Các chính sách hỗ trợ tài chính đầu tư:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠTĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM (Trang 37)

Nhà nước cần có chính sách đầu tư xây dựng viện nghiên cứu giống cà phê, ngân hàng giống nhằm đảm bảo sản xuất được giống cà phê có chất lượng cũng như lựa chọn được giống cà phê thích hợp với từng vùng. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê . Xây dựng đường giao thông từ nơi sản xuất đến nơi chế biến cà phê để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển. Mặt khác cần xây dựng các chợ giao dịch cà phê để tạo điều kiện cho người sản xuất dễ tiêu thụ sản phẩm của mình, còn doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê thuận lợi cho việc thu mua cà phê chế biến xuất khẩu từ các mối quan hệ chính phủ cần có chính sách tìm kiếm các nguồn vốn oda đầu tư cho sản xuất cà phê trong nước. Đồng thời cũng tìm kiếm các khoản vay ưu đãi cũng như các chường trình tài trợ của các tổ chức tín dụng quốc tế như WB, ADB…

Xây dựng và hoàn thiện chính sách về chuyển giao công nghệ cho ngành cà phê, đặc biệt là với công nghệ chế biến. Như không đánh thuế đối với các doanh nghiệp khi họ nhập khẩu máy móc trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho chế biến cà phê xuất khẩu. Có chính sách chuyển giao những công nghệ tiên tiến và phù hợp với khả năng tài chính của chúng ta, nhưng tuyệt đối không cho nhập những công nghệ cũ lạc hậu vào.

Có chính sách thu hút nguồn vốn FDI vào sản xuất chế biến cà phê, để có thể tiếp thu được công nghệ tiên tiến cũng như cách thức quản lý kinh doanh xuất khẩu cà phê của những tập đoàn kinh doanh cà phê hàng đầu thế giới. Tuy nhiên cũng cần đảm bảo tránh tình trạng biến ngành cà phê Việt Nam trở thành những người làm thuê cho các tập đoàn nước ngoài, trở thành những người cung cấp nguyên liệu thô cho những nhà

đầu tư nước ngoài chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu. Bởi vì họ có lợi thế hơn về nguồn lực tài chính, về thị trường và về kinh nghiệm kinh doanh cà phê.

Chính phủ đã thông qua việc gia hạn nợ tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Theo đề nghị của Bộ NN&PTNT, ngày 17 tháng 10 năm 2013, chính phủ đã ban hành nghị định số 133/2013/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 về bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Theo đó, Chính phủ quyết định gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa là 36 tháng đối với khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cho các nhóm hàng xuất khẩu cà phê, hạt điều đã qua chế biến đối với các doanh nghiệp bị lỗ trong năm 2011 và năm 2012 và không cân đối được nguồn vốn để trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký với Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ ngày 18 tháng 10 năm 2013.

Trước đó, khoảng thời gian vay vốn được gia hạn lên tối đa 36 tháng này chỉ được áp dụng đối với khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cho các nhóm hàng xuất khẩu rau quả, thủy sản với cùng điều kiện nêu trên.Do điều kiện cần thiết phải áp dụng ngay, Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 10 năm 2013.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠTĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w