Tầm quan trọng của việc bổ sung vốn tài liệu sách, báo trong thư viện trường TH Trần Bình Trọng

14 1.4K 16
Tầm quan trọng của việc bổ sung vốn tài liệu sách, báo trong thư viện trường TH Trần Bình Trọng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG MỤC LỤC Trang Mục lục : 01 A Phần mở đầu : 01 B Phần nội dung: .03 1) Phong trào góp sách từ các em học sinh : 05 2) Phong trào đóng góp sách vào tủ sách dùng chung của giáo viên, cán bộ, nhân viên : 05 3) Phong trào góp sách từ hội phụ huynh học sinh : 06 C Phần kết luận chung : 09 D Phần kiến nghị : 10 Đ Phần phụ lục: 12 Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành Trang 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM A TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG PHẦN MỞ ĐẦU - Thư viện là một bộ phận không thể thiếu trong trường học nói chung, trường phổ thông nói riêng Với vai trò lưu giữ và luân chuyển sách, thư viện phục vụ đắc lực cho việc dạy và học Để nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện, người cán bộ phụ trách cần có những biện pháp để giữ gìn, cung cấp và luân chuyển sách có hiệu quả nhất - Sách có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục Thiếu niên và Nhi đồng Sách giúp các em mở mang kiến thức, hiểu biết về thế giới, về tự nhiên và xã hội, bồi dưỡng về tư tưởng, nâng cao về hành động Những sách được đọc trong thời niên thiếu không những lưu lại trong trí nhớ của các em suốt đời, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tương lai của các em Vì vậy, tủ sách thư viện của nhà trường là nhằm giúp đỡ vào việc giáo dục những nguyên lý khoa học cho học sinh và là phương tiện hỗ trợ cho quá trình giảng dạy và học tập - Trong công tác thư viện, công tác với người đọc có vị trí rất quan trọng có thể coi đây là một khâu trọng tâm, vì công tác người đọc là khâu trực tiếp với bạn đọc Nó gắn nhiều nhất với thực tiễn, đó là một chu trình chuyên môn khép kín trong việc luân chuyển sách báo, tài liệu tới với người đọc, trực tiếp quyết định kết quả của hoạt động công tác thư viện - Vì vậy, việc xây dựng vốn sách, báo là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của thư viện, vì kho sách báo là cơ sở vật chất đảm bảo mọi hoạt động nghiệp vụ của thư viện Các phương pháp xây dựng vốn sách, báo phải có cơ sở khoa học để đảm bảo cho thư viện trường học thực hiện tốt nhiệm vụ, đảm bảo thoả mãn được các yêu cầu về sách, báo cho giảng dạy và học tập, phù hợp nội dung chương trình và trình độ của giáo viên, học sinh, đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện của nhà trường Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành Trang 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG - Lâu nay bản thân tôi đã trăn trở : làm thế nào để đảm bảo số lượng, nội dung sách báo đáp ứng nhu cầu cho số đông bạn đọc giáo viên, học sinh trong trường ? Làm thế nào để thư viện có nhiều sách, báo hay, hấp dẫn lôi cuốn thu hút các em đến với thư viện nhằm tăng kích thích thêm lòng ham muốn đọc sách của các em và bạn đọc - Trong nhà trường, việc tạo thêm nhiều vốn sách, tài liệu trong thư viện là việc cần và nên làm để hỗ trợ việc dạy thói quen đọc sách cho các em từ các lứa tuổi thiếu nhi Bản thân tôi là cán bộ thư viện, tôi nghĩ rằng đó là thói quen cần có và nó sẽ ảnh hưởng đến các em trong giáo dục đạo đức và kiến thức hiểu biết của các em trong tương lai - Vậy bằng cách nào để bổ sung thêm vốn sách, tài liệu vào thư viện hằng năm một số lượng sách tham khảo theo yêu cầu đọc của giáo viên, học sinh, là câu hỏi luôn ở trong tôi Và đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài : “Tầm quan trọng của việc bổ sung vốn tài liệu sách, báo trong thư viện trường tiểu học Trần Bình Trọng ” Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành Trang 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG B PHẦN NỘI DUNG Trong nhiều năm làm việc và tìm hiểu, tôi thấy đa số học sinh chưa biết cách đọc sách và giữ gìn sách Vì đa số các em đều thuộc trong diện nhà nghèo không thể mua sách mà vốn sách có trong thư viện thì lại quá ít không đủ đáp ứng được một lượng lớn nhu cầu bạn đọc học sinh Vì vậy, việc bổ sung thêm vốn tài liệu không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường nói riêng mà còn là trách nhiệm của các cơ quan có chức trách cao hơn như Bộ, Sở GD-ĐT quan tâm và hỗ trợ thêm Ngoài ra kêu gọi các mạnh thường quân trong ban phụ huynh học sinh đóng góp Đối với bậc tiểu học, lứa tuổi thiếu nhi rất ham mê tìm tòi, khám phá những điều mới lạ, bổ ích để mở mang trí tuệ Ngoài thời gian học tập ở lớp, nếu học sinh tham gia mượn sách, đọc sách có chọn lọc tại thư viện thì hiệu quả học tập của các em sẽ được nâng cao Xã hội phát triển, cuộc sống con người tuy đầy đủ về vật chất nhưng cũng không ít thói hư tật xấu lôi cuốn lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ này sa ngã, lầm lạc Do đó, việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua sách báo là vấn đề cần được nhà trường quan tâm Là một cán bộ thư viện, tôi tin tưởng và phấn khởi về việc Bộ GD-ĐT đã đưa ra gần 200 tên sách tham khảo về giáo dục đạo đức để bổ sung, xây dựng tủ sách giáo dục đạo đức trong nhà trường Ngoài ra, vấn đề giáo dục pháp luật cũng được Bộ GD-ĐT và các bộ ngành quan tâm và yêu cầu xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường Theo tôi nghĩ, để hoàn thành được mục tiêu đã đề ra, các sở GD-ĐT và các cơ quan quản lí chỉ đạo giáo dục cũng phải nắm bắt và đưa ra những biện pháp thực tế trong quản lí chỉ đạo Để tạo điều kiện cho nhà trường và giáo viên thực hiện được nhiệm vụ của mình, thư viện trường học phải có một tủ sách riêng, chắc chắn, đẹp mắt để thu hút bạn đọc lựa chọn sách đọc và xem đó là một Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành Trang 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG phương tiện tuyên truyền trực quan sinh động Muốn thế, cần phải chuẩn bị một số kinh phí nhất định Đối với tủ sách pháp luật cũng tương tự như thế Với mảng sách tham khảo, thì 1 thư viện trường tiểu học muốn có đủ sách theo danh mục sách được Bộ GD-ĐT duyệt thì hằng năm cần phải bổ sung 200 tên sách Từ đó, phải bổ sung vào thư viện ít nhất một giá sách hai mặt, chiều cao 2m để có đủ chỗ sắp xếp lượng sách tham khảo đó Muốn thực hiện được những yêu cầu trên, thư viện trường tiểu học phải có đủ diện tích dành cho kho sách, đủ phòng đọc cho giáo viên, học sinh Khi đã có đủ số lượng sách tham khảo theo yêu cầu, cán bộ thư viện cần khẩn trương thực hiện quy trình nghiệp vụ thư viện như vào sổ đăng kí tổng quát, đóng dấu sách, phân loại sách, vào sổ đăng kí cá biệt và tiến hành ngay khâu biên soạn thư mục, giới thiệu sách mới để bạn đọc kịp thời sử dụng sách có hiệu quả Từ thực tế đó, theo tôi nghĩ, ít nhất một thư viện muốn bảo đảm được những yêu cầu trên nếu được đầu tư và củng cố liên tục cũng phải mất một thời gian từ ba đến năm năm Thực tế, kinh phí nhà trường dành cho việc xây dựng thư viện, bổ sung sách báo chưa nhiều vì còn phải chi cho các hoạt động khác Do đó, giáo viên thư viện phải làm tốt việc tham mưu cho Ban giám hiệu; phối hợp với hội phụ huynh học sinh để công tác bổ sung sách báo hằng năm đạt yêu cầu theo kế hoạch Hiện nay, công tác xã hội hoá thư viện trường học còn chưa được phổ biến nên muốn xây dựng bổ sung kho sách thư viện thì cần có những quy định cụ thể như: đưa vào quy chế thi đua, có mốc thời gian phấn đấu cho từng danh hiệu : thư viện đạt chuẩn, tiên tiến, xuất sắc Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành Trang 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG Cuối cùng, sau yếu tố về biên soạn cán bộ, giáo viên thư viện thì việc xây dựng, bổ sung kho sách là điểm xuất phát quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động ở thư viện Xây dựng vốn sách, báo là một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của thư viện Với định mức hàng năm chi khoảng 2 triệu cho mua sách thì công tác bổ sung sẽ hạn chế rất nhiều Trong khi đó nhu cầu mượn sách, đọc sách của các em học sinh là rất lớn Được sự quan tâm của Ban Giám hiệu, sự nhất trí của Ban Phụ huynh và sự phối hợp của Công đoàn trường, phối hợp với bên Đội, hàng năm thư viện tổ chức các phong trào đóng góp ủng hộ thư viện 1) Phong trào góp sách từ các em học sinh : Để tổ chức được phong trào này ngay từ đầu năm thư viện đã lên kế hoạch cụ thể, chi tiết Đây thực sự là một phong trào có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho chính việc học tập của các em Những cuốn sách do các em đóng góp có thể là mới hoặc đã được sử dụng, nhưng nó thực sự cần thiết đối các em chưa có điều kiện để mua Chính vì vậy, những cuốn sách đó được các em rất coi trọng và gìn giữ khi mượn Với số lượng đầu sách của từng loại không nhiều chỉ là 1 đến 2 cuốn nhưng loại sách thì rất đa dạng và phong phú Có nhiều em sau khi góp sách tâm sự : “Em muốn sau khi ra trường có một cái gì đó làm kỉ niệm cho trường Vì vậy em có một chút đóng góp nhỏ để lại cho những khoá học sinh tiếp bước sau em” 2) Phong trào đóng góp sách vào tủ sách dùng chung của giáo viên, cán bộ, nhân viên : Đây là một phong trào do thư viện kết hợp với công đoàn trường phát động, được tổ chức hàng năm, nhằm cổ vũ sự tham gia đóng góp sách và làm phong phú đầu sách vào tủ sách dùng chung của các thầy cô Hình thức phát động phong trào được thông báo qua những cuộc họp hội đồng, họp công đoàn Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành Trang 6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG trường và được thông báo trong kế hoạch công tác của trường Tuy số lượng sách đóng góp còn khiêm tốn, song đã thể hiện sự quan tâm của các thầy cô vào phong trào hoạt động chung của nhà trường, đặc biệt là phong trào hoạt động của thư viện để thư viện trường ngày càng phát triển và phục vụ tốt hơn 3) Phong trào góp sách từ hội phụ huynh học sinh : Quán triệt nguyên tắc xây dựng vốn sách, báo phải kết hợp và thuyết phục sự tham gia từ nhà trường và gia đình, các tổ chức xã hội Phải có sự gắn kết và phối hợp tham gia của Ban giám hiệu, Ban phụ huynh vào phong trào ủng hộ sách “Vì sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, kết hợp giữa nhà trường và hội phụ huynh cùng chăm sóc giáo dục con em chúng ta” Sau nhiều năm ủng hộ sách, xây dựng thư viện trường do hội phụ huynh phát động đã thu được kết quả rất khích lệ Những cuốn sách do hội phụ huynh đóng góp mang một ý nghĩa rất lớn, thể hiện sự quan tâm của hội phụ huynh với nhà trường và đặc biệt với các thế hệ con em mình trong việc giáo dục và đào tạo * KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : Hiện nay số lượng sách tham khảo có tăng phần nào nhờ sự đóng góp tích cực của giáo viên, phụ huynh, học sinh vào phong trào xây dựng kho sách Qua đó cho thấy hoạt động thư viện ở các trưởng tiểu học chỉ có thể phát triển tốt nếu có sự tham gia đóng góp tích cực của cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường * Bảng số lượng sách tặng qua các năm học như sau : Nguồn Học sinh Năm học 2006 -2007 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010 Tổng số 75 90 100 150 415 Cán bộ, giáo viên 30 45 50 55 180 Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành Phụ huynh tặng sách 30 35 45 60 170 Tổng số 135 170 195 265 765 Trang 7 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG * Với những biện pháp tôi đã thực hiện như trên, kết quả đạt được hiện nay và trong những tháng cuối của năm học tăng lên rõ rệt về số lượng sách báo có trong thư viện nhằm đẩy mạnh mức độ tiến bộ về thói quen đọc sách của học sinh cũng có chiều hướng đi lên Qua đó ta có thể đánh giá rút ra những ưu điểm trong cách làm này như sau : - 90% các em biết đọc sách, nắm rõ nội dung cốt truyện Vốn sách, tài liệu có trong thư viện dồi dào nên các em có cơ hội được đọc, các em đã biết trân trọng và giữ gìn, nâng niu những cuốn sách như món quà quí báu - Giúp các em hiểu biết thêm về những điều trong cuộc sống, xã hội và cảnh vật quanh em qua sách báo - Giáo dục cho các em đạo đức lí tưởng cộng sản chủ nghĩa, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, bồi dưỡng cho các em trở thành những người công dân phát triển toàn diện về thể lực, tư tưởng, trí tuệ và thẩm mĩ - Những cuốn sách hay, những tài liệu hay luôn thu hút được toàn thể các em học sinh đến thư viện đọc sách trong giờ nghỉ Giúp các em nắm được kỹ năng đọc sách đơn thuần nhằm giáo dục cụ thể đối với từng lứa tuổi, từng nhóm thậm chí đối với từng em - Tạo điều kiện cho các em nghèo, khó được đọc sách để hoà đồng với bạn bè * Tuy nhiên, với cách tổ chức như thế này vẫn còn vài hạn chế nhỏ như : - Lực lượng quản lí sách vẫn chưa được chặt chẽ, lượng sách phục vụ còn bị hao hụt - Một số em chưa có ý thức giữ gìn sách, còn viết vẽ bậy vào sách Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành Trang 8 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG - Nhìn chung kết quả việc thực hiện biện pháp giúp học sinh ham đọc sách và tỉ lệ phục vụ bạn đọc tăng lên đáng kể trong năm học : từ năm học 2006 – 2007 đến năm học này theo bảng thống kê sau: Năm học Đầu năm Cuối năm 2006-2007 70% 75% 2007-2008 80% 85% 2008-2009 90% 95% 2009-2010 95% 97% 2010-2011 100% C PHẦN KẾT LUẬN Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành Trang 9 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG - Với những biện pháp mà tôi đã áp dụng trong thời gian qua, tôi nhận thấy: để đạt được những kết quả trên người cán bộ thư viện không phải chủ động giới thiệu sách báo đến với người đọc mà còn phải nắm được số lượng sách có trong kho và nhu cầu đọc của học sinh và giáo viên, giúp họ tìm những sách họ cần để đọc Người cán bộ thư viện giúp người đọc có định hướng tìm những cuốn sách họ muốn đọc Cho nên người cán bộ thư viện phải luôn bổ sung sách trong kho theo kịp chương trình sách mới và phải có tính sáng tạo chủ động tham mưu với các cấp, các ban ngành trong đó có các bậc phụ huynh học sinh để hỗ trợ thêm kinh phí mua sách dồi dào nhằm tăng thêm hiệu quả trong công tác phục vụ bạn đọc - Công tác bổ sung sách báo, vốn tài liệu luôn luôn gắn liền với bạn đọc, đồng thời nó còn là cầu nối giữa người đọc và sách báo, tài liệu Tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước, việc định ra những hình thức và biện pháp nhằm bổ sung vốn tài liệu có trong thư viện ngày một phong phú, dồi dào là điều cần thiết *BÀI HỌC KINH NGHIỆM : - Dù bằng các biện pháp nào để bổ sung vốn tài liệu có trong thư viện , chúng ta cũng phải chú trọng nhiều hơn về tâm lí lứa tuổi này còn hiếu động, thích ham chơi hơn là đọc sách Vì vậy ta phải uốn nén các em từ lúc vào các lớp đầu cấp, thường xuyên bổ sung thêm truyện tranh có hình thức giáo dục giúp các em đọc và hiểu thêm - Duy trì thường xuyên các biện pháp bổ sung sách báo, vốn tài liệu trong thư viện hằng năm - Thường xuyên tham mưu với BGH nhà trường, với công đoàn, với các cấp trên nhằm thu hút các nguồn kinh phí mua thêm sách D PHẦN KIẾN NGHỊ Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành Trang 10 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG Để thực hiện tốt được công tác bổ sung sách báo, vốn tài liệu nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc Vậy tôi xin có những đề nghị sau : * Đối với phòng GD-ĐT : - Thường xuyên tổ chức những buổi giao lưu thư viện giữa các trường để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau - Tổ chức các lớp bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ thư viện để hiệu quả công việc ngày càng cao * Đối với nhà trường : - Hỗ trợ thêm kinh phí để mua nhiều sách nâng cao đổi mới phương pháp nhằm phục vụ cho giáo viên trong chương trình sách giáo khoa mới Đ PHẦN PHỤ LỤC * Phụ lục 1: Công tác phục vụ bạn đọc tại phòng đọc học sinh Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành Trang 11 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG * Phụ lục 2: Bạn đọc tìm sách qua tủ mục lục * Phụ lục 3: Học sinh đọc sách theo kiểu thư viện xanh (thư viện mở) trong giờ ra chơi : Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành Trang 12 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG * Phụ lục 4: Hình ảnh minh hoạ xử lý tốt quy trình nghiệp vụ thư viện * Phụ lục 5: Vốn tài liệu nhập vào thư viện được xử lý và trưng bày dưới nhiều hình thức Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành Trang 13 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG a) Trưng bày trong tủ giới thiệu sách: b) Cán bộ thư viện nhập tài liệu vào thư viện: Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành Trang 14 ... đề tài : ? ?Tầm quan trọng việc bổ sung vốn tài liệu sách, báo th? ? viện trường tiểu học Trần Bình Trọng ” Người th? ??c : Mai Th? ?? Xuân Lành Trang SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG B PHẦN... nước, việc định hình th? ??c biện pháp nhằm bổ sung vốn tài liệu có th? ? viện ngày phong phú, dồi điều cần thiết *BÀI HỌC KINH NGHIỆM : - Dù biện pháp để bổ sung vốn tài liệu có th? ? viện , phải trọng. .. cán bộ, giáo viên th? ? viện việc xây dựng, bổ sung kho sách điểm xuất phát quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động th? ? viện Xây dựng vốn sách, báo nhiệm vụ quan trọng bậc th? ? viện Với định mức

Ngày đăng: 05/06/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Năm học

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan