1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài soạn thực vật tuần 7

10 330 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG LỚP HOA - Tuần từ 7/3 đến 11/3/2011 Time table of Flower’s class Chủ đề : Ngày của Mẹ Thứ ( Day ) Hoạt động ( Activities ) Thứ 2 ( Monday ) Thứ 3 ( Tuesday ) Thứ 4 ( Wednesday ) Thứ 5 ( Thursday ) Thứ 6 ( Friday ) Thể dục sáng ( Doing morning exercise ) Thể dục sáng theo băng nhạc Nội dung ( Content ) Trong tuần này Bé được tìm hiểu về ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 Bé luôn biết ơn, kính trọng những người đã sinh ra và chăm sóc Bé Hoạt động học tập ( Study ) PT thẩm mĩ : Vẽ theo ý thích ( Tặng cô, tặng cô giáo, tặng bạn gái ) ( Vở vẽ - trang 12 ) PT thẩm mĩ: Hát và VĐ : Mùng 8 tháng 3 Nghe hát : TCÂN : Tai ai tinh PT thể chất : Bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 – 6 hộp cách nhau 60cm PT nhận thức: Dạy trẻ nhận biết được mục đích của phép đo PT ngôn ngữ : Truyện : Bàn tay có nụ hôn Dạo chơi – Khám phá ( Walking – Discovery ) - MĐ : Nói chuyện về ngày 8/3 - TCHT : Ai đoán giỏi ? - Chơi tự do - MĐ : Tập cắm hoa mừng ngày 8/3 - TCHT: Đếm số hoa trong lọ. - Chơi tự do - MĐ : Vẽ theo ý thích ngoài sân trường - Chơi tự do - MĐ : Dạo chơi, nhặt lá rụng về làm đồ chơi. - TCVĐ : Nhày lò co tiếp sức - Chơi tự do - MĐ : Thăm quan khu công viên ngoài khu đô thị Trung Hoa, Nhân Chính - TCVĐ : Bịt mắt, bắt dê - Chơi tự do Hoạt động trải nghiệm ( Experiment ) * Góc phân vai : Cửa hàng bán thiệp 8/3; Nhà hàng ăn uống; Bác sĩ gia đình… * Góc xây dựng - lắp ghép : Xây dựng công viên mùa xuân, xếp vườn hoa, lắp ghép khẩu hiệu mừng ngày 8/3 * Góc tạo hình: Làm thiệp mừng ngày 8/3. Vẽ, xé, dán nặn các bức tranh vê bà, mẹ, cô và các bạn gái * Góc âm nhạc : Hát, đọc thơ về mẹ, bà, cô và các bạn gái * Góc khám phá : Chơi lô tô các đồ dùng, đồ chơi; tập viết tên mình theo các chữ cái đã học ghép vần lại English – Năng khiếu ( English – Skill ) Thể dục nhịp điệu Tiếng Anh GV Bản ngữ CLB Mĩ thuật CLB Mĩ thuật Tiếng Anh GV Việt Nam Tiếng Anh Bản ngữ Múa - Võ Múa – Võ Tiếng Anh GV Việt Nam Kĩ năng ( Skills ) Làm thiệp mừng gày 8/3 Đọc thơ, hát các bài hát về Mẹ Làm bài tập toán Tập thuyết trình LQCC : Tập tô chữ cái : v, r * Tổng kết chủ đề : Ngày của mẹ Ôn tập, biểu diễn văn nghệ, nêu gương cuối tuần. Giáo dục trẻ biết lễ phép, kính trọng người lớn tuổi Củng cố nếp rửa mặt, rửa tay trước và sau khi ăn. Trẻ biết đánh răng sạch sẽ sau khi ăn . Sau khi ăn xong trẻ không đùa nghịch. Bài hát : Ngày mùng 8 tháng 3 Mùng tám tháng ba, em ra thăm vườn chọn một bông hoa xinh tươi tặng cô giáo. Nào bông nào đẹp, nào bông nào thơm. Em đến thăm cô tung cánh hoa ra chào . Truyện : Bàn tay có nụ hôn Hôm nay là ngày đầu tiên bạn Quân đi học mẫu giáo. Bạn sợ lắm, hai tay cứ nắm chặt, chân không chịu bước, nước mắt giàn giụa : - Con không muốn đến trường đâu! –Cậu bé bảo mẹ -Con muốn ở nhà với mẹ cơ! Con thích đồ chơi và thích ở nhà. Mẹ cho con ở nhà với mẹ đi! Mẹ Nga nắm bàn tay bé nhỏ của Quân và thì thầm vào tai cậu bé : - Nhiều khi chúng ta phải làm những việc mà mình không muốn! Nhưng mẹ tin con sẽ thích đến trường. Ở trường sẽ có nhiều bạn mới, có nhiều đồ chơi mới. Cô giáo sẽ dạy con nhiều điều mới! Mẹ nói thêm : - Mẹ biết một bí mật tuyệt vời sẽ giúp con cảm thấy những ngày đi đến trường cũng ấm áp và dịu êm như khi con ở nhà. Quân quệt nước mắt, có vẻ chú ý lắng nghe : - Điều gì bí mật hả mẹ? Mẹ bảo : - Một điều bí mật có từ rất lâu, bà ngoại con kể cho mẹ và bà ngoại lại được cụ ngoại của con kể cho, điều bí mật ấy là Bàn tay có nụ hôn. Bé Quân ngạc nhiên : - Bàn tay có nụ hôn là thế nào hả mẹ? Mẹ Nga nắm bàn tay trái của bé Quân và xòe những ngón tay bé xíu của bé ra giống như hình một cái quạt giấy. Mẹ cúi thấp xuống, đặt một nụ hôn vào chính giữa bàn tay con. Bé Quân cảm thấy nụ hôn của mẹ chạy từ bàn tay lên cánh tay, chạy thẳng vào tim. Khuôn mặt bé cũng ửng hồng vì một cảm giác thật ấm áp. Mẹ Nga mỉm cười : - Bây giờ thì mỗi lúc con cảm thấy sợ hãi, lo lắng, con hãy áp bàn tay này vào má và con sẽ cảm thấy lúc nào mẹ cũng ở bên con. Mẹ Nga nắm lấy bàn tay của Quân, cẩn thận khép nhưng ngón tay của bé lại. Mẹ bảo : - Từ giờ trở đi, con đừng để mất nụ hôn này nhé! Nhưng con có bết điều kì diệu này không, kể cả khi con rửa tay thì nụ hôn ấy cũng không bị mất đi đâu! Bé Quân rất yêu đôi bàn tay có nụ hôn của mình. Bây giờ bé biết rằng tình yêu thương của mẹ dành cho bé sẽ theo bé đi đến bất cứ nơi đâu, kể cả khi ở trường bé không có mẹ. Đêm hôm đó trước khi ngủ, bé quay sang mẹ thì thầm : - Mẹ đưa tay của mẹ đây! Cậu bé cứ nắm lấy bàn tay gầy gầy xương xương của mẹ, cậu mở những ngón tay dài của mẹ ra, cậu đặt một nụ hôn thật lâu vào chính giữa bàn tay mẹ và thủ thỉ : - Bây giờ mẹ cũng có Bàn tay có nụ hôn rồi! Khi ở cơ quan nếu mẹ nhớ con thì mẹ cũng áp bàn tay này vào má, con sẽ ở bên mẹ, con yêu mẹ lắm! Mẹ Nag đến cơ quan vẫn còn cảm thấy hơi ấm nụ hôn của Bé Quân trong lòng bàn tay mình và mẹ tưởng như nghe thấy tù trái tim mình tiếng hát thì thầm “ Con yêu mẹ lắm ! ” Bàn tay có nụ hon là món quà tặng quý báu từ cuộc sống được truyền khắp mọi nơi, qua mọi thời kì, đến với mọi người, nó giúp cho những người yêu thương được gần nhau hơn. ( Thanh Nga) HOẠT ĐỘNG NGÀY Giáo viên thực hiện : Nội dung Mục tiêu Chuẩn bị Cách tiến hành Lưu ý Thứ 2 (7/3/11) Tạo hình Vẽ theo ý thích (tặng cô , tặng bạn gái) 1.Kiến thức: -Trẻ biết vẽ cô , vẽ bạn gái của mình. -Hiểu được ý nghĩa của ngày 8/3. 2. Kỹ năng: luyện các kỹ năng vẽ, tô màu , can đối bố cục bức tranh. 3.Thái độ: - Trẻ yêu bà, mẹ,cô giáo của mình. -Phòng triển lãm tranh. -Sáp màu , vở vẽ của trẻ. *HĐ1: ổn định tổ chức Cô cho trẻ đin thăm phòng triển lãm tranh nói về ngày phụ nữ quốc tế 8/3. *HĐ2: Vào bài: Cô đàm thoại với trẻ về một số bức tranh vẽ về các bà , các mẹ,các cô… - Cô hỏi trẻ: Hôm nay con sẽ vẽ ai? Con sẽ vẽ như thế nào? Vì sao con lại thích vẽ bà của mình? ( Cô hỏi 3 đến 4 trẻ ) *HĐ3: Trẻ thực hiện: - Cô đi bao quát , hướng dẫn trẻ vẽ những sản phẩm thật đẹp và có ý nghĩa. -Cho trẻ đi xem sản phẩm theo nhóm. Cô cho trẻ tập viết tên của mình vào bài. * HĐ4: Kết thúc: -Cô nhận xét sản phẩm của trẻ. Hỏi vì sao con thích bức tranh của bạn? Cô động viên khuyến khích các con. Cuối giờ cô cho trẻ hát và vận động bài hát ( em làm được một cái hoa). Thứ 3 (8/3/2011) PT thẩm mĩ: Hát và VĐ : Mồng 8 tháng 3 Nghe hát : TCÂN : Tai ai tinh 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả - Trẻ hiểu nội dung bài hát: bài hát nói về không khí vui tươi khi đến ngày lễ của cô, của mẹ,và của các bạn gái. 2. Kỹ năng: - Trẻ hát thuộc, rõ lời và biết vận động bài hát “ mồng 8 tháng 3” 3. Thái độ: - Trẻ háo hức chào đón và biết ý nghĩa của ngày lễ mồng 8 tháng 3. - Đàn,đĩa có lời bài hát: mồng 8 tháng 3 - Mũ chóp * Hoạt động 1: ổn định tổ chức: Cô và trẻ cùng đàm thoại về ngày lễ mồng 8 tháng 3. * Hoạt động 2: - Đàm thoại và dẫn dắt trẻ vào bài hát “Mồng 8 tháng 3” -Cô hát bài hát : - Cô hát lần 1 và giới thiệu tên bài hát ,tên tác giả - Cô hát lần 2, sau đó hỏi tên bài hát , tên tác giả +Bài hát nói về điều gì? +Khi đến ngày mồng 8 tháng 3 em bé làm gì? + Các con có thích ngày mồng 8 tháng 3 không? * Hoạt động 3: Hát và vận động: - Cô đọc chậm lời bài hát, sau đó cô cho trẻ đọc chậm lời bài hát 2-3 lần - Cô dạy trẻ hát liền mạch từ đầu đến cuối cho đến khi trẻ thuộc bài hát - Cô cho trẻ hát luân phiên theo tổ nhóm, cá nhân - Cô và trẻ cùng vận động theo nhạc bài hát “ mồng 8 tháng 3” * Hoạt động 4: TCAN: Tai ai tinh - Cô giới thiệu tên trò chơi - Đàm thoại để giúp trẻ nhớ lại luật chơi, cách chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi tc - Nhận xét cách chơi của trẻ * Hoạt động 6: Kết thúc: Cô cho trẻ ra dạo chơi ngoài trời Thứ 4 (9/3/2011) PT thể chất : Bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 – 6 hộp cách nhau 60cm 1.Kiến thức- kỹ năng - Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng để thực hiện vận động : Bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 – 6 hộp cách nhau 60cm. - Trẻ xếp và chuyển đội hình theo hướng dẫn của cô. ( hàng ngang,hàng dọc,vòng tròn) -Trẻ tập được các động tác trong BTPTC 2. Phát triển : - Phát triển các nhóm cơ( cơ tay ,cơ chân ) - Phát triển khả năng định hướng trong không gian, khả năng vận động, khả năng ghi nhớ, chú ý có chủ định - Phát triển các tố chất thể lực: sức nhanh,khéo léo… 3. Giáo dục - vạch xuất phát - hộp sữa A. Khởi động: - Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi kiễng chân -> đi thường -> gót chân -> đi thường -> khom lưng -> chạy. - Sau dàn 4 hàng ngang tập BTPTC. Tay cầm nơ. B.Trọng động: 1. Bài tập phát triển chung: - Tay: Hai tay đưa ra trước rồi giang ngang - Chân: Ngồi khuỵ gối. - Bụng: Ngồi duỗi chân quay người sang bên 90 độ. - Bật: Bật tách khép chân. 2. Vận động cơ bản: - Hôm nay cô sẽ dạy các con bài tập vận động " Bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 – 6 hộp cách nhau 60cm" - Cô làm mẫu cho cả lớp xem + Lần 1: Không giải thích. + Lần 2: Cô vừa làm vừa giải thích cho cả lớp biết. - Mời 1 trẻ khá lên làm thử. - Cho 2 trẻ lên thực hiện, cô chú ý sửa sai cho trẻ. -Cho cả lớp thi đua - Mời 2 trẻ khá lên làm lại.(lớp nhận xét) 3. Trò chơi vận động: Cáo và Thỏ - Cô đưa mũ Cáo và Thỏ ra đố trẻ sáp chơi trò chơi gì? - Cô giới thiệu tên trò chơi.Cùng trẻ đàm thoại lại - Giaó dục trẻ hứng thú vận động, trẻ nghe và làm theo sự hướng dẫn của cô - Giaó dục trẻ ý thức tự phục vụ( Tự cất đồ dùng đồ chơi,vệ sinh cá nhân sau khi luyện tập) cách chơi, luật chơi cho trẻ nhớ. - Cô khái quátt lại.Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần. - Nhận xét giờ chơi của trẻ. C. Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi lại tự do hít thở nhẹ nhàng. D. Kết thúc: - Nhận xét - tuyên dương. Th 5 (10/3/2011) PT nhn thc: - Phân biệt khối trụ-khối cầu và khối vuông - Trẻ biết gọi tên đúng và nhận biết phân biệt khối cầu- khối trụ và khối vuông - Cô và mỗi trẻ 1 khối cầu,khối trụ và khối vuông,1 ít đất nặn - 1 số đồ dùng xung quanh lớp có dang khối cầu,khối trụ,khối vuông Phân 1: Luyện tập nhận biết khối cầu - Cho trẻ nói tên khối cầu, hình tròn - Cho trẻ tìm các đồ vật xung quanh có dạng hình tròn khối cầu Phân2: Nhận biết phân biệt khối cầu khối trụ Cô phát đồ dùng cho trẻ - Cô giơ khối trụ và cho trẻ chọn khối giống cô và giơ lên - Cho trẻ giơ khối trụ (lăn đợc) - Còn khối gì cũng lăn đợc(khối cầu) - Khối gì không lăn đợc(khối vuông) - Cho trẻ chọn khối cầu và lăn thử sau đó dặt khối cầu bên cạnh khối trụ - Cô chỉ vào khối cầu cho trẻ nói tên sau đó chi vao khối trụ và hỏi đây là khối gì? - Cho trẻ chọn hình và giơ lên theo yêu cầu của cô:chọn khối cầu hoặc chọn khối trụ,trẻ chon và giơ lên nói tên khối - Cho trẻ tìm xung quanh lớp xem có đồ vật gì có dạng khối cầu và khối trụ - Cho 2 trẻ chơi với nhau theo nhóm:đầu tiên đặt chồng 2 khối cầu lên nhau.trẻ làm và phát hiện không đặt đợc -Cho đặt chồng 2 khối trụ và đặt đợc -Vì sao 2 khối cầu không xếp chồng lên nhau độc còn 2 khối trụ lại xếp lên nhau đợc (Vì khối trụ có mặt phẳng nên đặt đợc còn khối cầu không có chỗ nào phẳng mà đều cong nên dễ lăn và không đặt đợc - Cho trẻ đặt các khối ra sau lng và giơ khối theo yêu cầu của cô Phân 3: Luyện tập nhận biết phân biệt khối cầu và khối trụ - Cho trẻ dùng đất nặn để nặn khối cầu và khối trụ Tp tụ ch v,r - Tr nh c ch cỏi ó hc v,r - Tr bit cỏch tụ ch v,r - v tp tụ, bỳt chỡ ,bn gh - Tr c li ch cỏi v,r - cụ hng dn tr cỏch tụ tng ch cỏi - phỏt v v bỳt cho tr - Hi li tr cỏch tụ - Cho tr tụ Trong quỏ trỡnh tr tụ ,cụ quan sỏt theo dừi ờ giỳp tr khi cn thit. Thứ 6 (11/3/2011) PT ngôn ngữ : Truyện : Bàn tay có nụ hôn 1.Kiến thức: - Trẻ nhớ tên truyện, tên nhân vật trong truyện. - Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện: tình yêu thương của mẹ dành cho Quân đã giúp Quân có đủ niềm tin, quên đi nỗi sợ hãi và thích đến trường. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc. 3. giáo dục: Giáo dục trẻ biết yêu thương người thân trong gia đình. -Tranh minh họa truyện. - đĩa có lời bài hát “ cả nhà thương nhau” HĐ1:ổn định tổ chức: - Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “ Con yêu mẹ” - Đàm thoại dẫn dắt vào câu chuyện HĐ2:Vào bài: - Bài thơ nói về điều gì? - Có 1 câu chuyện nói tình cảm của mẹ và con giống như bài thơ này, hôm nay cô sẽ kể cho chúng mình nghe,đó là câu chuyện “ Bàn tay có nụ hôn” - Kể lần 1. +Cô kể toàn bộ câu chuyện. + Hỏi trẻ; tên chuyện và tên các nhân vật trong chuyện? - Cô kể lần 2: kết hợp với tranh minh họa truyện.Đàm thoại giúp trẻ hiểu câu chuyện: + Tại sao bạn Quân lại không thích đi học? +Mẹ Nga đã làm gì? + Quân cảm thấy như thế nào? + Sau đấy Quân đã làm gì? + Và mẹ Nga cảm thấy thế nào? - Cô khái quát lại câu trả lời của trẻ kết hợp giáo dục trẻ. ………… HĐ3: Hát và vận động “ Cả nhà thương nhau” Cô mở nhạc, cô và trẻ hát và vận động theo lời bài hát. HĐ4: Kết thúc: Cô nhận xét giờ học và chuyển hoạt động . vào bài hát “Mồng 8 tháng 3” -Cô hát bài hát : - Cô hát lần 1 và giới thiệu tên bài hát ,tên tác giả - Cô hát lần 2, sau đó hỏi tên bài hát , tên tác giả +Bài hát nói về điều gì? +Khi đến ngày. truyện. - đĩa có lời bài hát “ cả nhà thương nhau” HĐ1:ổn định tổ chức: - Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “ Con yêu mẹ” - Đàm thoại dẫn dắt vào câu chuyện HĐ2:Vào bài: - Bài thơ nói về điều gì? -. 8/3 Đọc thơ, hát các bài hát về Mẹ Làm bài tập toán Tập thuyết trình LQCC : Tập tô chữ cái : v, r * Tổng kết chủ đề : Ngày của mẹ Ôn tập, biểu diễn văn nghệ, nêu gương cuối tuần. Giáo dục trẻ

Ngày đăng: 03/06/2015, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w