Thế nhưng ở nước ta, cho đến nay phương pháp luận nghiên cứu văn học mới chỉ được bàn đến như là một phần trong các công trình lý luận văn học của các nhà nghiên cứu; và tính đến năm 200
Trang 1Phương pháp luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học là gì?
Nguyễn Văn Dân
Bất cứ một nhà khoa học nào cũng không thể không biết đến thuật ngữ “phươngpháp luận” Bất cứ một ngành hay một bộ môn khoa học nào cũng đều khôngthể không có phương pháp luận của riêng mình Sự phát triển của một ngànhkhoa học phụ thuộc một phần quan trọng vào sự đóng góp của phương phápluận nghiên cứu khoa học nói chung và của phương pháp luận nghiên cứu củangành khoa học đó nói riêng
Trong ngành nghiên cứu văn học cũng vậy, phương pháp luận có một vai trò rất
to lớn Nó xứng đáng có được một vị trí thoả đáng trong sự quan tâm của giớinghiên cứu Thế nhưng ở nước ta, cho đến nay phương pháp luận nghiên cứu
văn học mới chỉ được bàn đến như là một phần trong các công trình lý luận văn học của các nhà nghiên cứu; và tính đến năm 2004, là thời điểm xuất bản lần đầu tiên cuốn sách Phương pháp luận nghiên cứu văn học của chúng tôi, vẫn chưa có một công trình chuyên luận nào bàn riêng về phương pháp luận nghiên cứu văn học.
Đó là vì từ trước đến nay, người ta thường quan niệm rằng, ngành nghiên cứuvăn học bao gồm ba bộ môn: lý luận văn học, lịch sử văn học và phê bình vănhọc Còn lĩnh vực phương pháp luận nghiên cứu văn học vẫn được xếp vào một
bộ môn của nghiên cứu văn học có tên là Lý luận văn học.
Tuy nhiên, trong mấy chục năm trở lại đây, trên thế giới đã xuất hiện nhiều ýkiến muốn phân biệt phương pháp luận nghiên cứu văn học với lý luận văn học
Có nhiều người cho rằng lý luận văn học trả lời câu hỏi: “Văn học là gì?” Cònphương pháp luận trả lời câu hỏi: “Phải nghiên cứu văn học như thế nào?” Cụthể là từ năm 1969, A Bushmin, nhà nghiên cứu văn học của Liên Xô cũ, đã cho
xuất bản một công trình nhan đề Những vấn đề phương pháp luận của khoa nghiên cứu văn học Trong công trình này ông cũng phân biệt lý luận văn học với
phương pháp luận Có thể nói, ý nghĩa công cụ của phương pháp luận đối với lýluận văn học hay với nghiên cứu văn học nói chung là điều không phải bàn cãinữa, nhưng còn về ý nghĩa lý luận của nó thì hiện nay các nhà nghiên cứu vănhọc trên thế giới đang có xu hướng muốn coi nó như là một bộ phận nghiên cứuriêng biệt, có vị trí độc lập tương đối của nó[1] Theo xu hướng đó, trong cuộchội nghị chuyên đề về phương pháp luận do khoa Ngữ văn Trường Đại họcTổng hợp Moskva tổ chức năm 1974, cũng đã có nhiều ý kiến muốn phân biệt lýluận văn học với phương pháp luận nghiên cứu văn học GS Kravcov cho rằng lýluận văn học trả lời cho câu hỏi: “Văn học là gì?” Còn phương pháp luận trả lờicho câu hỏi: “Phải nghiên cứu văn học như thế nào?”
Trang 2Vấn đề xác định quy chế độc lập của phương pháp luận nghiên cứu văn học có lẽ
có một ý nghĩa thời sự và cấp thiết, chính vì thế mà sau mười hai năm, Bushmin
lại viết một bài cùng tên với cuốn sách trước đây của mình: Những vấn đề phương pháp luận của khoa nghiên cứu văn học Trong bài viết này, Bushmin đã kiên trì
khẳng định vị trí quan trọng của lĩnh vực phương pháp luận Ông cho rằng nếukhông chú ý đúng mức đến phương pháp luận nghiên cứu văn học thì ta sẽkhông nắm được các điểm đặc trưng, vị trí và chức năng của nó Tệ hại hơn,chúng ta sẽ lẫn lộn nó hoặc là với phương pháp luận khoa học chung, hoặc là với
lý luận văn học ý kiến đáng quan tâm của Bushmin là ông coi cả hai lĩnh vực lýluận văn học và phương pháp luận là hai bộ phận lý luận của một khoa học cóthể được gọi là nghiên cứu văn học đại cương.[2]
Ở Việt Nam, phương pháp luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học cũng
đã được quan tâm từ lâu Bộ sách Lý luận văn học (xuất bản từ những năm 1980,
nhiều tác giả, GS Phương Lựu chủ biên) đã bàn đến “phương pháp luận nghiêncứu văn học” trong phần “Phương pháp nghiên cứu văn học” do GS Phương
Lựu viết Sau khi cuốn sách Phương pháp luận nghiên cứu văn học của chúng tôi ra
đời lần đầu vào năm 2004 (Nxb KHXH), đến năm 2005, GS Phương Lựu đã tách
phần “Phương pháp nghiên cứu văn học” trong bộ sáchLý luận văn học ra thành một cuốn sách riêng đứng tên ông và cũng lấy nhan đềPhương pháp luận nghiên cứu văn học (Nxb Đại học Sư phạm) Như vậy, có lẽ Phương Lựu cũng cho rằng
cần phân biệt phương pháp luận nghiên cứu văn học với lý luận văn học để gáncho nó một vị trí độc lập Có một điều chắc chắn rằng, dù nó được coi là một bộphận độc lập hay phụ thuộc vào lý luận văn học, thì vai trò của nó cũng không bịxem nhẹ Bất cứ một nhà nghiên cứu văn học nào, cũng giống như bất cứ mộtnhà nghiên cứu khoa học nào khác, đều phải được trang bị một phương phápluận có hiệu quả, dù người đó làm việc ở lĩnh vực lý luận, lịch sử hay phê bìnhvăn học
* * *
Bây giờ chúng ta hãy xem xét những vấn đề trọng tâm: Phương pháp luận là gì? Bản chất của phương pháp luận nghiên cứu văn học là như thế nào? Quan hệ giữa phương pháp luận nghiên cứu văn học với các phương pháp luận khác thể hiện ra sao? Quan hệ giữa phương pháp luận với các phương pháp nghiên cứu cụ thể là như thế nào?
Hiện nay trên thế giới, những vấn đề nói trên là vô cùng phức tạp Điểm qua ýkiến của các nhà lý luận nổi tiếng viết về phương pháp luận nghiên cứu khoahọc, chúng ta sẽ có cảm giác như đang lạc vào một mê cung của các khái niệm
Trang 3Có người cho rằng “Phương pháp luận là lý luận về phương pháp”[3], có ngườicho đó là một “khoa học có hệ thống chứ không phải là một sự bàn luận tùy tiện
về phương pháp”[4], có ý kiến cho rằng phương pháp luận bao gồm nhiệm vụ,mục đích và các nguyên tắc của phương pháp nghiên cứu[5] Côpnhin vàXpiêckin (Liên Xô cũ) cho rằng: “Phương pháp luận là học thuyết triết học về cácphương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực, là sự vận dụng những nguyên tắcthế giới quan vào quá trình nhận thức, vào sự sáng tạo tinh thần nói chung vàvào thực tiễn.”[6] Averzhanov (cũng Liên Xô cũ) thì tuyên bố: “Phương phápluận – đó là thế giới quan trong hành động.”[7] Còn về phương pháp thì cóngười cho rằng đó là phương thức nhận thức[8], có người coi chúng là nhữngthủ pháp, phương thức, kỹ thuật phân tích, có người hiểu phương pháp theotừng trường hợp cụ thể: khi thì là thủ pháp, khi là kỹ thuật, khi là một thái độcảm quan[9], v.v…
Đó là sự đa sắc trên bình diện lý luận, còn khi áp dụng vào thực tế, sự khác nhau
về ý kiến cũng không kém phần đa dạng Chúng ta hãy lấy trường hợp cụ thểcủa thuyết cấu trúc làm ví dụ Có ý kiến cho rằng thuyết cấu trúc là một phươngpháp luận, cho nên nó gắn bó chặt chẽ với thế giới quan, với hệ tư tưởng(Barabash)[10] Nhưng ngược lại có người lại cho rằng thuyết cấu trúc khôngphải là một thế giới quan như kiểu chủ nghĩa Marx [Mác], cũng không phải làmột kỹ thuật phân tích đơn thuần như kỹ thuật tâm phân học, mà nó là mộtphương pháp [tiếng Pháp: “méthode”], theo nghĩa là một thái độ cảm quan vàmột sự cảm nhận trực giác đối với cấu trúc của tác phẩm nghệ thuật[11] Lại cóngười mặc dù coi nó là phương pháp luận nhưng cũng khẳng định nó khôngphải là hệ tư tưởng, không phải là thế giới quan[12] – tức họ hiểu từ “phươngpháp luận” ở đây chỉ có nghĩa như là “phương pháp” Còn đối với chính nhữngđại biểu của thuyết cấu trúc thì tình trạng cũng không khá hơn Claude Lévi-Strauss coi thuyết cấu trúc là thái độ tri thức luận; A J Greimas cho nó là mộtphương pháp luận; Michel Foucault quan niệm nó là hệ tư tưởng; T Todorov gọi
nó là phép phân tích khoa học; và đến lượt Julia Kristeva thì nó chỉ còn là một sựbày đặt của các nhà báo![13]
Trước những lời tuyên bố của các nhà khoa học, nhiều người cho rằng việc quáham mê đi tìm giải pháp dung hoà cho những bất đồng quan niệm sẽ dẫn ta lạcvào một mê cung đồ sộ của thế giới khái niệm Lối thoát duy nhất để tránh savào mê cung này có lẽ là xu hướng triển khai lý luận trên một địa hạt cụ thể.Bushmin đã nói: “Phương pháp luận của bộ môn khoa học riêng biệt trước hếtphải được khảo sát trên thực tiễn trực tiếp của những công việc nghiên cứu cụ
Trang 4thể chứ không phải bằng cách rút ra một cách hợp lôgic những nguyên lý chungcủa triết học Trong lĩnh vực phương pháp luận, thứ lý luận suông không gắnliền với thực tiễn cụ thể của một bộ môn khoa học nhất định sẽ chỉ là một việclàm giáo điều và vô bổ Việc nghiên cứu chuyên ngành về những vấn đề phươngpháp luận không tách rời khỏi đối tượng cụ thể của khoa học sẽ có một ý nghĩalớn lao.”[14] Hiệu quả của công việc nghiên cứu cụ thể sẽ là một yếu tố cơ bản đểbiện hộ cho lý luận (tuy rằng không phải lúc nào cũng như vậy) Đây có thể gọi
là lối tiếp cận chuyên sâu Ngày nay xu hướng chuyên sâu là một xu hướng hợp
lý, nó phù hợp với tình hình phát triển mạnh mẽ của tri thức loài người, có sựphân công lao động ngày càng sâu rộng
Tuy nhiên, quy luật biện chứng của sự phát triển cũng giống như biện chứng của
tự nhiên, cái chuyên sâu sẽ kéo theo cái tổng hợp Có điều, xu hướng tổng hợpngày nay khác xu hướng tổng hợp thời Phục hưng Nó diễn ra đồng thời trên cảbình diện đối tượng nhận thức lẫn chủ thể nhận thức Tức là sự tổng hợp khôngphải chỉ tiến hành hướng tới nhiều đối tượng xuất phát từ một chủ thể duy nhất,
mà còn hướng tới nhiều đối tượng xuất phát từ một tập hợp các chủ thể Cáichuyên của mỗi người vì thế luôn nằm dưới bóng của cái tổng hợp, theo sự phâncông của cái tổng hợp Do đó, việc tìm hiểu các công thức đại cương của một lýthuyết nào đó cũng không phải là vô ích đối với những ai thích bàn đến nhữngcông việc cụ thể Đứng trên quan điểm này để suy xét lĩnh vực phương phápluận nghiên cứu văn học, chúng ta sẽ có thể chắt lọc được những suy nghĩ bổ ích
từ cái “mê cung” choáng ngợp đó
Nhưng trước khi đi sâu tìm hiểu phương pháp luận nghiên cứu văn học, chúng
ta cần phải thống nhất quan niệm thế nào là phương pháp luận? Không phải vô cớ
mà chúng tôi đặt ra câu hỏi này Vì trên thực tế có rất nhiều người vẫn khôngphân biệt rạch ròi “phương pháp luận” với “phương pháp” Có người dùng từ
“phương pháp” cho một đối tượng đáng ra phải được gọi là “phương phápluận”; có người thì làm ngược lại Có người coi phương pháp là cái bao trùm cảphương pháp luận, nhưng có người lại gạt phương pháp ra khỏi phạm vi baoquát của phương pháp luận
Về mặt thuật ngữ, “phương pháp luận” là một khái niệm tương đối mới ở Việt
Nam Căn cứ vào cuốn Hán – Việt từ điển của Đào Duy Anh (xuất bản lần đầu
năm 1931) thì trước đây từ “phương pháp luận” là từ Hán – Việt được các họcgiả Việt Nam dùng để dịch tên cuốn sách của nhà triết học duy lý người PhápRené Descartes, tên ông này được họ phiên âm theo âm Hán – Việt là “Địch-cáp-
nhi” Tên tiếng Pháp cuốn sách của nhà triết học này là: Discours de la
Trang 5méthode (xuất bản năm 1637) [mà cụ Đào dẫn nhầm là Discours sur la méthode] Và
trong thời chế độ cũ ở miền Nam nước ta, nhiều nhà trí thức vẫn dịch tên cuốn
sách đó là Phương pháp luận (ví dụ như bản dịch Phương pháp luận của Descartes
do Trần Thái Đỉnh dịch, Nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư ấn hành tại Sài Gònnăm 1973, 221 trang), mặc dù cũng trong thời gian này, nhiều nhà trí thức khác ởmiền Nam cũng đã hiểu khái niệm “phương pháp luận” theo nghĩa của thuậtngữ “methodology” trong tiếng Anh (ví dụ như Nguyễn Văn Trung có nhắc đến
lĩnh vực “phương pháp luận” trong cuốn sách Luận lý họcxuất bản năm 1956 của
ông) Ngày nay, theo cách nói hiện đại, ta có thể dịch tên cuốn sách của Descartes
là “Luận về phương pháp” hay “Bàn về phương pháp”, còn thuật ngữ “phương pháp
luận” là một từ Hán – Việt thường được dùng để dịch một từ tương đương trongcác thứ tiếng thuộc hệ ấn – Âu, ví dụ như từ tiếng Pháp “méthodologie” và từtiếng Anh “methodology” Bản thân hai từ này cũng còn được dịch là “phươngpháp học”
Ngoài việc trước đây thuật ngữ “phương pháp luận” được đồng nhất với tên
cuốn sách Luận về phương pháp của René Descartes, chúng tôi còn nhận thấy hiện nay ở nước ta đang có một xu hướng gần như đồng nhất khái niệm “phương
pháp luận” hay “phương pháp học” với một lĩnh vực rất riêng biệt nằm trong
một bộ môn được gọi là khoa học luận: đó là lĩnh vực quy cách thực hiện một công trình khoa học.
Có người gọi công việc nói trên là “Quá trình thực hiện một công trình nghiêncứu khoa học” (Lê Tử Thành); có người gọi đó là “Lôgic tiến trình nghiên cứukhoa học” (Phạm Viết Vượng); có người gọi là “Trình tự lôgic của nghiên cứukhoa học” (Vũ Cao Đàm)… Có thể kể ra đây một số cuốn sách thuộc loại này
như: Lê Tử Thành: Lôgích học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, (Nxb Trẻ,
Tp Hồ Chí Minh, 1996, 242 tr., in lần thứ 4); Đề cương bài giảng phương pháp luận nghiên cứu khoa học (tập thể tác giả, Trần Xuân Sầm chủ biên, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, bộ môn Khoa học luận, Hà Nội, 1995, 163 tr.); Nguyễn
Văn Lê: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Nxb Trẻ, Tp HCM, 2001, 199 tr., xuất bản lần 3); Phương Kỳ Sơn: Phương pháp nghiên cứu khoa học (Nxb Chính trị
Quốc gia, H., 2001, 175 tr.) Tuy nhiên, cũng có những cuốn sách đã bao quát kháđầy đủ mọi lĩnh vực của phương pháp luận, như cuốn giáo trình của tác giả
Phạm Viết Vượng: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Giáo trình dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh) (Nxb ĐHQG Hà Nội, H., 1997, 171 tr.); cuốn sách của Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Nxb Khoa học Kỹ thuật,
H., 1999, 178 tr., xb lần thứ 5), cũng có một mức độ bao quát nhất định
Trang 6Nhìn chung, những cuốn sách trên đây, mặc dù ngoài bìa đều ghi là “phươngpháp luận nghiên cứu khoa học” hay “phương pháp nghiên cứu khoa học”,nhưng thực chất chúng đều là những giáo trình mang tính chất của khoa họcluận, trong đó phương pháp luận chỉ là một bộ phận của bộ môn khoa học này.
Ví dụ như cuốn sách Đề cương bài giảng phương pháp luận nghiên cứu khoa học, như
chúng tôi đã dẫn ở trên, chính là do bộ môn khoa học luận thuộc Học viện Chínhtrị Quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn Và tôi có một nhận xét chung nữa là cáccuốn sách trên đều có một dàn ý và nội dung gần giống nhau Đó cũng là đặcđiểm chung của những cuốn sách giáo khoa, giáo trình giảng dạy
Những cuốn sách nói trên là những cuốn giáo trình khoa học luận được soạn rất
đúng bài bản và có những chỉ dẫn rất kỹ lưỡng về tiến trình thực hiện một côngtrình nghiên cứu khoa học, trong đó có cả những chỉ dẫn về văn phong côngtrình (một công trình khoa học phải ưu tiên cho văn phong khoa học, nhưng đôikhi cũng có thể sử dụng văn phong văn học; và một công trình khoa học dứtkhoát phải dùng văn viết chứ không được dùng văn nói), đến cách thức trình
bày công trình Cách thức trình bày công trình được nhiều tác giả dành cho một
dung lượng khá lớn và với những chỉ dẫn rất tỷ mỉ, kỹ lưỡng, từ việc phải trìnhbày trang bìa ra sao, trình bày các chương, mục, tiết, đoạn như thế nào, đến yêucầu phải đánh máy công trình thành văn bản ra sao, để lề trang văn bản rộng baonhiêu, đánh máy cách dòng, thụt lề như thế nào, và chỉ dẫn cả những cách ghicước chú, chú thích, ghi trích dẫn, ghi thư mục, thậm chí cả việc ghi lời cảm ơncho công trình, v.v… Có những cuốn sách tập trung chủ yếu vào chủ đề “Quátrình thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học”, trong khi đó hai phầnquan trọng của phương pháp luận nghiên cứu khoa học là “Khái niệm khoa học”
và “Phương pháp nghiên cứu trong các khoa học cụ thể” lại được để ở phần Phụ lục Cũng có một vài cuốn sách đề cập đến phạm trù phương pháp luận và
phương pháp nói chung, trong đó có cả việc phân loại các phương pháp Tuynhiên, những phương pháp được đề cập đến trong những cuốn sách này chỉ lànhững phương pháp tư duy lôgic và tư duy khoa học nói chung, trong đó có
những cái được gọi là phương pháp nhưng thực ra chỉ là tính chất hay loại hình của công việc nghiên cứu Về việc này tôi sẽ đề cập kỹ hơn ở chương II.
Ở miền Nam trước đây, hai bộ môn phương pháp luận và khoa học luận lại đượcđưa vào bộ môn lôgic học mà các nhà khoa học thời chế độ Sài Gòn cũ gọi theo
tiếng Hán – Việt là luận lý học Ví dụ như cuốn sách giáo trình Luận lý học (lớp đệ nhất) của Nguyễn Văn Trung (Nxb Nam Sơn xuất bản lần thứ nhất, Sài Gòn,
1956) Trong cuốn sách này, Nguyễn Văn Trung cũng chỉ giới thiệu các phương
Trang 7pháp suy lý lôgic và các phương pháp nhận thức nói chung, cũng như giới thiệuviệc áp dụng ở cấp độ đại cương đối với các phương pháp đó cho một số lĩnhvực khoa học như toán học, khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn Cụ thể,
cuốn sách của ông bao gồm các phần sau: Phần I: Nhận định tổng quát, với các
chương: I Tổng quát về luận lý học; II Những phương pháp tổng quát của tri
thức; Phần II: Phương pháp luận, với các chương: III Toán học; IV Khoa học tự
nhiên và phương pháp thực nghiệm; V Những ví dụ vật lý, sinh lý Những vấn
đề lý thuyết trong khoa học thực nghiệm; VI Khoa học nhân văn; Phần III: Khoa học luận, với các chương: VII Tri thức khoa học; VIII ý nghĩa, giá trị tri thức khoa
học Nhưng trong cuốn sách của Nguyễn Văn Trung không có phần giới thiệucác quy cách trình bày một công trình khoa học như trong các cuốn giáo trìnhphương pháp luận của các nhà khoa học luận nước ta sau này[15]
Về nguyên tắc, việc đưa các quy cách trình bày công trình khoa học vào phạm vibao quát của phương pháp luận hoàn toàn không phải là sai, thậm chí hiện nay
nó còn tỏ ra là điều rất cần thiết, một khi mà ở nước ta vẫn còn có quá nhiềunhững nhà nghiên cứu không chú trọng đến các quy cách nói trên Tôi nói nhưvậy là vì, trên thực tế hiện nay đang tồn tại một kiểu viết công trình không tuântheo các quy cách mà các cuốn giáo trình nói trên quy định Ví dụ có nhữngngười khi viết một công trình, từ đầu đến cuối không ghi một dòng cước chúnào, mà chỉ đến cuối sách họ mới đưa ra một danh mục đồ sộ các tài liệu thamkhảo bằng đủ các thứ tiếng Trong khi đó, giữa phần chính văn và phần danhmục tài liệu tham khảo không hề có một dấu hiệu liên hệ gì Trên thực tế, độc giả
và nhất là luật bản quyền có lẽ không quan tâm lắm đến cái danh mục tài liệu
tham khảo kia, mà cái họ muốn biết chính là việc những luận điểm và nhữngđiều mà nhà nghiên cứu vay mượn hoặc trích dẫn trong chính văn là mượn của
ai và mượn từ đâu
Theo đúng quy cách, việc ghi danh mục tài liệu tham khảo chỉ nên giới hạn ở những tài liệu nào có liên quan trực tiếp đến đề tài của công trình, chứ không bao gồm cả những tài liệu có tính chất là kiến thức cơ sở của nhà nghiên cứu Bời vì, nếu
ghi cả các công trình thuộc kiến thức cơ sở thì không có giấy bút nào ghi hếtđược Như thế thì bất cứ một công trình nghiên cứu nào cũng đều phải ghi cáccông trình kiến thức cơ sở Và như thế thì việc ghi các công trình đó vào thư mục
tham khảo của một công trình sẽ là vô nghĩa Việc này có lẽ chỉ phù hợp với các luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ Và có một điều quan trọng hơn cả mà nhiều người không để ý là việc ghi thư mục không thể thay thế được cho việc ghi cước chú hay chú thích, bởi lẽ, việc ghi thư mục phỏng có ích gì khi những đoạn trích dẫn trong
Trang 8chính văn không hề được ghi chú là thuộc tài liệu nào trong thư mục Thực ra thì
trên thế giới cũng có một kiểu viết công trình như vậy Nhưng đó là kiểu biên soạn giáo trình cho học sinh và sinh viên hay kiểu viếttổng thuật một vấn đề, chứ
kiểu viết đó không phù hợp với một công trình nghiên cứu khoa học Mà đốitượng của những cuốn giáo trình phương pháp luận trên đây không phải chỉ làsinh viên và học viên sau đại học Rõ ràng, những quy cách nói trên là rất cầnthiết và chúng phải được coi là một bộ phận của phương pháp luận, có điều khinói đến những vấn đề phương pháp luận thì ta không nên chỉ giới hạn ở lĩnh vựcquy cách, thậm chí ta còn có thể xếp lĩnh vực đó vào phần “phụ lục”
Tuy nhiên, cũng có trường hợp mà việc ghi thư mục ở cuối sách lại là một việc
làm rất cần thiết và hữu ích Đó là khi tác giả thống kê một danh sách thư mụcviết
về cùng một đề tài của cuốn sách đó (chứ không phải chỉ là thư mục tham khảocủa cuốn
sách) Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho những người quan tâm đến đề tài để họbiết được đã có bao nhiêu công trình bàn về đề tài đó Ví dụ như ở cuối cuốn
sách Văn học so sánh – Lý luận và ứng dụng (Lưu Văn Bổng chủ biên, Nxb KHXH, H., 2001), Tiến sĩ Lê Phong Tuyết đã thống kê một “Thư mục bài nghiên cứu văn học so sách ở Việt Nam”, tiếc là còn quá sơ sài; hay ở cuối cuốn sách Thi pháp Truyện Kiều, Giáo sư Trần Đình Sử đã liệt kê rất công phu một danh sách thống
kê các công trình, bao gồm cả bài tạp chí lẫn sách nghiên cứu viết về Truyện Kiều, với tên gọi: “Thư mục nghiên cứu Truyện Kiều” Danh mục kiểu như thế sẽ là một công trình thống kê độc lập Thậm chí trong một cuốn sách, nó có thể được coi là
phần “phụ lục” liên quan trực tiếp đến chủ đề của cuốn sách, nhưng giá trị của
nó thì không thể phủ nhận Nhìn chung, các công trình thư mục đều là các côngtrình khoa học có giá trị tư liệu quý giá Nhiều thư viện ở nước ta và trên thế giớiđều có một phòng hay một bộ phận làm “Thư mục” Tuy nhiên, ở đây chúng tôimuốn nhấn mạnh đến loại thư mục chuyên đề khoa học Trên thế giới, những
công trình thư mục chuyên đề độc lập được soạn thảo công phu đều là những
công trình rất bổ ích Ở nước ta, những công trình kiểu như vậy cũng đã đượctiến hành, ví dụ như thư mục các công trình viết về Hồ Chí Minh, thư mục vềNguyễn Trãi, hoặc thư mục về Việt Nam học, v.v… Trong nghiên cứu văn học,tôi tin là nhiều người sẽ rất hoan nghênh nếu chúng ta có được các công trìnhthư mục như thư mục về Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, VũTrọng Phụng, về phong trào Thơ Mới, về tiểu thuyết viết về chiến tranh, v.v…Như vậy, khi nào thì phải ghi thư mục và ghi thư mục như thế nào cho lôgic, chokhoa học và cho đúng luật bản quyền cũng là một việc không đơn giản chút nào,
Trang 9và nó cũng phải được coi là “một quy cách phương pháp luận” cần phải tuân thủ
nghiêm ngặt
Còn việc ghi xuất xứ của trích dẫn cũng là một trong những quy cách phươngpháp luận quan trọng cần phải tuân thủ, không phải chỉ là do yêu cầu về luậtbản quyền, mà còn để giúp cho người đọc có thể kiểm tra xem người trích cótrích đúng không Tôi nói như thế là vì chuyện trích dẫn sai không phải là
chuyện hiếm trong giới khoa học, cả trong và ngoài nước Ví dụ từ điểnMicrosoft Encarta 99 Encyclopedia của Mỹ đã trích sai câu “ngôn ngữ là hình thức chứ không phải chất liệu” của Ferdinand de Saussure thành “ngôn ngữ không phải là hình thức cũng không phải là chất liệu.” Hay có người, cả trong nước lẫn ngoài nước, dẫn một
luận điểm được một tác giả dẫn ra để phê phán mà lại bảo là của chính tác giảđó! Đây là hậu quả của một tình trạng “đọc lười nhác, đọc cẩu thả”, nói theođúng ngôn từ của nhà ngữ nghĩa học thực chứng người Anh I A Richards Ởmột số người, tình trạng đọc cẩu thả còn thể hiện ở việc đọc nhảy cóc, nối nửađầu của một đoạn vào nửa sau của một đoạn khác, làm sai lệch hẳn ý củanguyên bản, cho dù có thể người đọc không chủ tâm Tiếc thay ở nước ta, tìnhtrạng đọc cẩu thả cũng không phải là không xảy ra Có người đọc một văn bảnnước ngoài mà không hiểu ý nên trích sai đã đành, nhưng ngay cả đối với vănbản tiếng Việt mà cũng có nhiều người trích sai, điều này chỉ có thể giải thíchbằng tình trạng đọc cẩu thả, đọc nhảy cóc Việc trích sai như thế rất nguy hiểm,bởi vì khi người khác trích lại một lời trích sai thì cái sai cứ thế lây lan và khôngthể cứu vãn được nữa Tất nhiên việc trích lại là điều hoàn toàn hợp pháp Khingười ta không có khả năng tiếp cận với bản gốc thì người ta có quyền trích lại.Tuy nhiên, nếu có ai đó trích lại một ý kiến sai mà cứ “vô tâm” không nói rõmình trích theo ai, thì người đó sẽ vô tình “lãnh đủ” lỗi của người đi trước.Chuyện này tôi đã có lần nói rõ trên báo chí[16]
Theo tôi được biết thì phương pháp luận theo quan niệm của khoa học luận nhưtôi vừa trình bày ở trên là một lĩnh vực mới ở nước ta, chủ yếu được du nhập từnước ngoài và hiện tại chủ yếu nó mới chỉ được quy định cho cấp đào tạo sau đạihọc Trong khi đó sinh viên nhiều nước khác đã được học môn này từ lâu Có
nước còn cụ thể hoá bộ môn này cho từng khoa [ngành], và trong một khoa [ngành], họ không gọi nó là “phương pháp luận” mà chỉ đơn giản gọi là “phương pháp thực hành nghiên cứu” Chỉ có điều tôi cho rằng, ngoài các nguyên tắc chung,
mỗi quốc gia đều có những đặc điểm riêng của mình, cho nên khi áp dụng các
nguyên tắc chung cho một ngành hay một bộ môn khoa học, thì mỗi quốc gia đều
có quyền dựa vào điều kiện và đặc điểm văn hoá riêng của mình để sáng tạo thêm những
Trang 10nguyên tắc mới Ở đây tôi muốn nói đến một tình trạng về sự thiếu sáng tạo của
các nhà “khoa học luận” nước ta
Hiện tượng điển hình cho tình trạng về sự thiếu sáng tạo của nhiều nhà khoa học
nước ta là hiện tượng chua thêm từ ngữ nước ngoài một cách tuỳ tiện và hết sức thiếu nguyên tắc, thậm chí có thể nói là vô nguyên tắc Đây là một hiện tượng rất
phổ biến, kể cả các vị viết những cuốn sách giáo trình về phương pháp luận trênđây cũng đều mắc phải, mặc dù họ tỏ ra rất kỹ lưỡng về những quy cách hìnhthức của việc trình bày một công trình khoa học Có thể nói ngày nay, đứng từ
góc độ lôgic học, hiện tượng này đã trở thành một căn bệnh trầm trọng quá mức báo động.
Từ quan niệm của các nhà khoa học luận nói trên về các quy cách trình bày một
công trình khoa học, ta hoàn toàn có thể coi việc chua từ nước ngoài cũng là một quy cách Thế nhưng nhiều nhà khoa học nước ta đã bỏ qua quy cách này, kể cả
các nhà khoa học luận Nhiều người chua một cách vô tội vạ, kể cả đối với những
từ rất thông dụng, thậm chí đối với cả những từ không phải là thuật ngữ khoahọc Và hiện tượng chua sai nghĩa cũng rất phổ biến Chẳng hạn có người bảorằng “từ ‘Hermeneutics’ lấy gốc từ tiếng cổ Hy Lạp ‘Hermes’ có nghĩa là ‘Tin tức
từ thánh thần’(!)” Ở đây, người chua cũng không nói rõ cái từ “Hermeneutics”
kia là của tiếng nước nào và tại sao lại phải giải nghĩa từ nguyên của nó? Trong
khi thực ra từ này trong tiếng Anh có nguồn gốc từ các từ trong tiếng Hy Lạp là
“hermêneia” <dt> và “hermêneuein” <đgt>, có nghĩa là “chú giải”, “giải thích”.Còn Hermes trong thần thoại Hy Lạp là tên của “thần đưa tin” của các thần linh,
và tên của vị thần này chẳng có liên quan gì đến tên gọi của cái lý thuyết
“hermeneutics” trong tiếng Anh mà ta dịch là “chú giải học” cả Rồi người tachua sai ngay cả đối với từ “phương pháp” Đối với từ này, có người đã chua từtiếng Pháp “méthode” và bảo rằng nó có xuất xứ từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là
“con đường đi tới”(!) Thực ra trong tiếng Hy Lạp nó chỉ có nghĩa là “theo
cách”: meta [“sau”, “theo”] + hodos [“con đường”, “cách thức”] = methodos;
từ hodos ở đây phải được hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa là “cách thức” Có người
chua một từ hai lần ngay trong một trang sách Có người chua từ nước ngoàingay trên đầu đề bài báo Kỳ quái hơn nữa là có nhiều người dịch một văn bảntiếng Nga hoặc nói về một tác giả viết tiếng Nga nhưng lại liên tục chua bằngtiếng Anh, không chỉ những người viết là người quen dùng tiếng Anh và khôngbiết tiếng Nga, mà cả những người đã từng du học ở Nga và có ngoại ngữ chính
là tiếng Nga Nhiều người trong một bài viết hoặc trong một cuốn sách, lúc thìchua bằng tiếng Anh, lúc lại chua bằng tiếng Pháp, có lúc chua bằng những từ lai