1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠTĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

49 606 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 3,13 MB

Nội dung

SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại MỤC LỤC Page 1 SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 01: Nhập khẩu cà phê xanh của Việt Nam, từ niên vụ 2011/12 đến niên vụ 2012/13 Bảng 02: Xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam, từ niên vụ 2011/12 đến niên vụ 2012/13 Hình 01: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam Bảng 03: Tình hình sản xuất và sản lượng của ngành cà phê Việt Nam. Bảng 04: Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo tỉnh thành Hình 02: Các khu vực trồng cà phê của Việt Nam Hình 03: Sản lượng cà phê Việt Nam Bảng 05: Giá hạt cà phê Robusta tại một số khu vực trồng cà phê chính của Việt Nam mùa vụ 2013/14. Hình 04: Giá cà phê Robusta tại Đắk Lăk và Lâm Đồng Bảng 06: Xuất khẩu cà phê nhân xanh của Việt Nam, mùa vụ 2011/12 đến 2012/13 Bảng 07 : Xuất khẩu sản phẩm cà phê các loại của Việt Nam, mùa vụ 2011/12 đến 2012/13 Hình 05: Khối lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam trong 3 mùa vụ gần đây. Bảng 08: Xuất khẩu cà phê các loại của Việt Nam sang Hoa Kỳ Bảng 09: Giá xuất khẩu cà phê xanh của Việt Nam Hình 06: Giá xuất khẩu cà phê xanh của Việt Nam Bảng 10: Xuất khẩu cà phê trong 9 tháng đầu năm 2014 Page 2 SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại LỜI MỞ ĐẦU Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, vấn đề tự do hóa thương mại trên thế giới ngày càng diễn ra sôi động và mạnh mẽ. Việt Nam đã có quan hệ với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, mở ra nhiều cơ hội cho nước ta trong việc xuất khẩu hàng hóa. Việt Nam là một nước gió mùa nhiệt đới,có khí hậu nóng ẩm quanh năm,có một vùng đất đỏ bazan thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày,có khả năng xuất khẩu cao…Cà phê là một trong những loại cây trồng đó, hiện nay ở Việt Nam, cà phê là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai sau gạo. Thực tế đã cho thấy, trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới thì xuất khẩu cà phê đóng một vai trò quan trọng, không những là kênh huy động nhập khẩu máy móc phục vụ công nghiệp hóa đất nước mà còn là cán cân thương mại quan trọng trong tất cả các quan hệ thương mại trên thế giới. Với tầm quan trọng của mình, cà phê được xếp vào danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được chọn là một trong những mặt hàng trọng điểm cần phát huy. Hàng năm xuất khẩu cà phê đem về cho nền kinh tế một lượng ngoại tệ không nhỏ, đồng thời giải quyết hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho người lao động trong nước. Việt Nam đã xuất khẩu cà phê sang rất nhiều nước như Đức, Bỉ, Anh, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ… . Cà phê Việt Nam được trồng trong điều kiện đất tốt, thiên nhiên phù hợp nên có chất lượng tốt, mùi vị thơm ngon nhưng do điều kiện nước ta còn lạc hậu, công nghệ chế biến rất lạc hậu điều này đã làm cho chất lượng cà phê bị giảm đi rất nhiều vì thế cho nên cà phê xuất khẩu của Việt Nam được bán với giá thấp hơn rất nhiếuo với mức xuất khẩu của các nước khác như Brazil, Colombia, Thái Lan, Indonexia … Tuy nhiên để xuất khẩu cà phê thật sự trở thành một trong những thế mạnh của Việt Nam, điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố,yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài…từ sự tác động của nhà nước,doanh nghiệp, hiệp hội…đến sự tác động của thị trường thế giới… Với mong muốn ngành xuất khẩu cà phê thật sự lớn mạnh, em xin được nghiên cứu đề tài: “ THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM.” Page 3 SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại Kết cấu của đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài nghiên cứu gồm 3 chương: CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM. Page 4 SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. 1.1 Các lý thuyết thương mại quốc tế. 1.1.1 Lý thuyết về lợi ích tuyệt đối của Adam-Smith (1723 - 1790). Theo quan niệm về thế lợi tuyệt đối do Adam Smith phát hiện ra một nước chỉ sản xuất các loại hàng hoá sử dụng tốt nhất các loại tài nguyên của nó. Tư tưởng về lợi thế tuyệt đối được Adam Smith viết trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc”.Ông phát hiện ra rằng: lợi ích thương mại quốc tế mang lại cho các quốc gia bắt nguồn từ nguyên tắc phân công. Ông cho rằng: Chuyên môn hoá (gọi là phân công quốc tế) tiến bộ kỹ thuật và đầu tư là những động lực của phát triển kinh tế. Ông phê phán chủ nghĩa trọng thương. Adam Smith đã chứng minh rằng trao đổi hàng hoá (mậu dịch) đã giúp cho các nước tăng giá trị tài sản của mình (tăng lợi tức thu được) trên nguyên tắc phân công quốc tế. Mỗi quốc gia cần chuyên môn hoá sản xuất những nghành “có lợi thế tuyệt đối”. Ông cho rằng tiêu chuẩn quyết định cho sự lựa chọn nghành cần chuyên môn hoá trong phân công quốc tế là những điều kiện tự nhiên về địa lý và khí hậu thuận lợi chỉ có ở nước đó. Sự khác nhau về điêù kiện tự nhiên là nguyên nhân của mậu dịch quốc tế và từ đó tạo nên cơ cấu trao đổi hàng hoá quốc tế. Từ lý thuyết trên của Adam Smith suy ra rằng mọi người đều có lợi ích khi tập trung vào sản xuất để trao đổi các sản phẩm chuyên môn hoá có lợi thế hơn người khác và dùng số tiền bán các sản phẩm có lợi thế hơn đó để mua các thứ khác cần thiết cho mình.Ông đi đến kết luận rằng phải tự do kinh doanh, trao đổi sản phẩm.Tự do kinh doanh đem loại ích cho toàn xã hội. Adam smith cũng cho rằng nguồn gốc giàu có của nước Anh là công nghiệp chứ không phải ngoại thương mặc dù ngoại thương có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước Anh thời đó. Giả sử thế giới chỉ có hai quốc gia và mỗi quốc gia chỉ sản xuất hai hàng hoá giống nhau A&B. Quốc gia thứ nhất có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hoá A còn quốc gia thứ hai có thế sản xuất hàng hoá B. Nếu mỗi quốc gia đều tiến hành chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá có lợi thế tuyệt đối sau đó tiến hành trao đổi thì cả hai quốc gia đều có lợi. Trong quá trình này các nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả nhất, do đó tổng sản phẩm của hai quốc gia sẽ tăng lên. Sự tăng thêm số sản phẩm này là nhờ vào chuyên môn hoá và sẽ được phân bố giữa hai quốc gia theo tỷ lệ trao đổi ngoại thương. Page 5 SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại Thực trạng lợi thế tuyệt đối có thể chứng minh qua ví dụ sau: Giả sử cứ một giờ công nhân ở Việt Nam sản xuất được 6Kg gạo hoặc 4 Kg thịt bò trong khi đó ở Đài Loan được 1Kg gạo hoặc 5 Kg thịt bò. Như vậy Việt Nam có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất gạo còn Đài Loan có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất thịt bò. Việt Nam sẽ chuyên môn hoá trồng lúa còn Đài Loan sẽ chuyên môn hoá nuôi bò sau đó hai quốc gia sẽ trao đổi một phần sản phẩm cho nhau. Nếu tỷ lệ trao đổi là 6kg gạo của Việt Nam lấy 6kg thịt bò của Đài Loan thì Việt Nam sẽ được lãi 2kg thịt bò hay tiết kiệm được 1/2 công lao động vì mỗi giờ công ở Việt Nam chỉ sản xuất được 4kg thịt bò. Tương tự bằng việc trao đổi 6kg thịt bò lấy 6kg gạo thì Đài Loan lợi được 24kg thịt bò tiết kiệm được gần 5 giờ công lao động Đài Loan có lợi thế tuyệt đối nhiều hơn Việt Nam và nếu thay đổi tỷ lệ trao đổi thì lợi ích đó sẽ thay đổi. Điều đáng chú ý là cả hai quốc gia đều có lợi. Tỷ lệ trao đổi quốc tế sẽ có khoảng giữa của các tỷ lệ trao đổi nội địa 6/4 tỷ lệ trao đổi quốc tế. Tuy vậy, lợi thế tuyệt đối chỉ giải thích được một phần nhỏ của thương mại là thương mại giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển. Hiện nay phần lớn thương mại quốc tế diễn ra giữa các quốc gia phát triển với nhau không thể giải thích được bằng lý thuyết lợi thế tuyệt đối. Trong số các cố gắng để giải thích các cơ sở của thương mại quốc tế lợi thế tuyệt đối chỉ là một trường hợp của lợi thế so sánh. 1.1.2 Lý thuyết lợi thế so sánh của David-Ricardo (1772 - 1823). Theo quy luật lợi thế so sánh do David Ricardo phát hiện nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn các quốc gia khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì quốc gia đó sẽ có thể tham gia vào thương mại quốc tế, quốc gia đó sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng ít bất lợi nhất và nhập khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng bất lợi nhất. Năm 1817 nhà kinh tế Anh David Ricardo đã phát triển tư tưởng lợi thế so sánh thành thuyết “lợi thế so sánh” Ông còn gọi là quy luật “lợi thế so sánh”. Page 6 Việt Nam Đài Loan Gạo(kg/1 giờ công) 6 1 Thịt bò(kg/1 giờ công) 4 5 SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại Sự khác biệt của học thuyết” lợi thế so sánh”của David Ricardo so với “lợi thế tuỵệt đối” không chỉ giới hạn ở điều kiện tự nhiên mà còn ở điều kiện sản xuất nói chung. Từ đó ông suy ra rằng bất kỳ quốc gia nào cũng tiến hành sản xuất các sản phẩm dù có hay không có lợi thế tự nhiên về địa lý và khí hậu. Lập luận cho luận điểm xuất phát từ chi phí sản xuất của sản phẩm này có lợi hơn so với sản xuất sản phẩm khác ở ngay nước đó. David Ricardo rút ra kết luận: Một nước không nên sản xuất tất cả các loại sản phẩm mà chỉ nên tập trung vào một số loại sản phẩm có chi phí thấp hơn do có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Mở rộng sản xuất các sản phẩm đó theo cách chuyên môn hoá để có lợi hơn quốc gia này có thể trao đổi sản phẩm của mình với chi phí sản xuất thấp hơn để lấy các sản phẩm khác mà mình không sản xuất. Theo David Ricardo thì “lợi thế so sánh” chuyên môn hoá sản xuất quốc tế không nhất thiết đòi hỏi phải có “Lợi thế tuyệt đối” mà chỉ cần đạt được “lợi thế tương đối” mà thôi. Sự khác biệt trong làm sản xuất của các nước cho thấy, các quốc gia khác nhau khi tham gia thương mại quốc tế có những lợi thế không giống nhau. Đầu vào của sản xuất và đầu ra của các nước được kết hợp chặt chẽ với nhau đạt hiệu qủa khác nhau dẫn đến phải trao đổi buôn bán giữa các nước. Một số nước sẽ có lợi thế hơn nếu tập trung nguồn lực vào sản xuất hàng hoá chuyên môn hoá có hiệu qủa nhất để bán và mua lại các sản phẩm khác mà họ sản xuất kém hiệu quả. Xuất phát từ việc nghiên cứu các loại chi phí để sản xuất ra các sản phẩm khác nhau những nước khác nhau và so sánh khoảng chênh lệch giữa các khoảng chi phí đó, những người theo lý thuyết lợi thế so sánh cho rằng “phân công lao động và buôn bán” sẽ giúp cho việc sản xuất các sản phẩm đạt hiệu quả cao hơn so với việc tất cả các nước đều tìm cách tự sản xuất mọi thứ sản phẩm. Theo thuyết này mỗi nước chỉ nên tập trung sản xuất ra các sản phẩm đạt hiệu quả cao mà mình có “ lợi thế so sánh” nghĩa là có chi phí sản xuất thấp hơn rồi dùng những sản phẩm đó để trao đổi lấy những sản phẩm khác mà mình có chi phí sản xuất cao hơn. Làm như vậy sẽ đạt hiệu qủa cao hơn là tự mình sản xuất tất cả các loại sản phẩm kể cả những loại sản phẩm mình không có lợi thế so sánh. Lý thuyết về lợi thế so sánh có mặt rất đúng là nó giúp cho người ta khi xác định phát triển một loại mặt hàng nào đó đều phải so sánh tính hiệu qủa. Nhưng trong thực tiễn Page 7 SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại hiện nay khi thế giới được phân chia thành những nước giàu và những nước nghèo, những nước công nghiệp và những nước nông nghiệp, những nước hiên đại và những nước lạc hậu thì những nước nghèo những nước thường được gọi là” thế giới thứ ba” không thể chấp nhận sự phân công lao động kiểu đó để tiếp tục là nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu, nông phẩm khoáng sản cho các nước phát triển và biến mình thành người tiêu thụ hàng công nghiệp của họ. Hàng này làm ra từ nguyên liệu của những nước lạc hậu để chịu sự thiệt thòi bất công đúng như thời thuộc địa trước đó. Đó là những câu hỏi những hướng mà kinh tế chính trị học các nước đang phát triển đã và đang tìm lời giải đáp. Luận thuyết “thế lợi so sánh”có căn cứ khoa học và có thể vận dụng sáng tạo trong thực tế nhất là trong công cuộc đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường để thực hiện chính sách ngoại thương và kinh tế đối ngoại. Đây là một căn cứ quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách quản lý kinh doanh trong việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ cũng như trong lựa chọn các dự án đầu tư .Một thời gian dài trước khi thực hiện chủ trương đổi mới ở nước ta, thực hiện nguyên tắc độc quyền ngoại thương. Độc quyền ngoại thương là toàn bộ việc và hoạt động ngoài chính sách độc quyền ngoại thương, việc quản lý ngoại thương hoạch định chính sách thảo luận văn bản pháp luật giám sát ngoại thương định hướng thị trường. Độc quyền ngoại thương đi đôi với độc quyền ngoại hối vàng , bạc, đá quý. Cách điều hành như vậy dẫn đến sự lẫn lộn giữa các chức năng quản lý nhà nước, chức năng kinh doanh và quản lý kinh doanh bá qua các quy luật giá trị không chú ý đến giá cả của thị trường quốc tế chỉ có đơn vị được chỉ định kinh doanh mới có quyền quan hệ với thị trường nước ngoài thực hiện chế độ giá do nhà nước quy định, nhà nước hoàn toàn làm nhiệm vụ bao cấp trong kinh doanh ngoại thương lãi trong doanh nghiệp xuất khẩu nộp cho nhà nước lỗ có ngân sách nhà nước bù. 1.1.3 Lý thuyết của Hecksher-Olin về lợi thế tương đối. Các giả thiết của Hecksher-Olin: - Thế giới chỉ có hai quốc gia chỉ có hai loại hàng hoá X&Y và chỉ có hai yếu tố cơ bản lao động và sản xuất. - Hai quốc gia sủ dụng công nghệ sản xuất hàng hoá giống nhau và thị hiếu của các dân tộc như nhau . - Hàng hoá X chứa đựng nhiều lao động còn hàng hoá Y chứa đựng nhiều tư bản. Page 8 SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại - Tỷ lệ giữa đầu tư và sản lượng của hai loại hàng hoá trong hai quốc gia là một hằng số cả hai quốc gia đều chuyên môn hoá sản xuất ở mức không hoàn toàn. - Cạnh tranh hoàn hảo trong thị trường hàng hoá và thị trường các yếu tố đầu vào ở hai quốc gia . - Các yếu tố đầu vào tự do di chuyển trong từng quốc gia nhưng bị cản trở trong phạm vi quốc tế. - Không có chi phí vận tải,không có hàng rào thuế quan và các trở ngại khác trong thương mại giữa hai nước. Chúng ta nay rằng hàng hoá Y là hàng hoá chứa đựng nhiều tư bản nếu số tư bản/lao động(K/L) được sử dụng để sản xuất hàng hoá Y lơn hơn hàng hoá X trong cả hai quốc gia. Chúng ta, cho rằng quốc gia thứ hai là quốc gia có sẵn tư bản so với quốc gia thứ nhất nếu tỷ số giữa tiền thuê tư bản/tiền lương (r/w) ở quốc gia này thấp hơn so với quốc gia thứ nhất. 1.2 Vai trò của xuất khẩu vào nền kinh tế quốc dân. Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, nó được hình thành từ rất lâu đời và ngày càng phát triển cho đến giai đoạn hiện nay. Hoạt động xuất khẩu sơ khai chỉ là hàng đổi hàng và sau đó phát hiện ra nhiều hình thức khác nhau như xuất khẩu trực tiếp , buôn bán đối lưu, xuất khẩu uỷ thác. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời gian: nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó cũng có thể kéo dài hàng năm; nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia. Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các nước tham gia. Thứ nhất: Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải có 4 điều kiện: nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật. Song không phải quốc gia nào cũng có đủ 4 điều kiện đó và để giải quyết tình trạng này buộc họ phải nhập từ bên ngoài những yếu tố mà trong nước Page 9 SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại chưa có đủ khả năng đáp ứng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có đủ ngoại tệ cho việc nhập khẩu này. Thứ hai: Xuất khẩu là hoạt động chính tạo tiền đề cho nhập khẩu, quyết định đến quy mô và tăng trưởng của nhập khẩu. Thực tiễn cho thấy, để có đủ nguồn vốn nhập khẩu, một nước và đặc biệt là các nước đang phát triển có thể sử dụng các nguồn vốn chính như: đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ và thu từ hoạt động xuất khẩu. Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ thì không ai có thể phủ nhận được. Nhưng khi sử dụng những nguồn vốn này thì những nước đi vay phải chấp nhận những thiệt thòi nhất định và dù bằng cách này hay cách khác cũng phải hoàn lại vốn cho nước ngoài. Bởi vậy nguồn vốn quan trọng nhất mà mỗi quốc gia có thể trông chờ là vốn thu được từ hoạt động xuất khẩu. Vì vậy, Ở các nước kém phát triển, vật cản trở sự tăng trưởng kinh tế là thiếu tiềm lực và vốn. Ngoài vốn huy động từ nước ngoài được coi là cơ sở chính nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ tăng lên khi chủ đầu tư và người cho vay thấy khả năng xuất khẩu của các nước đó, vì đây là nguồn chính đảm bảo nước đó có thể trả nợ được. Thứ ba: Xuất khẩu góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các nước kém phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển cuả nền kinh tế thế giới. Thứ tư: Đối với một doanh nghiệp Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng sản phẩm – những yếu tố đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường. Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh, đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất không những về chiều rộng mà cả về chiều sâu. Page 10 [...]... hàng với tàu, làm thủ tục thanh toán 1.4 Giá trị và sự cần thiết nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và cũng là quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới, sau Brasil; và là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường việc xuất khẩu. .. và sản lượng của ngành cà phê Việt Nam Diện tích trồng Diện tích đã thu hoạch Cây mang hạt Cây không mang hạt Tổng số lượng cây Số lượng dự trữ ban đầu Sản lượng cà phê Arabica Sản lượng cà phê Robusta Sản lượng cà phê khác Tổng sản lượng Nhập khẩu cà phê nhân Cà phê rang & nguyên hạt nhập khẩu Cà phê hoà tan Tổng nhập khẩu Tổng cung Cà phê nhân xuất khẩu Cà phê rang & nguyên hạt xuất khẩu 2011/2012... làm mất đi lợi thế của một nước nằm trong tốp đầu thế giới về xuất khẩu cà phê xuất, xuất phê nhưng có tới 95% sản phẩm XK Page 12 SV: Trịnh Thị Hiền Môn: QLNN về Thương Mại CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM 2.1 Khái quát về ngành cà phê 2.1.1 Thị trường  Thị trường nội địa Theo phân tích của giới kinh doanh cà phê trong nước, nếu các DN xuất khẩu cà phê có thể tận dụng... Hình 05: Khối lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam trong 3 mùa vụ gần đây Báo cáo sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam mùa vụ 2013/14 cho biết, mặc dù Chính phủ đã khuyến cáo chỉ nên duy trì diện tích trồng cà phê của Việt Nam ở mức 500.000 ha, nhưng do giá cà phê trên thế giới cao đã kích thích nông dân mở rộng diện tích Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp diện tích trồng cà phê tại Việt Nam tiếp tục được... đá, thiếu nước tưới, bệnh gỉ sắt) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cũng như chất lượng của mặt hàng cà phê dẫn đến việc xuất khẩu cà phê của nước ta trong năm 2013 sụt giảm cả về lượng, cả về kim ngạch Theo số liệu chính thức của Tổng cục Hải quan, mùa vụ 2012/13 Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1,43 triệu tấn cà phê các loại bao gồm cà phê nhân xanh, cà phê đã xay xát và cà phê hòa tan với tổng... chỉ của cây cà phê mà còn đối với cuộc sống của người dân Việt Nam - Do chưa có quy hoạch một cách đồng bộ nên cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất chế biến và xuất khẩu ở nước ta còn thiếu thốn và lạc hậu Hiện tại nhiều nơi người dân còn trồng cà phê trên sàn đất điều này ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng của cà phê, làm cho cà phê của Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu thương mại - Cơ cấu giống cà phê. .. kim ngạch  Giá Giá bình quân xuất khẩu cà phê niên vụ 2012/2013 đạt 2.130 USD/tấn, giảm 2,07 % so với giá bình quân xuất khẩu của niên vụ 2011/2012 Báo cáo dữ liệu hàng tháng , tháng 9/2013, của ngành Hải Quan Việt Nam, cho biết xuất khẩu cà phê trong tháng này đã giảm 24 % về lượng và giảm 24,1 % về giá so với tháng trước Giá xuất khẩu trung bình cà phê Robusta của Việt Nam mùa vụ 2012/13 là 1.919USD/tấn... so với mùa vụ trước, đạt ở mức 3,3 nghìn tấn Tổ chức FAS USDA cũng ước tính lượng cà phê rang xay và cà phê hòa tan nhập khẩu mùa vụ 2013/14 lần lượt là 10.000 bao (tương đương 600 tấn) và 140.000 bao (tương đương 8,4 nghìn tấn)  Xuất khẩu Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam có sự thay đổi trong mùa vụ 2012/2013 so với mùa vụ 2011/2012 Năm 2013, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang cả Nga và Pháp; ... dự trữ, bảo quản cà phê xuất khẩu Đây chính là khâu quan trọng đối với cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Với khoản đầu tư có thể lên tới hơn 100 tỷ đồng, mà nhiệm vụ trước mắt là xây dựng các chợ cà phê tại Đăk Lăk và trung tâm giao dịch cà phê tại thành phố Hồ Chí Minh Đầu tư vào nguồn nhân lực làm công tác xuất khẩu, đặc biệt là các cán bộ làm công tác kinh doanh cà phê qua mạng... Quan điểm về đầu tư cho xuất khẩu cà phê Việt Nam: Trong những năm tới đây theo quan điểm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như của ngành cà phê Việt Nam thì đầu tư cho xuất khẩu cà phê sẽ tập trung vào các khâu sau Tập trung đầu tư vào khâu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu, như việc xây dựng các chợ trung tâm thu mua cà phê, các trung tâm giao dịch cà phê Ngoài ra cũng xây

Ngày đăng: 05/06/2015, 18:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w