định quy mô tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng.
Trang 11Trong điều kiện bình thường, đầu vào luôn ảnh hưởng trực tiếp tới đầu ra Đối vớingân hàng, vốn chính là yếu tố đầu vào; tín dụng, đầu tư là yếu tố đầu ra Vì vậy, sovới các ngân hàng lớn thì các ngân hàng nhỏ có khoản mục đầu tư và cho vay kém đadạng hơn, phạm vi khối lượng cho vay của các ngân hàng này cũng nhỏ hơn Trong khicác ngân hàng lớn cho vay được tại các thị trường trong vùng thậm chí trong nước và
cả quốc tế, thì các ngân hàng nhỏ lại bị giới hạn trong phạm vi nhỏ, hẹp chủ yếu trongcộng đồng Hơn nữa, vốn hạn hẹp nên các ngân hàng nhỏ thường không phản ứngnhanh nhạy được trước những đợt biến động về lãi suất, ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăng thu hút vốn đầu tư từ tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế
Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thương trường.
“Mất tiền bạc là mất ít, mất danh dự là mất nhiều, mất niềm tin là mất tất cả” Ngânhàng hoạt động dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, vì bản chất của ngân hàng là “ đi vay đểcho vay”, nếu không có uy tín thì ngân hàng không thể tồn tại và ngày càng mở rộnghoạt động của mình Uy tín được thể hiện ở khả năng sẵn sàng chi trả cho khách hàngcủa ngân hàng Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng củangân hàng càng lớn Vì vậy, loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh toán của ngânhàng tỷ lệ thuận với vốn của ngân hàng nói chung và vốn khả dụng của ngân hàng nóiriêng Với tiềm năng vốn lớn, ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngàycàng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả, góp phần vừa giữ đượcchữ tín, vừa nâng cao thanh thế của ngân hàng trên thương trường
Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường Cạnh tranh giúpcác doanh nghiệp có khả năng tự hoàn thiện mình hơn Với ngân hàng vốn chính là yếu
tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng Thực tế đã chứng minh: quy mô vốn,trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều kiện tiền đề cho việc thu hútnguồn vốn, và nguồn vốn lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc mởrộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tíndụng, chủ động về thời hạn, lãi suất Kết quả của sự gia tăng trên giúp ngân hàng kinh
Trang 12doanh đa năng trên thị trường, phân tán rủi ro, tạo thêm vốn cho ngân hàng và khi đó,tất yếu trên thương trường sức cạnh tranh của ngân hàng sẽ tăng lên
1.2.4 Các hình thức huy động vốn của NHTM trong nền kinh tế thị trường
NHTM làm nhiệm vụ đi vay (tạo vốn) và cho vay hoặc đầu tư với mục đíchhưởng lãi suất Quá trình tạo vốn của NHTM được thực hiện dưới các hình thức sau:
a Căn cứ theo thời gian huy động.
Huy động ngắn hạn :đặc điểm là chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn
huy động, được sử dụng chủ yếu để cho vay ngắn hạn nhỏ hơn 1 năm, lãi suấtđược huy động thường thấp
Huy động trung hạn: loại vốn này có thời hạn từ 1 đến 5 năm (Việt Nam chỉ từ
1 đến 3 năm), ngân hàng sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp vay khoản tíndụng trung hạn: đầu tư cải tiến công nghệ, sản phẩm
Huy động dài hạn: đây là khoản vay mà ngân hàng huy động từ 5 năm trở lên,
chi phí cho việc huy động này cao,được ngân hàng dùng cho các khoản tín dụngdài hạn:đầu tư xây dựng cơ bản,mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
b Căn cứ vào đối tượng huy động
Huy động vốn từ dân cư.
Vốn này có nguồn gốc là những khoản dự phòng cho tiêu dùng và rủi ro trongtương lai Khi xã hội ngày càng phát triển thì những khoản dự phòng này cũng tănglên Nắm bắt được quy luật này, NHTM đã sử dụng nghiệp vụ huy động để tăng thêmnguồn vốn, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và thu được lợi nhuận
Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp do yêu cầu của hoạt đông sản xuất kinh doanh nên các đơn vịnày thường gửi một khối lượng lớn tiền vào ngân hàng để hưởng tiện ích trong thanhtoán NHTM là một trung gian tài chính, nó quan hệ với các đối tượng này thông quaviệc mở tài khoản, nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế và đáp ứng yêu cầu thanh toáncủa họ Do có sự đan xen giữa các khoản phải thu và các khoản phải thanh toán nênngân hàng luôn tồn tại một số dư tiền gửi nhất định, điều này lí giải vì sao ngân hàng
Trang 13huy động được nhiều nguồn vốn nhất trong lĩnh vực này, có chi phí thấp và được sửdụng cho vay không chỉ ngắn hạn mà còn cả trung hạn Tuy nhiên nguồn này có hạnchế là tính ổn định và độ lớn phụ thuộc vào quy mô, loại hình của doanh nghiệp.
Huy động từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
Việc vay vốn này nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn của ngân hàng Theo quyđịnh, ở Việt Nam vốn vay giữa hai ngân hàng được thoả thuận bằng hợp đồng tín dụng,vốn cho vay phải được bảo đảm bằng hình thức thế chấp hoặc cầm cố bằng tài sản đivay; tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHTW, các chứng từ có giá khác Trong trường hợp,các NHTM đã vay mượn lẫn nhau nhưng vẫn thiếu vốn, mất khả năng thanh toán thìNHTM có thể vay NHTW thông qua việc chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá.NHTW tiến hành vai trò “ người cứu cánh cuối cùng” bằng việc cho vay để bổ sungnguồn vốn tín dụng ngắn hạn theo kế hoạch đã phân phối cho các ngân hàng quốcdoanh; tái chiết khấu các thương phiếu, trái phiếu kho bạc mà các tổ chức tín dụng đãcho khách hàng vay chưa đáo hạn
c Căn cứ vào công cụ huy động
Đây là hình thức huy động mà được các NHTM hay sử dụng nhất.Các công cụ huyđộng này gồm:
Huy động tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi có thể phát hành séc).
Đây là loại tiền gửi mà chủ nhân có thể rút tiền hoặc trả cho bên thứ ba bằng cáchphát hành séc; ở các nước phát triển loại tiền gửi này phần lớn được rút thông qua điệnthoại hay máy rút tiền tự động ATM Đặc điểm quan trọng, đối với người gửi là:chuyển nhượng dễ dàng, mục đích giao dịch là chính, thường được mệnh danh là tiềngửi theo yêu cầu, không đem lại lãi suất cụ thể Đối với ngân hàng, chỉ cần bỏ ra mộtchút chi phí cho việc quản lý tài khoản hoặc trả lãi (nếu có thì cũng rất nhỏ) Số dư củaloại tiền này phụ thuộc vào từng thời kỳ trong năm và khả năng của ngân hàng trongviệc dự đoán về sự biến động
Đối với Việt Nam thì loại tiền gửi này tồn tại thông qua các hình thức như sau: tàikhoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế, và khoản tiền gửi của các cá nhân Việt Nam lànước có tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt thấp, để khuyến khích việc thanh toán
Trang 14qua ngân hàng, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã từng áp dụng việc trả lãi choloại tiền gửi này
Huy động tiền gửi có kỳ hạn
Đây là loại tiền mà chủ nhân có quyền rút ra theo như thời hạn đã được thoả thuận
với ngân hàng, mục đích của loại tiền gửi này là hưởng lãi chứ không phải là hưởngcác tiện ích trong thanh toán Đặc điểm của loại tiền gửi này là không được dùng đểthanh toán; hiệu quả sử dụng nguồn này đối với ngân hàng rất cao vì nó có thời hạn rõràng; chi phí để huy động đối với ngân hàng là khá đắt vì lãi suất huy động thường cao
Huy động tiền gửi tiết kiệm
Đối với NHTM tiền gửi tiết kiệm là công cụ huy động vốn lưu truyền từ lâu.Vốnhuy động từ các tài khoản tiết kiệm thường chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tiền gửicủa các ngân hàng.Ngân hàng thường phân chia loại tiền này thành 3 loại:
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Khoản tiền này có đặc điểm chủ tài khoản có thể
rút ra bất kỳ lúc nào mà không phải báo trước, số dư tài khoản này thường không lớn,
ưu điểm hơn tiền gửi giao dịch là số dư này ít biến động, vì lẽ đó ngân hàng thườngphải trả lãi suất cao hơn so với tiền gửi thanh toán
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Nguyên tắc của loại tền này là một khi khách đã gửi
tiền vào tài khoản này, họ sẽ không được rút ra (cả gốc lẫn lãi) trừ khi đã hết hạn gửitiền.Tuy nhiên do yếu tố cạnh tranh thu hút tiền gửi,một số NHTM vẫn cho phép kháchhàng rút tiền trước thời hạn; đồng thời để hạn chế việc khách hàng rút tiền trước thờihạn, một phần tiền lãi mà khách hàng được hưởng đã bị khấu trừ (có thể là ngân hàngkhông chấp nhận trả lãi cho một số tháng hoặc có thể khách hàng chỉ được hưởng mứclãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn cho khoảng thời gian khách hàng gửi tiền)
Tiền gửi tiết kiệm dài hạn: Loại tiền gửi này rất phổ biến ở một số nước công
nghiệp, mục đích thu hút số tiền nhàn rỗi tạm thời trong thời hạn dài, đặc điểm chủ tàikhoản có thể gửi vào với số lượng không hạn chế và mọi lúc, nhưng chỉ được rút ra khiđến hạn Đây là loại hình tiết kiệm mà ngân hàng cần tận dụng để tạo các nguồn vốn cótính ổn định cao phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng dài hạn cho mình
Huy động qua phát hành công cụ nợ
Trang 15Đây là nguồn vốn ngân hàng huy động một cách chủ động trên thị trường tài chínhgồm : thị trường tiền tệ và thị trường vốn Là trung gian tài chính, phải luôn đáp ứngnhu cầu về vốn, do vậy việc ngân hàng thiếu vốn là điều không thể tránh khỏi Trongnhững trường hợp này, ngân hàng có thể sử dụng nghiệp vụ huy động vốn trên thịtrường tài chính: phát hành các giấy tờ có giá trị như các giấy tờ vay nợ ngắn hạn,trung hạn và dài hạn Việc chuyển nhượng các giấy tờ trên từ chủ sở hữu này sang chủ
sở hữu khác phụ thuộc vào thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng Ngân hàng cóthể phát hành kỳ phiếu và phát hành trái phiếu
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM
a Môi trường kinh doanh ( Nhân tố khách quan)
Môi trường pháp lý
Như chúng ta đã biết, hoạt động của ngân hàng có mức độ ảnh hưởng, tác động hếtsức mạnh mẽ đối với nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào Cụ thể việc huy động vốn và
sử dụng vốn của ngân hàng đều tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh
tế, thu nhập của các chủ thể, tốc độ chu chuyển vốn, tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ lạmphát Chính vì lẽ đó, hoạt động của ngân hàng phải chịu sự quản lý chặt chẽ gắt gaohơn so với các doanh nghiệp khác Thực tế là ngân hàng phải chịu sự điều chỉnh của rấtnhiều chính sách, các quy định của chính phủ, của NHTW; đó là Luật các tổ chức tíndụng, luật kinh tế, luật dân sự, hàng loạt hệ thống các quy định cụ thể trong từng thời
kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức Trong sự ràng buộc về luật pháp này thì các yếu tố củanghiệp vụ huy động vốn chắc chắn sẽ bị thay đổi và kết quả làm ảnh hưởng đến quy
mô và hiệu quả của việc huy động vốn Bởi khi chính sách của Nhà nước, của NHTW:chính sách tiền tệ, tài chính, lãi suất, tín dụng thay đổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng thuhút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn của NHTM
Môi trường chính trị
Không một quốc gia nào có thể phát triển nếu môi trường chính trị không ổn định
Sự ổn định về chính trị hay về chính sách ngoại giao cũng tác động mạnh mẽ đến quan
hệ vốn của ngân hàng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới Điều nàycũng là nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của ngân hàng
Trang 16 Môi trường kinh tế.
Môi trường kinh tế cũng có ảnh hưởng lớn đối với công tác huy động vốn củaNHTM Môi trường kinh tế hàm chứa: tình trạng nền kinh tế, yếu tố cạnh tranh
Tình trạng nền kinh tế phát triển hưng thịnh, thu nhập của các cá nhân, tổ chức kinh
tế trong xã hội cao và ổn định thì tất yếu công việc huy động vốn của ngân hàng sẽdiễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn Ngược lại nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn suythoái thì khả năng khai thác vốn đưa vào nền kinh tế ắt hẳn sẽ bị hạn chế, ngân hàng sẽgặp khó khăn trong công tác huy động vốn
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường Cạnh tranh khôngphải lúc nào cũng tốt vì cạnh tranh có thể dẫn đến rất nhiều những tiêu cực, hạn chế Vìvậy, cạnh tranh vừa là một thách thức với sự phát triển vừa là nhân tố thúc đẩy sự pháttriển Để công tác huy động vốn nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nóichung đạt được hiệu quả, ngân hàng phải quan tâm đến vấn đề cạnh tranh Cụ thể ngânhàng phải xác định rõ trong địa bàn hoạt động của mình có bao nhiêu ngân hàng, cácđối thủ khác cũng cung cấp các dịch vụ tương như ngân hàng, có bao nhiêu cơ hội đểđầu tư kinh doanh Trên cơ sở đó ngân hàng sẽ tính toán đưa ra loại hình dịch vụ nào
có hiệu quả nhất, ấn định một mức lãi suất phù hợp không chỉ với thị trường mà còntiết kiệm được chi phí huy động
Môi trường văn hoá.
Mỗi quốc gia đều có một nền văn hoá riêng, văn hoá chính là yếu tố tạo nên bản sắccủa các dân tộc: tập quán, thói quen, tâm lý Đối với hoạt động ngân hàng, trong đócông tác HĐV là yếu tố chịu ảnh hưởng của môi trường văn hoá Cụ thể ở các nướcphát triển người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng những tiện ích trongthanh toán, hưởng lãi; và trong tiềm thức của họ ngân hàng là một cái gì đó không thểthiếu được trong cuộc sống Do vậy, ngân hàng không mấy khó khăn trong vấn đềHĐV nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội Ngược lại, đối với các nướcđang phát triển như Việt Nam, việc HĐV của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn vìngười dân Việt Nam hiện nay vẫn chưa có thói quen thanh toán không sử dụng tiềnmặt Hơn nữa ngân hàng lại chưa tạo được lòng tin đối người dân sau hàng loạt các sựkiện đã từng xảy ra đổi tiền năm 1985 - 1986 với tốc độ lạm phát chóng mặt ở mức 3
Trang 17con số 600-700% làm trắng tay nhiều người gửi tiền, sự sụp đổ của hơn 7500 quỹ tíndụng nhân dân ở thành thị và hợp tác xã tín dụng ở nông thôn 1989-1990, tiếp đến làhàng loạt các vụ án lớn liên quan đến ngành ngân hàng như dệt Nam Định, Tăng MinhPhụng – Epco, làm cho các ngân hàng thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng; chưa chú trọng lắmtới công tác Marketing, tiếp thị quảng cáo nên người dân còn hiểu biết rất ít về chủtrương chính sách của Nhà nước, hoạt động của ngân hàng vì vậy đến nay vẫn có tìnhtrạng nhiều người dân có tiền nhưng không muốn gửi tiền vào ngân hàng vì không biếtthủ tục, ngại mất thời gian
b Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng ( Nhân tố chủ quan )
Chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên việc ngân hàng xác định vị trí hiệntại của mình trong hệ thống, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức đồngthời dự đoán được sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong tương lai Thông quachiến lược kinh doanh ngân hàng sẽ có thể quyết định thu hẹp hay mở rộng việc huyđộng vốn về mặt quy mô, có thể thay đổi tỷ lệ các loại nguồn, tăng hay giảm chi phíhuy động Với tác dụng to lớn như vậy, nếu chiến lược kinh doanh được lựa chọn đúngđắn, các nguồn vốn được khai thác một cách tối đa thì công tác huy động vốn sẽ pháthuy được hiệu quả
Chiến lược khách hàng của ngân hàng về huy động vốn.
Để thực hiện được chiến lược này, trước tiên ngân hàng cần tìm hiểu động cơ thóiquen, mong muốn của người gửi tiền, thậm chí từng đối tượng khách hàng thông quaphân tích lợi ích của khách hàng Trên cơ sở những thông tin của khách hàng ngânhàng có thể đưa ra một hệ thống các chính sách và biện pháp để có được quy mô vàchất lượng nguồn vốn mong muốn Hệ thống các chính sách có liên quan đến huy độngvốn bao gồm:
- Chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng, chi phí dịch vụ hay gọichung là chính sách giá cả các sản phẩm và dịch vụ tài chính Ngân hàng sử dụng hệthống lãi suất tiền gửi như là một công cụ quan trọng trong việc huy động tiền gửi, thayđổi quy mô nguồn vốn Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn ngân hàng cần ấn định
Trang 18mức lãi suất cạnh tranh thực hiện những ưu đãi về giá cho những khách hàng lớn, gửitiền thường xuyên Mặt khác nếu hệ thống lãi suất linh hoạt sẽ giúp ngân hàng tạo được
sự phù hợp về quy mô và cơ cấu nguồn vốn
- Các chính sách liên quan đến sản phẩm và dịch vụ tiền gửi của ngân hàng Nhómchính sách này nhằm đánh giá các loại sản phẩm dịch vụ cung ứng và chất lượng cácdịch vụ đó: chất lượng tài khoản, kỳ hạn và các dịch vụ liên quan đến tiền gửi như rúttiền tự động, giao dịch tại nhà, rút nhắn thời gian thanh toán những năm gần đây cácngân hàng đã đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, đổi mới, hoàn thiện nâng cao chất lượngsản phẩm dịch vụ phù hợp với yêu cầu thị trường, không ngừng mở rộng phát triểndịch vụ mới
- Các chính sách trong phục vụ và giao tiếp Nhân viên ngân hàng là chiếc gương
để cho khách hàng thấy được hình ảnh của ngân hàng Trong điều kiện hiện nay, khó
có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả, nên chất lượng dịch vụ khách hàng
đã trở thành công cụ cạnh tranh vô cùng quan trọng để thu hút vốn Thái độ phục vụthân thiện, chu đáo, hệ thống thanh toán được bố trí một cách khoa học là những điềucần thiết để giữ vững khách hàng có thêm khách hàng Do đó, muốn củng cố uy tín củamình trên thị trường, gắn bó với khách hàng truyền thống, thu hút, hấp dẫn thêm kháchhàng mới, ngân hàng không thể bỏ qua các chính sách trong phục vụ giao tiếp
Mạng lưới và các hình thức huy động.
Mạng lưới hoạt động càng rộng và hình thức huy động càng phong phú, đa dạng thìkết quả HĐV sẽ càng nhiều về số lượng và chất lượng cũng được nâng lên tương ứng.Qua hoạt động và khảo sát tình hình thực tế, các ngân hàng có thể đưa ra kết luận:khách hàng không chỉ quan tâm đến lãi suất, dịch vụ tiện ích của ngân hàng mà họ cònquan tâm đến tính thuận tiện của việc gửi tiền.Việc mở thêm chi nhánh là quan trọngnhưng vị trí ở đâu để có thể huy được khoản tiền gửi đòi hỏi ngân hàng phải có sựnghiên cứu hết sức nghiêm túc Ngoài ra, ngân hàng còn phải không ngừng nâng cấptrang thiết bị, các phương tiện dịch vụ và nâng cao chất lượng cán bộ ở các chi nhánh
để có thể phục vụ, thu hút được nhiều tiền gửi hơn
Trình độ công nghệ ngân hàng.
Trang 19Trình độ công nghệ ngân hàng bao gồm cơ sở vật chất phục vụ ngân hàng; các loạihình dịch vụ ngân hàng cung ứng; trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên ngân hàng.
Cơ sở vật chất của ngân hàng càng khang trang hiện đại, công nghệ tiên tiến manglại lợi ích thiết thực cho kinh doanh, luôn tạo điều kiện thuận lợi và phục vụ cho kháchhàng tốt hơn thì sẽ tạo lòng tin cho khách hàng Thực tế khách hàng sẽ tin tưởng yêntâm hơn khi gửi tiền ở một ngân hàng có trình độ công nghệ ngân hàng cao Và khikhách hàng đã thực sự yên tâm gửi tiền thì ngân hàng dễ dàng trong việc huy động
Uy tín của ngân hàng.
Có thể gọi đây chính là tài sản vô hình của ngân hàng Uy tín bao gồm uy tín củangân hàng trong toàn hệ thống, của các thành viên trong hội đồng quản trị, ban giámđốc Sự nổi tiếng của ngân hàng là tài sản quý trong công tác huy động vốn vì tronglòng thị trường ngân hàng đã tạo một hình ảnh riêng, khi đó khách hàng sẽ tin tưởngvào ngân hàng, giúp ngân hàng có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động, tiếtkiệm chi phí huy động (thực tế khi ngân hàng có tiếng tăm, họ dễ dàng thu hút vốn hơncác ngân hàng khác ngay cả khi lãi suất tiền gửi của ngân hàng đưa ra có thấp hơn)
Tính chất sở hữu của ngân hàng
Yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến mô hình, cơ cấu tổ chức và cơ chếtài chính từ đó ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và quản lý, sử dụng vốn
Hoạt động của ngân hàng thật sự phức tạp, nó chịu sự chi phối của rất nhiều cácnhân tố khác: vĩ mô, vi mô, với mức độ khác nhau Phần trình bày trên, theo em chỉ lànhững nhân tố ảnh hưởng chính đến công tác huy động vốn của ngân hàng
Tóm tắt chương I :
Chương 1 đã làm rõ được những vấn đề cơ bản về HĐV trong NHTM, bao gồm:-Khái niệm,chức năng,vai trò của NHTM
-Vốn, vai trò của vốn và các hình thức huy động vốn
-Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM
Trang 20Những lý luận này sẽ là cơ sở để đánh giá thực trạng huy động vốn tại NHNo &PTNT huyện Thanh Trì - Hà Nội trong chương 2.Từ đó nêu lên các giải pháp, kiếnnghị trong chương 3.
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ra đời theo quyết định số 56 và 59 tháng 8năm 1988 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Sự ra đời của Ngân hàng nông nghiệpViệt Nam theo yêu cầu cấp bách của nền kinh tế với mục đích chủ yếu là góp phần tíchcực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, kiềm chế làm phát, ổn định tiền tệ thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế và trực tiếp giải quyết nâng cao đời sống của nông dân NHNo & PTNTViệt Nam có vai trò là Ngân hàng quản lý Trung Ương, có hệ thống chi nhánh rộngkhắp trong cả nước từ tỉnh đến huyện, xã gồm hơn 2500 chi nhánh
Trang 21Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động theo môhình Tổng công ty Nhà nước, theo quyết định số 90/TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994của Thủ Tướng Chính phủ, thời gian hoạt động là 99 năm, trụ sở tại Hà Nội, Ngânhàng có con dấu riêng và có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngoài ra, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam còn mở tàikhoản tại các Ngân hàng khác cả trong nước và ngoài nước để phục vụ thêm cho việcgiao dịch và kinh doanh Ngân hàng có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, tự chịutrách nhiệm về kết quả kinh doanh và có quyền tự chủ về mặt tài chính
Ngày 15 tháng 10 năm 1996, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đổi tên thànhNgân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam theo quyết định số280/QĐ-NH5 do Thống đốc Ngân hàng NHNN Việt Nam Cao Sỹ Khiêm ký
NHNo & PTNT Thanh Trì là một trong số hơn 2500 chi nhánh của hệ thốngNHNo & PTNT Việt Nam Nó có vai trò trong việc tạo lập nguồn vốn, đáp ứng cácnhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Trì nói riêng và
Hà Nội nói chung, cung cấp các hình thức dịch vụ Ngân hàng góp phần thực hiện cácchương trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của hệ thống NHTM Quốc doanh doThống đốc Ngân hàng đề ra và đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội củaThành phố Hà Nội
NHNo & PTNT Thanh Trì là một pháp nhân được cấp giấy phép kinh doanhtiền tệ và dịch vụ Ngân hàng theo nghị định 3988 của Chính phủ Từ năm 1986 đến
1995 NHNo & PTNT Thanh Trì là một chi nhánh của NHNo & PTNT Hà Nội Năm
1995 Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành đổi mới hoạt động quản lý theoNgân hàng 2 cấp nhằm giảm những thủ tục phiền hà, kém hiệu quả và tăng quyền tựchủ, năng lực tài chính của Ngân hàng chi nhánh Hoạt động này được tiến hành thínghiệm tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Từ nay các Ngânhàng cấp huyện không chịu sự quản lý của các Ngân hàng thành phố mà chịu sự quản
lý của NHNo & PTNT Việt Nam Từ năm 1996 đến nay, NHNo & PTNT Thanh Trì làmột chi nhánh của NHNo & PTNT Việt Nam
NHNo & PHNT Thanh Trì hoạt động dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám ĐốcNHNo & PTNT Việt Nam NHNo & PTNT Thanh Trì là một NHTM quốc doanh, hoạt
Trang 22động chủ yếu trong lĩnh vực phục vụ nông nghiệp và nông thôn của huyện Thanh Trìvới một mạng lưới rộng khắp ở 25 xã và một thị trấn với nhiệm vụ chủ yếu sau :
- Nhận tiền gửi thanh toán của các thành phần kinh tế
- Nhận tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu bằng VNĐ và USD
- Cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, tổ hợp tư nhân, hộ sản xuất,cho vay tiêu dùng, cho vay cán bộ công nhân viên chức gồm ngắn hạn, trung hạn vàdài hạn
- Làm dịch vụ cung cấp tiền nhanh qua mạng máy tính trong phạm vi nội huyện vàquốc tế
- Thực hiện các nhiệm vụ và dịch vụ khác của NHTM đa năng
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của NHNo & PTNT Thanh Trì
Cơ cấu tổ chức và các phòng ban điều hành của NHNo & PTNT Thanh Trì như sau:
Ban giám đốc: bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, phụ trách chung mọi
công việc và điều hành hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì
Trang 23Là phòng nghiệp vụ của NHNo & PTNT Thanh Trì có chức năng tham mưu cho ban giám đốc trong công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh doanh đạt hiệu quả.
- Quan hệ tín dụng nông thôn
- Nghiệp vụ tín dụng
- Kinh doanh dịch vụ tổng hợp
- Kinh doanh mua bán ngoại tệ
- Tham mưu cho Ban Giám đốc
Phòng kế toán
Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho giám đốc NHNo & PTNT Thanh Trì trong lĩnh vực tài chính, các quỹ quản lý tài sản của ngân hàng, tổ chức công tác hạch toán kế toán, thống kê thanh toán, và các dịch vụ khác
- Chuyên sâu về nghiệp vụ hạch toán kinh doanh một mặt hoạt động của Ngânhàng cả bằng đồng nội tệ và ngoại tệ
- Hạch toán các nghiệp vụ kinh doanh: cho vay, tài khoản, thanh toán, chỉ tiêu,
kế toán nội bộ
- Thông báo các khoản nợ đến hạn
- Thanh toán bù trừ liên ngân hàng, xét duyệt các khoản Ngân hàng mới mở tàikhoản giao dịch
Phòng hành chính nhân sự
Đây là phòng được kết hợp từ phòng hành chính pháp chế và phòng tổ chức đàotạo cán bộ, với những nhiệm vụ sau:
- Hành chính, văn thư, tiếp tân
- Quản trị, quản lý kho tàng, vật tư, ấn chỉ
- Pháp chế, thư ký, tổng hợp cho Giám đốc, tổ chức họp, lưu trữ hồ sơ pháp lý,tổng hợp các báo cáo chỉ đạo
Trang 24- Tổ chức cán bộ: Mô hình, quy chế và hoạt động, quy chế nhân viên, sắp xếp,
bố trí cán bộ
- Đào tạo, chính sách, lao động tiền lương
Phòng thanh toán Quốc tế
Là phòng nghiệp vụ của ngân hàng có chức năng tham mưu cho ban giám đốc trong công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh doanh đạt kết quả.
- Thực hiện thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT theo yêu cầu của kháchhàng
- Mở L/C thanh toán với nước ngoài thông qua vay vốn hoặc vốn tự có
- Thanh toán thị trường (Telegraphic Transfer)
- Thanh toán nhờ thu
- Đề ra kế hoach tổng hợp, phân phối, điều hoà vốn
- Thống kê, đề xuất chiến lươc kinh doanh, phân tích thông tin đề xuất HĐV
Phòng thẩm định
Trang 25Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho ban giám đốc NHNo & PTNT Thanh Trì trong công tác thẩm định đánh giá hiệu quả cũng như tính khả thi của các
dự án, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư cũng như cho vay, nhằm đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất.
Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Thanh Trì
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng
tổ chức hành chính
Phòng
kế toán
Phòng kiểm toán nội bộ
Phòng thẩm định
Trụ sở chính NHNo Đông Mỹ
Trụ sở chính NHNo Lĩnh Nam
Phòng
giao dịch
Tân Triều
Phòng giao dịch Khương
Phòng giao dịch Vạn Xuân
Phòng giao dịch Ngũ Hiệp
Trang 262.1.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Thanh Trì 2.1.2.1 Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của NHTM Bởinét đặc trưng của ngân hàng thương mại là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là nguồnhuy động dưới các hình thức tiền gửi, tiền vay, do đó kinh doanh của ngân hàng phụthuộc phần lớn vào kết quả của hoạt động huy động vốn: khả năng và quy mô huyđộng, nghĩa là kết quả huy động vốn quyết định đến đầu tư vốn
Trong ba năm từ năm 2005 đến năm 2007 nguồn vốn của NHNo & PTNTThanh Trì không ngừng tăng trưởng với cơ cấu phong phú
Do sớm khai thác được lợi thế của mình về địa bàn hoạt động, qua các năm kếtquả HĐV của Ngân hàng tính đến cuối năm như sau :
- 31/12/2005 : Tổng nguồn vốn huy động đạt 273.909 triệu đồng
- 31/12/2006 : Tổng nguồn vốn huy động đạt 331.549 triệu đồng, tăng 57.640 triệuđồng ( = 21% ) so với năm 2005
- 31/12/2007 : Tổng nguồn vốn huy động đạt 343.378 triệu đồng, tăng 11.829 triệuđồng ( = 3,6 % ) so với năm 2006
Các hình thức HĐV chủ yếu được áp dụng trong thời gian qua :
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn ( 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng )
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
- Kỳ phiếu ( kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng )
Như vậy nhìn một cách tổng thể, công tác HĐV của NHNo & PTNT Thanh Trìtrong những năm qua là khá tốt Mặc dù trong thời gian qua nền kinh tế địa phương nóiriêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung có nhiều chuyển biến phức tạp, song Ngânhàng vẫn cố gắng đảm bảo duy trì được nguồn vốn ổn định và bền vững
2.1.2.2 Tình hình sử dụng vốn
Trang 27Hoạt động sử dụng vốn là một hoạt động cơ bản đem lại thu nhập cho Ngânhàng Công tác huy động vốn của Ngân hàng sẽ đạt hiệu quả cao nếu Ngân hàng biếttận dụng tối đa nguồn vốn huy động Vì thế bên cạnh chú trọng công tác huy động vốnNgân hàng cũng cần đẩy mạnh công tác cho vay đầu tư.
Bên cạnh công tác huy động vốn, NHNo & PTNT Thanh Trì đã tích cực chủđộng tìm các dự án đầu tư, tìm đến khách hàng, bám sát định hướng phát triển kinh tếđịa phương và định hướng mở rộng kinh doanh của ngành, công tác đầu tư tín dụngtrong những năm qua đã đạt kết quả tốt
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của NHNo & PTNT Thanh Trì, ta xem xétbảng số liệu sau :
Bảng 1 - Tình hình sử dụng vốn huy động của NHNo & PTNT Thanh Trì
qua các năm 2005 – 2007
Chỉ tiêu
Số tiền(tr.đ)
Tỷtrọng(%)
Số tiền(tr.đ)
Tỷtrọng(%)
Số tiền(tr.đ)
Tỷtrọng(%)Tổng dư nợ 111.784 100 132.204 100 163.908 100
1 Theo thời hạn vay vốnCho vay ngắn hạn 52.802 47,3 65.903 49,8 82.199 50,1Cho vay trung, dài hạn 58.982 52,7 66.301 50,2 81.709 49,1
2 Theo thành phần kinh tếDoanh nghiệp nhà nước 12.927 11,6 9.007 6,8 29.471 17,98Doanh nghiệp tư nhân 4.827 4,3 3.117 2,4 2.000 1,22
Cá thể, hộ gia đình 94.030 84,1 120.080 90,8 132.437 80,8
(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Thanh Trì
các năm 2005 – 2007 )
Trang 28Biểu đồ 1 - Tổng dư nợ cho vay qua các năm 2005 - 2007
Bảng 1 cho thấy dư nợ cho vay của NHNo & PTNT Thanh Trì luôn tăng trưởngqua các năm, đặc biệt là năm 2007 mức độ tăng trưởng khá cao, so với năm 2006 tăng31.704 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng là 23,98 % Đây là một kết quả đáng khích lệ,cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng và có xu hướngtăng mạnh trong những năm tiếp theo
Trong tổng dư nợ theo thời gian cho thấy cả hai chỉ tiêu cho vay ngắn hạn vàcho vay trung dài hạn có mức độ tương đương nhau, cụ thể năm 2005 là 47,3% và52,7%; năm 2006 là 49,8% và 50,2%; năm 2007 là 50,1% và 49,9%
Sự cân bằng giữa tỷ trọng của hai chỉ tiêu cho vay này cho thấy chi nhánh đã có
kế hoạch cân đối vốn khá hợp lý, đảm bảo cho hoạt động tín dụng vừa an toàn lại vừađạt hiệu quả cao Cụ thể cho vay ngắn hạn để tăng vòng quay vốn, tăng khả năng sinhlời, đồng thời có thể hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra, còn cho vay trung dài hạn đểđầu tư cơ sở hạ tầng với mục đích thu được nhiều lợi nhuận trong tương lai
Về dư nợ theo thành phần kinh tế thì có 3 đối tượng của yếu quan hệ với Ngânhàng, đó là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và cá thể hộ gia đình.Bảng…thể hiện dư nợ tín dụng đối với cá thể hộ gia đình luôn tăng trưởng và chiếm tỷ
Trang 29trọng lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng Cụ thể năm 2005 chiếm 84,1 % ; năm 2006chiếm 90,8 % và năm 2007 chiếm 80,8 % Điều này chứng tỏ NHNo & PTNT ThanhTrì đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc đầu tư tín dụng đối với cá nhân
hộ gia đình, góp phần đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn
2.1.2.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Thanh Trì
- Cơ cấu thu nhập và chi phí :
Thu nhập và chi phí là các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá kết quả của Ngân hàngtrong năm Thu nhập của Ngân hàng bao gồm thu nhập từ lãi và thu nhập không phải
từ lãi Tuy nhiên đối với NHNo & PTNT Thanh Trì nguồn thu nhập chủ yếu từ lãitrong đó lãi cho vay chiếm 90%, thu dịch vụ và thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ do cơ cấuthu nhập phụ thuộc tất yếu vào cơ cấu tài sản của Ngân hàng
Các khoản mục chi phí chủ yếu bao gồm : chi phí HĐV, chi phí hoạt động kinhdoanh khác và các khoản mục chi phí quản lý Cơ cấu chi phí và thu nhập của NHNo &PTNT Thanh Trì được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 2 - Kết quả chênh lệch thu chi của NHNo & PTNT Thanh Trì
Năm2007
So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006
Số tuyệt đối % Số tuyệt đối %Tổng thu 59.630 61.900 67.700 +2.270 +3,8 +5.800 +9.4Tổng chi 49.420 50.870 52.420 +1.450 +2,9 +1.550 +3,04Chênh lệch 10.210 11.030 15.280 +820 +0,9 +4.250 +6,36
( Nguồn báo cáo kết quả kết quả kinh doanh của Ngân hàng )
Căn cứ chênh lệch thu chi qua các năm 2005, 2006, 2007 ta thấy kết quả nămsau cao hơn năm trước Lợi nhuận kinh doanh năm 2006 của Ngân hàng là 11.030 triệuđồng tăng 820 triệu ( + 0,9% ) so với năm 2005 Năm 2007 là 15.280 triệu, tăng 4.250triệu ( +6,36% ) so với năm 2006 Nhìn chung, hoạt dộng kinh doanh của Ngân hàng
Trang 30thuận lợi đem lại kết quả khả quan, cần duy trì khả năng thu lợi nhuận trong các nămtiếp theo.
2.2 Thực trạng công tác huy động vốn tại NHNo & PTNT Thanh Trì
Công tác huy động vốn là tiền đề cho việc thực hiện các nghiệp vụ tiếp theo củaNgân hàng Muốn có nguồn vốn dồi dào để mở rộng quy mô Ngân hàng cần làm tốtcông tác huy động vốn Bám sát phương châm chỉ đạo của NHNo & PTNT Thanh Trì
là "Phát triển - An toàn - Hiệu quả", coi trọng cả hai mặt huy động vốn và sử dụng vốn,NHNo & PTNT Thanh Trì đã tạo được niềm tin nơi khách hàng Thông qua việc mởrộng mạng lưới giao dịch trên địa bàn huyện, xã, kết hợp với lề lối làm việc, đổi mớiphương thức phục vụ, tạo cho khách hàng tâm lý yên tâm, thoải mái khi đến gửi tiền.Chính vì vậy, nguồn vốn của Ngân hàng đã tăng lên hàng năm và đạt kết quả khá tốt
2.2.1 Quy mô nguồn vốn huy động
Bảng 3 – Kết quả huy động vốn của NHNo & PTNT Thanh Trì
dân cư 215.269 268.502 53.233 24,73 274.293 5.791 2,16
TG của
TCKT 50.320 54.627 4.307 8,56 60.410 5.783 10,58Phát hành
Trang 31(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì)
Bảng 3 cho thấy tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm có sựtăng trưởng tương đối đều Về tốc độ tăng trưởng, năm 2006 tổng nguồn vốn huy độngtăng 21,04% so với năm 2005, số tuyệt đối là 57.640 triệu đồng Năm 2007 tốc độ tăngtrưởng là 3,56% so với năm 2006, số tuyệt đối là 11.829 triệu đồng
Biểu đồ 2 - Tổng nguồn vốn huy động
Vốn huy động là công cụ chính đối với hoạt động kinh doanh của NHTM nóichung và NHNo & PTNT Thanh Trì nói riêng Vì vậy việc quy mô nguồn vốn huyđộng luôn tăng trưởng đã một phần đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế,Ngân hàng thực hiện tốt chức năng là cầu nối trung gian giữa chủ thể thiêú vốn và chủthể thừa vốn
Bảng trên cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng của từng loại nguồn vốn huy độngđược Theo tính chất nguồn vốn huy động, bên cạnh loại tiền gửi của các tổ chức kinh
tế có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, năm 2006 là 8,56 % so với 2005, năm 2007 tăng
Trang 3210,58 % so với 2006 thì tốc độ tăng trưởng của loại tiền gửi tiết kiệm của dân cư không
ổn định Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tiền gửi của dân cư năm 2006 bằng 24,73 % so với
2005, nhưng đến năm 2007 thì chỉ đạt 2,16 % so với 2006 Nguyên nhân của sự tăngtrưởng không ổn định này là do nền kinh tế địa phương chưa thực sự phát triển, sốlượng và chất lượng hoạt động của các loại hình huy động vốn từ dân cư chưa thực sựnhiều và hiệu quả không cao
Theo thời hạn huy động, tốc độ tăng trưởng của loại tiền gửi không kỳ hạntương đối ổn định, năm 2006 tăng 8.293 triệu ( =8,32 % ) so với 2005, đến năm 2007tăng 4.723 triệu ( =4,37 % ) so với 2006 Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ loạitiền gửi có kỳ hạn lại có sự biến đổi rõ rệt, cụ thể năm 2006 tăng đột biến 28,3 % sovới 2005, đến năm 2007 chỉ tăng 3,17 %
2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động
Xem xét cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng sẽ giúp ta thấy được tỷtrọng của từng loại vốn huy động trong tổng nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng của từngloại, qua đó ta sẽ đề ra được các biện pháp hữu hiệu trong công tác HĐV
2.2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động
Bảng 4 – Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động của NHNo & PTNT Thanh Trì qua các năm 2005 - 2007
Chỉ tiêu
Số tiền(tr.đ)
Tỷtrọng(%)
Số tiền(tr.đ)
Tỷtrọng(%)
Chênhlệch(%)
Số tiền(tr.đ)
Tỷtrọng(%)
Chênhlệch(%)Tiền gửi của
TCKT 50.320 18,37 54.627 16,47 8,56 60.410 17,59 10,58TGTK của
dân cư 215.256 78,59 268.502 80,98 24,73 274.293 79,88 2,16Phát hành
giấy tờ có giá 8.320 3,04 8.420 2,55 1,2 8.675 2,53 3,0Tổng số
Trang 33(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì)
Tiền gửi của tổ chức kinh tế
Đây là nguồn vốn huy động có chi phí thấp nhất ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độngkinh doanh của chi nhánh.Nguồn tiền gửi của tố chức kinh tế là bộ phận tiền tệ tạmthời nhàn rỗi chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,gửi vào Ngân hàng không phải với mục đích hưởng lãi là chính, mà chủ yếu dùng vàomục đích thanh toán chuyển tiền mua bán hàng hóa
Do vị thế của NHNo & PTNT Thanh Trì thuộc khu vực ngoại thành, không cónhiều công ty lớn nên việc thu hút tiền gửi của tổ chức kinh tế cũng gặp nhiều khókhăn Năm 2005, nguồn vốn huy động được là 50.320 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,4
% trong tổng nguồn vốn Năm 2006 đã tăng 4.307 triệu (tăng 8,6 %) so với 2005 Đếnnăm 2007, nguồn vốn huy động được thêm 60.410 triệu (tăng 10,5 %) so với 2006 Tathấy tỷ trọng của loại hình huy động này là khá nhỏ, nguyên nhân là do NHNo &PTNT Thanh Trì từ khi thành lập đến nay, mặc dù trong quá trình hoạt động đã từngbước tiếp cận công nghệ hiện đại song mới chỉ dừng lại như các chi nhánh cùng hệthống nên ưu thế về công nghệ vẫn chưa được xem là yếu tố cạnh tranh
Kết quả huy động từ các tổ chức kinh tế chưa cao so với tiềm năng của Ngân hàng,
vì vậy trong hiện tại cũng như trong tương lai NHNo & PTNT Thanh Trì cần phải tiếptục đẩy mạnh các biện pháp khai thác nguồn vốn này để đạt hiệu quả tốt hơn như thủtục mở tài khoản cần đơn giản, nhanh chóng để tạo thuận lợi cho khách hàng, cùng với
ưu điểm chính xác, an toàn của việc thanh toán qua Ngân hàng sẽ hấp dẫn được cácđơn vị kinh tế đến với chi nhánh nhiều hơn
Tiền gửi huy động từ dân cư
Đây là hình thức huy động vốn mang tính chất truyền thống của NHNo & PTNTThanh Trì, quen thuộc với dân cư trên địa bàn Trong thời gian qua, chi nhánh đã vậndụng nhiều biện pháp khai thác vốn theo hướng ổn định và có lợi cho kinh doanh Huy
Trang 34động trong dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 75 % Cụ thể năm 2005 đạt 215.269triệu đồng, chiếm tỷ trọng 78,6 % trong tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2006nguồn vốn huy động trong dân cư là 268.502 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 80,98 % tổngnguồn vốn huy động trong năm Con số này tiếp tục tăng, tính đến cuối năm 2007 lêntới 274.293 triệu đồng, tăng 5.791 triệu ( tăng 2,16 %) so với năm 2006 Số dư trên tàikhoản tiết kiệm từ dân cư tăng qua các năm, chứng tỏ chi nhánh đã nỗ lực trong côngtác HĐV.
Có thể nói đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng không chỉ với riêng Ngân hàng
mà cho cả sự phát triển kinh tế địa phương huyện Thanh Trì Tuy nhiên số lượng tiềngửi tiết kiệm tại NHNo & PTNT Thanh Trì còn thấp so với dân cư trên địa bàn.Nguyên nhân do thu nhập của người dân chưa cao và còn có sự e ngại khi giao dịch vớiNgân hàng, phần lớn họ còn bỡ ngõ về quy trình thủ tục, vì vậy cán bộ Ngân hàng cầngiúp đỡ, hướng dẫn họ giao dịch với Ngân hàng một cách thuận tiện và dễ hiểu Hơnnữa, trong hai năm trở lại đây, sự “bùng nổ” của thị trường chứng khoán được ví nhưmột “thỏi nam châm” hút lượng tiền nhàn rỗi của dân cư Thêm vào đó, các NHTM cổphần ngoài quốc doanh, các NHTM khác trên địa bàn thường xuyên tăng lãi suất huyđộng tiết kiệm cao, hình thức huy động vốn phong phú, hấp dẫn hơn nên đã lôi kéophần nào nguồn vốn từ dân cư
Phát hành giấy tờ có giá
Bên cạnh hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm, nguồn vốn huy động từ việc pháthành giấy tờ có giá là một hình thức huy động khá mới mẻ của chi nhánh Tỷ trọngnguồn vốn này rất nhỏ, không đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động, song nó lạităng trưởng rất nhanh chóng Thể hiện năm 2005 nguồn vốn huy động đạt được 8.320triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,04 % so với tổng nguồn vốn Năm 2006 tăng thêm 100triệu (=1,2 %) so với năm 2005 và tính đến cuối năm 2007, nguồn này đạt 8.675 triệu,tăng 3% so với cùng kỳ năm trước