Thu thập tài liệu trong hoạt động thanh tra là quá trình tìm tòi, thu lượm những văn bản, phương tiện chứa n ội dung , sự kiện có thật từ những nguồn khác nhau có liên quan đến thanh
Trang 1Bài giảng
CHUYÊN ĐỀ:
THU THẬP, THẨM TRA XÁC MINH TÀI LIỆU
TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA
TS.Nguyễn Quốc Hiệp, thanh tra viên cao cấp
Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra
Trang 2A Mục đích, yêu cầu
1 Mục đích: Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng cơ bản về các phương
pháp thu thập, thẩm tra xác minh tài liệu phục vụ cho hoạt động thanh tra.
2 Yêu cầu: Người học nắm được các phương pháp và kỹ năng chủ yếu về thu
thập, thẩm tra, xác minh tài liệu; biết vận dụng những kiến thức và kỹ năng
đó vào quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra.
B Đối tượng: Người mới vào ngành, dự nguồn bổ nhiệm thanh tra viên
C Nội dung chính
1 Khái quát về thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra
2 Phương pháp thu thập tài liệu trong hoạt động thanh tra
3 Phương pháp thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra
Trang 3I Khái quát v ề thu thập, thẩm tra, xác minh
trong hoạt động thanh tra
1 Mục đích, yêu cầu thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra
Tài liệu: Là văn bản chứa đựng thông tin giúp cho việc tìm hiểu một vấn đề
gì đó Tài liệu trong hoạt động thanh tra là văn bản chứa đựng những căn cứ pháp lý cần thiết khách quan l àm căn cứ cho kết luận, kiến nghị, quyết định
xử lý phù hợp với thực tế và theo đúng yêu cầu của cuộc thanh tra.
Thu thập tài liệu trong hoạt động thanh tra là quá trình tìm tòi, thu lượm
những văn bản, phương tiện chứa n ội dung , sự kiện có thật từ những nguồn khác nhau có liên quan đến thanh tra vụ việc cần giải quyết, gi úp cho việc nghiên cứu, khai thác những sự kiện đó làm căn cứ chứng minh cho những tình tiết của vụ việc theo quy định pháp luật.
Trang 41 Yêu cầu, n ội dung thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.2 Thu thập tài liệu:
Nội dung quá trình thu thập tài liệu:
Tập hợp những văn bản, giấy tờ, phương tiện có liên quan đến nội dung, vụ việc cần giải quyết;
Phân loại, sàng lọc tài liệu có giá trị chứng minh và hiệu quả sử dụng (vì vậy phải ghi chép thật đẩy đủ, tỉ mỉ, chính xác, trung thực và phương pháp thu thập vào biên bản);
Bảo quản tài liệu nguyên vẹn như khi đã thu thập được; sử dụng đúng theo quy định của pháp luật và bảo quản như tài liệu mật đối với những tài liệu quan trọng; cần có sự phân loại tài liệu để xác định thời hạn bảo quản sau khi kết thúc cuộc thanh tra.
Việc thu thập tài liệu cần tập trung vào những vấn đề mấu chốt, trọng tâm, trọng điểm
và tiến hành khẩn trương, tỉ mỉ, bám sát mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra Tất cả thông tin, tài liệu thu thập được phải được ghi chép, lưu trữ , bảo quản chặt chẽ
trong hoạt động thanh tra
Trang 51.Y êu cầu, n ội dung thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra
Thẩm tra tài liệu là tìm hiểu, xem xét lại tài liệu để xác định tính chính xác và
hợp pháp của tài liệu:
- Nghiên cứu, phân tích từng tài liệu, xem xét nó có phù hợp với thực tế không;
- So sánh đối chiếu các tài liệu xem có phù hợp nội dung, vụ việc cần giải quyết không, nếu mâu thuẫn thì do đâu;
- Sàng lọc, loại bỏ những tài liệu không liên quan và tìm những tài liệu mới làm sáng tỏ những tài liệu đã thu thập được.
- Xác định nguồn tài liệu:
+ Căn cứ vào yêu cầu thu thập, chứng minh;
+ Căn cứ vào thời hạn sử dụng tài liệu;
+ Căn cứ vào thực tiễn việc lưu giữ tài liệu và các quy định liên quan đến việc sử dụng tài liệu.
hoạt động thanh tra
Trang 61 Yêu cầu, n ội dung thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra
Thẩm tra tài liệu
Tài liệu thu thập trong hoạt động thanh tra gồm một số loại sau đây:
+ Văn bản liên quan đến nội dung cuộc thanh tra
+ Chứng từ, sổ sách kế toán, bảng kê, chứng từ ghi sổ…;
+ Báo cáo quyết toán, bảng cân đối vật tư, hàng hoá, biên bản kiểm kê các loại, bảng chấm công, báo cáo tình hình sử dụng lao động…;
+ Các hợp đồng ngoại thương, hợp đồng kinh tế, các tài liệu, hồ sơ có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, mua bán hàng hoá hoặc bộ tài liệu về hợp đồng tín dụng…;
+ Báo cáo của đơn vị được thanh tra, báo cáo của các cá nhân, đơn vị liên quan theo yêu cầu của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên;
+ Biên bản xác minh, biên bản làm việc giữa Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên với các đơn vị, đối tượng có liên quan trực tiếp và gián tiếp;
+ Bản giải trình của đối tượng thanh tra;
+ Một số loại sổ sách, tài liệu, chứng từ khác.
hoạt động thanh tra
Trang 71 Yêu cầu, n ội dung thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra
Thẩm tra tài liệu
- Lưu ý: Không phải tất cả các tài liệu trên đã là chứng cứ của cuộc
thanh tra Tài liệu này sẽ trở thành chứng cứ khi có đầy đủ 3
thuộc tính: tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp của chứng cứ.
yêu cầu là cán bộ thanh tra phải có linh cảm, phân tích các hiện tượng một cách có hệ thống để phát hiện ra các sai phạm trong hoạt động được phản ánh trong những tài liệu đã thu thập được, cần nhạy bén để phát hiện những điểm bất hợp lý trên cơ sở đó chọn ra tài liệu điển hình nhất
hoạt động thanh tra
Trang 81 Yêu cầu, n ội dung thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra
Xác minh tài liệu :
làm sáng tỏ những nghi vấn về tính khách quan, liên quan và hợp pháp của tài liệu
Tìm hiểu, thu thập, kiểm tra các thông tin, tài liệu, chứng cứ từ những sự việc, hiện tượng xảy ra trong thực tế
Trong hoạt động thanh tra, xác minh là một biện pháp nghiệp vụ, nhằm thu
thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra, gi úp phân tích, đánh giá và kết luận về một hoặc một số vấn đề phục vụ cho cuộc thanh tra.
Yêu cầu về xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra:
- Nguồn tài liệu; - Tính khách quan, đầy đủ;
- Tính hợp pháp của tài liệu; - Tính liên quan của tài liệu
- Tính thời sự, thời hiệu của tài liệu…
hoạt động thanh tra
Trang 91 Yêu cầu, n ội dung thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra
Lưu ý: Sự phân biệt các khái niệm trên chỉ là tương đối, bởi quá trình thu thập
hoặc thẩm tra tài liệu thực chất là quá trình xác minh tài liệu và ngược lại, quá trình xác minh tài liệu để làm rõ vụ việc thực chất là quá trình thu thập, thẩm tra tài liệu Thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra là những khái niệm khác nhau nhưng có liên hệ qua lại biện chứng với nhau; do vậy, khi nói đến một khái niệm người ta thường nhắc đến cả cụm từ là: Thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra.
hoạt động thanh tra
Trang 101 Yêu cầu, n ội dung thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra
1.2 Mục đích:
Hoàn thiện tài liệu, có thể dùng làm căn cứ để đưa ra các nhận xét chính xác, khách quan, đúng pháp luật về vụ việc cần giải quyết
1.3 Vai trò, tầm quan trọng
Để tìm kiếm, củng cố, hoàn thiện tài liệu, xác định tính chính xác
và hợp pháp của tài liệu
Làm cơ sở đưa ra các nhận xét chính xác, khách quan, đúng pháp luật về vụ việc
Là hoạt động quan trọng trong quá trình tiến hành các hoạt động thanh tra
Là yếu tố quyết định chất lượng các cuộc thanh tra
hoạt động thanh tra
Trang 112 Yêu cầu về thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra
2.1 Yêu cầu về thu thập tài liệu
Khi thu thập tài liệu, người có thẩm quyền phải có thái độ khách quan, toàn diện, đúng thủ tục pháp luật quy định;
Thu thập tài liệu phải được tiến hành bằng những biện pháp được pháp luật cho phép và do người có thẩm quyền thực hiện
2.2.Yêu cầu về thẩm tra, xác minh tài liệu
Trong mọi trường hợp thẩm tra, xác minh tài liệu phải được tiến hành đúng pháp luật, đúng thủ tục, trình tự,
Phương pháp thu th ập phải khoa học, hợp lý và lập biên bản đúng quy định.
hoạt động thanh tra
Trang 12II PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA
1 Căn cứ, phạm vi thu thập tài liệu
1.1 Căn cứ thu thập tài liệu là:
Quyết định thanh tra đã được công bố bao gồm c ác căn cứ ra quyết định thanh tra sau đây:
+ Kế hoạch thanh tra;
+ Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
+ Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
+ Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
Phải căn cứ vào các nội dung trong quyết định thanh tra, không thu thập tràn lan, vi phạm chính sách, đồng thời không bỏ sót tài liệu.
1.2 Phạm vi thu thập tài liệu:
Tài liệu liên quan đến những vấn đề cần phải chứng minh của nội dung, vụ việc cần giải quyết;
không được tự ý mở rộng những tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra ghi trong quyết định thanh tra.
Trang 132 Các tài liệu cần thu thập
Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra
Văn bản quản lý và cách thức tổ chức hoạt động của đơn vị cần nghiên cứu, kiểm tra theo từng thời gian và nội dung cụ thể;
Báo cáo sơ bộ về quá trình hoạt động của đơn vị;
Báo biểu, sổ sách, tài khoản;
Các hợp đồng kinh tế;
Các chứng từ kế toán;
Tài liệu về kho, quỹ;
Thông tin tài liệu từ những người có liên quan hoặc quần chúng cung cấp…
II PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA
Trang 142 Các tài liệu cần thu thập
Thu thập theo ý kiến chỉ đạo trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết vụ việc cụ thể Trong hoạt động thanh tra, những ý kiến chỉ đạo cũng cần xem xét tính đúng đắn của nó qua việc đánh giá tính phù hợp chung của tinh thần luật pháp
Nội dung thu thập thông tin, tài liệu phải cụ thể và bám sát mục đích, yêu cầu của nhiệm vụ, trong đó phải xác định những tài liệu mấu chốt có ý nghĩa quyết định trong việc đánh giá, kết luận bản chất của đối tượng xác minh
II PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA
Trang 153 Các phương pháp thu thập tài liệu
Phương pháp thu thập tài liệu tu ỳ theo từng cuộc thanh tra mà có những phương pháp cụ thể khác nhau nhưng đều sử dụng một số biện pháp chủ yếu sau:
Yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thanh tra;
Yêu cầu giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu phong toả tài khoản;
Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu, báo cáo bằng văn bản, trả lời chất vấn của tổ chức Thanh tra hoặc Thanh tra viên;
Nghiên cứu, khai thác những sự kiện, tìm tòi, phát hiện, thu lượm những tài liệu, sự kiện có thật từ những nguồn phản ánh khác nhau có liên quan đến nội dung thanh tra;
Kiểm kê tài sản, niêm phong tài liệu, kê biên tài sản…
II PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA
Trang 163 Các phương pháp thu thập tài liệu
Điều 10 Luật Thanh tra năm 2010 quy định trách nhiệm và quyền của cơ quan, tổ chức,
cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan như sau:
* Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 của Thanh tra Chính phủ quy định quy
trình tiến hành một cuộc thanh tra cũng đều quy định rõ trách nhiệm và quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
II PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA
Trang 173 Các phương pháp thu thập tài liệu
Cung cấp bản báo cáo và các tài liệu có liên quan, phải theo đề
cương để yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp và phải được gửi kèm với quyết định thanh tra
Báo cáo ban đầu và các tài liệu có liên quan của đối tượng thanh tra phải có nội dung về tình hình và một số vấn đề giúp cho Đoàn thanh tra tiếp cận, nghiên cứu, để xác định trọng tâm, trọng điểm thanh tra
Có thể yêu cầu hoặc hỏi thêm một số nội dung có liên quan đến cuộc thanh tra, hoặc cung cấp thêm một số thông tin, tài liệu bổ sung khác
II PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA
Trang 183 Các phương pháp thu thập tài liệu
Thông tin, tài liệu đều có thể được coi là c ăn cứ chứng minh nếu có hai điều kiện dưới đây:
- Phải xác thực, có ý nghĩa và là văn bản gốc, không được tẩy xoá, sửa chữa, nếu là bản sao thì phải có công chứng theo quy định của pháp luật Phải liên quan đến nội dung thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng và nội dung góp phần chứng minh hành vi, việc làm của đối tượng c ó liên quan đúng pháp luật hay không đúng pháp luật.
Vi ệc thu thập tài liệu phải được tiến hành công khai và là một nguyên tắc rất quan trọng được quy định tại Điều 7 Luật Thanh tra năm 2010
Trong quá trình thanh tra hoặc trước khi tiến hành thanh tra, các cơ quan Thanh tra có thể áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để nắm tình hình, tìm hiểu thông tin…, những sự kiện, tài liệu.
II PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA
Trang 193 Các phương pháp thu thập tài liệu
Khai thác nguồn thông tin từ quần chúng nơi đến thanh tra
Để có thông tin tốt từ quần chúng phải hiểu biết và khai thác tốt các yếu tố tâm lý xã hội, phải có những quan điểm đúng đắn trong hoạt động thanh tra, đồng thời phải biết chọn lọc thông tin một cách chính xác, khách quan
Việc khai thác tài liệu phải chính xác, khách quan có năng lực, trình độ và đặc biệt là phẩm chất của Thanh tra viên
II PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA
Trang 20III PHƯƠNG PHÁP THẨM TRA, XÁC MINH TÀI LIỆU
TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA
1 Căn cứ thẩm tra, xác minh
C ăn cứ theo thu thập tài liệu đã nêu ở trên
Căn cứ vào chính những tài liệu đã thu thập được: nội dung thanh tra, phạm vi thanh tra và tuỳ từng đối tượng
2 Các tài liệu cần thẩm tra, xác minh
Các tài liệu cần thẩm tra, xác minh g ồm một số tài liệu chính sau:
Báo cáo sơ bộ về quá trình hoạt động của đơn vị;
Báo biểu, sổ sách, tài khoản;
Các hợp đồng kinh tế;
Các chứng từ kế toán;
Tài liệu về kho, quỹ;
Thông tin tài liệu từ những người có liên quan hoặc quần chúng cung cấp…
Trang 212 Các tài liệu cần thẩm tra, xác minh
C ần thu thập đầy đủ tài liệu v à phải thẩm tra để xác định tính chính xác và hợp pháp của tài liệu Trong quá trình giải quyết vụ việc, thẩm tra tài liệu là một nguyên tắc bởi vì chứng minh thực chất là việc khôi phục lại sự thật khách quan đã xảy ra
Xem xét tài liệu xem có đủ 3 thuộc tính của chứng cứ (tính khách quan, tính
liên quan và tính hợp pháp) thì mới được coi là nguồn chứng cứ và được sử dụng chứng cứ đó để chứng minh.
III PHƯƠNG PHÁP THẨM TRA, XÁC MINH TÀI LIỆU
TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA
Trang 223 Các phương pháp thẩm tra, xác minh
Xem xét, đối chiếu, đánh giá các số liệu, tư liệu, thông tin (hoá đơn, chứng từ, các hợp đồng kinh tế, các quan hệ tài chính) đã thu thập được từ đối tượng thanh tra để xác định đầy đủ, chính xác, khách quan
Cần củng cố, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu để phục vụ cho việc kết luận thanh tra
Khi tiến hành thuẩm tra, xá minh, thanh tra viên cần phát hiện chỗ nào nghi vấn mới tiến hành các biện pháp thẩm tra, xác minh tài liệu, kể cả biện pháp trưng cầu giám định nếu thấy cần thiết để đưa ra những tài liệu chính xác, thuyết phục trong hoạt động thanh tra
Thanh tra viên phải khai thác, phân tích các hiện tượng, sự vật một cách khoa học, đi sâu vào trọng tâm, trọng điểm, chắt lọc và thu thập những tài liệu cốt lõi nhất phản ánh những điểm cơ bản của vấn đề, phải xem xét tổng thể đến chi tiết và ngược lại để rút ra tài liệu có thể sử dụng làm chứng cứ
III PHƯƠNG PHÁP THẨM TRA, XÁC MINH TÀI LIỆU
TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA