Tăng cường cây che bóng và bón phân hữu cơ cho vườn cây, giảm phân bón hóa học.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠTĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM (Trang 41)

bón hóa học.

Cà phê vối vốn là một loại cây ưa bóng nhẹ, nên cần phải trồng cây che bóng. Việc loại bỏ cây che bóng tuy có làm cho năng suất của vườn cây tăng lên nhưng đống thời cũng làm cho chu kỳ kinh doanh của cây ngắn lại do bị kiệt sức và nhiều tác động tiêu cực khác. Thực tế cho thấy do bị loại bỏ cây che bóng nên thời gian sinh trưởng và phát triển của quả cà phê ngày cũng có xu hướng ngắn lại. Thời gian sinh trưởng và phát triển của quả cà phê ngắn lại, chín sớm không những ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng do hạt không đủ thời gian để tích lũy chất dinh dưỡng cũng như hình thành các hợp chất thơm mà còn đẩy thời gian thu hoạch sớm lên trùng vào những tháng gần cuối mùa mưa, gây khó khăn cho việc thu hái, phơi sấy. Cũng do thu hái sớm làm cho cây phân hóa mầm hoa sớm, đẩy cây nhanh chóng rơi vào giai đoạn khô hạn sớm từ đó tăng thêm một lần tưới nước sớm. để hạn chế những tác động tiêu cực nêu trên thì việc trồng cây che bóng trong vườn cà phê là một giải pháp hiệu quả nhất. để tăng thu nhập có thể trồng xen các loại cây ăn quả như sầu riêng, bơ, có thể kết hợp vừa làm cây che bóng vừa làm cây choái sống cho cây hồ tiêu như cây muồng đen, keo dậu. Một loại Page 41

cây mới gần đây có thể được coi là có nhiều tiềm năng nhất cho vùng cà phê ở Tây Nguyên đó là cây Mac ca (Macadamia integrifolia) đang được Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên trồng thử nghiệm. Cây Mac ca không chỉ có tác dụng che bóng, chắn gió cho cà phê mà còn là một loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế rất cao. Hạt cây Mac ca có hàm lượng dầu rất cao trên 74%, không chứa Cholesterol nên là loại thực phẩm cấp cao rất được thị trường thế giới ưa chuộng.

Cùng với việc loại bỏ cây che bóng, việc bón quá nhiều và không cân đối các loại phân hóa học trong thời gian qua đang là nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến tính bền vững của ngành cà phê trong thời gian tới. Việc sử dụng quá nhiều và không cân đối các loại phân bón khoáng không những làm tăng chi phí do lãng phí mà còn gây tác hại đến môi trường đất. Những kết quả nghiên cứu cho thấy trên nhiều vườn cây hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng, đặc biệt là Kaly đã tăng từ 4 - 8 lần so với lúc ban đầu mới trồng cà phê. Việc lạm dụng phân bón hóa học đang làm cho nhiều loại sâu bệnh hại phát sinh, trong đó đặc biệt là tuyến trùng hại rễ. Thực tế cho thấy nhiều vườn cà phê sau khi thanh lý đã không thể trồng lại cà phê do bị tuyến trùng gây hại. để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phân bón khoáng thì ngoài việc tăng cường bón phân hữu cơ, phân bón khoáng qua lá cần phải bón đúng liều lượng, cân đối giữa các nguyên tố trên cơ sở phân tích độ phì nhiêu thực tế trong đất, hàm lượng dinh dưỡng trong lá cũng như khả năng sinh trưởng, phát triển của vườn cây.Việc sử dụng các loại phân bón qua lá nhằm bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng cũng hết sức cần thiết nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc bón từ 2 - 4kg phân bón lá NUCAFE có làm tăng năng suất từ 10 – 20 %.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠTĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM (Trang 41)