1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường ở phường, thị trấn_Tài liệu ôn thi công chức ngành địa chính cấp xã

31 1,9K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 834,48 KB

Nội dung

429 Chuyên đề 10: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở PHƯỜNG, THỊ TRẤN 1. Kỹ năng, nghiệp vụ xây dựng quy định về bảo vệ môi trường tại phường, thị trấn 1.1. Điều tra, nghiên cứu, lấy ý kiến người dân 1.1.1. Phương pháp tiến hành - Trong quá trình điều tra, lấy ý kiến người dân về xây dựng quy định về bảo vệ môi trường tại phường, thị trấn cần tiến hành họp cộng đồng. Để huy động được sự tham gia tích cực của các thành viên tham dự cuộc họp cộng đồng thì tuyên truyền viên cần phải: Giữ thái độ trung lập Cố gắng khai thác tất cả các ý kiến Có phương pháp thu thập ý kiến của những người ngại phát biểu. * Các bước chuẩn bị: - Xác định yêu cầu mục tiêu, nội dung chính cần xin ý kiến cộng đồng của cuộc họp; - Lên danh sách thành phần tham dự và ấn định thời gian họp - Phát thư mời - Tổ chức họp: Phân công người chủ trì - là Tuyên truyền viên và thư ký cuộc họp; * Tổ chức họp phải thực hiện các yêu cầu sau: Diễn tiến cuộc họp như sau: Giới thiệu đại biểu (Khuyến khích mọi người tự giới thiệu để tạo không khi cở mở) - giới thiệu chương trình - nội dung cuộc họp - Đưa ra từng vấn đề một và xin ý kiến đóng góp - Mời từng thành viên dự họp đóng góp ý kiến - Chủ tọa tóm lược các ý kiến đóng góp và đề nghị bổ sung nếu có - Chủ tọa kết luận bế mạc cuộc họp. Biên bản cuộc họp cộng đồng gồm các nội dung sau: Tiêu đề tên biên bản có trích yếu nội dung cuộc họp cộng đồng xin ý kiến về vấn đề …- Thời gian họp - Thành phần tham dự - Nội dung họp - Tóm lược kết luận - Kiến nghị của cộng đồng (nếu có). Thông tin phục vụ lập kế hoạch quản lý môi trường phường, thị trấn gồm các tài liệu sẵn có như các báo cáo đánh giá môi trường chuyên sâu hay báo cáo đánh giá môi trường hàng năm (nếu có); Báo cáo kinh tế phường, thị trấn hội hàng năm; các số liệu thống kê hàng năm của phường, thị trấn liên quan đến tình trang sử dụng nước sạch và nhà vệ sinh; tình hình chăn nuôi và sản xuất, nhất là chăn nuôi tập trung như trang trai hay gia trại; các cơ sở cơ khí, đồ thủ công mỹ nghệ, thu gom và sơ chế phế liệu…; các cơ sở công nghiệp trong địa bàn hay 430 tình trạng sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp. Quá trình điều tra cần xác định rõ các trong tâm của vấn đề để hướng tới mục đích bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư. * Một số phương pháp thường sử dụng trong điều tra, nghiên cứu, lấy ý kiến người dân - Phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi: Là phương pháp thu thập thông tin qua hỏi và đáp; người điều tra đặt câu hỏi cho đối tượng cần được khảo sát sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ tái hiện nó vào phiếu khi kết thúc cuộc phỏng vấn. - Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin về vấn đề nghiên cứu. Khi nào cần sử dụng phỏng vấn sâu: + Chủ đề nghiên cứu mới và chưa được xác định rõ. + Nghiên cứu thăm dò, khi chưa nắm được những khái niệm và các biến số. + Khi cần thăm dò sâu, khi muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa những khía cạnh đặc biệt của hành vi với ngữ cảnh rộng hơn. + Khi cần tìm hiểu về ý nghĩa hơn là tần số. + Khi cần có sự linh hoạt trong hướng nghiên cứu để phát hiện những vấn đề mới và khám phá sâu một chủ đề nào đó. + Nghiên cứu sâu và chi tiết những vấn đề được lựa chọn kỹ càng những trường hợp hoặc các sự kiện. - Trưng cầu ý kiến là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp qua bảng câu hỏi (phiếu trưng cầu ý kiến). Đặc trưng của phương pháp này là người ta chỉ sử dụng một bảng câu hỏi đã được quy chuẩn dùng để hỏi chung cho tất cả những người nằm trong mẫu điều tra (theo một thể thức lựa chọn nhất định nào đấy). Thông thường, người hỏi và đáp không tiếp xúc trực tiếp với nhau mà thông qua cộng tác viên. - Ngoài ra, có thể sử dụng các phương pháp điều tra khác như: qua website, qua email, thư… 1.1.2. Nội dung điều tra 1.1.2.1. Một số vấn đề trong quản lý môi trường ở phường, thị trấn cần điều tra lấy ý kiến cộng đồng Trên cơ sở các vấn đề môi trường này sinh tại phường, thị trấn, việc xác định các nội dung điều tra tùy thuộc vào từng địa phương. Một số vấn đề về điều tra lấy ý kiến người dân trong quản lý bảo vệ môi trường ở phường, thị trấn bao gồm: nước sinh hoạt, nhà vệ sinh hộ gia đình, nước thải sinh hoạt, vệ sinh cống rãnh thoát nước, vệ sinh công cộng, vệ sinh nhà ở, thu gom, vận chuyển chất thải rắn, bảo vệ môi trường khu dân cư… 1.1.2.2. Gợi ý một số chủ đề thường gặp 431 * Nước sinh hoạt, nhà vệ sinh hộ gia đình - Số hộ/tỷ lệ sử dụng nước sạch (nước máy)? - Sử dụng nước hợp vệ sinh (nước mưa, giếng đào, giếng khoan có bể lọc)? - Số hộ/tỷ lệ sử dụng nhà vệ sinh tự hoại? Nhà vệ sinh hai ngăn? - Đâu là nguyên nhân, khó khăn dẫn đến các hộ không có nước hợp vệ sinh sử dụng? - Khó khăn nào trong việc xây dựng nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn? - Mong muốn của các hộ gia đình là gì? - Phường, thị trấn đã có chủ chương, kế hoạch nào trong việc xây dựng, cải tạo hệ thống nước sinh hoạt chưa? - Phường, thị trấn đã có chủ chương, kế hoạch nào trong việc hỗ trợ cải tạo nhà vệ sinh hộ gia đình chưa? - Ai là người chịu trách nhiệm chính cho từng vấn đề trên? * Nước sinh hoạt, nhà vệ sinh nơi công cộng - UBND phường, thị trấn, trường học, trạm xá, chợ, nhà văn hóa tổ dân phố, khu phố…đã có hệ thống nước sinh hoạt hợp vệ sinh chưa? Nếu có ở mức độ/loại nào? - UBND phường, thị trấn, trường học, trạm xá, chợ, nhà văn hóa khu phố,…đã có nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn chưa? Nếu có ở loại hình nào? Có đáp ứng được nhu cầu sử dụng không? (Nhất là với trường học, chợ). - Mong muốn của nhà trường…là gì? - Trường/ phường, thị trấn đã có chủ chương, kế hoạch nào trong việc xây dựng, cải tạo hệ thống nước sinh hoạt và nhà vệ sinh chưa? * Các hoạt động bảo vệ và phát triển môi trường cộng đồng - Tình hình môi trường chung (nơi công cộng: đường khu phố, cống rãnh, ao hồ…) của phường, thị trấn? - Có các hoạt động/phong trào khai thông cống rãnh, phát quang bụi dậm, quét dọn đường phố không? Phạm vi và tần xuất? - Có các phong trào trồng cây xanh, dọn dẹp ao hồ nơi công cộng không? - Người dân có tham gia nhiệt tình không? - Phường, thị trấn đã có đội/tổ vệ sinh không? - Ai là người tổ chức? Đâu là những khó khăn trong công tác tổ chức và giải pháp là gì? 1.2. Thảo luận, phê duyệt quy định và tổ chức thực hiện 1.2.1. Thảo luận 432 Sau khi lấy ý kiến của người dân về xây dựng quy định về bảo vệ môi trường tại phường, thị trấn. Ban soạn thảo kế hoạch triển khai soạn thảo các quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn. Sau khi có bản thảo cần tiến hành tổ chức thảo luận và tiếp tục lấy ý kiến người dân về dự thảo để sửa đổi, bổ sung. Viện tiến hành thảo luận cần phải được tổ chức cẩn thận ngay tại cộng đồng dân cư (khu phố, tổ dân phố) bao gồm: * Công tác chuẩn bị: - Lập kế hoạch tổ chức Hội thảo - Hội nghị. Thành phần của bản kế hoạch gồm có chi tiết về Căn cứ pháp lý - Mục đích yêu cầu - nội dung hoạt động - phân công nhiệm vụ cho các thành viên ban tổ chức hội thảo - kinh phí thực hiện - tổ chức thực hiện; - Lên danh sách thành phần tham dự và ấn định thời gian - Phát thư mời - Chương trình Hội thảo, Hội nghị - In ấn các bài tham luận tại hội thảo và các nội dung cần thiết có liên quan đến chủ đề của Hội thảo, hội nghị * Công tác tổ chức thực hiện các bước: Diễn tiến cuộc Hội nghị - Hội thảo như sau: Khai mạc giới thiệu đại biểu - giới thiệu chương trình - nội dung Hội thảo - Thông qua các bài tham luận - thảo luận đóng góp ý kiến - Chủ tọa tóm lược các ý kiến đóng góp - Kết luận bế mạc cuộc họp. Biên bản Hội nghị gồm các nội dung sau: Tiêu đề tên biên bản có trích yếu nội dung Hội nghị - Hội thảo - Thời gian - Thành phần tham dự - Nội dung - Tóm lược kết luận - Kiến nghị (nếu có). 1.2.2. Phê duyệt quy định và tổ chức thực hiện Quá trình phê duyệt quy định về bảo vệ môi trường tại phường, thị trấn do chủ tịch UBND phường, thị trấn hoặc người được ủy quyền phê duyệt. Các nội dung về bảo vệ môi trường sau khi tiến hành thảo luận và chỉnh sửa, nếu có ý kiến, kiến nghị thì cần phải tiếp tục thảo luận cho đến khi thống nhất quan điểm. Quy định về bảo vệ môi trường của phường, thị trấn sau khi phê duyệt được triển khai đến các khu phố, tổ dân phố. Tại đây, quy định này tiếp tục được triển khai tới cộng đồng dân cư thông qua các buổi họp dân để triển khai thực hiện. 2. Kỹ năng, nghiệp vụ xây dựng và triển khai phương án truyền thông về công tác vệ sinh môi trường 2.1. Truyền thông về công việc phân loại, thu gom chất thải rắn, nước thải. Hiện nay có nhiều phương pháp, cách thức truyền thông về môi trường khác nhau. Trong đó, phương pháp truyền thông sử dụng pano áp phích để đăng tải các thông tin tới người tiếp nhận. Đây là phương pháp rất phổ biến sử dụng trong truyền thông nói chung và truyền thông về môi trường nói riêng, giúp người tiếp cận nhanh chóng hiểu biết về thông tin được truyền tải. 433 2.1.1. Khái quát về truyền thông môi trường bằng cách pano - áp phích - Làm trên chất liệu tạm thời. - Đặt ở những nơi công cộng, dễ quan sát và nhiều người qua lại. - Kích c linh hoạt, có thể di chuyển được. - Chữ/thông điệp to, rõ ràng, dễ nhận biết. - Thông điệp ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu. - Thông điệp có thể bằng chữ hoặc hình ảnh, biểu tượng hay kết hợp cả 3. - t thông tin và khó chi tiết. * Các thông điệp trên pano – áp phích có thể mang các hàm ý nhằm hướng tới mục đích giúp người tiếp cận hiểu được bản chất vấn đề. Các hàm ý có thể bao gồm: - Thông điệp mang tính cảnh báo răn đe - Thông điệp mang tính ẩn dụ, nhắc nhở - Thông điệp mang tính chế nhạo, mỉa mai - Thông điệp mang tính khích lệ thúc đẩy hành động - Thông điệp dí dỏm, gây sự tò mò và dí dỏm. Ví dụ: Giọng điệu mang tính thông tin, “Dùng màn khi ngủ trong rừng làm giảm muỗi đốt và giảm khả năng bạn bị sốt rét” Giọng điệu đe dọa, “Nếu không sử dụng màn khi ngủ trong rừng bạn sẽ bị sốt rét và chết” Giọng điệu khích lệ, “nếu bạn ngủ trong rừng với màn bạn sẽ trở về với gia đình khỏe mạnh” Giọng điệu khôi hài, “Đi vào rừng ư? Đây là một bí quyết nhỏ! Hãy mang theo một cái màn!” * Một số vấn đề cần chú ý khi sử dụng pano áp phích - Viết sai lỗi chính tả: đây là lỗi thường gặp có thể do khách quan hoặc chủ quan trong quá trình in ấn pano - áp phích - Xuống dòng trong thông điệp không hợp lý: có thể khiến người tiếp nhận thông tin hiểu sai về nội dung của thông tin được truyền đạt. - Thông điệp không thuyết phục được người tiếp nhận thông tin - Thông điệp được sử dụng ở nơi không phù hợp hoàn cảnh - Thông điệp khó nhận biết đối với người tiếp nhận thông tin * Treo, dán pano - áp phích 434 - Pano - áp phích thường được treo hoặc dán ở những địa điểm đông người qua lại như chợ, phòng họp, phòng khám bệnh … - Treo/dán pano - áp phích ngang tầm mắt để mọi người dễ dàng quan sát. - Không nên để áp phích quá lâu hoặc thông tin trên áp phích quá cũ, không còn chính xác. - Tránh treo/dán pano - áp phích ở những nơi được coi là thiêng liêng, đặc biệt. 2.1.2. Thực hành triển khai phương án truyền thông môi trường bằng cách sử dụng pano áp phích Cách thức tiến hành: - Chia nhóm học viên: tùy theo số lượng, mỗi nhóm từ 4 đến 6 người. - Nhiệm vụ các nhóm: mỗi nhóm truyền tải 01 thông điệp về chất thải rắn, 01 thông điệp về nước thải, 01 thông điệp về khí thải và tiếng ồn. Các thông điệp của các nhóm đưa ra phải có sự khác nhau và trong 1 nhóm không được trùng lặp về hàm ý của các thông điệp. - Chuẩn bị: Cách 1: Giấy A0, bút lông màu, thước kẻ… Cách 2: Các nhóm chuẩn bị trước thông điệp (thiết kế pano - áp phích) bằng hình ảnh và trình chiếu thông điệp của nhóm mình. Cách 3: Sử dụng các hình ảnh sẵn có, các nhóm suy nghĩ và đưa ra câu khẩu hiệu, thông điệp tương ứng với hình ảnh. - Thảo luận: thảo luận các thông tin được đưa ra trên pano - áp phích. Lựa chọn các thông điệp hay và khuyến khích nhóm có thông điệp hay. 2.2. Truyền thông về các quy định giữ gìn vệ sinh môi trường Cách 1. Tọa đàm, thảo luận các biện pháp giữ gìn vệ sinh môi trường - Phương pháp thực hiện Giảng viên chuẩn bị tài liệu tuyên truyền về giữ gìn vệ sinh môi trường cho phường, thị trấn, khu dân cư. Trình bày vấn đề Học viên và giảng viên trao đổi thảo luận về công tác tuyên truyền về công tác giữ gìn vệ sinh môi trường Bảng 1. Một số vấn đề cần chú ý khi tổ chức tọa đàm, hội thảo Tọa đàm Hội thảo - Trao đổi, trò chuyện thân mật vê một vấn đề nào đó. (Hiểu - đồng thuận) - Bàn luận sâu về các vấn đề chuyên môn, giải pháp kỹ thuật (Đồng thuận - áp dụng). -  kiến mang tính cảm quan, kinh -  kiến dựa trên bằng chứng 435 Tọa đàm Hội thảo nghiệm cá nhân. khoa học, khách quan. - Quy mô nhỏ, đối tượng tham dự hạn chế (người dân, doanh nghiệp…) - Quy mô lớn hơn và đối tượng đa dạng hơn (nhà chuyên môn, quản lý…) - Thời gian ngắn, địa điểm tổ chức đơn giản và linh hoạt. - Địa điểm chính thống, trang trọng. Thời gian tổ chức thường từ 1 - 3 ngày - Không cần chuẩn bị trước nhiều mà phụ thuộc vào khả năng nêu vấn đề, thúc đẩy tại chỗ. - Chương trình, tài liệu được chuẩn bị chu đáo, ti mỉ. - Không cần nhiều tài chính. - Tốn kém về tài chính. - Có chủ đề, mục tiêu và người điều hành. - Có chủ đề, mục tiêu và người điều hành. Cách 2. Sử dụng pano - áp phích Phương pháp tiến hành (tương tự mục 2.1.2) 3. Nghiệp vụ về thu gom, phân loại chất thải rắn 3.1. Lập kế hoạch 3.1.1. Khái quát chung Lập kế hoạch là việc xác định/ dự tính các hoạt động (việc cần làm) theo trình tự trong khuôn khổ nguồn lực, thời gian và địa điểm nhất định để đạt được mục tiêu mong muốn. Bảng 2: Các thành tố căn bản của một kế hoạch Cái gì? Những vấn đề gì về chất thải rắn cần được giải quyết? Mục tiêu cần đạt được trong thu gom, phân loại chất thải rắn? Kết quả mong đợi như thế nào? Những giải pháp, tiêu chí nào cần được quan tâm? Những hoạt động nào cần thực hiện trong thu gom, phân loại chất thải rắn để đạt được mục tiêu? Những trang thiết bị, phương tiện nào cần có để triển khai thu gom, phân loại chất thải rắn? Đâu là thuận lợi, khó khăn trong qua trình triển khai thu gom, phân loại chất thải rắn? 436 Ai? Ai sẽ tham gia vào quá trình lập kế hoạch thu gom, phân loại chất thải rắn? Ai là người chỉ đạo thu gom, phân loại chất thải rắn? Ai là người tổ chức thực hiện thu gom, phân loại chất thải rắn? Ai là người hỗ trợ thu gom, phân loại chất thải rắn? Ai là người giám sát thu gom, phân loại chất thải rắn? Ai là người đóng góp, cung cấp tài chính? Khi nào? Kế hoạch được thực hiện trong giai đoạn nào? Các hoạt động cụ thể được triển khai trong thời gian nào? Thời gian đó có phù hợp cho việc triển khai các hoạt động không? Ở đâu? Các hoạt động thu gom, phân loại chất thải rắn được triển khai ở địa điểm nào? Địa điểm đó phụ vụ cho hộ gia đình hay là nơi công cộng? Địa điểm đó có thực sự phù hợp để triển khai hoạt động đó không? Những khó khăn nào có thể gặp phải khi triển khai thu gom, phân loại chất thải rắn tại địa điểm đó? Như thế nào/ bao nhiêu? Hoạt động thu gom, phân loại chất thải rắn được triển khai như thế nào? Ngân sách đóng góp của mỗi bên là bao nhiêu (%)? Bao nhiêu người/hộ gia đình được hưởng lợi từ hoạt động này? Cơ chế tổ chức thực hiện và giám sát thu gom, phân loại chất thải rắn? 3.1.2. Lập kế hoạch về phân loại, thu gom chất thải rắn tại phường, thị trấn Thành lập nhóm điều phối lập kế hoạch về phân loại, thu gom chất thải rắn tại phường, thị trấn bao gồm các thành phần sau: - Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND phường, thị trấn - Công chức Địa chính - Môi trường phường, thị trấn - Tổ thu gom chất thải rắn (nếu có) - Mặt trận tổ quốc - Hội phụ nữ - Đại diện khu phố (01 người, tốt nhất vừa là tổ trưởng tổ dân phố vừa là đại biểu HDND) Nhóm điều phối lập kế hoạch có trách nhiệm triển khai các bước sau: 437 Bước 1: Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường/thị trấn - Điều kiện tự nhiên của phường/thị trấn (vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí tượng thủy văn, khí hậu). - Điều kiện về kinh tế - xã hội (số liệu thống kê về số khu phố, số hộ dân, tổng số dân, tình hình phát triển y tế, giáo dục, giao thông, ). Hình 1: Các yếu tố cần thiết trong quá trình lập kế hoạch thu gom chất thải rắn Bước 2: Xác định nguồn phát sinh, lượng và loại rác thải phát sinh sinh hoạt: - Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt: hộ gia đình, chợ, cơ quan, trường học, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ - Khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt phát sinh: + Khối lượng rác thải phát sinh: tùy theo điều kiện mỗi khu vực tính toán lượng rác thải phát sinh trên địa bàn phường, thị trấn. 438 + Thành phần các loại rác thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu trên địa bàn phường, thị trấn bao gồm rác hữu cơ dễ phân hủy và rác thải khó phân hủy. Bước 3: Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải trên địa bàn phường/thị trấn Đánh giá tình hình phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn phường/thị trấn trong thời gian qua (kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế). Bước 4: Chọn cách phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt - Phân loại: Hộ gia đình, cơ quan, cơ sở phân loại rác tại nguồn thành các loại sau: + Rác hữu cơ dễ phân hủy: Hướng dẫn người dân/tổ chức tận dụng làm phân ngay tại nhà/cơ sở. Bằng cách, đào một hố nhỏ rồi đổ phần rác hữu cơ xuống, dùng tấm nilon hoặc một vật cứng che kín mặt hố, sau một thời gian rác sẽ oai mục thành phân dùng để bón cho cây trồng hoặc cải tạo đất rất tốt. + Rác thải khó phân hủy: Trong đó, một số loại có thể tái chế, tái sử dụng như: kim loại, giấy, cao su, nhựa, sẽ được tận dụng lại hoặc bán phế liệu cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Phần rác thải còn lại được thu gom và vận chuyển đưa đi xử lý. Việc phân loại rác tại nguồn còn khá mới đối với người dân, vì vậy trong giai đoạn đầu (khoảng 2 năm đầu triển khai thực hiện phương án) chúng ta sẽ chú trọng vào việc vận động người dân tham gia bỏ rác thải đúng nơi quy định và dần dần hình thành thói quen phân loại rác thải cho người dân, sau đó, sẽ quy định người dân phải nghiêm túc thực hiện phân loại rác tại nguồn. Trong quá trình phân loại rác tại nguồn cần chỉ rõ các loại rác thải như dễ phân hủy, khó phân hủy, tái chế để người dân biết và phân loại hợp lý vào các dụng cụ chứa đựng. Hình 2. Bảng hướng dẫn phân loại rác tại nguồn [...]... vệ môi trường, Tài liệu hướng dẫn về bảo vệ môi trường cho các truyền thông viên là đoàn viên thanh niên, Hà Nội, 2006 6 Cục bảo vệ môi trường, Sổ tay truyền thông môi trường, Hà Nội, 2012 7 Phan Ngụy Trường, Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch môi trường, Hà Nội, 2012 8 Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, Sổ tay hướng dẫn kỹ năng truyền thông môi trường, Quảng Ngãi, 2012 9 Sở Tài nguyên và Môi trường. .. đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường ở Ủy ban nhân dân phường, thị trấn), (1) xin thông báo như sau: 1 Bản cam kết bảo vệ môi trường của (2) đã được đăng ký tại (1) 2 (3) có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ những nội dung nêu trong bản cam kết bảo vệ môi trường 3 Bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký và Thông báo này là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giám sát, kiểm... kết bảo vệ môi trường? 458 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, Hà Nội, 2011 2 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, ... giám sát môi trường 4.1 Các công trình xử lý môi trường - Liệt kê đầy đủ các công trình xử lý môi trường đối với các chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải khác trong khuôn khổ của dự án; kèm theo tiến độ thi công cụ thể cho từng công trình; - Các công trình xử lý môi trường phải được làm rõ về chủng loại, đặc tính kỹ thuật, số lượng cần thi t 4.2 Chương trình giám sát môi trường Đòi hỏi phải giám sát... các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của cơ sở đang hoạt động và mối liên hệ của các công trình này với hệ thống công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án cải tạo, nâng cấp, nâng công suất V Cam kết thực hiện Cam kết về việc thực hiện các biện pháp xử lý chất thải, giảm thi u tác động khác nêu trong bản cam kết; cam kết xử lý đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về môi. .. trên địa bàn phường, thị trấn Bài tập 6: Hướng dẫn cam kết bảo vệ môi trường cho tổ chức, cá nhân khi được UBND cấp huyện (quận, thị xã) ủy quyền - Hướng dẫn viết bản cam kết bảo vệ môi trường; - Hướng dẫn viết báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc phương án sản xuất, kinh doanh Bài tập 7: Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký và các quy... hiện trạng môi trường các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn phường, thị trấn - Điều tra về tình hình thu gom, quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường, thị trấn - Điều tra xác định nhu cầu xây dựng quy định về bảo vệ môi trường tại phường, thị trấn Bài tập 2: Thành lập nhóm soạn thảo quy định về bảo vệ môi trường; tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư; thảo luận thông qua quy... về bảo vệ môi trường tại phường, thị trấn; giám sát và đánh giá Bài tập 3: Lập kế hoạch, tổ chức truyền thông tác hại của ô nhiễm nguồn nước thải, ô nhiễm không khí Bài tập 4: Lập kế hoạch, tổ chức truyền thông về công việc phân loại, thu gom chất thải rắn trên địa bàn phường, thị trấn cho cộng đồng dân cư Bài tập 5: Tổ chức giám sát, đánh giá kết quả công tác thu gom, phân loại chất thải rắn trên địa. .. doanh, dịch vụ; (3) Chủ dự án; (4) Tên Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; (5) Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường 454 3.3 Báo cáo về công tác đăng ký và kiểm tra việc thực hiện bản cam kết bảo vệ môi trường (1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: (Địa danh),... (2) về công tác đăng ký và kiểm tra việc thực hiện bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ triển khai trên địa bàn trong thời gian (3) như sau: 1 Tổng hợp thông tin, số liệu về công tác đăng ký và kiểm tra việc thực hiện bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (theo mẫu quy định tại Phụ lục 6.2 Thông tư . Chuyên đề 10: KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở PHƯỜNG, THỊ TRẤN 1. Kỹ năng, nghiệp vụ xây dựng quy định về bảo vệ môi trường tại phường, thị trấn 1.1. Điều. biện pháp giảm thi u tác độngtiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. IV. Các công trình xử lý môi trường, chương trình giám sát môi trường 4.1. Các công trình xử lý môi trường - Liệt. công trình xử lý môi trường đối với các chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải khác trong khuôn khổ của dự án; kèm theo tiến độ thi công cụ thể cho từng công trình; - Các công trình xử lý môi

Ngày đăng: 04/06/2015, 16:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nghị định số 29/2011/NĐ-CP Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, Hà Nội, 2011 Khác
2. Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, Hà Nội, 2011 Khác
3. Thông tư Số 13/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn, Hà Nội, 2007 Khác
4. Thông tư liên tịch Số: 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN của Bộ Tư Pháp - Bộ Văn hóa Thông tin - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, Hà Nội 2000 Khác
5. Cục bảo vệ môi trường, Tài liệu hướng dẫn về bảo vệ môi trường cho các truyền thông viên là đoàn viên thanh niên, Hà Nội, 2006 Khác
6. Cục bảo vệ môi trường, Sổ tay truyền thông môi trường, Hà Nội, 2012 Khác
7. Phan Ngụy Trường, Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch môi trường, Hà Nội, 2012 Khác
8. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, Sổ tay hướng dẫn kỹ năng truyền thông môi trường, Quảng Ngãi, 2012 Khác
9. Sở Tài nguyên và Môi trường Sóc Trăng, Sổ tay truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi bảo vệ môi trường, Sóc Trăng, 2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w