Đây là giải pháp được nhiều quốc gia sử dụng, nhất là đối với sản phẩm nông nghiệp. Trợ cấp xuất khẩu là những ưu đãi chính mà Nhà nước dành cho người xuất khẩu khi họ bán được hàng hoá ra thị trường nước ngoài. Để thực hiện tốt vấn đề trợ cấp xuất khẩu, một số giải pháp đưa ra là:
- Các giải pháp hỗ trợ đầu vào cho sản xuất cà phê:
Nhà nước hỗ trợ một phần vốn thông qua tín dụng để các hộ nông dân có điều kiện thuận lợi mở rộng diện tích và thâm canh. Các khoản tín dụng cần thiết được thực Page 45
hiện thông qua hệ thống tín dụng nhà nước, các tổ chức kinh tế hợp tác và tổ chức tự nguyện của nông dân, trong đó tín dụng nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nhờ đó họ có điều kiện mở rộng sản xuất, đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất, sản lượng hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu. Trong khi thực hiện giải pháp này cần lưu ý vấn đề giám sát để đảm bảo trợ cấp đúng đối tượng và vấn đề thời gian để đảm bảo chu kỳ sản xuất (tránh bán non sản phẩm gây thiệt hại cho người nông dân).
Nhà nước hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu để tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân tăng năng suất cây trồng và giảm thiểu sự tàn phá của dịch bệnh. Đây cũng là một giải pháp cần thiết đối với việc sản xuất để tránh tình trạng người nông dân mất tiền mà không được hàng thật.
Nhà nước quan tâm đến vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn, điện cho sản xuất trong đó vấn đề nước tưới cho cây cà phê là vấn đề cấp bách hiện nay. Giải pháp này tạo sự chủ động cho người nông dân, từ đó kích thích sản xuất phát triển, tăng khối lượng cà phê cho xuất khẩu.
Tăng cường các biện pháp khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật mới cho người nông dân để họ nhanh chóng tiếp cận với thị trường trong nước và ngoài nước. Cung cấp hệ thống tin đầy đủ, kịp thời, chính xác để người sản xuất nắm được thông tin, yên tâm đầu tư sản xuất, tránh được những thua thiệt không đáng có.
- Các giải pháp hỗ trợ đầu ra cho nông dân:
Nhà nước trực tiếp đầu tư vốn để nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới các kho tàng, phương tiện bảo quản cà phê, phương tiện vận chuyển để giảm bớt hao hụt sản phẩm khi thu hoạch, đảm bảo an toàn cho cà phê xuất khẩu.
Thông qua hệ thống ngân hàng, nhà nước cung cấp đủ vốn tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu khi vụ thu hoạch đến với lãi suất ưu đãi để đảm bảo thu mua hết sản phẩm cho nông dân, tránh hiện tượng nông dân bị ép giá gây ra thua thiệt.
Xuất phát từ tính thời vụ của sản xuất cà phê, nhà nước cần thực hiện biện pháp ổn định giá cả đầu ra thông qua việc qui định giá sàn thu mùa cà phê tránh thua thiệt cho người nông dân khi giá thị trường hạ dưới chi phí sản xuất.
Nhà nước cần thông qua quỹ Bảo hiểm xuất khẩu cà phê để hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu cà phê theo hình thức bán chịu, trả chậm, đền bù một phần giá trị hàng hoá xuất khẩu cho doanh nghiệp khi gặp rủi ro và sử dụng vào các trường hợp khác. Đây cũng là một biện pháp khá hữu hiệu để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và chiếm lĩnh thị trường thế giới.
Cần có chính sách đồng bộ trong việc thu mua xuất khẩu cà phê từ thu mua tạm trữ tới việc xây dựng doanh nghiệp xuất khẩu có điều kiện về tài chính, kho hàng, kinh nghiệm, không để các DN bất chấp điều kiện khả năng tài chính, cơ sở vật chất… đua nhau kinh doanh, xuất khẩu cà phê làm rối loạn thị trường. Đồng thời, chính sách thu mua tạm trữ cũng cần được xây dựng và thực hiện lâu dài đối với các DN tham gia cả về kế hoạch tín dụng và cơ chế tài chính tạm trữ để điều hòa sản lượng tiêu thụ trong năm, không để các nhà đầu tư, kinh doanh quốc tế chi phối thị trường.
Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm có quy hoạch tổng thể cho chương trình tái canh cà phê để cùng ngân hàng bàn kế hoạch giải ngân theo tinh thần của Công văn số 3662/VPVP-KTTH ngày 22/5/2014 và Công văn số 5667/VPCP-KTN ngày 28/7/2014 của Văn phòng Chính phủ về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành cà phê. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm đánh giá kết quả thời gian khảo nghiệm giống TRS1 và kết luận chính thức.
Bộ Công Thương, Tài chính đàm phán mở cửa thị trường cà phê chế biến, giảm thuế nhập khẩu sản phẩm cà phê chế biến, tạo điều kiện tăng đầu tư vào chế biến rang xay và cà phê hòa tan trong nước. Đồng thời phối hợp với Cục An toàn thực phẩm tổ chức hội thảo và sớm ban hành Quy chuẩn Việt Nam đối với sản phẩm cà phê rang xay và hòa tan trong năm 2015.
KẾT LUẬN
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là sản phẩm quan trọng thu nhiều ngoại tệ góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặc dù cây cà phê trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, nhưng nó luôn là cây công nghiệp mũi nhọn, chiến lược, gắn liền với cuộc sống và sự đổi đời của hàng vạn người sản xuất, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc ít người. Việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê luôn là mối quan tâm, là mục tiêu lâu dài của chúng ta.
Tuy nhiên trong thời gian qua, việc phát triển sản xuất cà phê một cách quá nhanh, đồng thời với sự biến động mạnh của giá cả thị trường cà phê thế giới, làm cho chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải có những chính sách, kế hoạch đúng đắn nhằm hạn chế những khó khăn, đưa ngành cà phê Việt Nam thực sự trở thành một ngành hàng kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ đầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Công trình nghiên cứu với đề tài “Thực trạng, giải pháp quản lý Nhà nước đối
với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam” đã căn cứ vào thực trạng của ngành
cà phê trong thời gian qua từ đó nêu lên sự cần thiết và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam. Đề tài nêu trên đề cập đến nội dung khá rộng, khó và phức tạp, rất cần sự quan tâm của nhiều cấp và nhiều ngành hữu quan. Mặc dù tác giả đã rất cố gắng nhưng do trình độ lý luận và nhận thức còn hạn chế, thời gian tìm hiểu thực tế có hạn nên k hông thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô và các bạn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.